Sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 bài 2: Phòng, chống HIV/ AIDS ở tỉnh Quảng Trị

1. Hãy cho biết các giai đoạn chính của nhiễm HIV tiến triển thành AIDS trong cơ thể người?

2. Có ý kiến cho rằng: “ Ở địa phương em, những người bị lây nhiễm HIV chủ yếu là do có lối sống buông thả ( do quan hệ tình dục bừa bãi và do tiêm chích ma túy)”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Để góp phần phòng chống HIV/AIDS ở địa phương, bản thân em đã có những việc làm gì?

3. Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người? Làm sao để nhận biết bị nhiễm HIV/AIDS?

 

doc7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 bài 2: Phòng, chống HIV/ AIDS ở tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: (2 tiết)
	 PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
I. THÔNG TIN, SỰ KIỆN:
1. Hình ảnh:
Mít tinh hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
Liên Đội trường THCS Hùng Vương Vĩnh Linh hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS
Học sinh thuyết minh tranh vẽ hội thi phòng, chống HIV/AIDS tại Trường THPT Lao Bảo
Thông điệp không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
2. Thông tin:	Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở Quảng Trị tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2014
  TT   
Đơn vị
Tổng số người nhiễm HIV lũy tích
Tổng số người chuyển sang giai đoạn AIDS lũy tích
Tổng số tử vong do AIDS lũy tích
Tổng số còn sống
1
TP Đông Hà
65
33
15
50
2
Vĩnh Linh
57
28
18
39
3
Hướng Hóa
29
17
07
22
4
Triệu Phong
28
18
09
19
5
Hải Lăng
16
11
07
09
6
TX Quảng Trị
12
06
03
09
7
Gio Linh
17
09
03
14
8
Cam Lộ
09
03
02
07
9
Đakrông
03
02
01
02
10
Không rõ
43
16
04
39
Toàn tỉnh
279
143
69
210
 ( Theo thống kê của: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tỉnh Quảng Trị )
Gợi ý:
1. Em hãy nhận xét về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Quảng Trị? Nguyên nhân của thực trạng trên?
2. Em hãy cho biết các con đường lây nhiễm HIV?
3. Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống HIV/ AIDS?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. HIV/ AIDS là gì?
Là một căn bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch ở người do vi rút HIV gây ra. AIDS là giai đoạn cuối của của bệnh này. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm vì hiện nay chưa tìm ra thuốc để chữa trị nên được gọi là căn bệnh thế kỷ. 
	2. Các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng ngừa:
HIV có ở trong máu, tinh dịch/tinh trùng, dịch âm đạo và sữa mẹ. Bởi vậy, nó chỉ có thể lây truyền từ người này sang người khác khi một trong bốn loại dịch tiết trên của một người nhiễm HIV đi vào được bên trong cơ thể của một người khác.
a. Con đường lây truyền:
* HIV lây truyền qua đường máu:
- Truyền máu không được sàng lọc HIV.
- Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người nghiện ma túy dùng bơm kim tiêm chung.
- Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
 * HIV lây truyền qua đường tình dục:
- Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập vào cơ thể. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn.
- Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mãn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam,... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường. 
* HIV lây truyền từ mẹ sang con:
- Một trong ba đường lây truyền HIV chủ yếu là truyền từ người mẹ sang người con qua bánh rau khi có thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ, qua sữa khi cho con bú.
- Khả năng người phụ nữ bị nhiễm HIV có thai có thể truyền HIV cho con là 20 - 30%.
- Phụ nữ bị nhiễm HIV nếu có thai sẽ bị biến chuyển thành bệnh AIDS nhanh hơn những người khác.
b. Cách phòng, chống HIV/ AIDS:
- Xét nghiệm HIV trước khi lấy máu và truyền máu.
- Không dùng chung bơm kim tiêm, vô trùng dụng cụ y tế trước khi khám bệnh, mổ ..
