Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua mô hình hoạt động của các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh

Thông qua mô hình câu lạc bộ Kịch nghệ, các em học sinh tự thể hiện được năng khiếu của bản thân, học tập nhau thể hiện bản thân, kỹ năng đồng cảm được rèn luyện, các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp hằng ngày và thể hiện được mình trước tập thể. Cũng thông qua nội dung các vỡ kịch, những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội được truyền tải mạnh mẽ đến các em học sinh trong toàn Liên đội.

 Hầu như, giống với các câu lạc bộ khác trong tại trường Tiểu học Duy Ninh, câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội tập trung thành viên của tất cả các khối lớp, do đó đều phải thực hiện những quy định chung của các câu lạc bộ. Trong

quy định có nội dung về cách xưng hô, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong Câu lạc bộ với nhau.

Về cách xưng hô: Các thành viên trong các Câu lạc bộ nếu học lớp dưới thì phải gọi phải gọi các bạn lớp trên bằng “anh, chị” và xưng là “em hoặc tên”; bạn cùng khối lớp thì gọi “bạn”, xưng “tên”; các bạn lớp trên đối với các em lớp dưới thì xưng là “anh, chị” và gọi là “em”; Về tinh thần hợp tác: Các thành viên phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc chia ra từng nhóm tập kịch và giao việc cho nhóm, ít khi giao việc cá nhân mục tiêu là rèn kỹ năng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua mô hình hoạt động của các câu lạc bộ tại trường Tiểu học Duy Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. 
Sau những trải nghiệm cùng các CLB, học sinh sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kĩ năng mà mình thu được. Chính những điều này sẽ giúp các em luôn “sẵn sàng cho cuộc sống” mai sau của các em.
2.2.1. Mô hình câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội, rèn các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
Một trong những hạn chế của học sinh trường Tiểu học Duy Ninh đó chính là khả năng nói chuyện, trình bày trước đám đông, và khả năng ứng phó với những tai nạn thương tích, đuối nước. Xuất phát từ mục tiêu rèn luyện kỹ giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn thể hiện mình trước đám đông, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh trước những hiểm họa rình rập đối với bản thân các em, Liên đội đã xây dựng mô hình CLB Kịch nghệ nhằm tạo cho các em có điều kiện trực tiếp thực hành rèn luyện các kĩ năng này. 
Bước vào đầu năm học, Tổng phụ trách Đội tiến hành khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng học sinh, xây dựng kế hoạch thành lập các câu lạc bộ, tham mưu với Ban giám hiệu Nhà trường, thông qua sự phối hợp của các anh chị phụ trách lớp để tổ chức cho học sinh đăng ký thành viên câu lạc bộ Kịch nghệ.
Sau khi có đủ thành viên đảm bảo theo yêu cầu, Tổng phụ trách Đội tiến hành ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Ban chủ nhiệm (01 Giáo viên có năng khiếu diễn kịch trong Nhà trường làm Chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội và 01 học sinh là thành viên của câu lạc bộ làm Phó chủ nhiệm); xây dựng Quy chế hoạt động và kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ.
Điều kiện tham gia Câu lạc bộ Kịch nghệ đó là: Tự nguyện tham gia sinh hoạt; Yêu thích tìm hiểu các vấn đề xã hội, học tập, rèn luyện và phát triển các kỹ năng; Có tinh thần: “Đoàn kết - xây dựng - cùng phát triển”. Kinh phí hoạt động CLB được huy động từ kinh phí hỗ trợ của ban đại diện cha mẹ học sinh; vận động từ các đơn vị, tổ chức xã hội khác. Kinh phí hoạt động CLB được sử dụng để tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ, các chương trình tập luyện của CLB và các hoạt động khác.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, câu lạc bộ tiến hành ra mắt trước toàn Liên đội với 27 thành viên tham gia.
