Phương pháp thuyết trình

3. Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp thuyết trình

a. Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp thuyết trình đã được trình bày trong các tài liệu Giáo dục học. Đó là:

 - Bảo đảm tính giáo dục, tính khoa học, tính thực tiễn của nội dung thuyết trình;

 - Bảo đảm sự trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu của việc trình bày tài liệu;

 - Bảo đảm tính hình tượng và tính diễn cảm của việc trình bày tài liệu.

 - Bảo đảm thu hút sự chú ý và phát huy tính tích cực tư duy của học sinh;

 - Bảo đảm cho học sinh ghi chép được và biết cách ghi chép (1). Trong một số tài liệu khác còn nhấn mạnh yêu cầu về tính chặt chẽ về mặt logic, tính thuyết phục và thái độ cử chỉ đúng mực của giáo viên (2).

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp thuyết trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp thuyết trình
1. Đặc điểm của phương pháp
          Phương pháp thuyết trình- bao gồm các dạng của nó là giảng thuật (trần thuật), giảng giải và giảng diễn (diễn giải)- là phương pháp dạy học mà phương tiện cơ bản dùng để thực hiện là lời nói sinh động của giáo viên.
          Ở trong nhà trường, một dạng được sử dụng thông thường nhất và phổ biến nhất là phương pháp thuyết trình thông báo- tái hiện. Đặc điểm cơ bản nổi bật của phương pháp này là tính chất thông báo của lời giảng của thầy và tính chất tái hiện sau khi lĩnh hội của trò. Những kiến thức đến với học sinh theo phương pháp này như đã được thầy chuẩn bị sẵn để trò thu nhận. Họ chỉ nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy trò, hiểu, ghi chép và ghi nhớ.
2. Cấu trúc logic của phương pháp thuyết trình
          Đối với mỗi vấn đề trọn vẹn, thông thường sự thông báo phải trải qua 4 bước: đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận về vấn đề nêu ra. Mỗi bước có một nhiệm vụ nhất định.
          Bước 1. Đặt vấn đề
          Vấn đề được thông báo dưới dạng chung nhất, có một phạm vi rộng, nhằm gây ra sự chú ý ban đầu của học sinh, tạo ra tâm thế bắt đầu làm việc và định hướng nghiên cứu.
          Bước 2. Phát biểu vấn đề
          Ngay sau khi thông báo đề tài nghiên cứu, giáo viên nêu ra những câu hỏi cụ thể hơn, thu hẹp phạm vi nghiên cứu, chỉ ra trọng điểm cần xem xét cụ thể nhằm tạo ra nhu cầu của học sinh đối với kiến thức, gây hứng thú và động cơ học tập; đồng thời cũng vạch ra nội dung và dàn ý cần nghiên cứu.
          Bước 3. Giải quyết vấn đề
          Giáo viên có thể tiến hành giải quyết vấn đề theo 2 logic phổ biến: quy nạp hoặc diễn dịch.
          Theo logic quy nạp, giáo viên có thể áp dụng 3 cách trình bày khác nhau tuỳ đặc điểm của nội dung:
a. Quy nạp phân tích từng phần: Nếu nội dung các vấn đề đặt ra (ở bước 2) tương đối độc lập với nhau, ta có thể giải quyết dứt điểm từng vấn đề, rồi sơ bộ kết luận về vấn đề đó. Giải quyết xong vấn đề thứ nhất rồi chuyển sang vấn đề thứ 2,...
b. Quy nạp phát triển: Các vấn đề cụ thể được giải quyết theo lối “móc xích”. Nói chung đáp số của vấn đề trước là tiền đề giải quyết vấn đề sau.
c. Quy nạp so sánh (hay song song- đối chiếu): Nếu nội dung của tài liệu giáo khoa chứa đựng những mặt tương phản đối lập chẳng hạn tính kim loại và tính phi kim, tính axit và tính bazơ giáo viên có thể so sánh những thuộc tính này ở 2 đối tượng tương phản (magie và lưu huỳnh, Mg(OH)2 và H2SO4) để rút ra kết luận cho từng điểm so sánh.
          Theo logic diễn dịch, giáo viên đưa ra kết luận sơ bộ, khái quát. Sau đó tiến hành giải quyết vấn đề theo 3 chác vừa nói trên (phân tích từng phần, phát triển, so sánh- đối chiếu). Ba cách giải quyết này giữ vai trò minh hoạ cho kết luận sơ bộ nói trên.
          Bước 4. Kết luận
          Kết luận phải là sự kết tinh dưới dạng cô đọng, chính xác, đầy đủ những khái quát bản chất nhất của vấn đề đưa ra xem xét. Kết luận chính là câu trả lời cô đọng cho những câu hỏi đã được nêu lên ở bước 1, 2. Kết luận có giá trị đức dục quan trọng đối với học sinh chính vì tính khái quát cao của nó.
3. Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp thuyết trình
a. Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp thuyết trình đã được trình bày trong các tài liệu Giáo dục học. Đó là:
          - Bảo đảm tính giáo dục, tính khoa học, tính thực tiễn của nội dung thuyết trình;
          - Bảo đảm sự trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu của việc trình bày tài liệu;
          - Bảo đảm tính hình tượng và tính diễn cảm của việc trình bày tài liệu.
          - Bảo đảm thu hút sự chú ý và phát huy tính tích cực tư duy của học sinh;
          - Bảo đảm cho học sinh ghi chép được và biết cách ghi chép (1). Trong một số tài liệu khác còn nhấn mạnh yêu cầu về tính chặt chẽ về mặt logic, tính thuyết phục và thái độ cử chỉ đúng mực của giáo viên (2).
b. Những yêu cầu về nghệ thuật của lời nói của giáo viên
          Để tăng sức truyền cảm và hiệu quả của lời nói giáo viên trong phương pháp thuyết trình cũng như trong các phương pháp dạy học khác, người giáo viên phải rèn luyện và phấn đấu đạt được các yêu cầu sau đây khi trình bày bằng lời:
          - Lời nói của giáo viên phải chính xác, được chọn lọc chuẩn xác và có nội dung phong phú.
          - Lời nói giáo viên phải trong sáng, dễ hiểu, súc tích, gọn, đúng ngữ pháp. Không nói ngọng, nói lăp.
          - Khi trình bày phải thể hiện tình cảm. Có những đoạn bài giảng, lời nói của giáo viên phải xúc cảm. Học sinh thường thích nghe giọng nói bình tĩnh, êm dịu, nhưng nhiệt tình sôi nổi đúng mức. Học sinh thường rất có thiện cảm trước những tình cảm chân thành nhưng dễ chán ghét đối với tính cảm giả tạo, phô trương. Giọng nói gắt gỏng sẽ làm học sinh phật ý, nhưng giọng nói đều đều hoặc quá nhỏ cũng gây căng thẳng không cần thiết. Phải biết luyện giọng, điều chỉnh âm sắc.
          Điệu bộ và nét mặt là một phương tiện quan trọng nâng cao sức truyền cảm của lời nói nếu được phối hợp nhịp nhàng với nội dung trình bày, nhưng không nên lạm dụng.
          - Nhịp điệu lời nói vừa phải, những chỗ khó được trình bày chậm hơn, chỗ dễ được trình bày nhanh hơn. Trong khi đang trình bày, giáo viên không nên đi lại ở trong lớp mà nên đứng cạnh bảng đen, nhưng vào lúc chuyển sang vấn đề mới thì có thể đi lại ở trong lớp.
          Thay đổi nhịp điệu giọng nói hoặc ngắt quãng lâu hơn khi nhấn mạnh những thuật ngữ mới, định nghĩa, công thức hoá học mới
          - Khi trình bày, có thể viết lên bảng các tiểu mục, các thuật ngữ mới, công thức, phương trình phản ứng và vẽ một số sơ đồ tóm tắt.
4. Đánh giá phương pháp thuyết trình
          - Phương pháp thuyết trình có nhiều ưu điểm:
          a. Phương pháp thuyết trình cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp mà học sinh không dễ dàng tự mình tìm hiểu lấy được.
          b. Nội dung học tập được trình bày có logic và lập luận chặt chẽ. Phương pháp cho phép giáo viên trình bày một mô hình mẫu của tư duy logic, của cách đề cập và lí giải một vấn đề khoa học. Do đó phương pháp này giúp học sinh mô hình mẫu của tư duy khoa học, qua đó sẽ giúp trò phát triển trí tuệ.
          c. Lời giảng của giáo viên có thể gây cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng sâu sắc. Sức truyền cảm mạnh của lời nói giáo viên cùng với toàn bộ nhân cách của giáo viên khi tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp học sinh hình thành những tư tưởng và tình cảm lành mạnh, cao đẹp, những niềm tin và hoài bão.
          d. Tiết kiệm thời gian nhất. Có thể truyền đạt một lượng thông tin lớn cùng một lúc cho nhiều học sinh trong một khoảng thời gian hạn chế.
          - Phương pháp thuyết trình thông báo- tái hiện có một số nhược điểm lớn là: chỉ đòi hỏi một quá trình nhận thức thụ động ở học sinh; không giúp trò phát triển ngôn ngữ nói vì học sinh chỉ nghe; chỉ cho phép học sinh đạt tới trình độ tái hiện sự lĩnh hội.

File đính kèm:

  • docPhương pháp thuyết trình.doc