Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng internet

Các bước giải một bài toán:

 - Bước 1. Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi tóm tắt bài toán.

 - Bước 2. Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và giải ra giấy nháp.

 - Bước 3. Thử lại kết quả.

 - Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.

 * Các phương pháp kiểm tra kết quả:

 - So sánh với thực tiễn.

 - Làm phép tính ngược lại.

 - Giải theo cách khác.

 - Thay kết quả vào để kiểm tra

 Đối với học sinh lớp 5, giáo viên cần giúp các em hệ thống lại các phương pháp giải toán thường sử dụng ở Tiểu học và một vài phương pháp đơn giản của Trung học cơ sở để các em nắm vững và vận dụng. Ví dụ : có thể cho các em vận dụng việc khai căn bậc hai trên máy tính thay cho việc thử chọn để tìm cạnh hình vuông, hay tìm bán kính hình tròn khi biết diện tích có số đo là số thập phân phức tạp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng internet, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một phần do tài năng còn chín mươi chín phần là ở sự tôi luyện. Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi (các em kiến thức mà còn rỗng thì không thể thi tốt được). Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Song bồi dưỡng học sinh năng khiếu toán những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải. Vì thế bản thân tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet”.
 II. Mục đích của đề tài:
	Qua nghiên cứu và thực tế bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Toán, bồi dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet, tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn, hiệu quả hơn.
 III. Nhiệm vụ của đề tài:
 - Tìm tòi tài liệu, tư liệu, truy cập Internet,
 - Nghiên cứu đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học, chương trình môn Toán ở Tiểu học nói chung và chương trình giải Toán trên mạng Internet nói riêng.
 - Xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Đúc rút kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế giảng dạy.
 IV. Đối tượng và phạm vi của đề tài
 - Đối tượng : Học sinh Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5)
 - Phạm vi : Môn Toán nói chung và đi sâu vào Bồi dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet.
B. NỘI DUNG:
 I / Cơ sở lý luận:
 Những năm gần đây Bộ Giáo Dục đã chỉ đạo cuộc thi giải Toán trên mạng Internet cho học sinh phổ thông nhằm đào tạo bồi dưỡng nhân tài; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các trường phổ thông; tạo ra sân chơi trực tuyến môn Toán cho học sinh phổ thông; tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận và sử dụng Internet là một phương thức học tập, học sinh được luyện tập và tự đánh giá năng lực học tập môn Toán; tạo ra môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là phòng máy có kết nối Internet. 
 Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu toán ngay từ ở cấp Tiểu học là rất cần thiết. Bản thân luôn được nhà trường tin tưởng giao cho việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu nên tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả.
 II / Thực trạng
 1 / Thuận lợi :
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường, của các bậc phụ huynh.
 - Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, nhiều học sinh là con em cán bộ công chức.
 - Giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
 2 / Khó khăn :
	Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên soạn thảo chương trình bồi dưỡng hết sức khó khăn, vất vả.
	Việc truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gượng ép, máy móc. Học sinh tiếp thu bài còn mang tính thụ động, gò ép.
 Việc tổ chức cho học sinh thực hành trên máy còn lúng túng, mắc lỗi, sai sót nhiều.
	Hiệu quả: Số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh năng khiếu còn thấp.
	III / Các biện pháp đã tiến hành
	1 / Vai trò người thầy:
	Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học sinh để đi đến các phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng. Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng, nâng cao tốt thì sẽ ít có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học và sáng tạo.
 Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không cao, cẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp. Vì thế, để học sinh luôn cố gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động tới ý thức học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như : Nêu gương các anh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu,; cho các em thấy được nếu nỗ lực cố gắng sẽ đạt giải cao trong các kì thi là niềm vinh dự tự hào không chỉ cho mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè , trường, lớp,; ngược lại nếu thiếu cố gắng một chút thôi có thể không đem lại kết quả gì.
	2 / Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
	Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em có năng khiếu, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức.
	* Những căn cứ để lựa chọn:
	+ Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học:
	- Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.
	- Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thì thường phát biểu trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi không đâu vào đâu.
	- Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trình bày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể hiện sự sáng tạo.
	+ Lựa chọn dựa vào việc chấm, chữa bài:
	Những em thông minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong chữa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.
	+ Lựa chọn thông qua các vòng thi kiểm tra:
	- Để việc thi, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc thực hiện đúng quy chế thi cử như: sắp xếp chỗ ngồi (theo thứ tự a,b,c), giám sát chặt chẽ, quán triệt học sinh không được nhìn bài của bạn, đồng thời cũng không để cho bạn nhìn bài của mình, không trợ giúp cho bạn khi làm bài thi; cũng cần chú ý sắp xếp những em hàng ngày ngồi gần nhau thì đến khi thi hay kiểm tra phải ngồi xa nhau.
	- Khi chấm bài thi, giáo viên cần phải vận dụng biểu điểm linh hoạt. Cần ưu tiên cho những bài làm có sự sáng tạo, trình bày bài khoa học.
	- Tuy nhiên để việc thi cử, kiểm tra đạt hiệu quả, giáo viên cần phải ra đề trên cơ sở những dạng bài tập đã được ôn và cần có một bài khó, nâng cao hơn đòi hỏi học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. Trên cơ sở đó, giáo viên đánh giá được những em nào có năng lực thực sự trong học tập.
	- Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự tiến bộ của học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vòng.
	3 / Xây dựng chương trình bồi dưỡng:
	a) Đối với chương trình bồi dưỡng học sinh năng khiếu toán nói chung:
	Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình tự như chương trình học chính khóa, mà thường đi theo các dạng. Trong khi đó, các trường thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối hợp nâng cao. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.
	Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học, cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao (tức là, trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để nâng cao dần).
	Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố.
	Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1 tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện tập chung để củng cố khắc sâu.
	* Cần soạn thảo 1 tiết học có những nội dung sau:
	- Kiến thức truyền đạt (lí thuyết, ví dụ, )
	- Bài tập vận dụng.
	- Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự như bài ở lớp).
	- Cần phải soạn thảo nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo thời lượng: Tiết; Tuần; Học kì, Cả năm.
	Tuy nhiên, việc soạn thảo chương trình còn tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của từng học sinh (làm sao cho các em có thể “tiêu hóa” được).
	Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu hết các em chưa tự mình tổng hợp được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
	Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời thỉnh thoảng phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.
b) Đối với chương trình bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng internet:
	- Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu, lập nic vào thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với học sinh. Từ đó giáo viên có những định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn luyện.
	- Giáo viên sưu tầm hoặc tự sao chép các dạng toán của mỗi vòng thi, sau đó hướng dẫn học sinh giải bằng nhiều cách, lựa chọn cách giải nhanh nhất
	4 / Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả:
	Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh. Không nên máy móc theo các sách giải. Cần vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học, tạo cho học sinh có cách học mới, không gò bó, không áp đặt, tôn trọng và khích lệ những sáng tạo mà học sinh đưa ra.
	Những bài kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em ghi nhớ được tốt hơn.
	Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh hay đáp số là ngày, tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ, hoặc lấy ví dụ mang tính chất thực tiễn, dễ hiểu, 
	Tuy nhiên những bài toán như thế, giáo viên cần tìm hiểu kĩ, thử và kiểm tra kết quả nhiều lần.
	Giáo viên tung các bài tập cho học sinh phải luôn theo hướng “mở”, có như vậy mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh.
	Hầu hết ở các bài luyện tập, giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tự tìm ra cách giải, không nên làm thay học sinh, giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để cho các em bó tay rồi chữa. Ngược lại, khi chữa bài, giáo viên cần phải giải một cách chi tiết, tỉ mỉ (không giải tắt). Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời. Cần theo dõi và chấm bài làm của học sinh hàng ngày thật kĩ để kịp thời phát hiện, uốn nắn những thiếu sót cho các em.
	Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý để các em tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài toán. Như thế vừa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú học tập với các em.
	Với mỗi bài toán, tìm ra được lời giải là một niềm vui. Sẽ vui sướng và thú vị hơn nếu ta tìm ra được nhiều lời giải cho một bài toán. Hãy có nhiều suy nghĩ và cách tiếp cận khác nhau với mỗi đề toán, chúng ta sẽ tìm được nhiều lời giải hay hơn. Ví dụ Bài toán :"Một người đi từ A đến B với vận tốc 15 km/h. Sau đó 1 giờ 30 phút, người thứ hai cũng rời A đi về B với vận tốc 20 km/h và đến B trước người thứ nhất 30 phút. Tính quãng đường AB"
Đọc qua, bài toán có vẻ rườm rà khó hiểu : đi sau, đến trước.
Đọc lại một lần nữa ta thấy : “đi sau 1 giờ 30 phút ; ... đến trước 30 phút”. à như vậy là đi ít hơn 2 giờ. Vậy ta sẽ đưa bài toán trên về bài toán đơn giản hơn : Giả sử người thứ hai đi sau người thứ nhất 2 giờ thì hai người sẽ đến B cùng một lúc.
 Với suy nghĩ : Thời gian đuổi kịp nhau của hai động tử chuyển động cùng chiều bằng khoảng cách lúc hai động tử bắt đầu cùng chuyển động chia cho hiệu hai vận tốc, ta có 6 cách làm sau.
Cách 1: Trong 2 giờ người thứ nhất đi được : 15 x 2 = 30 (km)
Mỗi giờ người thứ hai đi nhanh hơn người thứ nhất là : 20 - 15 = 5 (km)
Thời gian để người thứ hai đuổi kịp người thứ nhất là : 30 : 5 = 6 (giờ)
Quãng đường AB dài : 20 x 6 = 120 (km)
Người thứ nhất đi chậm hơn người thứ hai nên đi nhiều thời gian hơn. Vậy nếu người thứ nhất cũng đi thời gian như người thứ hai hoặc người thứ hai cũng đi thời gian như người thứ nhất thì sao ? ... Ta có một số cách làm sau.
Cách 2 : Giả sử người thứ hai đi với thời gian như người thứ nhất thì người thứ hai đi quãng đường nhiều hơn người thứ nhất là : 20 x 2 = 40 (km) 