Thực tế, trong suốt năm học 2014 – 2015, câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh đã ra mắt, tiến hành hoạt động và duy trì tốt hoạt động của mình. Theo từng đợt thi đua, từng chủ điểm sinh hoạt trong năm học, câu lạc bộ họp bàn, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của câu lạc bộ và đề ra kế hoạch hoạt động tiếp nối. 
Một buổi tập luyện của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh.
Câu lạc bộ kịch đã tiến hành tập luyện thường xuyên các vỡ kịch sưu tầm trên internet hoặc sách báo hay do các em học sinh nghĩ nội dung và giáo viên trong trường biên soạn. Nội dung xuyên suốt các vỡ kịch là những thông điệp của các em chuyển tải đến cho mọi người như giữ an toàn cho bản thân, gia đình trong mùa bão lũ; phòng tránh tai nạn, đuối nước, giữ gìn an toàn giao thông, tránh xa bạo lực học đường. 
Đội kịch của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham diễn trong chương trình “Vì một mái nhà an toàn hơn” tại Đồng Hới.
Đội kịch của CLB Kịch nghệ của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham diễn cùng Giáo viên và Phụ huynh “Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học” cấp huyện.
Sau khi hoàn chỉnh các vỡ kịch, đội Kịch tiến hành trình diễn cho học sinh toàn Liên đội cũng xem trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể hoặc do cấp trên yêu cầu như: tham diễn vỡ “Ông thợ nề bướng bỉnh” trong Hội thảo “Vì một mái nhà an toàn hơn” tại Đồng Hới, tham diễn vỡ kịch “Đừng để nước mắt rơi” trong Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học cấp huyện. Những vỡ kịch do câu lạc bộ Kịch nghệ thể hiện đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong lòng khán giả, đặc biệt là những khán giả học sinh trường Tiểu học Duy Ninh.
Thông qua mô hình câu lạc bộ Kịch nghệ, các em học sinh tự thể hiện được năng khiếu của bản thân, học tập nhau thể hiện bản thân, kỹ năng đồng cảm được rèn luyện, các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp hằng ngày và thể hiện được mình trước tập thể. Cũng thông qua nội dung các vỡ kịch, những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước và các tệ nạn xã hội được truyền tải mạnh mẽ đến các em học sinh trong toàn Liên đội.
	Hầu như, giống với các câu lạc bộ khác trong tại trường Tiểu học Duy Ninh, câu lạc bộ Kịch nghệ của Liên đội tập trung thành viên của tất cả các khối lớp, do đó đều phải thực hiện những quy định chung của các câu lạc bộ. Trong 
quy định có nội dung về cách xưng hô, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong Câu lạc bộ với nhau. 
Về cách xưng hô: Các thành viên trong các Câu lạc bộ nếu học lớp dưới thì phải gọi phải gọi các bạn lớp trên bằng “anh, chị” và xưng là “em hoặc tên”; bạn cùng khối lớp thì gọi “bạn”, xưng “tên”; các bạn lớp trên đối với các em lớp dưới thì xưng là “anh, chị” và gọi là “em”; Về tinh thần hợp tác: Các thành viên phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc chia ra từng nhóm tập kịch và giao việc cho nhóm, ít khi giao việc cá nhân mục tiêu là rèn kỹ năng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
 Việc tổ chức đánh giá hoạt động của câu lạc bộ vào cuối tháng hoặc cuối đợt thi đua cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Trong các buổi sinh hoạt này, giáo viên có vai trò định hướng, nhắc nhở học sinh cách nói sao cho lưu loát, mạch lạc và có logic trước tập thể. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của câu lạc bộ, của các thành viên cũng là một cách giúp các em rèn kỹ năng ứng xữ giữa bạn với bạn, cách nhận xét, đánh giá con người cho học sinh.
Năm học qua, hoạt động của câu lạc bộ Kịch nghệ đã có tác dụng lớn, không chỉ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào phong trào chung của Nhà trường, Liên đội. Nhờ nội dung phong phú trong các vỡ kịch nên giáo dục được cho Đội viên, Nhi đồng phát triển nhân cách một cách toàn diện, giáo dục được kỹ năng sống cho học sinh trong đó đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước, an toàn giao thông... Thông qua hoạt động của câu lạc bộ, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. 
