Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh Lớp 3 Trường Tiểu học Tân Cương - Ngô Thị Tâm

* Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.

 - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, với bạn bè, tập thể.

 - Và giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân biết được giá trị xã hội, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nước. Sản phẩm của giáo dục đạo đức là hành vi, thói quen đạo đức được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người.

 - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu " Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng". Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có đòi hỏi cấp bách.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh Lớp 3 Trường Tiểu học Tân Cương - Ngô Thị Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thân.
 -Về kĩ năng, hành vi: Học sinh được từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống. 
 -Về thái độ: Học sinh bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng với mọi người, đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ nguồn nước và cây trồng, vật nuôi.Để thực hiện 3 mục tiêu trên và nhất là để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3C ở trường tiểu học Tân Cương, trong năm đầu thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Tân Cương”
II.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm:
1/ Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3C Trường tiểu học Tân Cương.
2/ Đề xuất một số biện pháp sư phạm cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh.
III/ Khách thể nghiên cứu
Việc rèn luyệnđạo đức của học sinh lớp 3C -trường tiểu học Tân Cương.
IV/ Đối tượng nghiên cứu
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3C trường tiểu học Tân Cương.
V/ Nhiệm vụ nghiên cứu
1/ Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học.
2/ Tìm hiểu về các vấn đề lí luận giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3.
3/ Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3C ở trường tiểu học Tân Cương.
4/ Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
5/ Đề xuất một số giải pháp để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.
V/ Các phương pháp nghiên cứu
1.Phương pháp nghiêncứu tài liệu: Đọc tài liệu, giáo trình, chuyên đề có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu:
-Giáo dục học tiểu học 2 (GS –TS Đặng Vũ Hoạt và TS Nguyễn Hữu Hợp)
-Chuyên đề giáo dục tiểu học.
 -Bộ Giáo dục đào tạo.
2.Phương pháp điều tra: Trao đổi với giáo viên dạy môn đạo đức lớp 3 về những khó khăn, thuận lợi trong qua trình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3C.
3.Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3C.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
	* Khái niệm Đạo đức:
	- Là hệ thống những nguyên tắc chuẩn mực, quy tắc do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong quan hệ của nó đối với xã hội, đối với cá nhân khác và đối với bản thân mình làm hành động của cá nhân phù hợp với lợi ích của xã hội. 
	- Là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, dữ/hiền...Trong phạm vi lương tâm con người hệ thống phép tắc đạo đức là trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn triết học và pháp luật của một người hay nói một cách dễ hiểu đạo đức là khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người mà khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui, lợi ích. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được chuẩn hóa thành lời và hành vi tốt đẹp bên ngoài tức là con người có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng.
	* Khái niệm Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
	- Là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có kế hoạch có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo cuả giáo viên.
	- Là một quá trình giáo dục lâu dài được hình thành từ thấp đến cao từ những việc cụ thể trong cuộc sống đời thường từ đó phát triển rộng lên. Giáo dục nhân cách hành vi đạo đức con người là một quá trình giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng bởi vì quá trình đó làm cho con người nhận được những yếu tố sau: Làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng yêu nước, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết coi trọng mọi người.
	* Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
 - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, với bạn bè, tập thể.
 - Và giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân biết được giá trị xã hội, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nước. Sản phẩm của giáo dục đạo đức là hành vi, thói quen đạo đức được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người.
 - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu " Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng". Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có đòi hỏi cấp bách.
 - Trong nhà trường Tiểu học giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN CƯƠNG
1.	Đặc điểm của Trường Tiểu học Tân Cương
 - Trường tiểu học Tân Cương tiền thân là trường cấp I Tân Cương, được thành lập năm 1936, giáo viên do chính quyền cử về, học sinh học lớp ghép nhiều trình độ trong 1 lớp. Từ năm học 1950-1951, trường được mở rộng, học sinh học theo từng lớp (từ lớp 1 đến lớp 4), đến năm 1974 trường sát nhập với trường cấp II được mang tên trường phổ thông Cơ sở Tân Cương. Từ ngày 20/08/1999 trường tách ra theo quyết định 178/TCCB của Sở GD & ĐT tỉnh Thái Nguyên , mang tên Trường Tiểu học Tân Cương.
