Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng tình yêu thơ ca cho học sinh tiểu học

 Qua thơ ca các nghệ thuật nhân hóa, so sánh hay từ tượng thanh, tượng hình, điệp ngữ được sử dụng một cách rõ nét vì vậy trong mỗi bài dạy người giáo viên cần dùng thơ ca để cung cấp tình yêu nghệ thuật ngôn từ cho học sinh.

Ví dụ: Trong bài Cô giáo lớp em ( Tiếng việt 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:

“ Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài”

 Em hãy cho biết khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẻ của các bạn học sinh?

Hướng dẫn: Nhân hóa (đưa,ghé, xem.)

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng tình yêu thơ ca cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ca ta phải tìm ra những biểu hiện của học sinh qua các bài dạy. Các em có lòng say mê thơ ca, có hứng thú với nhịp điệu thơ, giọng điệu thơ, các em ham đọc thuộc lòng những bài thơ, ghi chép những câu thơ hay, các em có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực đọc hiểu bài thơ. Đây là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất, tư duy phân loại, phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa rất có khả năng học tốt thơ ca dẫn đến học giỏi văn.
 Năng lực tư duy của thơ ca thể hện ở năng lực quan sát hay nhận xét liên tưởng một sự vật hoặc một vấn đề nào đó. Như Trần Đăng Khoa khi nhìn cây dừa đã liên tưởng: “ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh. Ai mang nước ngọt nước lành, ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là khi tiếp cận thơ ca phải biết tiếp nhận khác so với logich thông tục của đời thường. Đó là khả năng nghe được, đọc được những gì bí ẩn dưới những chuổi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ. Ví dụ: Những em học sinh có năng lực khi đọc hai câu thơ: “ Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào, con nhạt miệng có canh tôm nấu khế”. ( Mẹ- Bằng Việt TV 4 tập II). Sẽ hiểu được rằng hai câu thơ này đã nói một cách đầy hình ảnh, cụ thể vừa khái quát hóa một điều: Mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con . Lo lắng cho con , sẵn sàng làm tất cả những gì con cần. Trong khi đó, một số em khác không có khả năng tư duy nghệ thuật, chỉ biết hiểu một cách “thật thà”, theo lối thường, không hiểu được nội dung hai câu thơ này lại thắc mắc tại sao lại xót lòng cho ăn bưởi? Như thế thì mẹ chỉ làm cho con xót lòng thêm. Từ đó cho thấy học sinh có khả năng tiếp nhận ngôn từ, cách diễn đạt của thơ ca, biết phát hiện những tín hiệu nghệ thuật ngôn từ và đánh giá được chúng trong việc biểu lộ nội dung qua sự hiểu nói viết học thuộc và nhớ nhanh những câu thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ. Để phát hiện học sinh có năng lực thơ ca nói riêng hay văn chương nói chung cần có sự điều tra bằng các phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu về hứng thú, khả năng tư duy và ngôn ngữ của các em. Để tìm hiểu và cần phải theo dõi chặt chẻ khi trẻ đọc thơ, người giáo viên có nhiệm vụ theo dõi để nắm quá trình học tập của trẻ, phát hiện những biểu hiện đáng chú ý về tình yêu thơ ca của trẻ, tìm hiểu hứng thú qua bài tập đọc là thơ, hay các bài tập tìm từ, tìm nghệ thuật so sánh nhân hóa trong bài thơ để có phương pháp bồi dưỡng cho trẻ.
2. Bồi dưỡng hứng thú thơ ca cho học sinh:
 Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Cũng nói : “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” ( M.Gorki). Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không được duy trì cũng có thể bị mất đi. Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với tình yêu thơ ca ngoài cách giúp các em thấy được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của thơ ca . Từng giờ, từng phút trong bài giảng thơ ca, người GV đều hướng đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Chúng ta đã học rất nhiều bài thơ viết về mẹ. “ Bao tháng bao năm mẹ bế con trên đôi tay mềm mại ấy”( Lớp 1). “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” ( Lớp 2). Hôm nay chúng ta lại học một bài thơ có tựa đề “Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt. các em cùng thầy xem bài “Mẹ” này có khác gì với những bài về mẹ các em đã học. Không có cách gì tạo hứng thú thơ ca cho trẻ ngoài con đường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, càng nhiều càng tốt các tác phẩm thơ, những thể loại thơ hay ngôn ngữ mẫu mực vì: “ Không làm thân với văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó.” ( Lê Trí Viễn). Hứng thú với thơ ca còn được tạo ra bằng cách kể cho các em nghe về cuộc đời riêng của các nhà thơ nổi tiếng và nếu có thể các em gặp trực tiếp họ, tổ chức các cuộc nói chuyện thơ cũng như các hình thức ngoại khóa Tiếng Việt khác.
