Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán liên quan đến yếu tố hình học - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Thanh

b. Bài toán tìm số đo kích thước của một hình:

- Học sinh không thuộc công thức tính diện tích.

- Học sinh chưa biết cách suy luận để thực hiện các công thức ngược bằng cách tìm thành phần chưa biết để tìm ra kích thước chưa biết. Chưa biết cách vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính để tìm ra kết quả của bài toán (điều này liên quan đến kiến thức đại số, học sinh yếu thường không biết làm).

- Các em hay có sự lầm lẫn giữa hình tam giác và hình thang do đó khi tìm cạnh đáy của hình thang học sinh chỉ tìm một cạnh đáy (tức là tổng 2 đáy của hình thang) là các em dừng lại mà không tìm mỗi đáy cụ thể.

* Biện pháp khắc phục:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững công thức và học thuộc lòng.

- Sau khi các em học xong về bài tính diện tích của mỗi hình để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách suy luận để tím ra công thức ngược về tính kích thước các hình.

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán liên quan đến yếu tố hình học - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lượng phép tính, trình bày bài giải các bài toán đơn, toán hợp với số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng, bổ sung các bài toán về vận tốc, quãng đường, thời gian trong chuyển động thẳng đều. Đặc biệt các bài toán giải có liên quan đến yếu tố hình học chiếm phần nhiều trong dạy toán có nội dung hình học ở lớp 4-5. Đối với các bài toán có nội dung hình học ở các lớp giai đoạn đầu chỉ yêu cầu học sinh quan sát các biểu tượng mà nhận ra các hình đơn giản, tính diện tích với các số đo cho sẵn (lớp 3). Đến lớp 4-5, yêu cầu về các yếu tố hình học đã được nâng cao, trong đó việc giảng dạy các bài toán thuộc loại này thực sự đã làm cho học sinh phát triển được năng lực tư duy hình học mà đặc biệt các bài toán liên quan đến diện tích các hình đã góp phần tích cực vào việc giúp cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức và các kĩ năng cơ bản của hình học, tạo khả năng giải toán một cách sáng tạo và linh hoạt.
	Hoạt động giải toán nhất là các bài toán liên quan đến diện tích các hình của học sinh Tiểu học là hoạt động trí tuệ đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có một hệ thống kĩ năng cần thiết đáp ứng.
	Đối với học sinh Tiểu học, việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng là hai mặt không thể tách rời của quá trình học tập. Thậm chí, có thể nói rằng bậc Tiểu học là bậc học của kĩ năng. Việc hình thành kĩ năng giải toán nói chung và kĩ năng giải toán có liên quan đến diện tích nói riêng là con đường tốt nhất để trẻ chiếm lĩnh những thao tác trí tuệ nhằm phát triển chính bản thân mình. Việc giải toán có liên quan đến diện tích các hình giúp học sinh nắm vững công thức tính, biết nhận dạng nhanh các hình, các em giải được các bài toán thực tiễn liên quan đến việc vận dụng trực tiếp công thức tính. Ngoài ra nó còn giúp các em có cơ sở ban đầu về hình học giúp các em học tốt ở cấp học trên và trong ứng dụng thực tế.
	Hiện nay trong khi giải các bài toán này các em thường gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do các em không nắm vững công thức, không thuộc công thức. Đa số các em không biết cách vận dụng công thức tính diện tích để tính các kích thước của hình. Học sinh chưa có khả năng quan sát để nhận ra các yếu tố của hình ở trong các hình khác nhau để tìm ra mối liên hệ. Một vấn đề nữa là đa số các em chưa biết cách vẽ hình ở các bài toán thêm bớt kích thước của hình.
	Nói chung chất lượng giải toán liên quan đến diện tích các hình của học sinh Tiểu học chưa cao chủ yếu là kĩ năng giải chưa tốt. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán liên quan đến yếu tố hình học” nhằm có biện pháp giúp học sinh giải loại toán này một cách tốt hơn để tiếp tục theo học các lớp trên ở bậc trung học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Hệ thống các dạng bài tập có trong chương trình:
* Bài toán áp dụng trực tiếp công thức tính diện tích
Ví dụ: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm và chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó?
* Bài toán về tìm số đo kích thước của một hình
Ví dụ: Tính chiều cao của hình tam giác biết diện tích là 22,5 cm2 và đáy là 9 cm ?
