Rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài tập đọc lớp 4

IV. PHÂN MÔN TẬP ĐỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 4:

1. Vài nét về phân môn tập đọc .

a/ Về chuơng trình :

Từ năm học 2001-2002 đến nay chương trình 175 tuần dành cho năm khối lớp ở tiểu học có 378 tiết tập đọc ( trong đó cả HTL )

 - Ở lớp 1 tập đọc được học 11 tuần ,mỗi tuẩn 3 tiết.

 - Ở lớp 2.3 tập đọc được học trong 35 tuần, mỗi tuần 3 tiết .

 - Ở lớp 4,5 Tập đọc được học trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết .

 Tổng số tiết của 5 khối lớp 383 tiết.

 b/ Về sách giáo khoa :

Ở lớp 1 học kỳ hai có các bài tập đọc gồm (văn bản đoạn thơ) các bài tập đọc thường làm : Tìm những âm, vần cho trước trong văn bản và các câu hỏi gợi ý cho học sinh hiểu nội dung bài tập đọc . Bài tập đọc được xếp theo thứ tự tuần , mỗi tuần có 5,6 bài ( mỗi bài tập đọc thuộc lòng , 1 hoặc 2 bài đọc thêm còn lại là bài tập đọc).

Ở lớp 2,3 các bài tập đọc gồm : Văn bản, phần chú giải, giải thích những từ khó trong bài. Phần câu hỏi tìm hiểu nội dung bài và phần bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt. những câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu .Và những hiểu biết xung quanh bài thơ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài tập đọc lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã nói ở trên Tập đọc là một hoạt động trí tụê phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Quá trình này bao gồm các đặc điểm sau :
a/ Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mặt thiết với nhau, sử dụng bộ mã gồm hai phương diện : Đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ âm phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Từ đó sự vận động của hệ tư tưởng , tình cảm sử dụng bộ mã chữ nghĩa tức là mối quan hệ của các con chữ và các ý tưởng khái niêm bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì đã được đọc . Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm , cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đã đọc được . Như vậy được xem là một hoạt động lời nói trong đó các thành tố .
- Tiếp nhận dạng thức của từ.
- Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh.
- Thông hiểu những gì được đọc ( từ , cụm từ , câu ,đoạn, bài )
Về kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi luyện tập một quá trình lâu dài các nhà nghiên cứu đã chia việc hình thành kỹ năng thành ba giai đoạn :
- Phân tích .
- Tổng hợp .
- Tự động hoá.
- Giai đoạn học vần là giai đoạn phân tích của dạng chữ cái và đọc từng tíếng theo cách phát âm . Giai đoạn tổng hợp thì đọc cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận bằng thị giác và phát âm hầu như là trùng với nhận thức và ý nghĩa tiếp theo sự thông hiểu của ý nghĩa từ trong cụm từ hoặc đi trước sự phát âm tức là đọc được thực hiện trong sự đoán trước ý nghĩa . Bước sang lớp hai và lớp ba bắt đầu học tổng hợp. Trong những năm cuối cấp người ta ít quan tâm đến quá trình đọc và chú ý đến nhiều chiếm lĩnh văn bản .
Gần đây người ta chú trọng đến mối quan hệ quy định lẫn nhau của vịệc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với văn bản . Nghĩa là đòi hỏi giờ tập đọc sao cho việc phân tích nội dung bài đọc , đồng thời hướng dẫn hoàn thiện kỹ năng đọc hướng tới đọc có ý thức bài đọc . Như vậy việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức, chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc và hiểu bài mình đọc . Đọc hiểu ý nghĩa của chữ viết đó hiểu những gì tạo ra động cơ hứng thú cho việc đọc .
c/ Quá trình hiểu văn bản gồm các bước sau . 
- Hiểu ý nghĩa từ, cụm từ . 
- Hiểu các câu .
	- Hiểu các khối đoạn . Tức là tập hợp các câu dùng để phát biểu một ý trọn vẹn mà phức tạp .