3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh thông qua thơ ca.
 Giáo viên cần tổ chức đọc diễn cảm trong giờ dạy học thơ, nói chuyện về nhà thơ, thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng các đoạn , bài thơ. Vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp qua sách vở bởi những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại trong sách vở. Nếu không chịu học, chịu đọc thì học sinh không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Đọc nhiều các em sẽ được tăng khả năng giao tiếp lên nhiều lần, từ đây các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội , biết giao tiếp với thế giới nội tâm của người khác, hiểu được tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc tác phẩm thơ ca, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dạy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn: Qua bài “mẹ ốm” cậu bé đã làm rất nhiều việc: “ Mẹ vui con có quản gì. Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì hát ca. Mình con diễn kịch giữa nhà. Một mình con đóng cả ba vai chèo”. Đó chính là tự học, học nữa, học mãi. Giáo viên cần xây dựng hứng thú với thói quen đọc thơ, học thuộc lòng bài thơ, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ. Từ đó tạo cho học sinh vốn sống, tầm nhìn, hiểu rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo Giáo viên cần giáo dục cho các em: Kiên trì chịu khó, không chỉ học để giải trí, mà đọc có suy nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích.
4. Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng Tiếng Việt thông qua thơ ca:
 Đây là việc làm hết sức quang trọng nhằm nâng cao trình độ Tiếng Việt cho học sinh. Thông qua các việc làm cụ thể là:
a/ Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng về từ ngữ:
 Được chú trọng ngay từ khi học sinh mới và lớp 1, từ mức độ đơn giản đến phức tạp hơn.
 Ở lớp Một việc học thơ bắt đầu từ việc nghe thầy cô đọc và việc quan tâm thường xuyên của bố mẹ ở nhà thông qua lời nói, cử chỉ, hành động và việc làm đã hình thành cho các em sự hào hứng trong việc học thơ. Từ đây các em dễ dàng cảm nhận thơ ca một cách nhanh nhẹn.
Ví dụ: Qua bài Đi học ( Tiếng việt 1 – Tập 2 – Trang 130)
“ Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp
..
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi”
(Minh Chính)
 Nếu hỏi ngày hôm qua em đi học và ngày hôm nay em đi học có gì khác nhau?
Nhiều học sinh có năng khiếu thơ ca sẽ nhanh nhẩu trả lời là: Hôm qua đi học có mẹ dắt tay đi, còn hôm nay thì em đi một mình vì hôm nay mẹ bận lên nương.( Sự quan tâm của bố mẹ và những gì em nhìn thấy là ở đó). Ngoài điều bé thuộc nhanh bài thơ, qua thơ còn cho bé lớn hơn lên về tâm hồn và nhận thức ( Từ chỗ mẹ dắt tay, đến tự đi học. Khi tự đi thì sẽ hiểu có mẹ bé vui như thế nào?)
Hay
Ví dụ: Qua bài Câu đố ( Tiếng Việt 1- Tập 2 – Trang 155)
“ Nhỏ như cái kẹo
Dẻo như bánh giầy
Ở đâu mực giây
Có em là sạch.”
( Đố là cái gì?)
Ruột dài từ mũi đến chân
Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo.
( Đố là cái gì?)
Khi giáo viên chưa kịp mở sách thì chắc hẳn các em đã thuộc rồi. Từ đây cho thấy bé yêu thơ như thế nào?
 Ở lớp Hai việc bồi dưỡng tình yêu thơ ca bắt đầu được nâng dần lên qua những dạng bài tập về thơ. Dựa vào thơ các em được hình thành kĩ năng viết và sát lỗi chính tả.