Nhờ nội dung các vỡ kịch mang tính giáo dục cao nên Đội viên, Nhi đồng trong Liên đội sau khi xem các vỡ kịch đã biết nhận thức điều gì tốt, điều gì xấu, điều gì nên học theo, điều gì không nên. Các em đã biêt học hỏi theo các nhân vật, rèn luyện mình để trở thành người có nhân cách tốt, bắt đầu bằng việc thực hiện thật tốt “Quy tắc ứng xử của học sinh” mà nhà trường đã quy định. Khi giao tiếp với thầy cô giáo, nhân viên trong trường và người lớn tuổi biết nói năng lễ độ, xưng hô đúng mực, thể hiện sự kính trọng, lễ phép; Khi giao tiếp với bạn bè biết dùng lời lẽ hòa nhã, trong sáng, tuyệt đối không nói tục, chửi thề, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, thái độ lịch sự, đoàn kết, tôn trọng nhau; Trong sinh hoạt luôn vui vẻ, hòa đồng, trung thực, khiêm tốn, vị tha; tuyệt đối không gây gổ, xúc phạm bạn hoặc đánh nhau. Trong toàn Liên đội, hiệu quả của các phong trào thi đua như phong trào "Gọi bạn xưng mình", "Đi thưa về chào", "Nhặt của rơi trả lại người đánh mất", phong trào giữ trật tự an toàn giao thông trong trường học được nâng lên rõ rệt. Nhà trường cũng như Liên đội gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật: Đạt giải Ba phần thi Tiểu phẩm trong ngày Giao lưu học sinh Tiểu học lớp 5 cấp huyện, Liên đội giữ vững thành tích Liên đội Vững mạnh Xuất sắc cấp huyện nhiều năm liền.
Cuối năm học 2014-2015, khi bình bầu thi đua khen thưởng cuối năm theo Thông tư 30, nhiều em đã được khen tiến bộ về giao tiếp, trong giúp đỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể hoặc ý thức tự phục vụ tốt.
2.2.2. Mô hình câu lạc bộ Nghệ thuật nhằm giúp học sinh rèn các kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, nhạc cụ, thi kể chuyện, vẽ tranh, cắm hoa, sáng tạo các loại vật dụng phục vụ học tập, vui chơi Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Em Lê Võ Hương Quỳnh, thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham gia Hội thi “Kể chuyện theo sách” đạt giải Ba cấp trường.
Nhận thức được vấn đề, Tổng phụ trách Đội đã bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng Đội cấp trên, thực hiện kế hoạch năm học của Nhà trường, tiến hành tổ chức các chương trình, hoạt động tích cực nhằm giáo dục các em. Một trong các hoạt động đó là thành lập câu lạc bộ Nghệ thuật. Mục đích hoạt động của Câu lạc bộ Nghệ thuật chính là để phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu về một lĩnh vực nghệ thuật nào đó (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Kể chuyện, Ngâm thơ...). Đây sẽ là một sân chơi bổ ích cho các em, giúp các em phát huy tối đa tính sáng tạo cũng như khả năng cảm thụ thẩm mỹ của bản thân. Thúc đẩy phong trào sáng tạo nghệ thuật của nhà trường thông qua hoạt động sáng tác. Phát huy tình cảm, tình yêu mến, niềm tự hào của học sinh đối với quê hương, đất nước; gắn bó với cuộc sống và con người quê hương; Tạo sân chơi cho học sinh phát triển các năng khiếu của bản thân, chọn học sinh tiêu biểu đi thi các cuộc thi, đi giao lưu các trường; Nâng cao tinh thần, trách nhiệm chung cho tất cả học sinh về việc giữ gìn, làm đẹp cho ngôi trường, lớp học.
