Phiếu ôn tập trong kì nghỉ phòng chống covid-19 môn Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Tiến

Đọc bài văn trên và trả lời câu hỏi:

 Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi?

 A/ Mười lăm tuổi B/ Mười sáu tuổi

 C/ Mười hai tuổi D/ Mười tám tuổi

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào?

 A/ Bình tĩnh. B/ Bất khuất, kiên cường.

 C/ Vui vẻ cất cao giọng hát. D/ Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 3: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào?

 .

 .

 

docx14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu ôn tập trong kì nghỉ phòng chống covid-19 môn Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? 
          A/ Bình tĩnh.                                              B/ Bất khuất, kiên cường.
          C/ Vui vẻ cất cao giọng hát.                      D/ Buồn rầu, sợ hãi.
Câu 3: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? 
..
..
Câu 4:  Dựa vào bài đọc, xác định điều dưới đây đúng (Đ) hay sai (S). Em hãy ghi vào cột bên phải 
Thông tin
Đ - S
a) Chị Sáu bị bắt trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
b) Chị Sáu bị giặc bắt và giết rồi đem ra Côn Đảo.
c) Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng sẽ tìm cách cứu chị.
d) Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa cài lên tóc rồi tặng cho người lính Âu Phi khi tới bãi đất.
Câu 5:  Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Dòng nào dưới đây chỉ toàn tính từ:
Hồn nhiên, vui tươi, bao la B. Thủ tiêu, hồn nhiên, vui tươi
phục kích, bình tĩnh, ướt đẫm D. Bãi cát, bình tĩnh, hi sinh
Câu 6: Đánh dấu (X) vào những câu thể hiện sự lịch sự, lễ phép khi đặt câu hỏi:
¨ Thưa cô, cô có thích mặc áo dài màu hồng không ạ?
¨ Này, cho mượn sách Toán được không ?
¨ Có thể giúp gì cụ không ạ ?
¨ Minh ơi, cậu có thể cho mình mượn bút mực một lát được không ?
Câu 7:  Gạch chân dưới các động từ trong câu: 
Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu
Câu 8:  Đặt một câu hỏi để khen bạn :
Họ và tên: . Lớp: .
ĐỀ ÔN TẬP (2)
* Đọc thầm đoạn văn :
BÁC HỒ TỰ HỌC NGOẠI NGỮ
Có một lần đến thăm Binh chủng Phòng không- Không quân, bác Hồ đã kể lại việc tự học của mình ngày còn trẻ cho các chiến sĩ nghe. Bác kể:
	“Thực ra Bác học trong nhà trường không nhiều, tính ra không quá bốn năm. Vậy mà bác đọc được được một số tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, ... Kết quả đó là do lòng quyết tâm và kiên trì tự học mà nên.
	Hồi làm phụ bếp trên tàu La-tút-sơ Tê-rê-vin (chạy trên đường từ Sài Gòn sang Pháp), mỗi ngày bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong. Dù mệt, bác vẫn cố tự học thêm hai giờ nữa, trong khi những bạn khác lăn ra ngủ hoặc đánh bài. Khi học những từ nào không hiểu Bác nhờ những thủy thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra một cách học độc đáo: mỗi ngày viết 10 từ tiếng Pháp vào tay để vừa làm việc vừa nhẩm học.
	Thời kì làm nghề quét tuyết ở Luân Đôn, sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày bác lại mang sách ra vườn hoa Ha-đơ để tự học tiếng Anh. Một tuần được một ngày nghỉ, Bác lại học tiếng Anh với một giáo sư người Ý.
	Với cách tranh thủ học như vậy, đến bất cứ nước nào, Bác cũng tranh thủ học như thế. Cho đến mãi sau này, mặc dù tuổi đã cao, khi Bác đọc sách báo nước ngoài, gặp từ nào không hiểu Bác đều tra từ điển và ghi lại để nhớ hoặc nhờ một người thạo tiếng nước đó giải thích cho Bác.
	Kể xong Bác nhìn các chiến sĩ trẻ trìu mến khuyên nhủ: 
	Các cháu còn trẻ, bây giờ điều kiện học tập có nhiều, các cháu phải gắng mà học. Học ở trường, ở lớp và phải tự học thêm nữa. Đừng bỏ phí thời gian. Ông cha ta xưa đã nói: “Thời gian là vàng bạc” quý lắm các cháu ạ!
	Các chiến sĩ trẻ thành kính nhìn Bác, ghi nhớ lời dạy của người
Đọc truyện trên và khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Vì sao Bác Hồ có thể biết nhiều ngoại ngữ?
Vì bác được dạy nhiều trong nhà trường.
Vì Bác có lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học.
Vì bác có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài.
Câu 2: Sau mỗi ngày làm việc, lúc mọi người lăn ra ngủ hoặc chơi bài, Bác đã làm gì?