* Bài toán liên quan đến diện tích kết hợp kiến thức số học và các đại lượng khác
Ví dụ: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 25 m, chiều rộng gấp 0,6 lần chiều dài. Bác Hạnh trồng lúa trên thửa ruộng này đạt năng suất cứ 1a thu được 36 kg lúa. Hỏi bác Hạnh thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam lúa trên thửa ruộng này?
* Bài tập kết hợp với yếu tố thêm bớt kích thước của một hình.
Ví dụ: Một hình thang có diện tích 60m2, hiệu của hai đáy bằng 4m. Hãy tính độ dài mỗi đáy, biết rằng nếu đáy lớn được tăng thêm 2m thì diện tích hình thang sẽ tăng thêm 6m2.
Hay: Một thửa ruộng hình tam giác có đáy là 25 m. nếu kéo dài đáy thêm 5 m thì diện tích sẽ tăng thêm là 50 m2. Tính diện tích thửa ruộng khi chưa mở rộng.
* Bài toán mang tính chất suy luận.
	Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có chu vi 252m, hình chữ nhật BMNC có chu vi bé hơn chu vi hình vuông ABCD là 76m. Tim diện tích hình chữ nhật BMNC?
M
A
B
N
D
C
 	Một mảnh vườn hình chữ nhật nếu tăng chiều rộng để bằng chiều dài của nó thì diện tích sẽ tăng thêm 20m2. Còn khi giảm chiều dài cho bằng chiều rộng thì diện tích giảm đi 16m2. Tính diện tích mảnh vườn đó?
2. Những khó khăn sai lầm của học sinh khi giải toán và biện pháp khắc phục:
 	Khi giải các bài toán liên quan đến diện tích các hình học sinh cần nắm vững các yêu cầu cơ bản sau:
 	- Nắm vững công thức tính diện tích và vận dụng vào các bài tập một cách chính xác.
 	- Biết cách tính các kích thước của hình từ công thức tính diện tích.
 	- Biết vận dụng các kiến thức về số học để giải các bài toán liên quan đến các bài toán điển hình.
 	 - Biết kết hợp với các đại lượng khác như từ tính diện tích sau đó tính sản lượng của thửa ruộng sau đó đổi thành tạ, tấn.
 	 - Biết nhìn nhanh các dạng bài thêm bớt một kích thước của hình hoặc biết cách suy luận ở một số bài tập nâng cao để tìm ra diện tích (Đối với học sinh khá giỏi) .
 	Từ một số yêu cầu cơ bản trên đây và qua thực tế kiểm nghiệm tôi nhận thấy học sinh Lớp 5 khi giải các bài toán liên quan diện tích các hình thường gặp phải một số khó khăn và sai lầm sau:
a. Những bài toán vận dụng trực tiếp công thức tính:
 	- Học sinh không thuộc công thức tính.
 	 - Thuộc công thức song không biết cách vận dụng tính (Trường hợp này thường rơi vào học sinh yếu).
 	- Các em tính toán sai, lẫn lộn giữa các đơn vị đo, thường không chú ý đổi số đo của các kích thước về cùng một đơn vị.
* Biện pháp khắc phục:
 	- Giúp học sinh học thuộc công thức ngay tại lớp càng tốt. Các em đọc công thức nhiều lần và chỉ rõ ra được các thành phần của công thức tính.
 	- Hướng dẫn học sinh vận dụng công thức chú ý đến các kích thước không cùng đơn vị đo. Giúp các em nhận biết và đổi các đơn vị đo.
 	 - Đối với các em học yếu thường tính toán sai, không biết vận dụng công thức, giáo viên cần hướng dẫn các em một cách cẩn thận, từng bước.
Ví dụ: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm và chiều cao 0,4dm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó. 