	- Hiểu cả bài .
- Học sinh Tiểu học không phải bao giờ hiểu được những gì mình học. Vì thế hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh đề ra các biện pháp cụ thể trong phần tìm hiểu bài của tiết Tập đọc .
2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học.
Phương pháp dạy bài tập đọc phải dưạ trên ngôn ngữ học nó liên quan mật thiết với vấn đề ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết , ngữ điệu, vấn đề, của câu, đoạn, bài ( thuộc từ vựng học ngữ nghĩa học) .
Vấn đề của dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học) phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên nghiên cứu của ngôn ngữ học. Việc ngôn ngữ học những vấn đề nói trên để xây dựng , xác định nội dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất không thể rời những cơ sở ngôn ngữ học không coi trọng đúng mức những cơ sở này việc dạy đọc mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo việc dạy học .
IV. PHÂN MÔN TẬP ĐỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 4:
1. Vài nét về phân môn tập đọc .
a/ Về chuơng trình :
Từ năm học 2001-2002 đến nay chương trình 175 tuần dành cho năm khối lớp ở tiểu học có 378 tiết tập đọc ( trong đó cả HTL ) 
	- Ở lớp 1 tập đọc được học 11 tuần ,mỗi tuẩn 3 tiết.	
	- Ở lớp 2.3 tập đọc được học trong 35 tuần, mỗi tuần 3 tiết .
	- Ở lớp 4,5 Tập đọc được học trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết . 
	Tổng số tiết của 5 khối lớp 383 tiết.	
	b/ Về sách giáo khoa :
Ở lớp 1 học kỳ hai có các bài tập đọc gồm (văn bản đoạn thơ) các bài tập đọc thường làm : Tìm những âm, vần cho trước trong văn bản và các câu hỏi gợi ý cho học sinh hiểu nội dung bài tập đọc . Bài tập đọc được xếp theo thứ tự tuần , mỗi tuần có 5,6 bài ( mỗi bài tập đọc thuộc lòng , 1 hoặc 2 bài đọc thêm còn lại là bài tập đọc).
Ở lớp 2,3 các bài tập đọc gồm : Văn bản, phần chú giải, giải thích những từ khó trong bài. Phần câu hỏi tìm hiểu nội dung bài và phần bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt. những câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu .Và những hiểu biết xung quanh bài thơ.
Ở lớp 4, 5 các bài tập đọc gồm các phần như : ( văn bản, bài thơ ) chú giải, hướng dẫn đọc câu hỏi cuối bài và bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt. Những câu hỏi và vở bài tập giúp học sinh tìm hiểu bài và nghệ thuât của bài đọc để các em đọc bài được tốt hơn. 
Ở lớp 4 và ở mỗi tuần 2 tiết và cũng là hai bài tập đọc trong đó thường có một bài Tập đọc – HTL .
2. Phân môn tập đọc ở Tiếng Việt lớp 4 :
a/ Cấu trúc chung :
Phân môn tập đọc lớp 4 được phân bố cả trong 35 tuần , mỗi tuần 2 tiết.
b/ Nội dung:
Các bài Tập đọc ở lớp 4 được xoay quanh 10 chủ đề “Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên ,Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất,Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống” với mỗi chủ đề được đào sâu qua các tác phẩm, văn bản điển hình, điều này giúp học sinh nắm chắc hiểu sâu và mở rộng kiến thúc văn học. Có hai tập sách cho từng học kỳ. Trình tự trình bày ở mỗi bài tập đọc không kể văn xuôi hay thơ điều theo một kết cấu chung: Tên bài, nội dung bài, tên tác giả là phần tìm hiểu bài bao gồm: Chú giải các từ khó, câu hỏi và bài tập giúp học sinh hiểu giá trị nội dung của bài văn thơ.
3. Vấn đề phương pháp giảng dạy phần đọc –hiểu trong tiết Tập đọc lớp 4:
Qua quá trình tìm hiểu thực tế nhìn chung mỗi tiết tập đọc gồm có ba phần lớn: Luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm. Ba phần này có thể tiến hành một lúc, đan xen vào từng bài tuỳ theo mỗi giáo viên. Tuy nhiên dù dạy theo cách nào thì ba phần này vẫn luôn có mối quan hệ hỗ trợ, gắn khít. Phần tìm hiểu bài giúp học sinh hiểu nội dung nghệ thuật của bài, thể hiện hiểu biêt của mình xung quanh bài đọc. Như vậy phần tìm hiểu bài có vai trò quan trọng. Vì đã góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ vào đời sống và kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình thành ở các em tính cách cao đẹp . 
