Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá các bài tích hợp giáo dục pháp luật trong môn giáo dục công dân

Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng).

 Động não thường được:

- Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề

- Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề

- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau

 Động não có thể tiến hành theo các bước sau :

- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

 

doc32 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá các bài tích hợp giáo dục pháp luật trong môn giáo dục công dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình độ HS trung học cơ sở, đồng thời không mất sức hoặc không an toàn cho HS.
	- Trò chơi phải tạo cơ hội cho học sinh học tập tốt bài học – “Chơi mà học”.
	- HS phải nắm được quy tắc chơi.
	- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
	- Phải tạo điều kiện cho HS tham gia đầy đủ, tham gia tổ chức và điều khiển ở tất cảc các khâu., từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
- HS phải được luân phiên, thay đổi hợp lí khi tham gia trò chơi. 
- Nên tổ chức trò chơi ở sân trường có diện tích vừa đủ để thực hành.
Ví dụ. Ở bài 16 (Lớp 6) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi ”Tư vấn pháp luật”, như sau :
	- GV mời một nhóm tham gia đóng vai các ”Luật sư” để tư vấn pháp luật cho các công dân (sử dụng KTDH Tư vấn chuyên gia). GV cung cấp thêm tư liệu (các điều khoản trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự) cho nhóm ”luật sư”
	- GV yêu cầu mỗi HS trong lớp chuẩn bị 1 – 2 câu hỏi/tình huống hoặc câu chuyện đã sưu tầm được có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm để hỏi các ”luật sư”.
	- Khi các ”công dân” nêu câu hỏi/tình huống..., các ”luật sư” có thể trao đổi và cử đại diện trả lời.
	Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi các ”luật sư” trả lời hết các câu hỏi của ”công dân”.
1.8. Phương pháp tọa đàm 
a) Mục tiêu của phương pháp: Đây là phương pháp phổ biến trong dạy học môn GDCD ở THCS, nhằm tạo cơ hội cho HS chủ động trong việc điều khiển hoạt động, được tự do hơn khi phát biểu ý kiến cá nhân. 
b) Cách thực hiện.
- GV và HS thống nhất vấn đề cần tọa đàm.
- HS cử 1 người điều khiển tọa đàm (có thể là lớp trưởng, hoặc 1 HS nào đó mà các em tín nhiệm,...), 1 người làm thư kí ghi biên bản. 
	- GV ghi tóm tắt ý kiến HS, chỉ hỗ trợ các em khi cần thiết.
	- Người điểu khiển nêu vấn đề tọa đàm
- HS tiến hành thảo luận.
- HS tranh luận, phản hồi ý kiến
	- HS thống nhất những vấn đề chung.
	- GV nêu ý kiến của mình về chủ đề tọa đàm.
	- GV và HS đánh giá kết quả tọa đàm.
	Ví dụ. Ở bài 14 (Lớp 7) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên GV có thể tổ chức cho HS Tọa đàm về thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường/tài nguyên thiên nhiên của công dân hiện nay ở địa phương, theo các bước đã nêu trên. 
Lưu ý : Trước khi tọa đàm, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường/tài nguyên thiên nhiên của công dân hiện nay ở địa phương trước 1 tuần.
1.9. Liên hệ thực tế và tự liên hệ
a) Mục tiêu của phương pháp: Liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp nhằm tạo ra những điều kiện thuận tiện cho học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan đến bài học. Trên cơ sở đó, HS được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn nội dung pháp luật cần học. HS cũng có thể so sánh, đối chiếu thái độ, hành vi của mình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, tránh được việc vi phạm pháp luật. 
b) Thực hiện :
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống:
Ví dụ: Ở bài 14 (Lớp 7) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, GV có thể hỏi các câu hỏi sau để HS liên hệ và tự liên hệ: 
1/ Em biết gì về tình hình môi trường hiện nay ở địa phương ? 
2/ Hãy cho biết ý kiến của em về môi trường ở trường ta ?
3/ Em có nhận xét gì về việc sử dụng điện, nước ở gia đình mình ? 
- Giáo viên động viên học sinh liên hệ thực tế hoặc tự liên hệ.
- Học sinh phát biểu bằng chính suy nghĩ của các em.
* Lưu ý : 
- Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học.
- Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức với HS.
- Cần động viên những HS rụt dè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ.
1.10. Tranh luận
a) Mục tiêu của phương pháp: Tranh luận tạo cơ hội cho HS được bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, phát triển ở HS kĩ năng trình bày suy nghĩ logic, khả năng tập trung vào những điểm chính, cốt lõi ; biết phân tích quan điểm của bản và phản hồi ý kiến kịp thời ; biết chấp nhận quan điểm của người khác, nếu quan diểm đó hợp lí.
b) Cách thực hiện :
	- Chọn vấn đề tranh luận 
- Chọn người tham gia tranh luận, tổ chức thành 2 đội hoặc 2 nhóm (nên để HS xung phong). 
- GV nêu vấn đề để HS tranh luận. 
	- HS suy nghĩ, tìm ý để trả lời câu hỏi.
	- Từng đội/ nhóm lần lượt nêu ý kiến để bảo vệ cho quan điểm của mình.
	- Lớp nhận xét đánh giá.
	- Kết luận, đánh giá của GV.
Ví dụ : Ở bài 3 (Lớp 6) Tiết kiệm, GV tổ chức cho HS tranh luận vấn đề Vì sao cần cần tiết kiệm? Từ đó các em hiểu được ý nghĩa của tiết kiệm.
2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
2.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
 Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ.
 Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV và HS - HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.
 Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:
- Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo đ/k cho HS tham gia vào quá trình dạy học
- Kiểm tra, đánh giá KT, KN của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với ND học tập
- Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học 
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ HS
- Kích thích suy nghĩ của HS
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
2.2. Kĩ thuật khăn trải bàn
 - HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
 - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6 người.)
 - Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn” 
2.3. Kĩ thuật phòng tranh 
 Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. 
- HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. 
	Ví dụ : 
Ở Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập (lớp 6), GV có thể sử dụng thảo luận nhóm kết hợp với kĩ thuật phòng tranh như sau :
- GV nêu tình huống :
Hưng là một học sinh giỏi của lớp 6A và là người có tinh thần giúp đỡ bạn . Bạn gặp khó khăn gì trong học tập, Hưng cũng sẵn sàng giúp đỡ, giúp bạn hiểu bài. Nhưng trong giờ kiểm tra, Hưng rất khổ sở vì cứ luôn bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của Hưng. Cho bạn nhìn bài là vi phạm nội quy, nhưng nếu không cho nhìn bài thì bạn lại bảo là ích kỉ, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn. 
- GV chia HS trong lớp thành nhiều nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi :
	1. Nỗi khổ của Hưng là gì ? Ở lớp ta có hiện tượng như vậy không ? Nó tồn tại ở mức độ nào ?
2. Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của những bạn hay nhìn bài của người khác.
3. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì trong tình huống trên ?
Theo em, để chấm dứt cảnh khó xử này, mỗi học sinh cần phải làm gì ?
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy khổ lớn và trưng bày xung quanh lớp học như một phòng trưng bày tranh.
- HS cả lớp đi một vòng quanh lớp học, xem kết quả thảo luận của các nhóm khác và ghi ý kiến bình luận hoặc bổ sung bằng bút màu khác.
* Kết luận :
Gv chốt lại đáp án đúng cho từng câu hỏi và kết luận :
- Nhìn bài của người khác khi kiểm tra là hành vi gian lận, người học không được làm (theo quy định của Luật Giáo dục)
- Mỗi HS phải tự giác, chăm chỉ học tập để loại bỏ những hành vi sai trái trong học tập.
2.4. Kĩ thuật công đoạn
- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
Ví dụ: 
Ở bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, GV có thể tổ chức thảo luận nhóm kết hợp với kĩ thuật công đoạn cho HS tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường và vai trò của môi trường, TNTN như sau : 