Tiến trình thành lập câu lạc bộ Nghệ thuật cũng tương tự như câu lạc bộ Kịch nghệ gồm khảo sát tình hình, đăng ký thành viên, thành lập câu lạc bộ và Ban chủ nhiệm, đề ra kế hoạch, Quy chế hoạt động. Khi ra mắt, thành viên câu lạc bộ Nghệ thuật do lĩnh vực rộng hơn nên số lượng thành viên cao hơn nhiều so với câu lạc bộ Kịch nghệ, 125 thành viên; Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ thuật cũng có thay đổi: Chủ nhiệm là giáo viên Tổng phụ trách Đội, các phó chủ nghiệm gồm giáo viên dạy Mỹ thuật, giáo viên dạy Âm nhạc và giáo viên dạy Thủ công, kỹ thuật.
Em Nguyễn Thị Hà Tâm, thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham gia tiết mục văn nghệ trong buổi Tuyên truyền ATGT của Công an huyện Quảng Ninh tại trường.
Tại câu lạc bộ Nghệ thuật, học sinh được thể hiện hết những khả năng tiềm tàng của bản thân mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Cũng tại câu lạc bộ này, các kỹ năng hoạt động nhóm, tự phục vụ bản thân, thể hiện mình của các em sẽ được rèn giữa nhiều hơn, thành thục hơn, giúp ích cho các em rất nhiều trong học tập cũng như cuộc sống. 
Các em thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh vẽ trang trí báo ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nhóm.
Các em thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham gia thi vẽ tranh chủ đề “Ngôi trường mơ ước của em”.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên Chủ nhiệm, các em có thể thể hiện được năng khiếu kể chuyện, ngâm thơ của mình trước tập thể lớp hay trước toàn Liên đội thông qua các Hội thi. Các em được cô giáo dạy Âm nhạc tập luyện hát, múa để tham gia các chương trình văn nghệ của lớp, của Liên đội hay cấp trên tổ chức. Các em cũng được cô giáo dạy Thủ công kỹ thuật hướng dẫn để phối hợp với các bạn, tự tạo ra những sản phẩm từ những vật liệu rất gần gũi với các em như vỏ chai nhựa, lon bia, hộp sữa chua, giấy gói quà, bìa các tông. Hoặc các em có thể thỏa sức say mê tưởng tượng và thể hiện ước mơ, khát vọng của mình trong những bức vẽ đẹp dưới sự hướng dẫn của giáo viên Mỹ thuật. 
Các em thành viên CLB Nghệ thuật của Liên đội trường Tiểu học Duy Ninh tham biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại UBND xã.
Học sinh tham gia Hội thi Tái chế rác trong “Ngày hội Học sinh Tiểu học” cấp trường.
Năm học 2014 - 2015, Liên đội luôn đẩy mạnh hoạt động của mô hình câu lạc bộ Nghệ thuật. Câu lạc bộ hoạt động dựa theo những chủ điểm của Đội đề ra trong năm học. Đã tiến hành 15 buổi sinh hoạt nhằm đánh giá những thành quả đạt được của câu lạc bộ. Khi Liên đội tổ chức các Hội thi như “Kể chuyện theo sách”, Làm báo ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tái chế rác, Văn nghệ... thành tích của các em được nâng cao hơn trước, thúc đẩy phong trào hoạt động Đội trong Nhà trường nâng cao hơn một bậc.
Thông qua hoạt động của mô hình câu lạc bộ Nghệ thuật, học sinh được rèn các kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Các em biết phát huy sự sáng tạo cá nhân và tinh thần đoàn kết tập thể để cùng nhau hoàn thành sản phẩm như tranh vẽ, sản phẩm thủ công, các bài hát múa tập thể theo ý tưởng chung của nhóm mình. Cuối năm học, nhiều em được bình bầu, khen thưởng về năng khiếu Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công hay khen thưởng đạt thành tích tốt trong các phong trào Hoạt động Đội.
2.2.3. Mô hình câu lạc bộ Học tập nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng kiên trì trong học tập, kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu.
