Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 và 2

Do đặc trưng của bài nên giáo viên có thể tùy vào điều kiện, đặc điểm của trường hoặc của địa phương để tổ chức các hình thức dạy học phù hợp. Các hoạt động dưới đây chỉ gợi ý tổ chức bài học theo hình thức lên lớp.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Bằng phương pháp trực quan, GV cho HS xem một số hình ảnh, số liệu về việc vi phạm trật tự an toàn giao thông tại địa phương.

- HS quan sát và phát biểu suy nghĩ của mình, đồng thời tỏ thái độ đối với các hành vi trên.

- Từ phát biểu của HS, GV dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2: Nhận xét tai nạn giao thông và những hậu quả do tai nạn giao thông ở địa phương.

Cách tiến hành:

- GV chia HS thành nhóm nhỏ.

- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận phần thông tin, sự kiện, hình ảnh trong tài liệu GDĐP dành cho học sinh theo các câu hỏi sau ( phần này GV nên giao nhiệm vụ cho các em nghiên cứu trước ở nhà).

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài (1Tiết) 
HỌC SINH QUẢNG TRỊ THAM GIA PHÒNG NGỪA TAI NẠN BOM, MÌN VÀ CÁC VẬT LIỆU CHÁY, NỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
 - Học sinh biết được tỉnh Quảng Trị do hậu quả của chiến tranh để lại nên thường xuyên xảy ra tai nạn bom, mìn và các vật liệu cháy, nổ. 
 - Học sinh hiểu được tính chất nguy hiểm của bom, mìn, các chất dễ gây cháy, nổ.
- Học sinh biết được các biện pháp phòng ngừa các tai nạn về bom, mìn, các vật liệu cháy, nổ .
 - Nhận biết được các hành vi, vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng ngừa các tai nạn về bom, mìn, các vật liệu cháy, nổ . 
 	 2. Về kĩ năng
 HS biết cách phòng ngừa cho bản thân và tuyên truyền mọi người về nguy cơ tai nạn bom, mìn, các vật liệu cháy, nổ .
 3. Về thái độ
 Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về phòng ngừa tai nạn bom, mìn và các vật liệu dễ cháy, nổ. 
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
 	1. Về nội dung
a) Trong cuộc sống hằng ngày, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên con người luôn phải thường đối mặt với những tai nạn do bom, mìn, cháy, nổ gây ra.
b) Hậu quả của các tai nạn do bom, mìn, cháy, nổ gây ra là rất lớn đối với con người và tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
c) Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn bom, mìn, cháy, nổ, Nhà nước đã ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Bộ luật Hình sự và một số quy định, trong đó có những quy định rất nghiêm ngặt, tỉ mỉ về quản lí, sử dụng từng loại vũ khí, từng chất gây nổ, cháy cho những người có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng. 
d) Nhiệm vụ của công dân, học sinh
- Tích cực tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn bom, mìn, cháy, nổ.
- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và các em nhỏ thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về Phòng cháy, chữa cháy.
- Tố cáo những hành vi, vi phạm pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy.
2.Về phương pháp
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, nêu tình huống... 
 	 3. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Các Điều 232, 233, 234, 235, 236, 236, 237, 238, 239, 240 Bộ luật Hình sự năm 1999.
- Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001.
- Các thông tin, sự kiện trên sách, báo về tai nạn bom, mìn, cháy, nổ ở Quảng trị.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Do đặc trưng của bài nên giáo viên có thể tùy vào điều kiện, đặc điểm của trường hoặc của địa phương để tổ chức các hình thức dạy học phù hợp. Các hoạt động dưới đây chỉ gợi ý tổ chức bài học theo hình thức bài lên lớp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nguyên nhân xảy ra tai nạn bom, mìn, cháy, nổ.
Cách tiến hành: 
+ HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần gợi ý. 
+ GV kết luận và chốt lại điểm 1 mục nội dung bài học tài liệu dành cho HS.
 Hoạt động 2 : Hậu quả do tai nạn bom, mìn, cháy, nổ gây ra.
Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận về các thông tin, sự kiện trong tài liệu học sinh.
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện từng nhóm trình bày.