Ví dụ: Bài tập 2: Điền vào chỗ trống: l hay n: ( Tiếng việt 2 – tập 2 – Trang122)
Một cây àm chẳng ên non
Ba cây chụm lại ên hòn úi cao
Nhiễu điều phủ ấy giá gương
Người trong một ước phải thương nhau cùng.
 Ở lớp Ba thì mức độ cao hơn ban đầu hình thành từ kiến thức thơ sang kiến thức văn xuôi bằng cách làm cách nối thành câu đơn giản. Hay tìm biện pháp nhân hóa, so sánh. 
Ví dụ: Qua bài : Em thương ( Tiếng việt 3 tập 2 – Trang 74)
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợ nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng
Em thấy làn gió và sợi nắng trong bài giống ai? Hãy nối A và B cho thích hợp?
giống như một người bạn ngồi trong vườn cây
giống một người gầy yếu
giống một bạn nhỏ mồ côi
Làn gió
 Sợi nắng
 Giáo viên cần cho học sinh nhận thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của tác giả với các bạn nhỏ mồ côi cha mẹ.
Ví dụ: Trong các từ của câu thơ:
“ Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi”
Có những từ nào là từ ghép và những từ ghép đó thuộc từ ghép loại gì?
 Với những yêu cầu này, trước khi phân loại từ theo cấu tạo. Học sinh phải vạch được đúng ranh giới từ. Ở ví dụ trên nếu học sinh được mỗi tổ hợp quả xôi, bánh giầy, bánh chưng là một từ thì thì sẽ không xếp chúng vào từ ghép để phân loại tiếp mà cho đó là hai từ đơn. Vì vậy, lúc này vấn đề mấu chốt lại là vấn đề phân cắt các đơn vị từ.
Ví dụ: xác định danh từ, tính từ, động từ trong hai câu thơ sau của Bác Hồ.
“ cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
 Hướng dẫn:
Danh từ: Rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày.
Động từ: Hót, kêu
Tính từ: Thật, hay
 Có thể hướng dẫn học sinh phân loại từ đồng âm khác nghĩa trong bài dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
Ví dụ: Trong các câu thơ sau đây của Bác Hồ nghĩa của từ “Xuân” in đậm có gì khác nhau.
+ Xuân này kháng chiến đã năm xuân
+ Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
+ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Hướng dẫn:
 Trong câu thơ “ Xuân này kháng chiến đã năm xuân”, xuân ở đầu chỉ mùa xuân, xuân phía sau chỉ 5 năm.
 Trong câu: “ sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán”, Xuân có nghĩa là trẻ trung, đầy sức sống.
 Trong câu: “ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, xuân chỉ sự tươi đẹp, đầy triển vọng.
Hoặc có thể cho học sinh tìm ra nghĩa bóng trong đoạn thơ sau:
“ Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Bảo rằng ngọn gió
Thì gốc ở đâu?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì
Cái ấm không nghe
Tai sao mọc được
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía”.
 Hướng dẫn: trong đoạn thơ của Quang Huy, các từ sau được dùng với nghĩa bóng: Cổ ( Chai),ngọn (gió),răng (cào), mũi (thuyền),tai (ấm), ruột gà (của cây bút máy),lá mía ( trong mũi).
 Trong bài dạy về từ loại là tính từ ta có thể dùng đoạn thơ sau để cho học sinh tìm.
Ví dụ: “ Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang
Sum sê xoài biết cam vàng
Dừa nghiêng, câu thẳng, hàng hàng nắng soi”
Hướng dẫn: các tính từ đó là: Đẹp, sắc, cao, biếc, vàng, nghiêng, thẳng.
b/ Bồi dưỡng nghệ thuật ngôn từ:
 Qua thơ ca các nghệ thuật nhân hóa, so sánh hay từ tượng thanh, tượng hình, điệp ngữ được sử dụng một cách rõ nét vì vậy trong mỗi bài dạy người giáo viên cần dùng thơ ca để cung cấp tình yêu nghệ thuật ngôn từ cho học sinh.
Ví dụ: Trong bài Cô giáo lớp em ( Tiếng việt 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
“ Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
 Em hãy cho biết khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẻ của các bạn học sinh?
Hướng dẫn: Nhân hóa (đưa,ghé, xem.)
 Điệp ngữ được sử dụng trong thơ ca thường để nhấn mạnh hoặc nêu toát lên được vấn đề.