Trong quá trình tìm hiểu bài bước đầu phải biết phân bài ra thành các đoạn dể thuận tiện cho việc tìm hiểu bài, nội dung và nghệ thuật của từng đoạn, như tìm giọng đọc của đoạn đó, từ đó mới hiểu được nội dung toàn bài tốt nhất.
Muốn chia đoạn các em phải tìm được những từ, hay câu chủ đề của đoạn. Những kỹ năng này không dễ hình thành ở học sinh tiểu học, đòi hỏi người giáo viên phải trực tiếp hình thành cho học sinh, giáo viên tổ chức, điều khiển hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài của từng đoạn bằng các phương pháp như: Vấn đáp, trực quan... và có thể sử dụng một loạt biện pháp kỹ thuật khác trong giờ dạy như : Kỹ thuật phát hiện ,các thủ pháp nghệ thuật ..Còn đối với học sinh ở mỗi đoạn học sinh cần làm các công việc như : Trả lời câu hỏi hay làm bài tập cho trước để tìm hiểu đoạn tiếp theo cho học sinh phải tìm được các từ khó cần giải nghĩa, học sinh phải khái quát được ý nghĩa của đoạn và từ đó tìm hiểu về vấn đề khác liên quan đến nội dung đoạn.
Quá trình hướng dẫn nội dung khai thác bài , giáo viên cần sử dụng thật linh hoạt các phương pháp phải sáng tạo luôn thay đổi các dạng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh, tìm hiểu bài cũng như để khai thác nội dung tranh ảnh để minh hoạ.
Để phần tìm hiểu bài đạt kết quả cao, nhằm rèn kỹ năng đọc tốt cần phải quan tâm tốt cách tổ chức có hệ thống và lôgíc các nội dung bài sau cho giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn, giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của giáo viên trong mỗi tiết dạy chỉ là người tổ chức dẫn dắt giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới.
Ngoài ra để phần tìm hiểu bài tiến hành được tốt cần phải có các yếu tố khác như cơ sở vật chất, tranh ảnh cho bài học phong phú, đẹp và cuối cùng là trình độ giáo viên. Nếu phối hợp được các yếu tố trên sẽ giúp học sinh hiểu bài và hiểu sâu, hiểu bài mang một cách có hệ thống tăng hiệu quả đọc đúng đọc hay làm cho giờ học sôi nổi. Từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, thêm hiểu biết và yêu những cái đẹp của cuộc sống qua từng bài học .
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này ,tôi đã tiến hành điều tra giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Minh Diệu A .
Trường Tiểu Học Minh Diệu A được thành lập năm 1994 thuộc xã Minh Diệu huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu. Trường có tất cả 20 lớp có 394 học sinh, trường đạt loại khá trong hai năm với 30 giáo viên được đào tạo như sau : 
Đại học : 	1 giáo viên.
Cao đẳng tiểu học : 	 11 giáo viên .
Trung học sư phạm12+2 :	07 giáo viên.
Trung học sư phạm 9+3 :	9 giáo viên .
Về chất lượng học sinh năm qua 2013 – 2014 đạt 60 học sinh giỏi, chiếm15% ; 134 học sinh khá : đạt 33,5% ; 197 học sinh trung bình : 49,25% ; 09 học sinh yếu: 2,25% .
Trên đây là mặt thuận lợi mà nhà trường hiện có song trường vẫn còn một số khó khăn và hạn chế : Trường nằm trên địa bàn vùng sâu cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu cho học tập .Trình dộ dân trí thấp đa số dân sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 95% ,cuộc sống còn khó khăn quanh năm phải làm mướn nên việc quan tâm đến việc học tâp ở cho học sinh còn hạn chế .Thậm chí có gia đình chỉ nhờ giáo viên giảng dạy. Bên cạnh đó vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên cha mẹ cho các em nghỉ học để giúp gia đình. Từ những lí do đã nêu trên dẫn đến chất lượng học tập của các em không cao, nên ảnh hưởng đến việc giáo dục của nhà trường .