- GV yêu cầu HS đọc những thông tin trong SGK hoặc cho HS quan sát băng hình về tình hình môi trường, tác động của con người và hậu quả của những tác động đó đối với môi trường, tài nguyên.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm thảo luận, áp dụng kĩ thuật công đoạn :
Vòng 1: 
- Mỗi nhóm thảo luận 1 trong các câu hỏi sau :
+ Hãy nêu những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
+ Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm, huỷ hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Cho ví dụ.
+ Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên đối với đời sống con người. Cho ví dụ.
+ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ lớn.
Vòng 2 :
- Các nhóm luân chuyển kết quả thảo luận cho nhau. Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn và lại tiếp tục luân chuyển, góp ý cho đến khi nhận lại được tờ giấy ghi kết quả thảo luận của nhóm mình cùng các ý kiến góp ý của các nhóm khác.
- Từng nhóm xử lí các ý kiến góp ý của các nhóm bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. 
- Các nhóm treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
* Kết luận : GV chốt lại đáp án cho từng câu hỏi và thuyết trình bổ sung một cách ngắn gọn về hiện trạng báo động của vấn đề môi trường, tài nguyên ở nước ta (sử dụng biểu đồ về sự biến đổi diện tích rừng qua các thời kì), tác hại của nó và sự cần thiết cấp bách phải nỗ lực và hợp tác trong nước, hợp tác toàn cầu để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
2.5. Kĩ thuật động não 
Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng). 
	Động não thường được:
- Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề
- Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề
- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau
	Động não có thể tiến hành theo các bước sau :
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng 
- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
	Ví dụ : 
a/ Khi dạy bài Yêu thương con người ở lớp 7, GV có thể nêu câu hỏi động não : Em hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người và những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống.
- Mỗi HS nêu 1 biểu hiện, GV ghi tất cả các ý kiến thành 2 cột.
- Hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng.
b/ Một số ví dụ khác về câu hỏi động não:
- Em biết gì về tình hình giao thông hiện nay ở nước ta ? (Bài 14 lớp 6)
- Em hiểu thế nào là khoan dung ? (Bài 8 lớp 7)
- Hãy nêu các quyền của trẻ em mà em biết ? ( Bài 13 lớp 7)
- Em biết quy định nào của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? (Bài 14 lớp 7)
- Theo em, những biện pháp, hành động nào có thể bảo vệ, giữ gìn môi trường và tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả ? (Bài 14 lớp 7)
- Em hiểu thế nào là tự chủ ? (Bài 2 lớp 9)
- Em biết những gì về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? (Bài 17 lớp 9)
2. 6. Kĩ thuật “ Trình bày một phút” 
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. 
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. 
- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
2.7. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” 
Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- GV nêu chủ đề .
- GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác 
trả lời câu hỏi đó. 
- HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. 
- HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. 
	Ví dụ :
 Ở bài 14. Lớp 7. Bảo vệ tài nguyên và môi trường thiên nhiên, GV có thể sử dụng kĩ thuật „Hỏi và trả lời” như sau : 
	GV đặt câu hỏi về những nội dung đã học, gọi 1 HS trả lời câu hỏi đó. HS này lại đặt tiếp 1 câu hỏi nữa. HS thứ 2 trả lời và tiếp tục quá trình hỏi và trả lời với các bạn trong lớp cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại (xem phiếu học tập cho Hoạt động. Hỏi và trả lời).
Lưu ý : Phiếu học tập 
Hãy kể 3 yếu tố của môi trường tự nhiên (khoáng sản, cây cối, không khí, nước, động vật, rừng cây, đất đai,...).
 - Hãy kể 5 biểu hiện của sự ô nhiễm và huỷ hoại môi trường tự nhiên (khói, bụi, không khí ngột ngạt, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, đất bạc màu, lũ lụt và hạn hán, sông ngòi tắc nghẽn, các loài động, thực vật mất dần,...).