 Ví dụ: Trong bài thơ: Hạt gạo làng ta ( TV5, tập 2) nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
“ Hạt gạo làng ta
Có bảo tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
 Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Hướng dẫn: Đoạn thơ được sử dụng điệp ngữ “có” nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên, sử dụng hình ảnh đối lập “cua ngoi lên bờ” nhưng “mẹ em xuống cấy”, nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của mẹ. Đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra. Phép so sánh và nhân hóa được thể hiện trong thơ ca là cho bài thơ trở nên hay, hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Vì vậy trong bài dạy thơ ca, đặc biệt là những bài thơ có sử dung nghệ thuật so sánh, nhân hóa người giáo viên cần tổ chức cho học sinh tìm tòi khám phá nét hay nét đẹp trong bài thơ ấy.
VD: Trong bài thơ: “ Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa ( Tiếng Việt 2, tập 1) có đoạn:
“ Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”
 Theo em phép so sánh và nhân hóa được thể hiện trong những từ ngữ nào ở đoạn thơ trên? Thử phân tích cái hay của phép nhân hóa và so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên.?
 Hướng dẫn: Phép nhân hóa được thể hiện trong các từ ngữ: Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hóa, cảnh vật trở nên sống động, có đường nét hình khối, có sức gợi tả, gợi cảm cao. Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ : Quả dừa ( Giống như) đàn lợn con, tàu dừa (Giống như) chiếc lược. Cách so sánh ở đây bất ngờ, thú vị thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách so sánh này cũng có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hình khối, có sức gợi tả gợi cảm cao.
Hay: “ Đêm đêm tiếng thập tiếng thình
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non”
 Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ : “ Đêm đêm tiếng thập, tiếng thình”. Nói rõ cái hay của biện pháp nghệ thuật ấy. Câu: “Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non”. Ý nói gì?
Hướng dẫn: Trong câu thơ: “Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình.”, tác giả tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ. Cụ thể thậm thình vừa là những tiếng tượng thanh gợi tả tiếng chày giã gạo vọng lại từ thời vua Hùng, lại vừa là hai tiếng trong địa danh Thậm Thình thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. ( Tục truyền nơi đây vua Hùng dựng lầu và đặt kho lúa).
 Câu thơ: “ Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non” diễn tả ý: Lòng dân ta tha thiết yêu nước. Theo lời phán bảo của vua Hùng, nhân dân đã dựng lầu giã gạo, ngày đêm giã gạo và hình ảnh “Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non” là tượng trưng cho tấm lòng, tình cảm của người dân đối với đất nước, với vua Hùng.
Hay: trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy ( TV5, Tập 1) có đoạn:
“ Bảo bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hởi người.”
 Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của tre: Sự đùm bọc, đoàn kết, cách nói này hay chỗ nào?
 Hướng dẫn: Trong đoạn thơ này tác giả đã sử dụng cách nói nhân hóa để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre, sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hóa ở đây là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau, tay ôm tay níu nhau quấn quýt, họ hàng nhà tre sống quay quần, ấm cúng bên nhau.
 Cách nói nhân hóa làm cho cảnh vật rở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, lại vừa nói được những phẩm chất, những truyền thống tốt đẹp, cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
c/ Bồi dưỡng nét đẹp và sự hình thành vốn sống cho học sinh.
 Qua thơ ca người giáo viên cần cho học sinh phát hiện vẻ đẹp trong thơ từ vẻ đẹp đó góp phần hình thành vốn sống cho học sinh.
Ví dụ: trong bài Dừa ơi ( TV5, tập 1) nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:
“ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương”
 Em hãy cho biết hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
 Hướng dẫn: Nêu được những điều đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ ( Qua hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ)
 Câu: “Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút” có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
 Câu “Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng”, ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng,thủy chung,dịu dàng, đẹp đẽ trong cuôc sống.
 Các câu: “Rễ dừa bám sâu vào lòng đất- Như dân làng bám chặt quê hương”. Ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẻ với mảnh đất quê hương miền Nam. 
 Bồi dưỡng vẻ đẹp và vốn sống cho học sinh thông qua thơ ca bắt nguồn từ nhiều khía cạnh có thể là một trong những sự việc rất gần gũi mật thiết xung quanh cuộc sống của các em, từ đó tác động trực tiếp vào tâm trí của học sinh.