Nghỉ ngơi và nói chuyện với mấy người Pháp.
Vẫn làm việc chăm chỉ.
Từ học thêm hai giờ nữa.
Câu 3: Chi tiết “mỗi ngày Bác viết 10 từ tiếng Pháp vào tay để vừa làm việc vừa nhẩm học” thể hiện điều gì?
Bác rất say mê, ham học
Bác rất kiên trì, nhẫn nại, tiết kiệm thời gian.
Bác rất ham học và sáng tạo để có thể học mọi lúc, mọi nơi.
Câu 4: Khi đã cao tuổi, Bác học ngoại ngữ như thế nào?
Gặp từ nào không hiểu Bác đều tra từ điển và ghi lại để nhớ.
Nhờ một người thạo tiếng nước đó giải thích cho Bác.
Cả hai ý trên.
Câu 5: Qua câu chuyện trên, Bác muốn khuyên chúng ta điều gì?
Phải cố gắng học thật giỏi ngoại ngữ
Phải kiên trì nhẫn nại, say mê học tập, không lãng phí thời gian.
Phải cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện
Câu 6: Dựa vào bài đọc, xác định điều dưới đây đúng(Đ) hay sai (S). Em hãy ghi vào cột bên phải.
Thông tin
Đ-S
“Thực ra Bác học trong nhà trường được rất nhiều, tính ra không quá 
bốn năm”
Bác đọc được được một số tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng 
Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, ... Kết quả đó là do lòng quyết tâm và kiên trì tự học mà nên.
Thời kì làm nghề quét tuyết ở Pa-ri, sáng sớm và buổi chiều mỗi 
ngày bác lại mang sách ra vườn hoa Ha-đơ để tự học tiếng Anh.
Câu 7: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu sau
 Kể xong Bác nhìn các chiến sĩ trẻ trìu mến khuyên nhủ
Danh từ: ........................................................................................................................
Động từ: ........................................................................................................................
Tính từ: .........................................................................................................................
Câu 8: Em hãy đặt một câu hỏi để hỏi người khác.
.............................................................................................................................................
Câu 9: Em hãy đặt một câu hỏi để thể hiện yêu cầu, mong muốn của mình.
.......................................................................................................................................
Họ và tên: . Lớp: .
ĐỀ ÔN TẬP (3)
* Đọc thầm đoạn văn :
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: "Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé".
Người bán vé trả lời : "3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi ?"
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói : "Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thế nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ !"
Bạn tôi từ tốn đáp lại : "Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la".
(Theo Pa-tri-xa Phơ-rip)
Đọc truyện trên và khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào ?
a. Bảy tuổi trở xuống.
b. Sáu tuổi trở xuống.
c. Bốn tuổi trở xuống.
Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai ?
a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
b. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
c. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào ?
a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
b. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.
c. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.
Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không "tiết kiệm 3 đô la" theo cách đó ?
a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối
b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.
b. Cần phải sống sao cho con mình luôn kính trọng.
c. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.
Câu 6: Trong câu chuyện trên, người bạn của tác giả đã nói: “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la". Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7: Điền vào chỗ chấm để hoàn thành các câu tục ngữ về lòng trung thực
a. Cây .. không sợ chết ..
b. Ăn . nói 
c. Một sự bất  vạn sự bất .
Câu 8: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn 
 Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: "Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé".
