Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020
1. Các em quan sát và nhận xét chữ hoa S cỡ vừa
Nhận xét: Chữ S cao 5 li, 1 nét chữ (được cấu tạo bởi 2 nét cơ bản): cong dưới và móc ngược trái
nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
– Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút
trên đường kẻ 6. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết tiếp nét móc ngược trái,
cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
2. Giới thiệu câu ứng dụng
– Cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa – ý nói: hễ thấy con chim sáo tắm thì trời sắp có mưa. Hỏi:
Những chữ nào cao1 li;1,25 li; 1,5 li và 2,5 li. (trả lời: cao 2,5 li: S. Cao 1,5 li: t. Cao 1 li: các
chữ còn lại).
Hỏi: Hãy nêu cách đặt dấu thanh trong cụm từ. (Trả lời: Dấu sắc đặt trên chữ a và chữ ă, dấu
huyền đăt trên chữ i).
3. Hướng dẫn viết chữ
– Các em viết lên bảng con. => Sáo
–Viết trong vở tập viết => viết theo yêu cầu trong vở Em viết đúng, viết đẹp
Thứ hai , ngày 30 tháng 3 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY Bài 1: Nói tên các loài chim trong những tranh sau: ( đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt) *Lưu ý: Em quan sát các đặc điểm của từng loài chim để gọi tên cho đúng nhé! Bài 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: a) Đen như. b) Hôi như. c) Nhanh như. d) Nói như. e) Hót như. (vẹt, quạ, khướu, cú, cắt) *Lưu ý: Có 5 chỗ chấm tương ứng với tên 5 loài chim trong ngoặc đơn. Em hãy tìm hiểu các đặc điểm của các con vật này để điền cho phù hợp nhé! Bài 3: Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy. Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò Chúng thường cùng ở cùng ăn cùng làm việc và đi chơi cùng nhau Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. .................................. TOÁN Bảng chia 2 (trang 109) A/ Hoạt động cơ bản: *Từ phép nhân ta có thể hình thành phép chia Em hãy thực hiện tương tự: Em hãy thuộc lòng bảng chia 2. B/ Hoạt động thực hành: 1/ Tính nhẩm: 6 : 2 = 2 : 2 = 20 : 2 = 4 : 2 = 8 : 2 = 14 : 2 = 10 : 2 = 12 : 2 = 18 : 2 = 16 : 2 = 2/Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo ? Gợi ý : Hỏi: Bài toán cho gì ? Trả lời: Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. Hỏi: Bài toán hỏi gì ? Trả lời: Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo ? Em trình bày bài giải. Bài giải => Sau khi làm bài xong em nhờ ba mẹ hay anh chị kiểm tra xem đúng không nhé. ------------------------------------------------------------ Thứ , ngày tháng 3 năm 2020 TOÁN Một phần hai (trang 110) A/ Hoạt động cơ bản: Em mở SGK trang 110. Hình thành khái niệm một phần hai. Tóm tắt 12 cái kẹo : 2 bạn 1 bạn :... cái kẹo? B. Hoạt động thực hành: Em khoanh tròn vào hình đã tô màu 1/2 hình 1 Lưu ý: Tô màu hình thì hình phải được chia đều thành hai phần bằng nhau. 2 => Sau khi làm bài xong em nhờ ba mẹ hay anh chị kiểm tra xem đúng không nhé. --------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng 3 năm 2020 TOÁN Luyện tập (trang 111) Hoạt động thực hành: 1/Tính nhẩm: 8 : 2 = 10 : 2 = 14 : 2 = 18 : 2 = 16 : 2 = 6 : 2 = 20 : 2 = 12 : 2 = 2/Tính nhẩm: 2 x 6 = 2 x 8 = 2 x 2 = 2 x 1 = 12 : 2 = 16 : 2 = 4 : 2 = 2 : 2 = Lưu ý: Từ phép nhân ta hình thành được phép chia. D 3/Có 18 lá cờ chia đều cho 2 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy lá cờ? Bài giải ... ------------------------------------------------------------------------------- TẬP VIẾT CHỮ HOA S ( tuần 22) 1. Các em quan sát và nhận xét chữ hoa S cỡ vừa Nhận xét: Chữ S cao 5 li, 1 nét chữ (được cấu tạo bởi 2 nét cơ bản): cong dưới và móc ngược trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ. – Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút trên đường kẻ 6. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2. 2. Giới thiệu câu ứng dụng – Cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa – ý nói: hễ thấy con chim sáo tắm thì trời sắp có mưa. Hỏi: Những chữ nào cao1 li;1,25 li; 1,5 li và 2,5 li. (trả lời: cao 2,5 li: S. Cao 1,5 li: t. Cao 1 li: các chữ còn lại). Hỏi: Hãy nêu cách đặt dấu thanh trong cụm từ. (Trả lời: Dấu sắc đặt trên chữ a và chữ ă, dấu huyền đăt trên chữ i). 