 Địa điểm: Trường đặt tại xóm Nam Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên
 -Trường được tách ra từ trường cấp 1,2 Tân Cương, sau 2 năm, được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 tức năm 2001. Nhà trường luôn phấn đấu vượt qua mọi khó khăn. Năm 2010 trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, là một trong tốp 5 trường đầu tiên của tỉnhđạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Từ khi thành lập đến nay, trường luôn đạt được trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ GD & ĐT, của UBND tỉnh Thái Nguyên. Các tổ chức trong nhà trường luôn hoạt động có hiệu quả cao, Chi bộ liên tục đạt Chi bộ Trong sạch- Vững mạnh xuất sắc, Công đoàn liên tục đạt Công đoàn Vững mạnh xuất sắc, Liên đội đạt Liên đội mạnh cấp thành, cấp tỉnh và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
 Tổng số cán bộ giáo viên: 35 trong đó hợp đồng : có 4 đ/c, T.Anh:3, Tin: 1, giáo viên trong biên chế: 31
 Trường có: 1 hiệu trưởng: Đồng chí Đào Thị Nhung
 1 phó hiệu trưởng: Đồng chí Phạm Thị Tươi
 1 chủ tịch công đoàn: Đào Thị Lan Anh
	 Tổng số học sinh: 515 em có 17 lớp
 Khối 1: 4 lớp 104 học sinh
 Khối 2: 4 lớp 121học sinh
 Khối 3: 3 lớp 100 học sinh
 Khối 4: 3 lớp 97 học sinh
 Khối 5: 3 lớp 93 học sinh
Cơ sở vật chất:
	 Phòng học: 100% phòng học đều được trang bị đầy đủ ánh sáng, bàn ghế 2
chỗ ngồi, ghế rời đúng quy cách.
	 Phòng máy: Gồm 26 máy tính chất lượng tốt đển phục vụ học tập và tham
dự các cuộc thi Tiếng Anh và Toán trên Internet. Trang bị đầy đủ máy vi tính, máy
in cho phòng kế toán, phòng đoàn thể, phòng thư viện thiết bị, phòng tin học.
 Phòng thư viện, phòng kho thiết bị: Gồm 2 phòng trang bị đầy đủ đầu sách,
thiết bị dạy học phục vụ các cho học sinh, giáo viên, phụ huynh tìm hiểu, tra cứu,
đọc sách, truyện, báo chí ngoài giờ học và ngoài giờ lên lớp của giáo viên.
 Các phòng chức năng: Gồm phòng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh
yếu, phòng y tế học đường, phòng hoạt động Đội, phòng truyền thống đều đưa
vào hoạt động có hiệu quả trong năm học.
 Khu bếp ăn bán trú: Bếp ăn được trang bị đầy đủ dụng cụ sơ chế và chế biến
thức ăn hợp vệ sinh, máy khử nước ozone. Phòng kho và phòng chia thức ăn với
đầy đủ các trang thiết bị phục vụ trên 500 học sinh ăn nghỉ tại trường trong năm học
2. Thực trạng giáo dục đạo đức ở lớp 3C Trường tiểu học Tân Cương 
 Lớp 3C Trường Tiểu học Tân Cương có cô Ngô Thị Tâm là giáo viên chủ nhiệm lớp, cô là giáo viên đã công tác được nhiều năm ở trường nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy
 Lớp 3C có tổng số 34 học sinh trong đó có 18 học sinh nữ, 16 học sinh nam, 1 học sinh cận nghèo và 5 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
 Cán bộ lớp:
 Lớp trưởng: Dương Hương Giang
 Lớp phó: Vũ Thu Hà
 Lớp phó: Phạm Băng Tâm
 Qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu các em thì tôi được biết khả năng nhận thức của học sinh cũng tương đối tốt. Có được điều này phần lớn là nhờ ở các thầy cô. Khả năng nhận thức của học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng nhận thức của giáo viên. Tuy nhiên bên cạnh học sinh nhận thức đúng đắn chiếm phần lớn thì vẫn còn tồn tại một số phần tử chưa có nhận thức đúng đắn. 
 * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế về mặt đạo đức đối với học sinh Lớp 3C Trường tiểu học Tân Cương.
* Nguyên nhân chủ quan :
 - Trước tiên ta có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu là do bản thân các em chưa có động cơ đúng đắn cho nên ngay từ đầu một số em không có hứng thú học tập, trong giờ học các em không chú ý nghe giảng nên không hiểu được bài dẫn đến mất căn bản ngay từ đầu. Hậu quả là các em không thích học, nói chuyện chọc phá bạn bè trong giờ học, thậm chí có thái độ không tốt đối với giáo viên, tập thể lớp gây ác cảm với bạn bè. Từ đó các em sẽ không hòa đồng được với bạn trong lớp, vui chơi theo hứng thú riêng của mình không cần biết những việc làm đó đúng hay sai.
 - Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến đạo đức của các em là do các bậc phụ huynh đã có nhận thức sai lầm khi đưa con em đến trường với ý nghĩ " Trăm sự nhờ thầy " phần mình chỉ lo nuôi con cung cấp các phương tiện và điều kiện cho con em ăn học vậy là đủ. Chính từ quan điểm đó nên gia đình không hề liên lạc với nhà trường dẫn đến khi con em hư hỏng, khi biết rồi lại đổ lỗi cho giáo viên hoặc trút hết lên đầu các em. Từ đó làm cho tình trạng ngày một xấu đi, khoảng cách giữa giáo viên, học sinh ngày càng xa dần. Hậu quả là các em cảm thấy mình bị bỏ rơi từ đó bị khủng hoảng trong các mối quan hệ. Ngoài ra con do cách giáo dục của mỗi gia đình lại khác nhau, với tình thương con và luôn sẵn sàng chiều theo sở thích của con. Sự nuông chiều đó khiến cho nhiều gia đình ngày nay bị lệch hướng mục tiêu đào tạo con người mới XHCN. Một số gia đình lại đối xử với con một cách tàn nhẫn thuờng hay đánh đập sĩ nhục con em chà đạp lên nhân cách đang phát triển của trẻ. Còn có gia đình tuy coi trọng giáo dục về mặt văn hóa song lại xem nhẹ việc giáo dục con em về mặt tư tưởng đạo đức XHCN
* Nguyên nhân khách quan:
 - Trong tình hình hiện nay không thể không nói đến sự tác động tiêu cực từ cuộc sống xã hội. Nền kinh tế thị trường và sự mở cửa hội nhập đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội, song mặt trái của nó cũng không ít, những ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách đạo đức của học sinh. Đó là ảnh hưởng của văn hóa phẩm không lành mạnh, coi thường các chuẩn mực đạo lý làm cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh gặp không ít khó khăn. Các cơ quan chức quyền địa phương chưa thực sự quan tâm dến các em, quản lý không chặt chẽ mọi hoạt động của học sinh. Các cơ quan chức trách giáo dục học sinh hư thường dùng nhiều biện pháp tra tấn, đánh đập dẫn đến các em sợ hãi nhận liều đôi khi việc làm đó không phải là của mình các em vẫn chấp nhận. Đặc biệt là chưa tạo được mối quan hệ mật thiết giữa các cấp các ngành tạo ra nguồn kinh phí để hổ trợ cho nhà trường xoay sở. Từ đó chưa gắn bó dẫn đến việc học hành của các em bị sao nhãng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách của học sinh.
 Những thuận lợi, khó khăn khi rèn kĩ năng sống cho học sinh:
 * Thuận lợi:
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm.
- Tập thể giáo viện đoàn kết, thực hiện tốt công tác được giao.
- Cơ sở vật chất ổn định, phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu giảng dạy va học tập của giáo viên và học sinh.
- Các em chăm ngoan có ý thức học tập.
 * Khó khăn:
 - Trong gia đình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng,bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học, trộm cắp ... Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn. 
 - Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như: một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em. 
 - Trong nhà trường: học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 3C TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN CƯƠNG
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
 Ngay từ khi nhận lớp giáo viên phải nắm bắt được điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh qua kê khai lý lịch, qua bạn bè, qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước để có biện pháp giáo dục hợp lý, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh của các em. Khi hiểu hoàn cảnh của các em rồi người giáo viên mới gần gũi, gắn bó với các em hơn, các em không mặc cảm, tự ti.
 Có những em học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà ở xa trường, thỉnh thoảng hay đi học muộn, nếu chúng ta không hỏi cặn kẽ lý do em đi muộn mà lại lấy cương vị giáo viên quát nạt, la rầy em thì thật là tội nghiệp. Nếu chúng ta làm tốt công tác chủ nhiệm thì việc học tập và giáo dục đạo đức cho các em thì sẽ rất thuận lợi, học sinh vững niềm tin, yêu trường yêu lớp, coi lớp như tổ ấm gia đình, các em xem cô như người mẹ hiền, đón nhận các em bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương yêu tạo điều kiện để các em phát triển về năng lực, về nhân cách.
 Xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau:
 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp phải thực sự gương mẫu, có trách nhiệm, uy tín với lớp để các thành viên trong lớp học tập và noi theo. Các em biết phát huy tinh thần tập thể, tự quản, có ý thức xây dựng trường lớp. Một tập thể lớp đoàn kết vững mạnh là một tập thể biết yêu thương, giúp đỡ nhau, có lòng nhân ái , có trách nhiệm với trường.
Ví dụ: Khi các phong trào trong trường được phát động, các em tham gia một cách nhiệt tình với tinh thần rất cao, nhất là phong trào giúp đỡ bạn nghèo.
 Trong giờ lao động, dù không có giáo viên, đội ngũ cán bộ lớp cũng đã hướng dẫn cho các em tự giác làm tốt công việc được giao..
 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khóa:
 Đây là một yêu cầu không thể thiếu đối với người giáo viên tiểu học, trong nội dung bài học bao giờ cũng có yêu cầu về giáo dục đạo đức, tình cảm, thông qua việc truyền thụ tri thức đầy đủ các môn học, giáo viên truyền thụ cho các em hành vi đạo đức, từ hành vi đạo đức, các em tiếp tục được giáo viên tập cho các em rèn luyện thực hành thói quen đạo đức đó là một cách thường xuyên liên tục.