Câu 9: Đặt một câu có từ cùng nghĩa với “trung thực”. Gạch chân dưới từ cùng nghĩa đó.
Họ và tên: . Lớp: .
ĐỀ ÔN TẬP (4)
Đọc thầm bài văn dưới đây 
CÂY XƯƠNG RỒNG
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ nhỏ. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ quạnh hiu.
 (Theo Văn 4- sách thực nghiệm CNGD)
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào?
a. Ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc.
b. Trở thành một kẻ vô lễ và hư hỏng.
c. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị.
Câu 2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?
a. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.
b. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.
c. Người mẹ bị trừng phạt.
Câu 3. Người con khi chết biến thành gì?
a. Người con biến thành gió.
b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.
c. Người con biến thành một cái cây.
Câu 4. Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?
a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.
b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương những đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.
Câu 5. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì?
Câu 6. Trong câu: “Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.” có mấy tính từ?
a. Một tính từ: (đó là từ: .............................)
b. Hai tính từ: (đó là các từ: .......................)
c. Ba tính từ: (đó là các từ: .........................)
Câu 7: Tìm từ có tiếng “chí” điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: 
a) Thương nhân dân sống trong cảnh lầm than, Bác Hồ đã .. ra đi tìm đường cứu nước. 
b) Khánh là người bạn .. của tôi. 
c) Người lãnh đạo phải cần kiệm, liêm chính, .., vô tư. 
Câu 8: Đánh dấu X trước những câu có từ “ước mơ” là động từ
¨ Đó là những ước mơ cao đẹp.
¨ Hùng ước mơ trở thành phi công.
¨ Cậu đừng ước mơ hão huyền như thế. 
¨ Ước mơ ấy thật viển vông. 
¨ Ai cũng cần có ước mơ. 
¨ Chúng ta cần biết ước mơ. 
9. Viết câu hỏi: 
a) Để tỏ thái độ khen (hoặc chê).
b) Để thể hiện yêu cầu mong muốn. 
Câu 10: Hãy viết lại các tên sau theo đúng cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài. 
Hirôsima: ..	Vacsava: ...
Xiôncốpxki: ..
Họ và tên: . Lớp: .
ĐỀ ÔN TẬP (5)
* Đọc thầm đoạn văn:
LỘC NON
Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
(Trần Hoài Dương)
Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?	 
Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm.
Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà.
Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?	 
Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.
Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.
Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy cô bé cũng yêu thích vòm đa?	 
Cô ngước nhìn vòm cây mỉm cười, ngửa cổ nheo mắt nhìn vòm xanh.
Cô cười thích thú khi thấy những vỏ búp hồng nhát của cây đa rơi lả tả.
Cô cố tóm bắt những chiếc vỏ xinh xinh, vừa đạp xe vừa ngoái đầu lại nhìn bịn rịn.
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 4: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?	 
Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh.
Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.
Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn.
Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?	 
Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang
Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ.
Thích thú, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn.
Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ?
Một tính từ. Đó là: .....
Hai tính từ. Đó là: ..
Ba tính từ. Đó là: ..
Câu 7. Đánh dấu (X) vào những câu thể hiện sự lịch sự, lễ phép khi đặt câu hỏi.
¨ Thưa cô, cô có thích mặc áo dài màu hồng không ạ?
¨ Này, cho mượn sách Toán được không ?
¨ Có thể giúp gì cụ không ạ ?
¨ Minh ơi, cậu có thể cho mình mượn bút mực một lát được không ?
Câu 8. Tìm 2 từ :
a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người : .
b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người : .
Câu 9: Chọn từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ) điền vào chỗ trống cho thích hợp: 
