Giáo án Hóa học tự chọn 9 tuần 28, 29

DẦU MỎ - NHIÊN LIỆU

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp hs nắm lại các kiến thức

- Bài tập về thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí dầu mỏ; cách sử dụng dầu mỏ có hiệu quả.

- Rèn luyện cách giải toán tính thể tích chất khí.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Một số bài tập

 2. Học sinh: Kiến thức về dầu mỏ - nhiên liệu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học tự chọn 9 tuần 28, 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 28	Ngày soạn: 05/03/2014
Tiết 55, 56	 
benzen
I. Môc tiªu:
1. Kiến thức: Giúp hs nắm lại các kiến thức 
- Viết phản ứng theo tính chất của benzen.
- Rèn luyện cách giải toán về hiệu suất phản ứng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số bài tập 
 2. Học sinh: Kiến thức về benzen.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của axetilen? Viết phương trình phản ứng minh họa?
2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
TIẾT 1:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản:
- Cấu tạo phân tử của benzen?
- Tính chất hóa học của benzen?
- So sánh cấu tạo và tính chất của benzen với metan, với axetilen?
- Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi và nhận xét, bổ sung.
I. Kiến thức cần nhớ:
- Cấu tạo phân tử.
- Tính chất hóa học.
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Gv gọi HS sửa bài tập.
- Nhận xét và bổ sung.
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Nhận xét và bổ sung
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Nhận xét và bổ sung
TIẾT 2:
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Nhận xét và bổ sung
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh lần lượt lên bảng hoàn thành bài tập 1
- Một số học sinh nhận xét
- Ghi nội dung đúng vào tập
- HS sửa bài tập.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS sửa bài tập.
- Nhận xét và bổ sung.
- Ghi nội dung đúng vào tập
- HS lên bảng hoàn thành bài tập 4
- Một số học sinh nhận xét
- Ghi nội dung đúng vào tập
- HS lên bảng hoàn thành bài tập 5
- Một số học sinh nhận xét
- Ghi nội dung đúng vào tập
II. Bài tập:
1. Cho những hiđrocacbon sau: metan, etylen, axetilen, benzen.
a. Tất cả những hiđrocacbon trên có tính chất hóa học nào giống nhau? Viết các PTHH minh họa.
b. Trong số những hiđrocacbon nói trên, những chất nào có tính chất hóa học giống nhau và khác nhau? Vì sao? viết các PTHH.
Đáp án:
a. Đều tác dụng với oxi.
b. Tham gia phản ứng thế: metan và benzen. Tham gia phản ứng cộng: etylen, axetilen.
2. Biết rằng benzen cũng có phản ứng thế với clo như với brom. Cho clo dư tác dụng với 78g benzen (có mặt bột sắt) thu được 78g clobezen. Tính hiệu suất của phản ứng.
Đáp án: 
Hiệu suất: 69,33%.
3. Phân tích 2 hiđrocacbon khác nhau thấy chúng có thành phần phần trăm các nguyên tố giống nhau: 92,3% C và 7,7% H. Tỉ khối của chất thứ nhất đối với H2 là 13. Khối lượng của 1 lít chất hơi thứ hai (đktc) l12 3,48g. Tìm CTPT các hiđrocacbon.
Đáp án:
CTPT hiđrocacbon thứ 1: C2H2
CTPT hiđrocacbon thứ 2: C6H6
4. Cho benzen tác dụng với brom có xúc tác là bột sắt, thu được 15,7 g brombenzen. Tính khối lượng các chất tham gia phản ứng, biết hiệu suất của phản ứng là 80%.
Đáp án: 
5. Một hiđrocacbon ở thể lỏng có tỉ khối hơi đối với không khí là 2,69.
a. Đốt cháy hoàn toàn A thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ khối lượng là 4,9 : 1. Tìm CTPT của A.
b. Cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ số mol 1: 1, có mặt chất xúc tác là bột sắt, thu được hợp chất hữu cơ B và hợp chất vô cơ C. Bẫn toàn bộ lượng C vào 2 lít dd NaOH 0,5M. Để trung hòa NaOH dư cần 0,5 lít dd HCl 1M.
- Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
- Tính khối lượng hiđrocacbon A tham gia phản ứng và khối lượng hợp chất hữu cơ B tạo thành?
Đáp án:
a. CTPT: C6H6.
b. 
3. Củng cố - Luyện tập:
- Tính chất hóa học của bezen?
- Nhắc lại cách giải toán.
4. Dặn dò:
- Xem lại bài tập.
- Ôn lại kiến thức về dầu mỏ và khí thiên nhiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 29	Ngày soạn: 08/03/2014
Tiết 57, 58	 
DẦU MỎ - NHIÊN LIỆU
I. Môc tiªu:
1. Kiến thức: Giúp hs nắm lại các kiến thức 
- Bài tập về thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí dầu mỏ; cách sử dụng dầu mỏ có hiệu quả.
- Rèn luyện cách giải toán tính thể tích chất khí.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số bài tập 
 2. Học sinh: Kiến thức về dầu mỏ - nhiên liệu.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của benzen? Viết phương trình phản ứng minh họa.
2. Bài mới:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
TIẾT 1:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản:
- Nhiên liệu là gì?
- Tính chất của dầu mỏ?
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
- Phân loại nhiên liệu?
- Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
- Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi và nhận xét, bổ sung.
I. Kiến thức cần nhớ:
- Dầu mỏ.
- Khí thiên nhiên.
- Nhiên liệu.
- Gọi học sinh giải thích bài tập.
- Nhận xét và bổ sung.
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Nhận xét và bổ sung
TIẾT 2:
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Nhận xét và bổ sung
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh hoàn thành bài tập 1
- Một số học sinh nhận xét
- Ghi nội dung đúng vào tập
- HS sửa bài tập.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS sửa bài tập.
- Nhận xét và bổ sung.
- Ghi nội dung đúng vào tập
- HS lên bảng hoàn thành bài tập 4
- Một số học sinh nhận xét
- Ghi nội dung đúng vào tập
II. Bài tập:
1. Hãy giải thích các hiện tượng:
- Để dặp tắt những đám cháy xăng dầu, người ta không dùng nước, mà dùng cát hoặc chăn dạ ướt trùm lên ngọn lửa.
- Đèn dầu sáng bình thường, nếu vặn cho bấc đèn lên quá cao làm cho đèn kém sáng và ngọn lửa có nhiều muội đen.
2. Một trong những sản phẩm của quá trình luyện than cốc từ than mỡ là một hiđrocacbon có tên thông thường là băng phiến. Băng phiến có PTK 128 đvC. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,2g băng phiến thu được 11 g CO2 và 1,8 g H2O. Xác định CTPT của băng phiến.
Đáp án: C10H8
3. Đốt cháy một khí thiên nhiên chứa 96% CH4; 2%N2; 2% CO2 ( về thể tích) toàn bộ sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dd KOH dư thấy tạo ra 11,04 g K2CO3.
a. Viết các PTHH, biết nitơ không cháy.
b. Tìm thể tích khí thiên nhiên đã dùng?
Đáp án: 1,829 lít
4. Tính khối lượng và thể tích khí CO2 (đltc) thoát ra khi đốt 1 tấn than đá chứa 1% lưu huỳnh.
Đáp án:
3. Củng cố - Luyện tập:
- Tính chất của nhiên liệu, dầu mỏ.
- Nhắc lại các bước giải toán.
4. Dặn dò:
- Xem lại bài tập.
- Ôn lại kiến thức về rượu etylic.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
DUYỆT CỦA TCM
	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docTC.doc
Giáo án liên quan