 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa( các hoạt động ngoài giờ lên lớp):
 Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như vui chơi giải trí, thể dục. giúp các em tự khẳng định bản thân. Tạo điều kiện cho các em trước bạn bè tập thể, các em có ý thức tự giác, kỷ luật, có lòng nhân ái, sự đoàn kết gắn bó. Thông qua các hoạt động này là điều kiện để các em hoàn thiện kiến thức các hành vi đạo đức mà các em đã được học.
 Trong các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên khuyến khích tuyên dương những tấm gương tốt để các em học tập, nhắc nhở, giúp đỡ những em chậm tiến.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
KẾT LUẬN:
 Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng đạo đức của học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Tân Cương tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề hết sức quan trọng là điều mà mọi người phải đặc biệt quan tâm vì đây là bước đầu hình thành nên nhân cách công dân thông qua những hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đặt biệt là mối quan hệ ứng xử ở gia đình, nhà trường nhằm góp phần hình thành nhân cách cho trẻ và đào tạo những con người toàn diện phục vụ đất nước sau này.
 Và nhìn chung công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy thì cũng có một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm, gần gũi. Một số giáo viên do hoàn cảnh khó khăn nên việc gần gũi quán xuyến các em rất khó. Thời gian đến lớp học của các em không nhiều việc hình thành nhân cách phẩm chất của các em còn hạn hẹp. Phần lớn các sinh hoạt gần gũi với cha mẹ nhiều nhưng vì hoàn cảnh nên một số phụ huynh suốt ngày tất bật với công việc do đó không kiểm soát, chăm sóc các em đúng mức. Vì lứa tuổi các em đang lớn, đang phát triển nên cần sự khuyên răn nuôi dưỡng của những bậc làm cha làm mẹ. Giáo dục đạo đức cho các em không phải chỉ giáo dục một mặt ở trường là đủ mà cần phải kết hợp giữa 3 lực lượng với nhau để giáo dục các em. Tất cả cũng chỉ vì tương lai của nước nhà.
 Hãy cùng nhau chung vai sát cánh với nhà trường và xã hội bên cạnh đó nhà trường cần tạo mọi điều kiện, mọi tình huống để giáo viên gần gĩ với các em, để hiểu các em hơn nắm được hành vi sai trái của các em để từ đó có biện pháp để sửa chữa, giáo dục các em thành những người con tốt, người có ích cho xã hội, góp phần giáo dục các em hoàn thiện hơn cả về trí dục lẫn đạo đức.
 Là cha mẹ ai cung muốn con mình ngoan ngoãn, biết vâng lời, hiếu thảo. Là thầy cô ai cũng muốn rằng học sinh có những hành vi tốt trong lời ăn tiếng nói, biết yêu thương lẽ phép...Nhưng trong môi trường xã hội nơi các em sống không được tốt làm ảnh hưởng xấu đến các em lại không được sự quan tâm dúng mức của giáo viên và phụ huynh.
 Không phải đứng trước những khó khăn như vậy mà chúng ta thờ ơ lãng quên đi phẩm chất đạo đức vốn có của các em. Mà qua đây nhà trường và gia đình cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, quan tâm,vun đắp, uốn nắn kịp thời các em. Có như vậy mới xây dựng được xã hội gồm những công dân tốt.
 Giáo dục đạo đức cho học sinh vốn là một việc làm một nhiệm vụ không chỉ hôm qua, hôm nay mà nó còn là nhiệm vụ mãi mãi về sau của các bậc phụ huynh nhà trường và xã hội. Chính vì vậy mà ngay trong việc giáo dục đạo đức Bác Hồ đã từng nêu” Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” 
 Đúng như vậy chúng ta đừng nên quá áp đặt, đừng thờ ơ với công tác giáo dục đạo đức. Đạo đức của học sinh được hình thành được hình thành có được là do quá trình giáo dục, rèn luyện tu dưỡng mà nên chứ không phải là cái vốn sẵn có. Con người chỉ sinh ra con người còn giáo dục mới sản sinh ra nhân cách của con người.
ĐỀ XUẤT:
 Công tác giáo dục đạo đức là một đòi hỏi cấp thiết của thế hệ trẻ. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi phải có nhiều thời gian và công sức vì bản chất của quá trình giáo dục đạo đức là tổ chức cuộc sống thực của trẻ, tổ chức các hoạt động và giao lưu ở gia đình nhà trường và xã hội. Vì thế nên sau khi đã tìm hiểu thực trạng đạo đức của trường để góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác giáo dục trong công tác giáo dcụ đạo đức tôi xi

File đính kèm:

  • docBien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_3.doc
Giáo án liên quan