Quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh

Trọng âm trong tiếng Anh có khá nhiều quy tắc, chính vì vậy một số bạn lo ngại là sẽ không thể nhớ hết được. Tuy nhiên các bạn cũng đừng lo lắng quá bởi các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp.

Tất nhiên chúng ta cũng cần nhớ thêm một số từ đặc biệt (exceptional) vì đi thi những từ này hay được hỏi. Nhưng để biết những từ nào là đặc biệt, chúng từ phải biết những từ nào tuân theo quy tắc trước. Sau đây là các quy luật cơ bản về trọng âm.

• Một từ chỉ có một trọng âm chính.

• Chúng ta chỉ nhấn trọng tâm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm.

• Danh từ và tính từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ: PREsent, Table, CLEver

• Động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Ví dụ: to preSENT, to deCIDE. Nếu danh từ và động từ có cùng dạng thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ.

• Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion, ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. Ví dụ: teleVIsion, geoGRAphic, chaOti

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh
Nắm những quy tắc đơn giản sau đây để sử dụng đúng trọng âm trong tiếng Anh.
Trọng âm trong tiếng anh là gì?
Không phải ngôn ngữ nào cũng có trọng âm ví dụ: tiếng Nhật, tiếng Pháp hay tiếng Việt. Còn với tiếng Anh, trọng âm của một từ chính là chìa khóa để hiểu và giao tiếp thành công. Người bản ngữ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, trong khi đây lại là trở ngại với những người vốn có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ không có trọng âm.
Trong tiếng Anh, trọng âm của từ không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Bạn không thể nhấn trọng âm vào bất cứ chỗ nào bạn thích.
Dấu hiệu nhận biết từ nhấn trọng âm
1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ:
Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble
Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...
Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: FOllow, BOrrow...
Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ: PAradise, EXercise
2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai
Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm. Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...
Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm. Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...
3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên: Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên. Ví dụ:
Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...
Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...
Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên: Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên. Ví dụ: CRItical, geoLOgical
5) Từ ghép (từ có 2 phần)
Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...
Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...
Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...
Quy tắc nhấn trọng âm tiếng anh
Trọng âm trong tiếng Anh có khá nhiều quy tắc, chính vì vậy một số bạn lo ngại là sẽ không thể nhớ hết được. Tuy nhiên các bạn cũng đừng lo lắng quá bởi các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp.
Tất nhiên chúng ta cũng cần nhớ thêm một số từ đặc biệt (exceptional) vì đi thi những từ này hay được hỏi. Nhưng để biết những từ nào là đặc biệt, chúng từ phải biết những từ nào tuân theo quy tắc trước. Sau đây là các quy luật cơ bản về trọng âm.
Một từ chỉ có một trọng âm chính.
Chúng ta chỉ nhấn trọng tâm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm.
Danh từ và tính từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ: PREsent, Table, CLEver
Động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Ví dụ: to preSENT, to deCIDE. Nếu danh từ và động từ có cùng dạng thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ.
Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion, ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. Ví dụ: teleVIsion, geoGRAphic, chaOti
Từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al, ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOlogy, CRItical
Các từ ghép có quy tắc trọng âm như sau
Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất :
BLACKbird, GREENhouse
Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai:
bad-TEMpered, old-FASHioned
Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai:
to underSTAND, to overFLOW
Lưu ý:
Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
Mở rộng về trọng âm: Dùng tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ để xác định trọng âm từ
1. Các tiếp vĩ ngữ sau đây mang trọng âm trên chính nó
-ee : employEE, refuGEE, traiNEE
-eer: engiNEER, caREER, volunTEE
-ese: ChiNESE, VietnaMESE
-ique: uniQUE, antiQUE, techNIQUE
CÁCH ĐÁNH DẤU TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH
I/ Từ có 2 âm tiết:
1/ Với động từ:
a/ Nếu âm tiết thứ hai của động từ có chứa một nguyên âm dài hoặc một nguyên âm đôi, hoặc kết thúc bằng hai phụ âm trở lên thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2
Ví dụ:
Apply / ə'plai / arrive / ə'raiv/
attract / ə'trækt / assist / ə'sist /
b/ Nếu âm tiết thứ hai của động từ có chứa một nguyên âm ngắn và kết thúc bởi một (hoặc không có) phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
enter / 'entə / open /'oupən /
envy /'envi / equal / 'i:kwəl/
c/ Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đầu nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm /əu/
Ví dụ:
Borrow /'bɔrəu/ follow / 'fɔləu/
2/ Với tính từ, trạng từ, và giới từ: quy tắc tương tự
Ví dụ:
Lovely / 'lʌvli/ even /'i:vn /
hollow/'hɔləu / correct /kə'rekt/
alive /ə'laiv/ devine/di:'vain/
ngoại lệ: honest /'ɔnist/, perfect /'pə:fikt /
3/ Với danh từ:
a/ Nếu âm tiết thứ hai có chứa một nguyên âm ngắn thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ:
money / 'mʌni / product /'prɔdəkt /
b/ các trường hợp còn lại trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ:
estate / is'teit / balloon /bə'lu:n /
design / di'zain/
II/ Từ có ba âm tiết:
1/ Động từ:
a/ Nếu âm tiết cuối có chứa một nguyên âm ngắn và kết thúc bởi một (hoặc không) phụ âm thì âm tiết đó sẽ không được nhấn, trọng âm sẽ chuyển sang âm tiết ngay trước đó (âm thứ 2)
Ví dụ:
encounter / in'kauntə / determine /di'tə:min /
b/ Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc bởi hai âm tiết , trọng âm sẽ rơi vào âm tiết cuối
Ví dụ:
entertain /entə'tein/ resurrect /rezə'rekt/
2/ Danh từ
a/ Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm ngắn hoặc /əu/ , âm này sẽ không được nhấn giọng. Nếu âm tiết ngay trước đó chứa một nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc bởi hai phụ âm thì trọng âm sẽ chuyển sang âm tiết thứ hai này.
Ví dụ:
mimosa /mi'mouzə/ disaster /di'zɑ:stə/
potato /pə'teitou/ synopsis /si'nɔpis/
b/ Nếu âm tiết chứa một nguyên âm ngắn hoặc /əu/ và âm tiết giữa chứa một nguyên âm ngắn và kết thúc bởi một (hoặc không) phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đầu tiên
Ví dụ:
quantity /'kwɔntəti/ cinema /'sinimə/
emperor /'empərə / custody /'kʌstədi/
c/ Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, thì trọng âm chính sẽ luôn rơi vào âm tiết đầu tiên, và trong một số trường hợp âm tiết cuối cũng được nhấn giọng (trọng âm phụ)
ví dụ:
intellect /'intə,lekt / marigold /'mæri,gould/
Alkali /'ælkə,lai/
Tính từ cũng tương tự
insolent /'insə,lənt/ opportune /'ɔpə,tju:n /
Một số quy tắc nhấn trọng âm (khá đầy đủ)
Đây là tóm tắt những nguyên tắc nhấn trọng âm trong từ đơn. Bài này bổ ích cho các bạn tự học phát âm và từ vựng ở nhà. Bạn cũng nên nhớ là khi 1 từ nằm ở trong 1 câu thì có thể các trọng âm của từ đó bị ngữ điệu của câu làm ảnh hưởng.
1- Từ có 2 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết đầu
eg: ready [' redi ]
NGOẠI LỆ: paper [ pei' pơ], career [kơ' riơ], accsept [əkˈsept], rely [ ri' lai ]
2-Từ 2 âm tiết nhưng được cấu tạo bằng cách thêm nhân tố và hậu tố thì trọng âm rơi vào âm tiết GỐC
ex: to act ---> tobe react - trọng âm vẫn rơi vào act
NGOẠI LỆ: 'foresight , 'forecast , 'forehead , 'forename , unkeep
3- Những V có 2 âm tiết tận cùng '' ISE , IZE , FY , ATE'' trọng âm rơi vào chính nó
NGOẠI LỆ: to 'realise
Ex: to dictate , to relate , to dify(quả quyết)
4- Từ có 3 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết đầu
Ex: 'factory , 'family , 'president
5- Từ có 4 âm tiết trở lên trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ CUỐI trở LẠI
Ex: environment [in' vairơmơnt]
uni' versity
6- V tận cùng ''ATE , FY , ISE , IZE "" có 3 âm tiết trở lên trọng âm rơi vào âm tiết thử 3 từ CUỐI lên
Ex: ' organize ' memorize
7- V do 2 từ ghép lại với nhau trọng âm bao giờ cũng rơi vào âm tiết thứ 2
Ex: under' stand
over' ate (ăn quá nhiều)
8- N ghép gồm 2 N ghép lại đi liền nhau trọng âm bao giờ cũng rời vào âm tiết đầu
ex: ' newpaper , ' cupboard
9- adj và adv : 2 từ ghép đi liền nhau trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
ex: over' weight : in' door
10- tận cùng bẳng "eer" trọng âm rơi vào chính nó
ex : pio' neer