Quá trình tìm hiểu điều tra thực tiễn về hiện trạng giảng dạy giờ tập đọc nói chung ở tiểu học và lớp 4 nói riêng ,bằng các hình thức và phương pháp khác nhau :Dự giờ trắc nghiệm phỏng vấn, quan sát .Tôi thu được một số vấn đề đáng lưu ý như sau :
I. QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIỜ TẬP ĐỌC 
Nhìn chung giáo viên Tiểu học đều coi trọng giờ tập đọc . Nhưng qua thực tế cho thấy cả hai đối tượng giáo viên, học sinh , kỹ năng đọc hiểu của thầy và trò ở Tiểu học nói chung còn hạn chế. Giáo viên do trình độ không đều ,khả năng tiếp thu vận dụng không cao.
Số giáo viên ở các lớp đầu cấp cho rằng trong tiết Tập đọc phần tìm hiểu nội dung là rất quan trọng. Do đó giáo viên trong tiêt dạy cho học sinh gần 2/3 lớp được đọc học sinh đọc không đạt yêu cầu .Nhưng về phần luyện đọc còn xem nhẹ nên chưa được coi trọng đây thật sự là mối lo ngại và giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của giờ Tập đọc đối với các môn học khác. Riêng các giáo viên ở các lớp cuối cấp cho rằng phân luyện đọc phần tìm hiểu bài có tầm quan trọng ngang nhau.
Thông thường giáo viên chia đoạn cho học sinh. Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên lệ thuộc quá nhiều vào sách hướng dẫn thường sử dụng câu hỏi ở sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt (96 %) chỉ có 4% giáo viên đạt câu hỏi bên ngoài và khi gặp những từ khó cần giải nghĩa, 20% giáo viên tự cho học sinh tự tìm hiểu, 80% giáo viên cho học sinh giải thích từ có thể, còn lại do giáo viên giải thích vấn đề tìm hiểu bài nghệ thuật ít để ý tới (chỉ có 10% hỏi trả lời là có cho tìm hiểu nghệ thuật của bài).
II. CÁCH TIẾN HÀNH MỘT TIẾT TẬP ĐỌC :
Qua tìm hiểu thực tiễn giáo viên dạy lớp 4 và các lớp khác trả lời giống nhau về câu hỏi cách tiến hành hai phần chính của bài tập đọc: phần luyện đọc, tìm hiểu và đọc diễn cảm sau.
III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN RÈN ĐỌC HIỂU :
Như ta đã biết hiện nay tiểu học đã sử dụng nhiều phương pháp Tập đọc mới tiến bộ như: Phương pháp vấn đáp, gợi mở, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề,phương pháp luyện tập ,thảo luận nhóm... mặc dù các phương pháp dạy học đã được cải tiến, nhưng nhìn chung giáo viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học.
Ví dụ : Giáo viên nặng về phần tìm hiểu không chú trọng phần tìm luyện đọc, hoặc quá coi trọng phần tìm hiểu mà coi nhẹ mục đích yêu cầu giờ tập đọc, đọc để hiểu mà hiểu tốt thì sẽ đọc tốt. Học sinh còn nặng về học vẹt, còn bị giáo viên áp đặt hiểu biết phạm vi bài chưa phát triển tư duy, chưa dẫn dắt để học sinh phát hiện cái hay của tác phẩm.
Nặng về giờ nội khoá mà chưa coi trọng giờ ngoại khoá và khuyến khích học sinh đọc thêm các tác phẩm ở nhà chưa sử dụng kết hợp nhiều cách đọc để làm giờ học trở nên sinh động gây hứng thú tập đọc .
Sách giáo khoa đưa ra cái hợp lý , nhưng giáo viên sử dụng toàn bộ những câu hỏi đó vào phần tìm hiểu bài nhưng chưa có phần điều chỉnh cho phù hợp để bổ sung kịp thời.
Sử dụng quá máy móc bài soạn ,sách hướng dẫn của giáo viên .
V. THỰC TRẠNG DẠY NHẰM TÌM HIỂU BÀI Ở LỚP 4:
Qua tìm hiểu bài và dự giờ lớp 4 nhìn chung giờ tập đọc được dạy theo trình tự sau: 
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	Học sinh đọc giáo viên kiểm tra ,học sinh hiểu và cảm thụ bài trước bằng cách nêu một vài câu hỏi có tính chất kết hợp về nội dung hoặc hình thức của bài học.
	2. Bài mới : 
A. Giới thiệu bài : (kết hợp tranh nếu có ) giáo viên nêu một vài nét về tác giả,về xuất xứ hoàn cảnh sáng tác về giá trị văn học của bài học .
B. Hướng dẫn bài mới:
* Hoạt động 1: Hương dẫn luyện đọc :
Giáo viên đọc mẫu lần một hoăc cho học sinh tiếp nối nhau đọc.