Vận tốc người thứ hai hơn người thứ nhất là : 20 - 15 = 5 (km/giờ)
Thời gian người thứ nhất đi là : 40 : 5 = 8 (giờ)
Quãng đường AB dài : 15 x 8 = 120 (km)
Cách 3 : Giả sử người thứ nhất đi với thời gian như người thứ hai thì người thứ nhất đi quãng đường ít hơn người thứ hai là : 15 x 2 = 30 (km)
Một giờ người thứ nhất đi ít hơn người thứ hai 5 km nên thời gian người thứ hai đi là 30 : 5 = 6 (giờ) và ta tính được quãng đường AB là 20 x 6 = 120 (km)
Theo suy nghĩ : cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian ta có cách giải sau.
Cách 4 : Gọi vận tốc người thứ nhất là v1 (km/h) ; người thứ hai là v2 (km/h) ; thời gian người thứ nhất đi quãng đường AB là t1 (giờ) ; người thứ hai là t2 (giờ) 
Ta có : v1/v2 = 15/20 = 3/4 suy ra t1/t2 = 4/3
Biết tỉ số t1/t2 = 4/3 và t1 - t2 = 2
Ta tính được t1 = 8 (giờ) ; t2 = 6 (giờ)
Do đó quãng đường AB dài : 15 x 8 = 120 (km)
Thời gian người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất là 2 giờ. Ta thử tính xem trong 1 km người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất bao lâu ? Từ đó sẽ tìm được quãng đường AB. Ta có cách làm thứ 5.
Cách 5 : Cứ 1 km người thứ nhất đi hết 1/15 giờ ; 1km người thứ hai đi hết 1/20 giờ
Trong 1 km người thứ hai đi ít hơn người thứ nhất là : 1/15 - 1/20 = 1/60 (giờ)
Vậy quãng đường AB dài : 2 : 1/15 = 120 (km)
Ta có thể giả thiết (gọi) thời gian đi của người thứ nhất, người thứ hai để có cách nào làm khác 
Cách 6 : Gọi thời gian đi của người thứ nhất là x (giờ) thì thời gian đi của người thứ hai là x - 2 (giờ)
Ta có : 20 x (x - 2) = 15 x x
20 x x - 40 = 15 x x
20 x x - 15 x x = 40
15 x x = 40 
x = 8
Vậy quãng đường AB dài: 15 x 8 = 180 (km)
Cách 7 : Tương tự như cách 6 ta gọi thời gian đi của người thứ hai là y (giờ) thì thời gian đi của người thứ nhất là y+2 (giờ). Ta có 20 x y =15 x (y + 2) 
Ta tìm được y = 6 và quãng đường AB dài 20 x 6 = 120 (km). Hãy áp dụng một cách sáng tạo có cơ bản để tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán. Luôn cố gắng tìm tòi để giỏi hơn.
Sự suy đoán hoặc suy luận logic, cách loại trừ hoặc thử sai(đúng), làm tăng thêm sự sáng tạo, nhạy bén cho các em. Ví dụ bài toán tìm kết quả đúng(sai) hoặc chọn hai ô số bằng nhau; xếp theo thứ tự,ngoài việc học sinh tính hết kết quả các phép tính để lựa chọn đúng, học sinh còn có thể loại suy. Ví dụ: Kết quả phép cộng hai số có 4 chữ số không thể có kết quả là số có ít hơn 4 chữ số hoặc nhiều hơn 5 chữ số; hoặc hai số đề là số chẵn thì kết quả không thể là số lẻ,
	Để giúp học sinh học tốt môn toán nói chung và môn toán ở Tiểu học nói riêng, giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một bài toán, phương pháp kiểm tra kết quả vào việc làm toán.
	* Các bước giải một bài toán:
	- Bước 1. Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi tóm tắt bài toán.
	- Bước 2. Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và giải ra giấy nháp.
	- Bước 3. Thử lại kết quả.
	- Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.
	* Các phương pháp kiểm tra kết quả:
	- So sánh với thực tiễn.
	- Làm phép tính ngược lại.
	- Giải theo cách khác.
	- Thay kết quả vào để kiểm tra
 Đối với học sinh lớp 5, giáo viên cần giúp các em hệ thống lại các phương pháp giải toán thường sử dụng ở Tiểu học và một vài phương pháp đơn giản của Trung học cơ sở để các em nắm vững và vận dụng. Ví dụ : có thể cho các em vận dụng việc khai căn bậc hai trên máy tính thay cho việc thử chọn để tìm cạnh hình vuông, hay tìm bán kính hình tròn khi biết diện tích có số đo là số thập phân phức tạp.
 Tuy nhiên, đối với học sinh Tiểu học, phương pháp trực quan hình ảnh vẫn là quan trọng hơn cả. Vì thế, đối với những bài có thể minh họa được bằng hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ,, giáo viên nên hướng dẫn học sinh vận dụng hình vẽ, sơ đồ hoặc lấy ví dụ thực tế đơn giản sẽ đem lại hiệu quả hơn.