3. Hướng dẫn viết chữ – Các em viết lên bảng con. => Sáo –Viết trong vở tập viết => viết theo yêu cầu trong vở Em viết đúng, viết đẹp ----------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm 2020 TOÁN SỐ BỊ CHIA-SỐ CHIA-THƯƠNG (Trang 112) A/ Hoạt động 1: HS nhận biết được Số bị chia – Số chia - Thương - HS mở SGK trang 112 6 : 2 = 3 S ố b ị chia S ố chia Thương - Giới thiệu: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là Thương (vừa giảng vừa chỉ mũi tên). - Hỏi lại HS : + 6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? + 2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? + 3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? Lưu ý: + Kết quả của phép chia cũng là thương + 6 : 2 = 3, 3 là thương trong phép chia 6 : 2 = 3 nên 6 : 2 cũng là thương của phép chia này. *Nhờ PH yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia 12: 2 = 6, 18 : 2 = 9. B/ Hoạt động 2: Thực hành: Hướng dẫn HS giải các bài tập trong SGK (các em làm vào SGK, chú ý rèn chữ số nhé !) Bài 1: Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): Phép chia Số bị chia Số chia Thương 8 : 2 = 4 8 2 4 10 : 2 = 14 : 2 = 18 : 2 = 20 : 2 = *Lưu ý: Trước khi làm bài PH bảo HS nhắc lại tên các thành phần trong phép chia, hướng dẫn mẫu một bài Bài 2: Tính nhẩm: 2 x 3 = 2 x 4 = 2 x 5 = 2 x 6 = 6 : 2 = 8 : 2 = 10 : 2 = 12 : 2 = MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO? 1/ Làm bài tập sau: Xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp : hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, ngựa vằn, thỏ, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu. Thú dữ, nguy hiểm Thú không nguy hiểm M: hổ, . M: thỏ,.. 2/ Dựa vào sự hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau: a/ Thỏ chạy như thế nào ? . b/ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào? c/ Gấu đi như thế nào ? d/Voi kéo gỗ như thế nào ? 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in dậm dưới đây: a.) Trâu cày rất khỏe. M: Trâu cày như thế nào? b) Ngựa phi nhanh như bay. b) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. b) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch. Lưu ý: Khi đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm thì bộ phận in đậm sẽ mất đi và thay bằng cụm từ để hỏi nhé; Câu hỏi cuối câu phải có dấu chấm hỏi. Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 TOÁN BẢNG CHIA 3 (Trang 113) A/ Hoạt động 1: HS lập và nhớ được bảng chia 3 - HS mở SGK trang 113 Bảng chia 3 3 : 3 = 1 18 : 3 = 6 6 : 3 = 2 21 : 3 = 7 9 : 3 = 3 24 : 3 = 8 12 : 3 = 4 27 : 3 = 9 15 : 3 = 5 30 : 3 = 10 B/ Hoạt động 2: Thực hành (Tất cả bài tập làm vào vở nháp, các em nhớ rèn chữ nhé) Bài 1: Tính nhẩm: 6 : 3 = 3 : 3 = 15 : 3 = 9 : 3 = 12 : 3 = 30 : 3 = 18 : 3 = 21 : 3 = 24 : 3 = 27 : 3 = Bài 2: Giải bài toán Có 24 học sinh chia đều thành 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh: Gợi ý: - Đề bài cho biết điều gì? (Có 24 học sinh chia đều thành 3 tổ) - Đề bài hỏi gì? (Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh?) - Mỗi tổ nghĩa là 1 tổ - Vây: muốn biết mỗi tổ có mấy học sinh ta thực hiện phép tính gì? (Phép tính chia) - Em trình bày bài giải Bài giải ....... ............................................................................................. ------------------------------------------------------------ Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 TOÁN MỘT PHẦN BA (Trang 114) A/ Hoạt động 1: Giới thiệu “Một phần ba” ( - HS mở SGK trang 114 * Hướng dẫn HS quan sát hình và hỏi: - Hình vuông được chia thành mấy phần bằng nhau? (3 phần) - Có mấy phần được tô màu? (1 phần) - Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau. Trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần mấy hình vuông? (Tô màu một phần ba hình vuông) - Kết luận: Chia hình vuông thành ba phần bằng nhau. Lấy đi một phần (tô màu) được một