Giáo viên đặt vấn đề: 
 + Bài toán yêu cầu điều gì? (Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ) 
 + Em vận dụng công thức nào để tính?( SXQ = ( a+b) x 2 x c và 
STP = SXQ + Sđáy x 2)
 + a là ký hiệu của yếu tố nào và bằng bao nhiêu? (chiều dài và bằng 5cm)
 + b là ký hiệu của yếu tố nào và bằng bao nhiêu? (chiều rộng và bằng 3cm)
 + c là ký hiệu của yếu tố nào và bằng bao nhiêu? (chiều cao và bằng 0,4dm)
 + Em có nhận xét gì về đơn vị của các kích thước đã cho? (không cùng
đơn vị đo)
 + Muốn tính được chính xác em cần phải làm gì? (đổi ra cùng đơn vị đo)
 + Đổi kích thước nào và bằng bao nhiêu?( đổi chiều cao 0,4dm = 4cm)
 + Em tính diện tích xung quanh như thế nào ? (( 5 + 3) x 2 x 4 = 64 cm2 )
 + Tính diện tích tồn phần như thế nào?( 64 + (5 x 3) x 2 = 94 cm2 )
b. Bài toán tìm số đo kích thước của một hình:
- Học sinh không thuộc công thức tính diện tích.
- Học sinh chưa biết cách suy luận để thực hiện các công thức ngược bằng cách tìm thành phần chưa biết để tìm ra kích thước chưa biết. Chưa biết cách vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính để tìm ra kết quả của bài toán (điều này liên quan đến kiến thức đại số, học sinh yếu thường không biết làm).
- Các em hay có sự lầm lẫn giữa hình tam giác và hình thang do đó khi tìm cạnh đáy của hình thang học sinh chỉ tìm một cạnh đáy (tức là tổng 2 đáy của hình thang) là các em dừng lại mà không tìm mỗi đáy cụ thể.
* Biện pháp khắc phục:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững công thức và học thuộc lòng.
- Sau khi các em học xong về bài tính diện tích của mỗi hình để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách suy luận để tím ra công thức ngược về tính kích thước các hình.
Ví dụ: Tính chiều cao của một hình tam giác có diện tích là 12 cm2 và đáy là 6 cm.
- Để giải được bài toán này đầu tiên giáo viên phải cho học sinh nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác.
+ Hướng dẫn cho học sinh tìm xem đề bài cho biết những thành phần nào? ( Diện tích và đáy)
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (chiều cao)
+ Hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức tìm thành phần chưa biết của phép tính để tìm chiều cao qua công thức: 
+ Từ công thức trên ta hướng dẫn học sinh chuyển về dạng sau: 	
(h 6): 2 = 12(cm2)
+ Ta có (h 6) là thành phần chưa biết của phép chia nên muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với sối chia.
(h 6) = 12 2 = 24(diện tích nhân 2)
+ Tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm h(chiều cao) bằng hình thức tìm thừa số chưa biết ta có: h = 24 : 6 = 4.
+ Từ đây ta có thể hướng dẫn học sinh: chiều cao = diện tích 2 : đáy.
- Nếu giáo viên hướng dẫn rõ ràng từng bước chắc rằng ngoài việc học sinh biết vận dụng còn giúp các em hiểu rõ của việc chuyển đổi công thức. Giáo viên rèn kĩ năng học sinh áp dụng các kiến thức về tìm thành phần chưa biết và giải toán để tìm kích thước.
- Với loại toán này điều chủ yếu là giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh cụ thể từng phần, từng bước nhằm giúp học sinh thấy rõ cái cần tìm, tránh lẫn lộn giữa phần này với phần kia.
c. Các bài toán liên quan đến diện tích kết hợp kiến thức số học và các đại lượng khác:
- Trong quá trình giải toán, nhất là các bài toán tổng hợp về diện tích có kết hợp với những kiến thức số học và kiến thức các đại lượng khác, học sinh có ít thói quen đọc kĩ đề bài và tóm tắt đề, tìm hiểu đề không kĩ
- Học sinh không xác định được đây là bài toán về tìm diện tích nhưng lại có kết hợp với dạng toán điển hình nào, tức là trước khi sử dụng công thức tính diện tích thì các em phải qua bài toán trung gian để tìm các kích thước.
- Học sinh thường sai lầm khi gặp các bài toán cho biết chu vi và một vài yếu tố khác để tính diện tích.
- Học sinh không nắm được mối liên hệ của các phép tính trong một bài toán giải. Có những em tìm ra được điều kiện để giải bài toán song lại không biết sử dụng nó cho bước tiếp theo.
- Học sinh không chú ý đến các đơn vị đo đại lượng khác trong bài toán giải, các em có thể lấy chiều dài nhân với các yếu tố như năng suất lúa chẳng hạn chứ không biết rằng phải tính diện tích .