	Một câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa, các em sẽ luôn có được những định hướng đúng đắn từ các thầy cô giáo có kinh nghiệm và còn có chỗ dựa vững chắc trong quá trình hoạt động. Một trong những mô hình câu lạc bộ có tác động lớn, giúp học sinh rèn kỹ năng sống và cũng đồng thời bổ trợ tích cực cho chất lượng học tập của học sinh, đó chính là câu lạc bộ Học tập của Liên đội. Đây là mô hình được Liên đội duy trì tốt từ nhiều năm nay. 
	Cũng như các mô hình câu lạc bộ khác trong trường học, quy trình hình thành câu lạc bộ Học tập cũng được tiến hành ngay từ đầu năm học. 
	Bước đầu, giáo viên Tổng phụ trách Đội tham mưu cùng lãnh đạo nhà trường, dưới sự phối hợp giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm, đồng thời qua khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, Tổng phụ trách đội lập danh sách thành viên đã đăng ký và thành lập Ban chủ nhiệm CLB (gồm Phó Hiệu trưởng, phụ trách Chuyên môn làm chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm là các Giáo viên chủ nhiệm, các thành viên khác của ban là các thành viên Hội đồng Tự quản phụ trách Học tập của các lớp); Huy động kinh phí tổ chức và duy trì, nâng chất lượng câu lạc bộ (một phần từ ngân sách nhà trường, đóng góp tự nguyện của các thành viên thông qua Nghị quyết Ban đại diện cha mẹ học sinh; Một phần từ kêu gọi các tập thể, cá nhân hảo tâm); Chuẩn bị các loại văn bản cần thiết cho buổi ra mắt và tổ chức ra mắt câu lạc bộ; Bước cuối cùng là xác định trọng tâm hoạt động, xây dựng kế hoạch để duy trì, nâng chất lượng hoạt động câu lạc bộ Học tập trong suốt năm học.
	Tại trường Tiểu học Duy Ninh, Câu lạc bộ Học tập, với hầu như 100% học sinh trong toàn Liên đội tham gia. Dựa trên sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm các lớp và các giáo viên bộ môn, các em được hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong học tập trong các giờ lên lớp hoặc trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những vấn đề khó, những điều thắc mắc, các em có thể trực tiếp hỏi bạn bè hoặc thầy cô tại lớp hoặc có thể thông qua phương tiện liên lạc là điện thoại nếu các em tự học ở nhà mà cần sự giúp đỡ.
	Câu lạc bộ Học tập cũng đề ra những nhiệm vụ cụ thể như yêu cầu các lớp xây dựng góc học tập tại lớp, góc thư viện, góc thiên nhiên... phục vụ cho nhu cầu học tập của các em. Trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các em thành viên chủ chốt của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ học tập (tức là các em trong Hội đồng tự quản phụ trách học tập của các lớp) sẽ điều hành hoạt động của lớp mình để tiến hành chữa các bài tập trong hoạt động ứng dụng hoặc rèn đọc, rèn viết cho các bạn.
	Đặc biệt, mô hình Trường học mới VNEN với phương pháp học theo nhóm đã tạo điều kiện thuận lợi không ít cho hoạt động của Câu lạc bộ Học tập của Liên đội. Hầu như, ở mỗi lớp, đều có một Ban học tập, theo dõi mọi hoạt động học tập của các em học sinh như hoạt động tự quản, hoạt động nhóm... Khi học nhóm, công việc được chia đều cho mỗi thành viên, nên tất cả các thành viên đều tự ý thức làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Khi gặp một vấn đề trong bài học, như giải một bài toán khó chẳng hạn, dưới sự điều hành của nhóm trưởng, nhóm sẽ họp lại, mỗi người sẽ có cách làm riêng sau đó tập hợp lại để tìm được cách làm hay nhất. Cách học theo nhóm vừa giúp các em học tốt vừa tạo được không khí thoải mái, nên tiếp thu bài cũng tốt hơn, mối quan hệ giữa các em học sinh cũng gần gũi, đoàn kết hơn. Cũng thông qua cách học nhóm này, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều hành, kỹ năng hoạt động nhóm của học sinh cũng được rèn luyện tốt hơn.