- Hãy nêu 3 biện pháp để bảo vệ môi trường
- Để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cần phải tiết kiệm nước, khoáng sản, lâm sản, hải sản, đúng hay sai ? Vì sao ?
- Bón nhiều phân hoá học cho đất được màu mỡ là một biện pháp để bảo vệ môi trường, đúng hay sai ? Vì sao ?
- Vì sao phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và không khí ?
- Dùng than bùn để đốt thay cho củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi là một biện pháp để bảo vệ môi trường, đúng hay sai ? Vì sao ?
- Để bảo vệ môi trường cần phải hạn chế sự phát triển của các nhà máy , đúng hay sai ? Vì sao ?
- Cần phải tiêu diệt hết các loài côn trùng, đúng hay sai ? Vì sao ?
2.8. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định.
- Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công.
- Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học 
- Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời. 
	Ví dụ:
a/ Khi dạy bài Quyền đựơc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ở lớp 6, GV có thể sử dụng kĩ thuật “Hỏi chuyên gia” để củng cố nội dung bài học, rèn cho HS KN tư duy sáng tạo, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, ứng phó trong những tình huống bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
	- GV mời một nhóm tham gia đóng vai các ”Luật sư” để tư vấn pháp luật cho các công dân. GV cung cấp thêm tư liệu (các điều khoản trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự) cho nhóm ”luật sư”
	- GV yêu cầu mỗi HS trong lớp chuẩn bị 1 – 2 câu hỏi/tình huống hoặc câu chuyện đã sưu tầm được có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm để hỏi các ”luật sư”.
	- Khi các ”công dân” nêu câu hỏi/tình huống..., các ”luật sư” có thể trao đổi và cử đại diện trả lời.
	Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi các ”luật sư” trả lời hết các câu hỏi của ”công dân”.
b/ Khi dạy bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ở lớp 9, GV có thể sử dụng kĩ thuật “Hỏi chuyên gia” để củng cố các kiến thức đã học như sau :
- Một số HS xung phong đóng vai các ”chuyên gia tư vấn pháp luật”, ngồi phía trên lớp học.
- Các HS khác trong lớp sẽ đưa ra các câu hỏi về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân để nhờ các chuyên gia giải đáp. Lưu ý HS có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập trong SGK để hỏi chuyên gia hoặc có thể hỏi về các hiện tượng trong đời sống thực tế.
2.9. Kĩ thuật ”Hoàn tất một nhiệm vụ”
- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.
- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
- HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.
- Gv hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá
Lưu ý: GV cần hướng dẫn HS cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được nhiệm vụ của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên. 
2.10. Kĩ thuật “Viết tích cực” 
 - Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
 - GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.
 Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai.
2.11. Kĩ thuật ”Nói cách khác”
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hãy liệt kê ra giấy khổ lớn 10 điều không hay mà thỉnh thoảng người ta vẫn nói về một ai đó/việc gì đó.
- Tiếp theo, yêu cầu các nhóm hãy tìm 10 cách hay hơn để diễn đạt cùng những ý nghĩa đó và tiếp tục ghi ra giấy khổ lớn.
- Các nhóm trình bày kết quả và cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của việc thay đổi cách nói theo hướng tích cực.
2.12. Phân tích phim Video
 Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. Phim nên tương đối ngắn gọn (5-20 phút). GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem. 
 - Trước khi cho HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
 - HS xem phim 
 - Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC CÁC BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Bài 6 – Lớp 6
BIẾT ƠN
(1 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức. 
- Nêu được thế nào là biết ơn.
- Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.

File đính kèm:

  • docTich_hop_phap_luat_trong_mon_GDCD_20150727_020338.doc