	Bắc . làm bài thì Nam gọi: “Bắc ơi, nhanh lên!”. Bắc trả lời: “Tớ ran gay đây, tớ  chuẩn bị xong rồi. Cậu đợi tớ ngoài ngõ, hôm nay, bọn mình  đá ở sân Bãi Hạ nhé!”. 
Câu 10: Đặt một câu hỏi phù hợp với các tình huống sau: 
Có một chi tiết trong bài học em chưa hiểu, em muốn bạn giải thích hộ. 
............................................................................................................................
Em đánh vỡ chiếc đĩa, em tự trách mình.
............................................................................................................................
Họ và tên: . Lớp: .
ĐỀ ÔN TẬP (6)
Đọc thầm đoạn văn:
CHIẾC ÁO MỚI NGÀY XUÂN
Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào ngày Tết, chiếc áo vải dày nhưng sờ vào rất mát. Những bông hoa vàng nhụy đỏ làm niềm vui của tôi trong năm mới râm ran.
Cả đêm đó, dù không phải thức canh nồi bánh chưng nhưng tôi vẫn cố canh cho mình đừng ngủ. Tôi chỉ sợ nếu nhắm mắt vào thì chiếc áo mới sẽ bị ai đó lấy mất, hoặc rất có thể nó sẽ không cánh mà bay.
Tết năm ấy với tôi ái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Từ 27 Tết, tôi cứ chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc linh tinh mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới được mẹ móc gọn gàng phơi trên dây. Vui như thể cái áo cũng đang mỉm cười với mình, đang hát với mình
Đêm Giao thừa mẹ bảo mặc áo mới trước giờ bố thắp hương. Tôi cầm cái áo trên tay hít hà mùi vải mới vừa muốn mặc lên người mà vừa không nỡ. Cứ tần ngần đến lúc bố phải nhắc đến lần thứ ba. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên nhưng từ khi mặc áo mới tôi chỉ ngửi thấy trên cơ thể mình một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui trong trẻo thuở lên mười.
Sau này khi cuộc sống đã bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho ba anh em tôi quần áo mới. Tuy nhiên, dù giá những bộ quần áo đó có cao hơn, chất vải có tốt hơn tôi vẫn yêu chiếc áo mới thời khó, năm nào.
Những ký ức tuổi thơ năm nào tiếp tục vun đắp cho tâm hồn tôi những nềm vui con trẻ nên giờ dù đã lớn, tôi vẫn háo hức chờ đến Tết. Những tờ lịch trên tường mỏng dần, ngoài đường người ta bắt đầu bật bài hát “Happy new year”, bày bán cành đào, bao lì xì đo đỏ. Vui thật vui!
Dựa vào nội dung bài đọc trên, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện các yêu cầu sau:
Chiếc áo mới của nhân vật “tôi” có đặc điểm gì?
Vải mỏng, mặc vào rất mát, nổi bật trên vải là những bông hoa vàng nhụy đỏ.
Vải dày nhưng sờ rất mát, có những bông hoa vàng nhụy đỏ trên nền vải.
Vải dày nhưng sờ rất mát, có những bông hoa đỏ nhụy vàng.
Đêm hôm có chiếc áo mới ấy, nhân vật “tôi” đã thế nào?
Phải thức để canh nồi bánh chưng
Chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình, hát véo con đủ các bài
Canh cho mình đừng ngủ
Cụm từ “mùi thơm rất lại” trong bài chỉ gì?
Mùi vải mới từ cái áo
Mùi vải mới quyện với hương bưởi từ nước tắm gội
Mùi của niềm vui trong trẻo thuở lên mười.
Vì sao sau này, khi có những bộ quần áo đẹp hơn, giá trị hơn mà nhân vật “tôi” vẫn yêu chiếc áo thời khó khăn năm xưa.
Vì đó là chiếc áo cha mẹ chắt chiu từng đồng để mua cho.
Vì đó là vật thể hiện tấm lòng yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con bé bỏng
Vì cả 2 lí do trên
Các từ gạch chân trong câu sau là Danh từ (DT), động từ (ĐT) hay tính từ (TT): 
Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào ngày Tết, chiếc áo vải dày 
..
nhưng sờ vào rất mát
.
Đặt câu hỏi theo yêu cầu sau
Một câu hỏi để khen chiếc áo
.
Một câu hỏi để xịn mẹ mua cho mình 1 chiếc áo mới.
...
Tìm các từ láy trong các câu sau:
Từ 27 Tết, tôi cứ chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc linh tinh mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới được mẹ móc gọn gàng phơi trên dây. 
........
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
Có.. thì
Có công mài có ngày nên.. 
Họ và tên: . Lớp: .
ĐỀ ÔN TẬP (7)
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :
- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ

File đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_trong_ki_nghi_phong_chong_covid_19_mon_tieng_vi.docx