11- tận cùng " ee" trọng âm rơi vào chính nó
NGOẠI LỆ: com' muttee (uỷ ban) : ' coffee
ex: interview ' ee
12- Tận cùng "oo" trọng âm rơi vào chính nó
NGOẠI LỆ: 'cuckoo
ex: bam' boo
13- Tận cùng "oon" trọng âm rơi vào chính nó
ex: ' teaspoon
14- Tận cùng "ain" trọng âm rời vào chính nó
NGỌAI LỆ : ' mountain , ' captain
ex: enter' tain
15-Tận cùng '' que" --> [K] trọng âm rơi vào trứơc phụ âm này
ex: technique [tek' nik]
16- Tận cùng " ette" trọng âm rơi vào chính nó
ex: cigare'tte
17- Tận cùng ''ese''trọng âm rơi vào chính nó
ex: vietna'mese
A. Rơi vào vần đầu tiên: phần lớn các adj và N có cấu tạo 2 vần thì trọng âm sẽ rơi vào fần đầu tiên. VD: prétty, háppy, wáter, téacher...
B.Trọng âm rơi vào vần cuối:
- Tất cả các V có cấu tạo 2 âm tiết thì trọng âm sẽ rơi vào vần cuối VD: begín, import,...(chú ý: một số từ có danh từ giống với tính từ như ímport (n) >
- Các từ có tận cùng là EE,OO , OON, ESe...
C. Trọng âm rơi vào vần thứ 2 từ cuối lên .
+Với các danh từ có tận cùng là ION (VD: informátion, televísion)
+với các tính từ có tận Cùng là IC (VD: grafic, terrific..)
D. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên :
+các danh từ có tận cùng là CY, PHY, TY, GY...(VD: reliability)
+ Các adj có tận cùng là AL (VD: critical, economical)
E. Đối với các ừ đa vần : Những từ này thường có hơn 1 trọng âm (nghĩa là trong 1 từ thường có cả trọng âm chính và trọng âm phụ) . Trông thường những tiếp đầu ngữ( VD: inter..., anti.., pre...) và tiếp đầu ngữ luôn mang trọng âm phụ, còn trọng aâ chính luôn tuân thủ qui tắc trọng âm. VD: international, antibiotic..
CÁC DẤU HIỆU CỦA TỪ MANG TRỌNG ÂM
+ sự thay đổi về độ cao của giọng: Vần nào mang trọng âm thì được đọc cao hơn
+ độ dài của vần: tất cả caá vần mang trọng âm sẽ được đọc dài hơi nhất.
Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều.
- Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/.
- Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/).
- Các chữ được viết là a-e (mate) ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.
- Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ a trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/.
- Hầu hết các chữ được viết là i-e (smile), ie (die), y (cry) được phát âm là /ai/. Một số chữ viết là igh (high), uy (buy) cũng được phát âm giống như trên nhưng không nhiều. Riêng các từ fridge, city, friend lại không được phát âm là /ai/.
- Hầu hết các chữ được viết là i (win) có phát âm là /i/, đôi khi y cũng được phát âm như trên (Trừ trường hợp sau i có r – sau r không phải là một nguyên âm).
- Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner...
- Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài)khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook...
- Các chữ cái được phát âm là /ɜ:/ thuộc các trường hợp sau: ir (bird), er (her), ur (hurt). Ngoài ra còn có các trường hợp ngoại lệ or (word), ear (heard)
- Các chữ cái được phát âm là /ɔ:/ thuộc các trường hợp sau: or (form, norm). Các trường hợp ngoại lệ khác: a (call), ar (war), au (cause), aw (saw), al (walk), augh (taught), ough (thought), four (four).
- Các chữ cái được viết là oy, oi sẽ được phát âm là /ɔɪ/. Ví dụ: boy, coin...
- Các chữ cái được viết là ow, ou thường được phát âm là /əʊ/ hay /aʊ/, tuy nhiên chúng cũng còn có nhiều biến thể phát âm khác nữa.
Những nguyên âm A, E, I, O ,U thường được phát âm thành /ɜ:/ khi ở dưới dạng: ar, er, ir, or, ur.( trừ những trường hợp chỉ người nhữ: teacher...)
+ ar: thường được phát âm thành /ɜ:/ ở những từ có nhóm -ear trước phụ âm ( VD: earth) hoặc giữa các phụ âm (VD: learn )
+ er: được phát âm thành /ɜ:/ với những từ đi trước phụ âm( VD: err), hoặc giữa các phụ âm( VD: serve)
+ ir: được phát âm thành /ɜ:/ với những từ có tận cùng bằng -ir (VD: stir )hay -ir + phụ âm (VD: girl )
+ or : được phát ama thành /ɜ:/ với những từ mà -or đi sau w và trước phụ âm ( VD: world, worm)
+ ur: được phát âm thành /ɜ:/ với những từ tận cùng bằng -ur hoặc -ur + phụ âm ( VD: fur, burn)
1. Với động từ
+ Động từ tận cùng trong phiên âm là "t" hoặc "d" khi thêm "ed" ta phát âm là /id/
+ Động từ tận cùng khi phiên âm là vô thanh (voiceless consonant: p, k, f, S, tS, O-,) khi thêm "ed" đọc là /t/
+ Động từ cuối là âm hữu thanh khi phiên âm (voiced consonant: b, g, e, z, v, dz, n,...) thêm "ed" đọc là /d/
2. Danh từ
+ Sau voiceless consonant thì đọc là /s/ : books, maps
+ Sau Voiced-----------------------/z/: pens, keys
+ Sau : s, tS, S đọc là /iz/: boxes, bushes

File đính kèm:

  • docxTrong_am.docx
Giáo án liên quan