Gv kết hợp chữa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó trong bài
Vài học sinh đọc lại toàn bài
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài:
Giáo viên chia đoạn cho học sinh.
HS lần lượt đọc thầm từng đoạn sau đó GV nêu câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét .
GV nhận xét, kết luận .
HS rút ra nội dung của bài học, HS khác nhận xét.
GV kết luận nội dung bài.
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
GV gọi HS đọc lại toàn bài.
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc và cách đọc hay.
GV treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn đọc diễn cảm.
 + GV đọc mẫu, HS lắng nghe.
 + HS tìm cách đọc và luyện đọc.
 + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 + GV nhận xét .
 + Cho vài HS đọc diễn cảm toàn bài.
 + GV nhận xét. 
3. Củng cố :
Một học sinh đọc lại cả bài ,
Đặt một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức đọc của học sinh .
Giáo viên tóm tắt và liên hệ thực tế .
 4. Dặn dò và nhận xét tiết học :
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau ,
Nhận xét đánh giá tiết học 
VI. NHỮNG KẾT LUẬN :
Sau khi tiến hành, tìm hiểu và điều tra thực tiễn, tôi rút ra một số kết luận sau :
Giờ tập đọc có vai trò, vị trí rất quan trọng ở tiểu học .
Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc dạy đọc và nhiệm vụ chính của việc dạy đọc.
Trong giờ Tập đọc giáo viên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học mới luôn coi trọng là trung tâm giáo viên là người tổ chức và dẫn dắt vấn đề học sinh là người chủ đông , sáng tạo,tìm ra kiến thức mới một cách linh hoạt.
Trong giờ học các thao tác tìm hiểu chưa được quan tâm chú ý đúng mức .Nhận thức của giáo viên về thao tác này chưa được chính xác . Vì thế thời gian dành cho phần này cũng như các bước tìm hiểu bài giáo viên thực hiện chưa tốt .
Bài tập của phân môn tập đọc và vở bài tập Tiếng Việt chưa hợp lý với nội dung cần tìm hiểu bài tập đọc.Vì thế vẫn đến tình trạng giáo viên lúng túng trong việc phối hợp tìm hiểu bài và giải bài tập. Tranh ảnh minh hoạt cho bài tập còn quá ít, khiến cho giáo viên không thể khai thác hết nội dung. Phần lớn giáo viên ít hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nghệ thuật của bài tập đọc .
CHƯƠNG III :MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA THAO TÁC TÌM HIỂU BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 
- Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn cơ sở lý luận của việc dạy học tôi đã nhận thấy thực tế dạy học chưa đáp ứng yêu cầu của dạy đọc của tiểu học.Vì thế khắc phục những hạn chế, phát hiện những ưu điểm hiện có ở thực tế .
- Tôi xin đưa ra một số biện pháp với mong muốn là có thể nâng cao hiệu quả tìm hiểu bài và hiệu quả rèn đọc hiểu của giờ Tập đọc lớp 4 nói riêng và tiểu học nói chung .
1. Xây dựng phiếu bài tập và sử dụng phiếu bài tập cho mỗi bài tập đọc:
- Ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mỗi tiết Tập đọc điều có trong vở bài tập Tiếng Việt, tuy nhiên hệ thống bài tập chưa phải là hệ thống văn bản mẫu mực. Có nhiều bài có thể dạy đọc nhớ khó dạy đọc hiểu do nội dung rời rạc, không có chiều sâu cho nên cần xây dựng lại những bài tập cho từng bài để khai thác hết nội dung của bài.
- Phiếu bài tập luôn phù hợp với trình độ học sinh.Với những học sinh có trình độ phát triển nhanh, phiếu bài tập chính là phương tiện giúp học sinh bộc lộ hoạt động trí tuệ và nâng lực của mình trong việc đọc hiểu .Với những học sinh phát triển chậm, phiếu học tập là tài liệu hướng dẫn học sinh tiếp nhận sự hướng dẫn của giáo viên. Để từ đó có cơ sở hoàn thành nhiêm vụ tiết học đối học sinh phát triển bình thường, phiếu học tập phải gơi ý cho trước khi các em đến lớp và hoàn thành bài nâng cao sau khi học trên lớp .