Ví Dụ: Trong bài Nghe thầy đọc thơ (Tv 4, tập 1) nhà thơ Trần Đăng Khoa viết;
“ Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa”
 Theo em cuộc sống quanh ta được gợi lên như thế nào trong tâm trí cậu học trò khi nghe thầy giáo đọc thơ?
 Hướng dẫn: Cuộc sống quanh ta được hiện lên trong tâm trí cậu học trò bao gồm:
-Các hình ảnh: Nắng chói chang, cây cối xanh tươi
-Các âm thanh : Tiếng mái chèo quẫy nước, khua nước vọng lại từ một dòng sông hiện về trong kí ức; tiếng ru à ơi của bà ru cháu trong những năm tháng cậu học trò còn thơ bé, tiếng tàu dừa cựa mình dưới ánh nắng khuya.
Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối quá khứ và hiện tại.
Hay: Trong bài thơ: Đàn bê trên đồng cỏ hoàng hôn của Nguyễn Đức Mậu có đoạn:
“ Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”
 Đọc hai dòng thơ trên, em thấy có gì mới lạ, có gì hay không?
 Hướng dẫn: Cái mới lạ đồng thời cái hay của hai dòng thơ chủ yếu được biểu hiện ở cách nói gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại. Cảnh thực mà nhà thơ miêu tả ở đây là: Chiều muộn, hoàng hôn buông xuống, nhưng đàn bò vẫn mãi miết gặm cỏ, nói cách khác đàn bò gặm cỏ trong cảnh hoàng hôn, cảnh chiều muộn. Cảnh thực đó được tái hiện qua sự tưởng tượng của nhà thơ. Ở đây đàn bò không chỉ gặm cỏ mà gặm cả hoàng hôn đang trùm lên đồng cỏ. Gặm cả những tia nắng cuối cùng còn sót lại trên đồng cỏ, cảnh vật hòa quyện vào nhau thật thơ mộng.
 Qua thơ ca người giáo viên cần giáo dục cho trẻ biết thể hiện những việc làm cụ thể để giúp đỡ gia đình đồng thời phải biết thể hiện những tình cảm yêu thương cũng như trách nhiệm của bản thân đối với người thân.
Ví dụ: Qua bài thơ: Quạt cho bà ngủ của nhà thơ Thạch Quỳ( TV2, tập 1) có đoạn:
“ Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngẩn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng
Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé.”
 Trong hai khổ thơ trên , mọi vật được nói tới có nét chung gì? Tình cảm của người cháu thương bà được thể hiện như thế nào?
Hướng dẫn: Mọi vật được được nói tới trong hai khổ thơ có nét chung là: Dưới hơi mát nhè nhẹ từ bàn tay vẫy quạt của cô bé, mọi vật xung quanh dường như cũng buồn ngủ lây( Nắng thiu thiu,căn nhà vắng,cốc chắn nằm im)
 Tình cảm của người cháu thương bà được thể hiện rất rõ nét, qua một số chi tiết: Cô bé ngồi quạt rất lâu để cho bà ngủ, vì bà đang ốm mệt, đang cần yên tỉnh. Cô bé dường như dồn tình thương yêu đối với bà vào trong bàn tay vẫy quạt rất đều đặn, rất kiên trì của mình.
 Vốn sống của học sinh phải được gắn kết với những sự vật xung quanh cuộc sống của các em như con sông, hàng tre Để từ đó giáo viên giáo dục sự thân thiện của con người với môi trường sống, giáo dục cho học sinh biết cách bảo vệ môi trường, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Ví dụ: Mở đầu bài thơ : Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:
	“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc	
Nước gương soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”.
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận điều gì?
Hướng dẫn: Nêu được hai hình ảnh đẹp:
+ Hình ảnh con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre soi bóng.
+ Hình ảnh lòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè.
Nêu được cảm nhận qua hai hình ảnh trên:
 Con sông quê hương có vẻ đẹp quyến rũ lòng người. Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
3. Bồi dưỡng cách chuyển từ đoạn thơ, bài thơ sang văn xuôi.
 ( Đây là việc làm quan trọng trong việc hì

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc