Phương pháp hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành môn Hóa học THCS

1. Biện pháp đã hiện

Tôi đã tổng hợp các thí nghiệm Hóa học lớp 8, 9 và phân chia các thí nghiệm thành các loại thí nghiệm, với mỗi bài lại tìm ra các hình thức tổ chức khác nhau đối với mỗi thí nghiệm:

 1.1 Phân loại thí nghiệm: phân theo mức độ hoạt động tích cực của học sinh

 - Thí nghiệm biểu diễn; (ít tích cực): GV hoặc 1 HS thực hiện TN biểu diễn - HS quan sát hiện tượng nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra hoặc một tính chất, một quy luật mà GV đã nêu. ra.

- Thí nghiệm thực hành. (Rất tích cực): Nhóm HS trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí nghiệm.

 1.2 Tìm hiểu tài liệu

 Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu, về phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học.

 Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học.

 1.3 Phương pháp điều tra sư phạm

 Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.

 Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.

 Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp.

 Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài học Hóa học có thí nghiệm thực hành để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em học sinh.

 Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.

 

doc39 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành môn Hóa học THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột, nếu dụng cụ hòa tan là ống nghiệm thì khi cho lượng nhỏ chất lỏng vào ta gõ nhẹ đáy ống nghiệm vào gan bàn tay hay ngón tay trỏ, tuyết đối không dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm mà xóc lên, xóc xuống.
	* Đun nóng các chất trong ống nghiệm hay bình cầu: Dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ, đều ống nghiệm hay bình cầu rồi mới đặt đèn cồn cố định đun nóng tập trung. Các dụng cụ sau khi đun nóng không được để vào chổ có nước hoặc trên nền gạch men để tránh vỡ dụng cụ và điều đó cũng có nghĩa không được rủa dụng cụ khi còn nóng. 
	8. Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đủ về số lượng, chất lượng. 
Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình thực hành ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm.
8.1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo viên sau khi nhận lớp, tìm hiểu kĩ về tình hình học tập của lớp về bộ môn, sau đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành việc phân học sinh lớp thành từng nhóm, trong nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh theo năng lực học tập của bộ môn, có nhóm trưởng, nhóm phó để khi nhóm trưởng vắng thì nhóm phó thay thế, có thư kí để ghi chép hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, ý kiến thống nhất trong phần giải thích hiện tượng và viết PTHH đối với mỗi thí nghiệm.
	Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều hành hoạt động của nhóm theo hướng dẫn của giáo viên, yêu cầu nhóm trưởng khi phân công các thành viên trong nhóm phải thường xuyên đổi vị trí làm việc của mỗi thành viên để tất cả học sinh trong nhóm đều được làm thí nghiệm, qua nhiều lần thí nghiệm mỗi học sinh sẽ có kĩ năng thực hành tốt hơn.
Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là giáo viên phải tổ chức cho học sinh, nhóm học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành do giáo viên soạn ra, học sinh phải biết trước về mục đích của thí nghiệm thực hành, học sinh cần làm gì và làm như thế nào?, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra kết luận đúng.
Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện các thí nghiệm thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có liên quan của trường. 
Căn cứ vào nội dung của thí nghiệm thực hành, giáo viên cần làm trước thí nghiệm để viết bản hướng dẫn cụ thể và chính xác, cố gắng chuẩn bị tốt các dụng cụ, hóa chất, phương tiện chuẩn bị cho thí nghiệm thực hành.
Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều.
Những thí nghiệm với chất độc, chất dễ nổ như KClO3, P, S, Cl2 hoặc axit đặc, không nên cho học sinh làm hoặc nếu làm giáo viên cần căn dặn, hướng dẫn thật tỉ mĩ, cụ thể từng thao tác, hướng dẫn học sinh cách phòng tránh, cấp cứu tạm thời khi sự cố không hay xảy ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Giáo viên cần lưu ý các thí nghiệm thực hành trong giờ dạy lí thuyết hoặc trong tiết thực hành phải đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính chính xác cao, mỹ thuật, chú ý dùng lượng nhỏ hóa chất theo đúng hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên phải giám sát công việc làm của học sinh nhóm, giữ trật tự chung, giúp đỡ kịp thời các nhóm khi cần thiết nhưng không được làm thay cho học sinh.
8.2. Chuẩn bị nội quy học sinh cần thực hiện: 
	- Học sinh phải nghiên cứu trước ở nhà các thí nghiệm mà các em phải thực hiện trong giờ học hoặc trong tiết thực hành về những công việc cụ thể như: dụng cụ, hóa chất cho mỗi thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra, viết PTHH nếu được và dự kiến về phần giải thích hiện tượng.
	-Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: cặp sách, nón, mũ.
	- Thực hiện đúng nội quy phòng thí nghiệm, quy tắc phòng độc, phòng cháy và chú ý bảo quản dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
	- Phải biết tiết kiệm hóa chất, hóa chất đã sử dụng không được đổ chung vào lọ hóa chất ban đầu.
	- Trong khi làm thí nghiệm không được nói chuyện riêng, không đi lại làm mất trật tự chung, không tự động lấy dụng cụ, hóa chất ở bàn khác.
	- Khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ, lau dọn vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, hóa chất đúng nơi quy định.
	9. Trình tự tổ chức một thí nghiệm thực hành 
	Bước 1: Kiểm tra công tác chuẩn bị.
	+ Công tác chuẩn bị của học sinh, nhóm học sinh. Sau khi giáo viên nêu mục tiêu của bài học, bài thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm cho biết công tác chuẩn bị của học sinh, nhóm học sinh đối với các thí nghiệm gồm:
Bảng 1
STT
Tên
thí nghiệm
Dụng cụ, hóa chất
Cách tiến hành thí nghiệm
Dự đoán
hiện tượng
1
2
3
Sau khi học sinh báo cáo công tác chuẩn bị của mình, giáo viên nhận xét, chỉ ra những thiếu sót trong công tác chuẩn bị của học sinh trong từng thí nghiệm để học sinh bổ sung vào bản chuẩn bị thí nghiệm của mình cho phù hợp, sau đó giáo viên cho nhóm học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành.
	+ Kiểm tra dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. Nhóm Học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành của nhóm mình. Báo cáo với giáo viên những dụng cụ, hóa chất còn thiếu hoặc dụng cụ bị hư hỏng để bổ sung kịp thời.
	Bước 2: Giáo viên hướng dẫn chung:
Giáo viên nhắc lại nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kĩ thuật lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm.
Giáo viên không chỉ hướng dẫn làm những công việc gì, làm như thế nào? Mà còn giải thích cho học sinh vì sao lại làm như vậy.
Giáo viên cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phải trong khi làm thí nghiện dẫn tới kết quả thí nghiệm sai hoặc gây nguy hiểm cho học sinh như: 
Khi giáo viên hướng dẫn cần có một số thao tác thí nghiệm để minh họa nhưng không được tốn nhiều thời gian. 
	Bước 3: Học sinh tiến hành thí nghiệm.
	Trong quá trình làm thí nghiệm các thành viên phải thực hiện đúng phân công của nhóm trưởng, tập trung quan sát hiện tượng thí nghiệm, thảo luận để đi đến thống nhất về các hiện tượng xảy ra, đồng thời bàn bạc để đưa ra nhận xét thống nhất đúng với hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận chung hợp lí. 
	Bước 4: Viết tường trình thí nghiệm với bài thực hành
	Sau khi hoàn thành các thí nghiệm, giáo viên yêu cầu các nhóm làm vệ sinh, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất để dụng cụ, hóa chất còn lại đúng theo quy định như lúc ban đầu, lưu ý hóa chất dễ chấy, nổ không để gần nhau sau đó học sinh tiến hành viết tường trình thí nghiệm theo cá nhân hoặc nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
Mẫu báo cáo thực hành được giáo viên hướng dẫn ở tiết học trước theo mẫu sau:
Tên nhóm:.. BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Họ tên học sinh: Tên bài thực hành:.
Lớp:
Bảng 2
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành thí nghiệm
 hiện tượng quan sát được
Giải thích, viết PTHH nếu có
(1)
(2)
(3)
(4)
Mục (1), (2), (3) (ở bảng 1) học sinh chuẩn bị trước ở nhà, có điều chỉnh phù hợp sau phần hướng dẫn chung của giáo viên.
Học sinh chỉ viết nội dung các mục (3), (4) (Bảng 2) sau khi tiến hành thí nghiệm và được nhóm thảo luận đi đến thống nhất.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1- Về học sinh: 
Học sinh còn rất lúng túng khi tiến hành thí nghiệm. Các em làm thí nghiệm rất chậm đôi khi còn không theo đúng trình tự thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm chưa được chính xác, làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tiết học.
Vì hóa học là môn học khá mới và là một môn học khó, trừu tượng, nhiều hiện tượng phức tạp nên phần lớn các em có tâm lí sợ học bộ môn. Bên cạnh đó theo chương trình đổi mới sách giáo khoa Hóa học như hiện nay phần lớn các tiết dạy Hóa học đều có thí nghiệm học sinh rất thích làm thí nghiệm nhưng kĩ năng thực hành và xử lí kết quả thí nghiệm của các còn rất lúng túng, thậm chí có thể bị nguy hiểm do hóa chất và dụng cụ bị vỡ. Từ lí thuyết áp dụng vào thực tế còn chưa tự tin, chưa thành thạo.
2- Về giáo viên:
Một số giáo viên thì ngại dạy môn Hóa học vì nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên nghiên cứu chưa kĩ các phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học nên vẫn còn lúng túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Một số giáo viên khác lại ngại không cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chỉ giáo viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em quá chậm ảnh hưởng đến thời lượng 45 phút của tiết học. 
Ở một số thí nghiệm giáo viên làm không thành công từ đó làm học sinh hoang mang tiếp thu kiến thức một cách bị thụ động ép buộc
3- Về cơ sở vật chất:
Một số thiết bị và hóa chất thí nghiệm qua một thời gian sử dụng đã bị hỏng không còn đáp ứng được yêu cầu của bộ môn nên có một số thí nghiệm giáo viên chỉ thông báo kết quả, học sinh không được trực tiếp làm thí nghiệm.
Nhà trường đã có phòng học bộ môn rất thuận lời cho việc tổ chức các tiết học có thực hành, thí nghiệm
Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các thí nghiệm Hóa học được thành công
III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Khách thể nghiên cứu
	Phương pháp hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành môn Hóa học THCS tại trường THCS Phổ Thạnh.
	2- Đối tượng nghiên cứu
	Qua tìm hiểu đặc điểm học sinh trường THCS Phổ Thạnh, bản thân đã quyết định chọn hai lớp tham gia nghiên cứu đề tài của mình là 9/4 và 9/1. Hai lớp 9/1 và 9/4 có nhiều điểm tương đồng nhau. Đều là hoc sinh trường THCS phổ thạnh, trường đạt chuẩn quốc gia đã nhiều năm, đều là những lớp bản thân trực tiếp giảng dạy môn hóa học. Tuy nhiên, tỉ lệ nam và nữ ở hai lớp có chênh lệch nhau khá nhiều cũng không ảnh hưởng nhiều đến thực nghiệm.
Số HS các nhóm
Tổng số
Nam
Nữ
Lớp 9/4
35
12
23
Lớp 9/1
38
20
18
	3- Thiết kế:
	Bản thân đã chọn học sinh lớp 9/1 là lớp thực nghiệm, và các em học sinh lớp 9/4 làm lớp đối chứng. Ngay từ đầu năm học tôi đã dùng bài khảo sát chất lượng đầu năm để làm cơ sở kiểm tra và đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng của học sinh.
Lớp
Tác động
Thực nghiệm (9/1)
Sử dụng phối hợp một số phương pháp thí nghiệm thực hành trong các tiết học theo qui định.
Đối chứng (9/4)
Sử dụng phối hợp một số phương pháp thí nghiệm thực hành trong các tiết học theo qui định, đồng thời sử dụng các
	Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của hai lớp 9/4 và 9/2 như sau
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Ghi chú
Sl
TL
Sl
TL
Sl
TL
Sl
TL
Sl
TL
9/1
38
/
/
1
2,6
7
18,2
9
23,6
21
56,8
9/4
35
/
/
3
8,5
10
28,6
12
34,3
10
28,6
	Như vậy, của hai lớp 9/4 và 9/1 đầu năm đều không có học sinh giỏi, tuy nhiên tỉ lê học sinh yếu lớp 9/4 cao hơn lớp 9/1. Trong lúc đó, tỉ lệ học sinh kém ở lớp 9/1 lại cao hơn ở lớp 9/4. 
VI- QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
	1. Biện pháp đã hiện
Tôi đã tổng hợp các thí nghiệm Hóa học lớp 8, 9 và phân chia các thí nghiệm thành các loại thí nghiệm, với mỗi bài lại tìm ra các hình thức tổ chức khác nhau đối với mỗi thí nghiệm:
	1.1 Phân loại thí nghiệm: phân theo mức độ hoạt động tích cực của học sinh
	- Thí nghiệm biểu diễn; (ít tích cực): GV hoặc 1 HS thực hiện TN biểu diễn 	- HS quan sát hiện tượng nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra hoặc một tính chất, một quy luật mà GV đã nêu. ra.
- Thí nghiệm thực hành. (Rất tích cực): Nhóm HS trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí nghiệm.
	1.2 Tìm hiểu tài liệu
	Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu, về phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học.
	Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học.
	1.3 Phương pháp điều tra sư phạm
	 Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
	 Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
	 Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp.
	 Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài học Hóa học có thí nghiệm thực hành để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em học sinh.
	Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.
	2. Ví dụ minh hoạ
	2.1 Thí nghiệm thực hành hóa học lớp 8: 
	BÀI 7 : BÀI THỰC HÀNH 2 – SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT 
	GV: - Chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho mỗi nhóm thực hành gồm: 2 Ống nghiệm, 1 ống nhỏ giọt, 2 nút cao su, 2 thìa xúc hóa chất, 2 cốc thủy tinh 100ml, 1 chổi rửa ống nghiệm, 1 đũa thủy tinh, 1 bộ giá thí ghiệm, 1 kẹp ống nghiệm (gồm 1 đế sứ và 1 kẹp ống nghiệm), 1 giá để óng nghiệm, dung dịch amoniac đặc, giấy quỳ tím, Kali pemanganat (tinh thể).
	- Kiểm tra chuẩn bị thực hành của học sinh, đọc hiểu và trao đổi về mở đầu của bài thực hành.
	Các hoạt động học tập
 Hoạt động I: Thí nghiệm sự lan tỏa của amoniac. (15 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm. 
- Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm, lấy hoá chất để tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích. - Trong dung dịch amoniac có chất amoniac hoà tan làm cho giấy quỳ tím ở ống nghiệm 1 chuyển màu xanh. 
-Tại sao ở ống nghiệm 2 giấy quỳ tím không tiếp xúc với dung dịch amoniac mà sau một thời gian lại chuyển màu xanh? 
 1- Nêu mục tiêu, các bước tiến hành thì nghiệm 1 
+ Lắp dụng cụ và hoá chất theo hướng dẫn của giáo viên. + Lấy 2 ống nghiệm, ống 1 đựng dung dịch amoniac và ống 2 khô. Ống 1 cho giấy quỳ tím vào, quan sát . Ống 2 cho giấy quỳ tím ẩm vào đáy ống nghiệm, đặt ống nghiệm nằm ngang , lấy một ít bông đã tẩm dung dịch amoniac đặt ở miệng ống nghiệm, đậy kín nút cao su vào ống nghiệm 
2. Nhận xét: + Ống nghiệm 1: Làm quỳ tím chuyển màu xanh. 
+ Ống nghiệm 2 : Lúc đầu giấy quỳ tím không đổi màu, sau một thời gian giấy quỳ tím chuyển màu xanh . ( khí amoniac lan tỏa tới giấy quỳ tím ) 
- Nhận xét : Trong ống nghiệm 2 khí amoniac đã lan toả từ mẫu bông sang giấy quỳ tím ẩm, khí này tan vào nước có trong giấy quỳ tím tạo thành dung dịch amoniac nên làm giấy quỳ chuyển màu xanh. 
 Hoạt động II: Thí nghiệm sự lan toả của kalipemanganat. (17 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. 
- Hướng dẫn HS lấy hóa chất và và dụng cụ sau đó tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm.
- Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm. 
Các nhóm còn lại bổ sung. - Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. + Quan sát và nhận xét hiện tượng: + Cho vào hai cốc nước mỗi cốc một ít hạt kalipemanganat. Cốc 1 dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều. Cốc 2 để yên, quan sát. - Nhận xét: + Cốc 1: Khi khuấy kalipemanganat tan nhanh vào nước làm toàn bộ nước trong dung dịch chuyển màu tím. + Cốc 2: Quan sát ta thấy màu tím từ các hạt thuốc tím lan toả dần lên trên. 
	HS hoàn thành bản tường trình, vệ sinh, thu dọn dụng cụ và hóa chất. 
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- GV Chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho mỗi nhóm thực hành gồm: 2 Ống nghiệm, 1 ống dẫn thủy tinh hình chữ L, 1 ống nhỏ giọt, 1 bộ giá thí nghiệm, 1 giá để ống nghiệm, 1 thìa xúc hóa chất, 1 chổi rữa ống nghiệm, thuốc tím, nước vôi trong, dung dịch natri cacbonat.
- Kiểm tra chuẩn bị thực hành của học sinh, đọc hiểu và trao đổi về mở đầu của bài thực hành.
	Các hoạt động học tập
	Hoạt động I: Hoà tan và đun nóng kalipemanganat. (15 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
 - Yêu cầu học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm 1. + Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, lấy hoá chất để tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng trên. Khi chưa hoà tan vào nước thuốc tím có màu gì? Khi tan vào nước, hỗn hợp có màu gì? Bằng cách nào chứng minh được trong ống nghiệm 2 có xảy ra hiện tượng hoá học? - Cho các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. 
1- Nêu mục tiêu, các bước tiến hành TN.
+ Lắp dụng cụ và hoá chất theo hướng dẫn của giáo viên. 
2. Lấy 2 ống nghiệm, ống 1 đựng nước và ống 2 khô. Ống 1 cho thuốc tím vào, khuấy đều, quan sát. Ống 2 cho thuốc tím vào lấy que đóm đang cháy cho vào miệng ống nghiệm và đáy ống nghiệm , đun nóng ống nghiệm , đồng thời, quan sát, sau một thời gian lấy nước cho vào ống nghiệm 2 khuấy đều, quan sát.