- Học sinh chưa nắm được giải toán đại lượng tỷ lệ thuận, nghịch với phương pháp rút về đơn vị (Muốn biết với diện tích đó thì thửa ruộng thu được bao nhiêu kg thóc cần phải tính được 1 m2 thu được bao nhiêu thóc)
Từ những khó khăn mà học sinh gặp phải trên khi học sinh giải loại toán này, giáo viên cần phải có một số biện pháp sau.
* Biện pháp khắc phục:
- Ngay từ bước đầu giáo viên phải cho học sinh có thói quen đọc kĩ đề bài, tìm hiểu kĩ nội dung bài toán để tự tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn học sinh xác đinh bài toán này có liên quan đến bài toán điển hình nào. Nhấn mạnh cho học sinh nắm được ngoài việc tìm diện tích của một hình cần phải tìm những thành phần liên quan như chiều dài, chiều rộng, đáy và chiều cao (hình tam giác); đáy lớn, đáy bé, chiều cao(hình thang) qua các dạng toán như tìm hai số khi biết tổng và tỉ, hiệu và tỉ hoặc tổng và hiệu số của chúng. Học sinh phải nhận dạng nhanh và nắm được quy tắc giải các bài toán đó.
Ví dụ: Một hình chữ nhật có chu vi 210m. biết rằng chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Với bài toán này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán và nêu rõ tổng của chiều dài và chiều rộng là bằng nửa chu vi.
?(m)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt như sau:
?(m)
210 : 2
Chiều rộng:	 
Chiều dài : 	
Từ tóm tắt trên học sinh sẽ nêu được đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số, học sinh sẽ giải bài toán một cách dễ dàng nếu giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể từng bước như sau:
+ Tìm tổng của chiều dài và chiều rộng (Nửa chu vi)
+ Học sinh đi tìm chiều dài( hoặc chiều rộng ) ; (Tổng + Hiệu) : 2
 hoặc: (Tổng – Hiệu) : 2
+ Học sinh đi tìm diện tích một cách dễ dàng.
Ở đây giáo viên cần hướng dẫn học sinh từng bước cụ thể, rõ ràng tránh thử học sinh và không nên áp đặt học sinh với một cách giải mà cần gợi mở giúp học sinh có những giải pháp, phương án tốt để tìm ra kết quả.
Sau khi học sinh đã xác định hướng giải giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh đổi các đơn vị đo.
Đối với những bài toán này giáo viên cần chú ý cho học sinh học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, diện tích và khối lượng nắm vững cách giải các bài toán điển hình như vậy các em mới làm bài tốt hơn.
Ví dụ 2: Một thửa ruộng có chiều dài 100m, chiều rộng bằng chiều dài. Bác Năm trồng lúa trên thửa ruộng đó, cứ 100 m2 thu được 55 kg thóc. Hỏi bác Năm thu hoạch được bao nhiêu kí-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó?
- Với bài toán này giáo viên có thể vẽ sơ đồ cho học sinh dễ nhận dạng hơn, như sau:
Số kg thóc thu hoạnh được
Diện tích
Năng suất
(55kg/100m2)
X
Chiểu rộng (b)
Chiều dài (a)
a= 100m
X
b = a
+ Khi hướng dẫn cho học sinh hiểu kĩ vấn đề giáo viên sẽ hỏi học sinh từ trên xuống và kết hợp vẽ tùng bước của sơ đồ. Như:
+ Muốn tính số thóc bác Năm thu hoạch được, ta làm thế nào? (Ta lấy năng suất nhân cho diện tích.)
+ Muốn tính diện tích thửa ruộng (hình chữ nhật) ta làm thế nào? ( Ta lấy chiều dài nhân cho chiều rộng.)
+ Muốn tìm chiều rộng em phải làm sao? (Ta lấy chiều dài nhân cho )
- Như vậy, khi giải bài toán này, giáo viên hướng dẫn học sinh thấy phải giải từ dưới lên.
d. Một số bài tâp kết hợp các yếu tố thêm bớt số đo kích thước của một hình: 
- Thường ở dạng bài tập này khi đọc bài toán lên các em chưa nghĩ đến việc vẽ hình nhưng nếu các em có vẽ hình thì các em vẽ cũng không chính xác nên từ đó các em chưa phát hiện được các yếu tố liên quan.