 Một số bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tính nhanh, tính nhẩm như: Đưa về một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, nhân nhẩm với 10; 11; 100; 1000; 0,1; 0,01; 0,001 
 Những bài chọn giá trị bằng nhau có thể hướng dẫn học sinh dự đoán : Chữ số giống nhau, cùng đơn vị, căn cứ chữ số tận cùng, Còn đối với bài chọn theo thứ tự tăng dần thì cần hướng dẫn học sinh ngoài việc tính nhanh, tính nhẩm còn cần phải kẻ bảng ra giáy nháp thành hai mươi ô như trên máy, tính và ghi kết quả trên giấy nháp để lựa chọn chính xác hơn.
 Sau đây là hình ảnh của một số bài ở một số dạng tiêu biểu.
	Lớp 1:
	*Tìm cặp bằng nhau
	*Điền vào chỗ chấm:
 * Chọn tiếp ô có giá trị tăng dần:
	Lớp 2:
	*Tìm cặp bằng nhau
	* Chọn tiếp ô có giá trị tăng dần:
	Lớp 3:
	* Chọn tiếp ô có giá trị tăng dần:
	*Tìm cặp bằng nhau
 Lớp 4:
	* Chọn tiếp ô có giá trị tăng dần:
*Tìm cặp bằng nhau
	Lớp 5:
	* Chọn tiếp ô có giá trị tăng dần:
5 / Hướng dẫn học sinh thực hành giải toán trên mạng :
 Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải toán trên mạng Internet thì trước hết giáo viên cũng cần truy cập mạng và vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, cũng như những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự đoán những dạng bài mà học sinh có thể lúng túng ở chỗ nào để có biện pháp khắc phục.
 Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Thực tế cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em có năng khiếu toán lại dễ bị rớt ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói quen ở nhà là không cần phải tính toán kĩ, khi thi bị điểm thấp thì thoát ra thi lại để đạt điểm cao hơn.
 Cần khuyến khích học sinh lập nhiều nic để thực hành thành thạo hơn.
 Việc giúp các em vững vàng tâm lý trước và trong khi thi cũng rất quan trọng. Bởi các em học sinh Tiểu học thường “ bản lĩnh” thi cử chưa tốt. Một số em hồi hộp, lo sợ khi vào phòng thi; có em do tâm lý thi 1 bài chưa tốt đã nghĩ là mình hỏng rồi thế là buông xuôi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thoát ra. Vì vậy giáo viên cần giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào phòng thi, đồng thời dặn dò các em hết sức bình tĩnh, tính toán kĩ càng, thi hết sức mình cho dù điểm có thấp.
	IV / Hiệu quả khi áp dụng
	Tôi áp dụng phương pháp trên bước đầu đã thu được kết quả như sau:	
 - Năm học 2014 - 2015 : Tôi đã áp dụng kinh nghiệm trên vào việc bồi dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet thu được kết quả là :
 + Khối 1 : 4 em cấp huyện, 1 em cấp tỉnh.
 + Khối 2 : 1 em cấp huyện, 1 em cấp tỉnh 
+ Khối 3 : 1 em cấp huyện 
+ Khối 5 : 1 em cấp huyện 
 Tuy kết quả còn thấp nhưng bước đầu cho thấy kinh nghiệm trên mang lại hiệu quả hơn so với những năm học trước.
C. KẾT LUẬN	
 I / Kết luận chung: 
 Nhìn chung nhờ áp dụng kinh nghiệm trên mà số lượng học sinh năng khiếu của trường đạt được cao so với các trường cùng tuyến trong địa bàn huyện nhà.
 Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng năm học trước cho thấy kết quả rất khả quan như đã nêu ở trên. Vì thế tôi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thỏa mãn với những gì đã đạt được mà mỗi chúng ta cần phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo.
 II / Những bài học kinh nghiệm: 
	- Xác định vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.
	- Lựa chọn đúng đối tượng học sinh để đưa vào bồi dưỡng.
	- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng khoa học, sáng tạo.
 - Tham khảo tìm tòi nhiều tài liệu và thực hành giải như học sinh.
	- Lựa chọn phương pháp dạy học dễ hiểu và không ngừng đổi mới.
 - Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành trên máy.
	III / Những ý kiến đề xuất: 
	Qua việc bồi dưỡng năm học trước, tôi nhận thấy rằng người thầy cần phải không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng nội dung chương trình và sáng tạo trong công tác giảng dạy.
	Tuy nhiên, để có những v

File đính kèm:

  • docSKKNlop_4.doc