Học sinh tham gia thi Trạng nguyên Nhỏ tuổi.
Cuối mỗi đợt Thi đua của Đội, câu lạc bộ Học tập cũng tiến hành sinh hoạt định kỳ để đánh giá lại các mặt hoạt động của câu lạc bộ, chọn và khen thưởng những gương mặt xuất sắc nhất. 
Học sinh thực hành trong tiết Khoa học.
Nhờ hoạt động của câu lạc bộ Học tập mà phong trào học tập trong toàn Liên đội được nâng lên rõ rệt. Khi học tập, kỹ năng hoạt động nhóm của các em thể hiện rõ rệt hơn, kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu của các em thể hiện rõ nét hơn. Thành tích của các em do đó cũng tốt hơn so với trước.
Thi Trạng nguyên Nhỏ tuổi cấp trường có 13 giải: 05 Trạng nguyên, 05 Bảng nhãn và 03 Thám hoa. Phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” được giữ vững:Có 17/17 lớp chuẩn, đạt 100% số lớp và % số HS đạt chuẩn VSCĐ. Thi ”Viết chữ đẹp” cấp trường có 45 em đạt giải: 09 giải A; 15 giải B; 21 giải C; Giải toán qua mạng: Cấp trường: 19 em đạt giải: 06 giải Nhất; 03 giải Nhì; 03 giải Ba; 07 giải Khuyến khích; Thi Olympic tiếng Anh qua internet: Cấp huyện có 03 em đạt giải: 03 giải Ba; Thi “Kể chuyện theo sách” cấp trường:Có 10 em đạt giải: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 07 giải Khuyến khích.
Cuối năm học, chất lượng và hiệu quả giáo dục có những bước tiến lớn. Về phẩm chất, năng lực đều đạt 100 %
Theo Thông tư 30, các em tự bình bầu khen thưởng cuối năm dựa trên thành tích mà các em đã đạt được trong năm học qua. Toàn Liên đội có 297 em được khen thưởng các mặt như: Hoàn thành tốt nội dung các môn học, hoàn thành tốt nội dung môn Toán, Hoàn thành tốt nội dung môn Tiếng Việt, có năng khiếu và sáng tạo trong môn Mỹ thuật, có tiến bộ trong giao tiếp, có năng lực điều hành nhóm tốt....
2.2.4. Mô hình CLB Thể thao, giúp học sinh rèn các kỹ năng hợp tác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cho học sinh.
	Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái 
	Nhận thức được điều này, Tổng phụ trách Đội dựa theo quy trình thành lập các câu lạc bộ, đã tiến hành thành lập CLB Thể thao của Nhà trường, hoạt động với mục tiêu “rèn luyện thể chất, nuôi dưỡng tinh thần, phát triển toàn diện” đã thu hút được sự tham gia của nhiều thầy cô và các con học sinh. Ban chủ nhiệm gồm 01 giáo viên Thể dục làm Chủ nhiệm, 01 giáo viên thể dục, 03 học sinh có thành tích cao trong phong trào thể dục thể thao của Liên đội, tự nguyện tham gia vào câu lạc bộ làm Phó chủ nhiệm với 48 học sinh có năng khiếu về bóng bàn, cờ vua, bơi, điền kinh... tham gia vào câu lạc bộ.
	Khác với các CLB khác, CLB thể thao với đặc trưng riêng của thể thao và có nhiều điểm khác biệt. Điều khác biệt đầu tiên chính là sự kết hợp giữa các thầy cô và các học sinh. Trong sân chơi này, không có khoảng cách, không có rào ngăn giữa thầy và trò mà ở đó là hội tụ của đam mê, niềm hứng khởi của những vận động viên thể thao thực sự. Thể thao không phân biệt tuổi tác, cũng không phân bi

File đính kèm:

  • docRen_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_thong_qua_mo_hinh_hoat_dong_cua_cac_cau_lac_bo_tai_truong_Tieu_hoc_Duy.doc
Giáo án liên quan