+ GV kết luận: Các tai nạn do bom, mìn, cháy, nổ gây ra rất nguy hiểm. Vì vậy, cần phải có quy định của pháp luật Nhà nước để phòng ngừa. 
Hoạt động 3 : Cách phòng ngừa về tai nạn bom, mìn, cháy, nổ.
 Cách tiến hành : 
+ GV phát cho mỗi HS một bản quy định chung về phòng ngừa tai nạn bom, mìn, cháy, nổ; các Điều luật trong Bộ luật Hình sự có liên quan. Yêu cầu HS căn cứ vào đó để làm bài tập 2.
 + HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 + GV kết luận và chốt lại điểm 2 mục nội dung bài học tài liệu dành cho HS.
Hoạt động 4: HS nhận diện một số loại bom, mìn vật liệu gây cháy, nổ và quy trình chữa cháy.
 Cách tiến hành: 
+ HS quan sát một số loại bom, mìn. 
+ Phân tích quy trình chữa cháy.
+ GV kết luận và chốt lại điểm 3, 4 mục nội dung bài học tài liệu dành cho HS.
Hoạt động 5 : Trách nhiệm của công dân.
 Cách tiến hành: 
+ GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để xử lí một tình huống trong bài tập 3, 4 trong tài liệu dành cho HS.
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện các nhóm trình bày ( có thể dưới hình thức đóng vai).
+ Thảo luận lớp về cách ứng xử trong đóng vai của các nhóm.
+ GV kết luận và chốt lại điểm 5 trong mục nội dung bài học tài liệu dành cho HS.
Hoạt động 6: Luyện tập và củng cố.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS làm bài tập 1,5 trong tài liệu GDĐP dành cho học sinh.
Hướng dẫn học tập:
- Nhắc nhở các em luôn hiểu và ghi nhớ những quy định của pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy.
Bài 2 ( 2 tiết)
HỌC SINH QUẢNG TRỊ VỚI VIỆC THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Học sinh thấy được tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày càng gia tăng và gây hậu quả nghiêm trọng cho con người và xã hội.
- Biết được một số nguyên nhân thường gây ra tai nạn giao thông ở địa phương để từ đó có các biện pháp phòng tránh cho bản thân và những người xung quanh, đồng thời có ý thức tìm hiểu, chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
 2. Về kĩ năng
- HS biết cách phòng tránh tai nạn giao thông cho bản thân và tuyên truyền mọi người thực hiện đúng luật an toàn giao thông .
 3. Về thái độ
 - Hình thành thái độ tôn trọng và thực hiện đúng những quy định của luật giao thông.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Về nội dung
	Sau khi cùng học sinh đánh giá về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng trị trong thời gian vừa qua và những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra đối với con người và xã hội tại địa phương, giáo viên chỉ ra những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông tại địa phương. Giáo viên cần phải cảnh báo cho học sinh về một số điểm, đoạn đường có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại địa phương.
Trọng tâm của bài học là trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết để bảo đảm an toàn khi đi đường. Giáo viên cần hướng dẫn cho các em những kĩ năng để phòng tránh tai nạn giao thông như cách thức quan sát khi đi đường, sang đường, hình thức đội mũ bảo hiểm, nhận biết các biển báo, vạch kẻ đường, vượt xe...
2. Về phương pháp
	Để dạy bài này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai, tình huống...
3. Tài liệu và phương tiện
	 Tài liệu: Tài liệu GDĐP dành cho học sinh, tài liệu GDĐP dành cho giáo viên; Luật Giao thông đường bộ; những tài liệu thông tin về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hoặc tại địa phương( thành phố/huyện, xã/phường, thị trấn) nơi các em đang sống.
	 Phương tiện: Các đoạn phim, ảnh liên quan đến các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hoặc tại địa phương (thành phố/ huyện, xã / phường, thị trấn ) nơi các em đang sống; các biển báo, biển hiệu, vạch kẻ đường,...
	 Giáo viên có thể sử dụng kết hợp các tài liệu, phương tiện nói trên với phần mềm dạy học ( như MS, PowerPoint...) với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy như máy vi tính, máy projector, màn chiếu...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Do đặc trưng của bài nên giáo viên có thể tùy vào điều kiện, đặc điểm của trường hoặc của địa phương để tổ chức các hình thức dạy học phù hợp. Các hoạt động dưới đây chỉ gợi ý tổ chức bài học theo hình thức lên lớp.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Bằng phương pháp trực quan, GV cho HS xem một số hình ảnh, số liệu về việc vi phạm trật tự an toàn giao thông tại địa phương.