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh học của người bệnh.
- Sống chung thủy, lành mạnh, không mắc các tệ nạn xã hội nhất là mại dâm, ma túy.
- Phụ nữ khi biết mình nhiễm HIV không nên mang thai, nếu vẫn muốn sinh con thì không cho con bú sữa mẹ.
3. Trách nhiệm của công dân và học sinh
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
- Cần có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho mình, gia đình và mọi người.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của HIV/AIDS để phòng tránh.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Hãy cho biết các giai đoạn chính của nhiễm HIV tiến triển thành AIDS trong cơ thể người?
2. Có ý kiến cho rằng: “ Ở địa phương em, những người bị lây nhiễm HIV chủ yếu là do có lối sống buông thả ( do quan hệ tình dục bừa bãi và do tiêm chích ma túy)”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Để góp phần phòng chống HIV/AIDS ở địa phương, bản thân em đã có những việc làm gì?
3. Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người? Làm sao để nhận biết bị nhiễm HIV/AIDS?
4. Hải là một học sinh giỏi, gia đình của Hải lại khó khăn, hằng ngày ngoài thời gian đi học em phải làm thêm nghề lượm ve chai để kiếm sống. Một lần không may em đã đạp phải kim tiêm của những kẻ chích ma túy và em đã bị nhiễm HIV, khi biết em bị bệnh, bạn bè, người thân và gia đình đều xa lánh Hải. 
a. Trong trường hợp em là bạn của Hải em có xa lánh và kì thị bạn không? Vì sao?
b. Nếu em là bạn thân của Hải, em sẽ làm gì để để giúp bạn mình ?
c. Theo em, thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
IV. PHẦN ĐỌC THÊM:
 	1. Mong muốn hữu ích của một người nhiễm HIV:
	Hơn ba năm nay, trong cơ thể của N.V.T có virus HIV sau một lần cùng bạn làm ăn ở miền Nam tiêm chích ma túy. Được gia đình đón về trong nỗi bàng hoàng, sự choáng váng tưởng chừng đánh gục bố mẹ, anh chị em T không nghĩ mình có thể sống tiếp. Từ đó, ở làng quê thuần nông chất phác của mình, bố mẹ T chắt chiu nhiều hơn từ cảnh nghèo để đứa con mắc căn bệnh quái ác có bữa ăn đầy đủ thêm, nhắc nhở con giữ sức khỏe, đưa con đi khám, động viên con uống thuốc đều đặn. Thường xuyên đến thăm, cán bộ y tế của xã hướng dẫn T cách chăm sóc bản thân và tránh lây nhiễm HIV với những người xung quanh. Không chỉ thế, bác sĩ còn giới thiệu với T những hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với người có HIV. Những suy nghĩ về công cha nghĩa mẹ cùng sự cảm thông của bà con lối xóm, của bạn bè đã theo T đến buổi sinh hoạt cộng đồng đầu tiên rồi những lần tiếp sau với mong muốn mình sẽ có ích trong nỗ lực phòng chống HIV của con người.
 Mặc cảm tan dần và T muốn có một công việc để làm. Nhận thấy mình có một chút khả năng tạo hình, T tìm vào một ngôi chùa ở Huế xin học nghề đúc chậu cảnh. Quyết tâm của tuổi trẻ đã thôi thúc T chăm chỉ và chính điều này đã làm cô gái cùng học việc ở chùa cảm mến rồi yêu thương T dù cô biết anh mang trong người căn bệnh thế kỷ. Ngày T tạ ơn nhà chùa đã nuôi dạy mình thành nghề, cô gái tự nguyện theo anh về quê. Được bố mẹ cho phép, T vay mượn một khoản tiền nhỏ để sắm sửa dụng cụ, mua xi măng, mua cát và cùng cô gái bắt tay làm nghề đúc chậu trồng hoa, trồng cây cảnh. Thấy T chịu thương chịu khó, biết vượt lên chính mình để lao động và sản phẩm của T và cô gái khá đẹp nên thỉnh thoảng có người trong làng đến mua một vài cái chậu. Dần dần rồi có thêm người ở làng bên tìm mua chậu hoa, chậu cây do T làm ra. Công việc giản dị này giúp T có một ít tiền góp vào những khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. Cần mẫn làm việc với hy vọng rồi đây cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn, T tuân thủ những chỉ định của các bác sĩ ở Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh từ uống thuốc điều trị, dự phòng lây nhiễm cho người thân và những người hàng ngày tiếp xúc với mình đến