- Đa số các em chưa có kĩ năng quan sát để nhận ra các yếu tố hình ở trong hình khác nhau.
- Các em chưa biết vận dụng tính chất của hình này để tính diện tích của hình khác.
Nói chung dạng bài tập này học sinh cần tư duy cụ thể và có kỹ năng quan sát từ đó giúp các em tìm ra mối liên hệ. Giáo viên cần có biện pháp để giúp học sinh thực hiện giải bài tập đúng theo yêu cầu.
* Biện pháp khắc phục:
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vẽ hình một cách rõ ràng, giáo viên có một hệ thống câu hỏi thích hợp nhằm giúp học sinh quan sát và có hướng giải bài toán tốt hơn.
Ví dụ: Một mảnh đất hình tam giác có đáy là 25m, nếu kéo chiều dài đáy thêm 5m thì diện tích sẽ tăng thêm là 50m2. Tính diện tích mảnh đất khi chưa mở rộng ?
Đối với bài toán này giáo viên cần hướng dẫn như sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu nội dung bài toán bằng cách đặt vấn đề: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (Tính diện tích đất khi chưa mở rộng)
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình để thấy được phần mở thêm. Sau đó giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố.
? m2
50m2
5m
25m
+ Chiều cao của phần đất cũ và phần đất mới.
	+ Đáy của phần đất mới và diện tích của phần đất mới.
	+ Hướng dẫn học sinh vẽ chiều cao của phần đất mới.
	Giáo viên cho học sinh thấy rằng chiều cao của phần đất mới cũng chính là chiều cao của phần đất cũ.
	Học sinh tìm chiều cao của phần đất mới: từ chiều cao của phần đất mới học sinh tìm ra được diện tích của phần đất khi chưa mở thêm (chiều caođáy) : 2.
Việc vẽ hình là một việc làm rất cần thiết đối với dạng toán này nó giúp học sinh tìm nhanh mối quan hệ của các yếu tố trong hình, giúp các em sử dụng các tính chất của hình một cách chính xác.
	- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh những kĩ năng quan sát để nhận ra phần cần tìm thực chất là gì ở trong hình đã cho sẵn. 
e. Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
Dạng bài tập này thường các em cũng dễ bị sai lầm trong khi tính, các em chưa biết tách hình ra như thế nào cho thuận tiện dễ tính nhất và thường khó tìm các kích thước hình sau khi đã chia, chưa điền kích thước số liệu vào trong hình sẽ khó mà tính toán được.
* Biện pháp khắc phục:
Đầu tiên cho học sinh thấy chia như thế nào là thuận tiện nhất, càng ít hình hơn sẽ dễ tính hơn.
Đôi khi tính diện tích của một hình ta không cần chia mà tính dạng một hình được lắp đầy rồi trừ cho hình khuyết sẽ tìm ra diện tích hình cần tìm.
Ví dụ: Tính diện tích mảnh đất có hình dạng dưới đây, biết:
 B
E
 A
AD = 63m
AE = 84m
BE = 28m
GC = 30m
 D G C
- Đầu tiên ta chia hình trên gổm 2 hình: 1 hình thang ABGD và 1 hình tam giác BGC
- Tiếp theo ta phải đem các kích thước vào trong hình.
- Tính diện tính của hai hình đã chia và tính tổng của hai hình đó chính là diện tích của mảnh đất.
Giải
	Diện tích hình chữ nhật AEGD là:
	[(28+63) + 63] x 84 : 2 = 6468 (m2)
	Diện tích hình tam giác BGC
	(28+63) x 30 : 2 = 1365 (m2)
	Diện tích của mảnh đất đó là:
	6468 + 1365 = 7833 (m2)
	Đáp số: 7833 m2
f. Một số bài tập mang tính chất suy luận: 
 Dạng bài tập này thường gặp ở các bài toán khó, bồi dưỡng học sinh giỏi. Bài tập ở dạng này nhằm giúp học sinh biết cách suy luận, bộc lộ được năng khiếu, suy luận logic, nhưng khi gặp những bài toán này các em cũng thường gặp một số khó khăn.
	- Các em chưa có khả năng phán đoán suy luận để tìm ra vấn đề cần thiết của bài toán.