phần ba hình vuông. - Tiến hành tương tự với hình tròn, hình tam giác. Chốt: Trong toán học để thể hiện một phần ba hình tròn, một phần ba hình vuông, một 1 phần ba hình tam giác, người ta dùng số “Một phần ba”. Viết là: 3 1 - PH cho HS luyện đọc và viết phân số vào bảng. 3 .................... B/ Hoạt động 2: Thực hành 1 Bài 1: Đã tô màu hình nào? 3 1 Bài 2: Hình nào có số ô vuông được tô màu? 3 Hướng dẫn: - Hình A + Hình A có bao nhiêu ô vuông? (3 ô vuông) + Hình A chia làm 3 phần thì mỗi phần có bao nhiêu ô vuông? (1 ô vuông) 1 + Vậy hình A có số ô vuông đã tô màu hay không? (đúng) 3 - Hình B + Hình B có bao nhiêu ô vuông? (6 ô vuông) + Hình B chia làm 3 phần thì mỗi phần có bao nhiêu ô vuông? (2ô vuông) 1 + Vậy hình B có số ô vuông đã tô màu hay không? (đúng) 3 - Hình C + Hình C có bao nhiêu ô vuông? (9 ô vuông) + Hình C chia làm 3 phần thì mỗi phần có bao nhiêu ô vuông? (3 ô vuông) 1 + Vậy hình C đã có số ô vuông đã tô màu hay không? (đúng) 3 - Hình D + Hình D có bao nhiêu ô vuông? (15 ô vuông) + Hình D chia làm 3 phần thì mỗi phần có bao nhiêu ô vuông? (5 ô vuông) 1 + Vậy hình D đã có số ô vuông đã tô màu hay không? (không đúng) 3 TẬP LÀM VĂN VIẾT NỘI QUY 3. Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em. Gợi ý: Khi đến trường em phải thực hiện điều gì? Môn: Toán Luyện tập (Trang 115) A. Hoạt động 1: Ôn lại bảng chia 3. Bài 1: Tính nhẩm Các em nhẩm trong đầu các phép tính sau rồi làm vào phiếu học tập. 6 : 3 = 9 : 3 = 12 : 3 = 27 : 3 = 15 : 3 = 24 : 3 = 30 : 3 = 18 : 3 = B.Hoạt động 2: Ôn lại bảng nhân, chia 3. Bài 2: Tính nhẩm Các em nhẩm trong đầu các phép tính sau rồi làm vào phiếu học tập. 3 x 6 = 18 : 3 = 3 x 9 = 27 : 3 = 3 x 3 = 9 : 3 = 3 x 1 = 3 : 3 = C.Hoạt động 3 : Dựa vào bảng chia 3 giải toán có lời văn Bài 3: Các em đọc bài toán 3 lần rồi làm vào phiếu học tập. Có 15 kg gạo chia đều 3 túi . Hỏi mỗi túi có mấy ki-lô-gam gao? 3 túi: 15 kg 1 túi: ..kg? Bài giải ................... Môn: Toán TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN (Trang 116) A/ Hoạt động cơ bản: Các em quan sát trả lời. B/ Hoạt động thực hành : (Tất cả các em làm bài vào phiếu học tập.) 1.Tính nh ẩm Các em nhẩm trong đầu các phép tính sau rồi làm vào phiếu học tập. 2 x 4 = 8 : 2 = 8 : 4 = 3 x 4 = 12 : 3 = 12 : 4 = 3 x 1= 3 : 3 = 3 : 1 = Lưu ý: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia thừa số kia C/ Hoạt động thực hành: Các em quan theo mẫu và làm vào phiếu học tâp. 2. Tìm x (theo mẫu) x x 2 = 10 x = 10 : 2 x = 5 3 × x = 21 x = ............... x = ............... x × 3 = 12 x = ............... x = ............... 2 × = 6 3 6 3 : 2 = 2 : 3 = 6 Th ừ a s ố Th ừ a s ố Tích Ghi nhớ: Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia TẬP VIẾT CHỮ HOA T ( tuần 23) 1/ Luyện tập viết chữ hoa T: Đường kẻ ngang 5 Đường kẻ ngang 3 Đường kẻ ngang 1 - Chữ T cỡ vừa cao 5 li. - Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản – 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang. - Cách viết: + Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5, viết nét cong trái nhỏ, dừng bút trên đường kẻ 6. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, dừng bút trên đường kẻ 6. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, viết tiếp nét cong trái to, điểm dừng bút ở đường kẻ 2. 2/ Em viết vào vở Em viết đúng, viết đẹp ( tuần 23) cho thật đẹp nhé! - 1 dòng ( 4 lần) chữ hoa T cỡ vừa. ( cao 5 li) - 1 dòng ( 4 lần ) chữ hoa T cỡ nhỏ. ( cao 2,5 li) - 1 dòng ( 4 lần) chữ Thẳng cỡ nhỏ. - 1 dòng ( 1 lần) từ ngữ cỡ nhỏ : Thẳng như ruột ngựa. CHÍNH TẢ NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN 1/ Nghe người thân đọc đoạn viết “ Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên” SGK TV2, trang 48, và viết vào vở cho thật đẹp nhé! *Rất mong PH giúp đỡ để các em làm bài tốt. Xin cảm ơn. Lưu ý bài làm của các em phải giữ cẩn thận, để khi đi học lại cô kiểm tra, nhận xét nhé! Đư ờ ng k ẻ ngang 6 Đư ờ ng k ẻ ngang 4 Đư ờ ng k ẻ ngang 2
File đính kèm:
- phieu_bai_tap_lop_2_tuan_2223_nam_hoc_2019_2020.pdf