Nhận xét: Ống nghiệm 1: Thuốc tím tan làm nước có màu tím . Ống nghiệm 2: Cho que đóm vào thấy que đóm bùng cháy, cho nước vào khuấy thấy chất rắn không tan xuất hiện, lắng xuống, nước vẫn trong . 
+ Trước khi nung, thuốc tím tan được vào nước, sau khi nung chất rắn có màu đen, không tan vào nước, chứng tỏ chất rắn màu đen sau nung là chất mới . 
	Hoạt động II: Thí nghiệm thực hiện phản ứng với canxihiđroxit. (17 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. + Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. + Em hãy nêu hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm? 
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm.
- Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm. Các nhóm còn lại bổ sung. + Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên, quan sát và nhận xét hiện tượng. 
+ Cho vào cốc 1 một ít nước, cốc 2 một ít dung dịch canxihiđroxit. Dùng ống hút thổi vào cả hai ống nghiệm. 
 Nhận xét: + Cốc 1: Không có hiện tượng gì. + Cốc 2: Hơi thở làm vẩn đục nước vôi trong , cốc 2 có phản ứng hoá học xảy ra. 
	HS Hoàn thành bảng tường trình, vệ sinh phòng thực hành, thu gon hóa chất.
BÀI 30 : BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
ĐIỀU CHẾ- THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI.
	GV Chuẩn bị dụng cụ hóa chất cho mỗi nhóm thực hành gồm: 2 Ống nghiệm, 2 nút cao su đặc, 2 nút cao su đục lỗ, 1 ống dẫn thủy tinh hình chữ L, 1 ống dẫn thủy tinh hình chữ S, 1 lọ miệng rộng hoặc bình tam giác 100ml nút mài hoặc nút nhựa, chậu thủy tinh cở nhỏ, 1 đèn cồn, 1 bộ giá thí nghiệm, 1 thìa xúc hóa chất, 1 chổi rữa ống nghiệm, thuốc tím, bông.
	 Kiểm tra chuẩn bị thực hành của học sinh.
	Các hoạt động học tập
	Hoạt động I : Điều chế và thu khí oxi. (21 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm 1. - Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, cho hoá chất để tiến hành thí nghiệm. Chú ý đậy và xoáy nút cao su vào ống nghiệm cho thật chặt, kín nhưng không làm vỡ ống nghiệm 
 + Cho học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng. 
+ Tại sao ta lại phải đặt hơi chúc miệng ống nghiệm xuống? 
+ Miếng bông ở đầu ống nghiệm có tác dụng gì? 
- Cho học sinh tiến hành thu khí oxi theo các phương pháp thu đẩy không khí và thu đẩy nước. + Làm thế nào để nhận biết khí oxi đã đầy trong lọ chứa khi thu bằng phương pháp đẩy không khí? 
- Cho học sinh báo cáo kết quả thu khí của các nhóm. 
1. Thí nghiệm 1. - Nêu mục tiêu, các bước tiến hành thì nghiệm 1 
Lắp dụng cụ và hoá chất theo hướng dẫn của giáo viên . 
+ Cho vào ống nghiệm một ít thuốc tím , đặt một ít bông lên đầu ống nghiệm , lắp dụng cụ như hình 4.8 lên giá thí nghiệm, đun nóng cả ống nghiệm , sau đó đun ở phần chứa thuốc tím . + Đặt hơi chúc miệng ống nghiệm xuống khi đun nhiệt không tập trung tại đáy ống nghiệm sẽ tránh được vỡ ống nghiệm trong quá trình đun . 
 + Miếng bông ở đầu ống nghiệm có tác dụng chắn không cho bụi đi vào ống dẫn khí cùng khí oxi thu được. - Hoạt động nhóm thu khí vào bình thuỷ tinh và ống nghiệm. 
+ Dùng tàn đóm đỏ cho lên miệng ống nghiệm, nếu tàn đóm bùng cháy chứng tỏ ống nghiệm đã đầy khí oxi. 
Hoạt động II: Thí nghiệm thử tính chất của oxi. (14 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
 - Cho học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. + Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Cho các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong 

File đính kèm:

  • docPhuong_phap_huong_dan_thuc_hanh_hoa_hoc_THCS.doc