tham gia các hoạt động phòng chống HIV do xã, do huyện tổ chức tại cộng đồng. Cuộc sống và tinh thần của T ngày một ổn định hơn, nhưng anh vẫn còn nhiều lo lắng bởi những sản phẩm của anh đến nay chưa được nhiều người biết đến nên tiêu thụ chưa được nhiều. T mong có được một địa điểm thuận lợi để phát triển nghề mà theo tính toán của anh, với khoảng mười, mười lăm triệu đồng là có thể xây dựng một cơ sở làm chậu cảnh ở nơi có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn như thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị. Trong nỗi trăn trở của mình, T có những suy nghĩ về việc, nếu được sở hữu một cơ sở như thế và có nơi tiêu thụ sản phẩm, anh sẽ nhận những người nhiễm HIV vào để dạy nghề và tạo việc làm cho họ. Vì hơn ai hết, T hiểu rõ, được cảm thông, chia sẻ và tạo cơ hội sống có ích là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp người nhiễm HIV chống đỡ với bệnh tật, không làm lây lan virus HIV, vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
 Ba mươi tuổi, T còn rất trẻ để thực hiện những dự định hữu ích của mình trong đời sống. "Mình muốn làm việc tốt hơn và giúp những người như mình, những người nhiễm HIV có việc làm, có niềm vui sống",- nếu thành công, chắc chắn T sẽ đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS của cộng đồng.
 	 ( BS Thanh Tâm (Trung tâm phòng chống HIVAIDS Quảng Trị)
	2. Bức thư của bạn Hồ Thị Hiếu Hiền học sinh lớp 7/9 Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng có đoạn như sau:
Sau khi trường cháu phát động Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 về đề tài phòng chống căn bệnh AIDS. Để cho bài viết của mình có cơ sở thực tế, cháu đã đi tìm hiểu một số đối tượng xem mọi người hiểu biết và phòng chống AIDS như thế nào.
Đầu tiên, cháu hỏi bà, bà cháu bảo: “Bà sống từng này tuổi đầu rồi mà chưa biết mặt mũi con “Ết” nó thế nào. Bà nghe nói nó ở trong người những kẻ sống buông thả chẳng ra gì. Cháu đừng đến gần họ kẻo con “Ết” nó dính vào người.”  - Ôi, bà cháu chẳng hiểu gì về AIDS cả, ông nhỉ?
Khi nghe cháu hỏi, cả bố mẹ cháu đều cho rằng: “AIDS là căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể người do vi rút HIV gây ra. Bệnh này rất nguy hiểm vì hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Con phải tuyệt đối tránh xa các tệ nạn như nghiện hút, tình dục bừa bãi thì mới bảo vệ được mình.”  Mẹ cháu còn dặn đi dặn lại: “Nếu ở lớp có bạn nào bị nhiễm HIV thì con phải nói ngay để bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp cho con.” - Bố mẹ cháu là công chức mà cũng còn kì thị với người có H đấy.
Cháu lại hỏi cả em cháu, em quả quyết: “Lớp em thì chưa có bạn nào bị AIDS chứ nếu có, em sẽ đeo khẩu trang hoặc nghỉ học ở nhà luôn.” - Thật buồn cười, em lại tưởng AIDS cũng giống H1N1.
Đi đường, cháu có hỏi cô công nhân đang quét rác, cô liền chỉ tay vào mấy cái vỏ ống tiêm nằm lăn lóc bên vệ đường: ”Kia kìa, vi-rút HIV chứa trong những ống tiêm đó cháu!” - Hiểu biết của cô công nhân cũng chưa thật đầy đủ phải không ông?
 	Đến lúc vào nhà hàng ăn uống, cháu lại gợi chuyện ông chủ. Ông ta nhanh nhảu: “ Si-đa à? Cứ nhìn người nào ốm yếu, đi đứng dặt dẹo, trên người nổi nhiều mụn nhọt là đích thị rồi! Cháu đừng lo, ông không bao giờ để cho họ vào ăn uống làm lây bệnh cho khách.” - Trời, thật tội nghiệp cho những ai không có H nhưng lại có vẻ bề ngoài giống như ông ấy tả. Ông ấy đâu biết rằng HIV không hề lây qua đường ăn uống hay giao tiếp thông thường và hiện nay chúng ta đang sống chung với AIDS.
Khi đến lớp, cháu cũng trao đổi với các bạn nhưng nhiều bạn lại tỏ ra rất thờ ơ, cho rằng việc phòng chống HIV/AIDS là việc của các cơ quan y tế, lớp mình có ai bị AIDS đâu mà lo! -  Thái độ của các bạn cháu cứ bàng quan như thế chả trách mỗi ngày có tới một ngàn trẻ em dưới mười lăm tuổi bị nhiễm HIV.
	3. Lời thú tội của một người nhiễm HIV