	- Đa số học sinh chưa tìm ra được sự quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong một hình.
	- Các em chưa hiểu rõ về tính chất chung của các hình để từ đó giúp học sinh vận dụng tốt.
	* Biện pháp khắc phục:
	Ngay từ bước đầu giáo viên cho học sinh đọc kĩ bài, phân tích đề bài để tìm ra dạng toán cụ thể sau đó mới tìm hướng giải cho bài toán.
	Ví dụ 1: Cho hình vuông ABCD có chu vi 252m, hình chữ nhật BMNC có chu vi bé hơn chu vi hình vuông ABCD là 76m. Tìm diện tích hình chữ nhật BMNC?
M
A
B
N
D
C
	- Với bài toán này giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
	+ Đầu tiên cho học sinh tìm cạnh BC của hình vuông ABCD. (252 : 4 = 63 (m) )
	+ Tính chu vi hình chữ nhật BMNC. (252 – 76 = 176 (m) )
	+ Tính nửa chu vi hình chữ nhật BMNC. ( 176 : 2 = 88 (m) )
	+ Cạnh BM của hình chữ nhật BMNC. ( 88 – 63 = 25 (m)
	+ Tính diện tích hình chữ nhật BMNC. ( 63 x 25 = 1575 (m2)
Ví dụ 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật nếu tăng chiều rộng để bằng chiều dài của nó thì diện tích sẽ tăng thêm 20m2. Còn khi giảm chiều dài cho bằng chiều rộng thì diện tích giảm đi 16m2. Tính diện tích mảnh vườn đó?
	- Với bài toán này giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
	+ Trước hết giáo viên đặt vấn đề: Bài toán cho biết gì? (Một mảnh vườn hình chữ nhật nếu tăng chiều rộng để bằng chiều dài của nó thì diện tích sẽ tăng thêm 20m2. Còn khi giảm chiều dài cho bằng chiều rộng thì diện tích giảm đi 16m2) Bài toán hỏi gì?( Tính diện tích mảnh vườn đó? )
+ Hướng dẫn học sinh vẽ hình để tìm ra diện tích của hình cần tìm.
 A I B
16m2
H
H
H
4m2
16m2
 D HH C
 E G F
+ Muốn tìm diện tích của hình giáo viên hướng dẫn học sinh giải bằng phương pháp suy luận:
. Khi tăng chiều rộng để bằng chiều dài ta có hình vuông ABFE và hình chữ nhật DCFE có diện tích 20m2. Khi giảm chiều dài để bằng chiều rộng ta có hình vuông AIHD và hình chữ nhật IBCH có diện tích 16m2
. Khi đó hình vuông HCFG có diện tích là 4m2, (20m2 - 16m2 = 4m2), nên mỗi cạnh của nó bằng 2m( S= a x a => 4m2 = 2m x 2m) 
. Do đó hình chữ nhật DHGE có chiều dài là 8m
( S= a x b => a= S: b= 16 : 2 =8( m)) 
. Vì vậy hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng 10m( 8+2) và chiều rộng bằng 8m .
. Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD là: 10 x 8 = 80( m2) 
- Ở lớp học đối với các bài tập trong sách giáo khoa giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập luận để tìm ra lời giải và cách giải, cũng có thể tìm ra cách giải ngắn gọn nhờ suy luận. Trước hết học sinh phải làm thành thạo các bài tập về diện tích.
	- Khi dạy về công thức tính diện tích, giáo viên phải hướng dẫn tìm ra được mối quan hệ qua lại các yếu tố của hình để giúp các em giải quyết được các bài tập. 
C. KẾT QUẢ:
1. Kết quả đạt được:
	 Qua thời gian hai năm áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán có liên quan đến diện tích các hình tôi nhận thấy học sinh giải toán ngày một tốt hơn, đặc biệt các bài toán khó số học sinh làm được tương đối cao (đối với học sinh khá giỏi).
Qua khảo sát tôi thấy 85% học sinh của lớp giải được các bài toán ở dạng này một cách rõ ràng, đúng, cụ thể, thực hiện đúng theo quy trình giải toán với 4 bước như sau:
	Bước 1:

File đính kèm:

  • docSKKN - THANH- 2015-2016.doc
  • docBIA SANG KIEN KINH NGHIEM. mới.doc