- HS quan sát và phát biểu suy nghĩ của mình, đồng thời tỏ thái độ đối với các hành vi trên.
- Từ phát biểu của HS, GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Nhận xét tai nạn giao thông và những hậu quả do tai nạn giao thông ở địa phương.
Cách tiến hành:
- GV chia HS thành nhóm nhỏ.
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận phần thông tin, sự kiện, hình ảnh trong tài liệu GDĐP dành cho học sinh theo các câu hỏi sau ( phần này GV nên giao nhiệm vụ cho các em nghiên cứu trước ở nhà).
+ Qua các số liệu đã được thống kê ở trên, em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian vừa qua?
+ Ở địa phương nơi em đang sinh sống, phương tiện đi lại chủ yếu của người dân là gì? Hãy cho biết một số nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông ở địa phương em.
- Các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Giáo viên kết luận theo mục 1 ở phần nội dung bài học trong tài liệu GDĐP dành cho học sinh.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc thực hiện luật giao thông
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 trong phần bài tập ở tài liệu GDĐP dành cho học sinh.
- Khuyến khích HS xung phong trình bày.
- Cả lớp trao đổi xung quanh nội dung của bài tập 2.
- GV kết luận và nhấn mạnh: Đảm bảo an toàn giao thông là đảm bảo hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Hướng dẫn học tập:
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những biện pháp nhằm phòng tránh tai nạn giao thông ở địa phương.
- Tìm hiểu một số quy định về đi đường ngoài các quy định mà các em đã được học trong phần chính khóa ( có thể giao cho từng nhóm ).
Hoạt động 4: Thảo luận lớp nhằm giúp HS biết thêm một số quy định đi đường cụ thể đối với hệ thống giao thông phổ biến của địa phương.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả tìm hiểu của mình.
- Các HS khác bổ sung vào phần trình bày của bạn.
- Tùy vào đặc điểm hệ thống giao thông của địa phương, GV có thể hướng dẫn và nhắc nhở các em thêm một số điều cần lưu ý khi tham gia giao thông những nơi các em thường xuyên đi lại.
Hoạt động 5: Học sinh trao đổi về những biện pháp nhằm phòng tránh tai nạn giao thông ở địa phương.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm trình bày phần chuẩn bị bài của nhóm mình.
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung ý kiến xung quanh các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
- Tùy vào đặc điểm cũng như trình độ nhận thức của HS, GV có thể cho HS đề xuất thêm một số giải pháp khác để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
Hoạt động 6: HS xác định trách nhiệm của bản thân trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
Cách tiến hành:
- Thảo luận lớp: Em đã và sẽ làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở địa phương, nơi mà em đang sinh sống?
- Sau khi một số HS phát biểu, lớp trao đổi, bổ sung.
- Hoặc GV có thể cho HS làm bài tập nhanh, sau đó đọc một số bài làm của các em cho cả lớp nhận xét và cho điểm những bài làm tốt.
- GV khái quát, nhấn mạnh: Trách nhiệm của HS là phải tích cực tìm hiều về Luật Giao thông đường bộ, đồng thời tuyên truyền, động viên mọi người xung quanh nghiêm chỉnh chấp hành để đảm bảo hạnh phúc cho mọi người và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hoạt động 7: Luyện tập và củng cố.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS làm bài tập 3,4,5,6 trong tài liệu GDĐP dành cho học sinh.
Hướng dẫn học tập:
- Nhắc nhở các em luôn hiểu và ghi nhớ những quy định về đi đường khi tham gia giao thông.
- Hướng dẫn các em ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giao thông đường bộ 2008.
2. Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02/4/2010, quy định vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.
3. Nghị định 38/2010/CTBCA, ngày 12/10/2010 của Bộ Công an quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật vể trật tự an toàn giao thông.

File đính kèm:

  • docSGV lớp 6.doc
Giáo án liên quan