- Đối với giáo viên phiếu bài tập là một tài liệu tham khảo tốt giúp người dạy tìm hiểu quá trình tham gia việc làm của học sinh. Trong giờ học để chỉ dẫn phù hợp. Phiếu bài tập cần được giao trước cho học sinh khi vào bài mới .
	- Biên soạn phiếu bài tập này không ai khác chính là giáo viên. Thiết kế phiếu bài tập cho từng tiết dạy trong quá trình chuẩn bị giờ lên lớp cho đối tượng học sinh xác định cụ thể.
	- Cần nắm rõ quá trình hiểu văn bản gồm hai cấp độ cơ bản ở mỗi cấp độ thường thiết kế các câu hỏi cho phù hợp ,đúng đắn cần đưa vào tính chất cơ bản để xây dựng hệ thống câu hỏi như :
	+ Tính hướng đích. 
+ Tính đơn giản dễ hiểu. 
+ Tính tự nhiên. 
+ Tính vừa sức .
a/ Rà soát lại hệ thống câu hỏi bài tập của sách giáo khoa .Với những câu hỏi bài tập mà nội dung hợp lý sử dụng được thì công việc chỉ còn là chuyển những câu hỏi bài tập thành bài tập không yêu cầu học sinh dùng lời nói mà được bằng hành động vật chất như : viết, vẽ, tô .
Dưới những hình thức bài tập trắc nghiệm ,các bài tập có thể xây dựng phiếu .
	Nối ô thích hợp với nhau
•	Gạch dưới từ theo yêu cầu câu hỏi .
•	Điền từ vào ô trống. 
•	Đánh dấu vào trước câu mà em cho là đúng .
•	Viết câu trả lời .
- Những nội dung nêu trên được xây dựng thành các bài tập phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp .
- Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên xen kẽ nội dung tìm hiểu bài và cho học sinh sửa bài tập trong phiếu được sửa sẵn.
- Bài tập yêu cầu giải nghĩa những từ quan trọng, từ “chìa khóa” của bài. Đây là dạng bài tập rất hiếm của sách giáo khoa hiện hành. Nhiều lúc sách chọn không đúng từ để giải nghĩa vì đó không phải từ quan trọng nhất của bài. Còn hình thức phổ biên nhất là sách giáo khoa giải nghĩa sẵn học sinh chỉ cần nhắc lại chứ không có tác dụng các dạng bài tập dạy nghĩa khác nhau.
- Mặt khác như tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra, để nhớ và hiểu những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả những chữ quan trọng như nhau mà cần sàng lọc những từ “chìa khoá”. Những nhóm từ cơ bản, những từ có vấn đề cần chọn những từ này để giải nghĩa vì đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khoá văn chương đó là những từ dùng đặt tạo nên giá trị của bài.
- Chúng ta biết đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh có sức biểu cảm và có tính đa nghĩa.
- Các bài tập đọc dạng đọc hiểu một văn bản , văn chương cần bộc lộ rõ đặc trưng này. Cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra những đặt tính nghệ thuật và đánh giá, giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Đó là những từ giàu sắc màu, biểu cảm như các từ láy những từ mang nghĩa bóng, đa nghĩa ...
- Dạng bài tập yêu cầu học sinh phát hiện những câu quan trọng của bài, những câu nêu đại ý của chủ đề của bài :
- Cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra mối quan hệ bên trong của văn bản để thấy nghĩa hàm ẩn của nó chứ không chỉ có nghĩa hiển hiện .
- Cần dạy cho học sinh biết đọc giữa các hàng chữ để tìm ra chủ đề là điều tác giả muốn gửi gắm vào bài văn, bài thơ.
+ Dạng bài tập yêu cầu khái quát ý của đoạn, bài .
+ Dạng bài tập này không có trong sách giáo khoa tiểu học. Mục đích bài tập này giúp cho học sinh có kỹ năng tóm tắt văn bản, rút ra ý chính của nó, với những tác phẩm văn chương học sinh biêt phân tích đề tài, chủ đề, trả lời được câu hỏi.
- Đây là một số kỹ năng thiết yêu phải hình thành khi dạy đọc. Vì vậy tuy sách giáo khoa không nêu lên thành yêu cầu, trong giờ Tập đọc, nhiều giáo viên vẫn yêu cầu học sinh tìm đại ý, chủ đề và thực tế và cho thấy rằng đây là một côn

File đính kèm:

  • docSKKN_Doc_hieu_lop_4.doc
Giáo án liên quan