	Gửi mẹ và những người thân yêu nhất của tôi!
 Khi tôi ngồi đây viết những dòng tâm sự này thì chẳng bao lâu nữa tôi sẽ trở về với một thế giới rất xa. Sẽ gửi lại quê hương, gia đình, bạn bè và sự sống tất cả những gì thân yêu nhất.
	Năm 2006 tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đỗ đại học với một số điểm khá cao, điều đó không có gì là bất ngờ đối với tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng đất có truyền thống hiếu học, với sự đam mê, cần cù trong học tập ngay từ nhỏ tôi đã nhanh chóng trở thành một học sinh giỏi của trường.
 Thi đỗ đại học những tưởng con đường học tập của tôi cứ vậy thăng tiến, tôi sẽ có dịp phát huy được năng lực của mình khi bước vào nhịp sống giảng đường. Nhưng không lần đầu tiên xa nhà, xa mái ấm gia đình, xa tình thương bố mẹ những ngày đầu ở môi trường mới thật buồn tẻ khác hẳn với cuộc sống lặng lẽ ở quê tôi. Tôi bắt đầu làm quen với cuộc sống mới. Như bao bạn bè cùng trang lứa lần đầu tiên xa nhà, tôi cũng lao đầu vào chuyện tình yêu say đắm. Người tôi yêu là một cô bạn cùng lớp nhà ở thành phố, khá giả và chịu chơi Nhưng chưa đầy một tháng sau, cô đột ngột nói lời chia tay với tôi với lý do: “Anh nghèo lắm!”. Lòng tự trọng của một kẻ nhà quê bị xúc phạm, để trả thù mối tình đầu, tôi lao mình vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Rồi tôi cũng tìm đến với ma tuý, như một hệ quả tất yếu của thói ngông cuồng. Để có tiền tiêu xài, hút chích, tôi chạy vạy vay mượn hết đứa nọ đến đứa kia, nói dối bố mẹ khi thì xin tiền đi học thêm, lúc thì mua máy tính phục vụ học tập, khi thì xin tiền đi thực tế Những mánh khoé vòi tiền rồi cũng đến lúc cạn kiệt, tôi có thể nhịn ăn, nhịn uống hàng hai ba ngày nhưng không thể nhịn thuốc lấy một buổi, mỗi lần đói thuốc tôi như kẻ đã bị ông trời lấy mất sự sống, đang rút từng khúc xương trong cơ thể, quằn quại, đau đớn như đang bị hàng ngàn hàng vạn con sâu đang đục khoét, gặm nhấm trong cơ thể. Mỗi lần cơn thèm thuốc trào lên tôi giống như một con chó điên đang lồng lộn chỉ chực lao vào cắn tới tấp, cào xé, ngấu nghiến bất cứ cái gì. Quần áo tả tơi, đầu tóc rũ rượi, miệng trào ra những mảng bọt ghê tởm.
	Khi tỉnh lại tôi không còn nhận ra mình nữa, thân thể tôi, tâm hồn tôi và cả con người tôi đều bị vị thuốc quái dị kia giết chết. Đã không ít lần tôi định tự xin vào trại cai nghiện, nhưng rốt cuộc, lý trí đã không thắng được sự cám dỗ của đam mê. Mỗi lần cơn khát tràn đến tôi lại lặng lẽ bước vào bóng đen để tìm đến thuốc với một lời an ủi cố tạo ra một phép thắng lợi tinh thần: chỉ một lần này nữa thôi
	Với tôi, lúc này hết tiền, hết thuốc là hết sự sống. Để duy trì sự sống bằng thuốc tôi không từ bỏ một thủ đoạn nào để có tiền: trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn tất cả đã trở thành “nghề” của tôi. Giờ đây nghĩ lại, không biết tôi đã gây ra tội lỗi cho biết bao nhiêu những con người thật thà, lương thiện khác
	Nhưng rồi đã đến lúc tôi phải trả giá, bằng cả tính mạng mình, bằng sự nhấm nháp của những con vi rút HIV. Mới đây thôi, bác sỹ thông báo cho tôi biết căn bệnh thế kỷ và căn bệnh đó đã có trong tôi từ lâu rồi. Giờ đây, tôi đã nghỉ học, bố mẹ tôi đã phải vượt ngàn kilômét vào Nam để đưa tôi về nhà. Hàng ngày, nhìn những dòng nước mắt của bố mẹ và của các anh chị trong gia đình lặng lẽ rơi, lòng tôi lại đau thắt 
	Có những lỗi lầm mà khi nhận ra, sửa chữa và làm lại từ đầu ta sẽ thành công, nhưng có những lỗi lầm mà một lần bước chân vào đó nó sẽ ngấu nghiến nuốt chết một đời ta. Nhưng tôi sẽ sống và sống thật ý nghĩa những tháng ngày còn lại, cuộc sống chẳng bao giờ chán nản, xung quanh tôi còn có biết bao nhiêu người, họ vẫn đang dang rộng vòng tay ôm tôi vào lòng, với một tình yêu thắm thiết, sự cảm thông chia sẻ chân thành nhất	 
(Theo: www.hivquangtri.org.vn)

File đính kèm:

  • docSGK 8 BAI 2 PHONG CHONG HIVAIDS O QUANG TRI.doc
Giáo án liên quan