Phân tích bình giảng ca dao

Có thể mượn lời Hoài Thanh để kết luận cho vấn đề hiểu từ ngữ, chữ nghĩa của ca dao. “Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào xưa mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi đối với một con người Việt Nam mà thiếu kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều cơ bản”.

 IV. Kết Luận: Muốn phân tích, bình giảng được cái hay cái đẹp, hiểu tư tưởng-tình cảm của tác giả dân gian thác gửi trong mỗi bài ca dao, người phân tích, bình giảng cần nắm được cái riêng, ý và tứ, tình và sự trong của bài ca dao đó.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bình giảng ca dao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÌNH GIẢNG CA DAO 
Xuân Diệu, một trong những nhà thơ và  bình thơ kiệt xuất của nước ta đã tìm thấy một câu ca dao mà theo ông “truyện Kiều cũng không có một câu như vậy”:                           Thương ai rồi lại nhớ ai                           Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng    Cái hay cái đẹp của bài ca dao ở đâu đó là mối băn khoăn với những ai ưu ái đối với văn hoá văn học dân tộc nói chung.  
      Riêng trong nhà trường, để hiểu một bài ca dao hay như vậy, không chỉ nâng cao năng lực cảm văn mà còn cả năng lực thẩm văn nữa. Vì vậy kĩ năng  phân tích, bình giảng ca dao là một hoạt động cần thiết của dạy và học. Để hoạt động này có thể đạt hiệu quả cao nhất, cảm thụ và diễn tả được vẻ đẹp của ca dao, chúng ta không thể không lưu tâm đến rèn luyện kĩ năng phân tích, bình giảng ca dao. Nhưng làm thế nào để phân tích, bình giảng, thẩm định được giá trị thẩm mĩ của thể loại thơ trữ tình của quần chúng nhân dân ? Để đạt được điều đó, cần lưu ý đến những vấn đề sau:  A. Những vấn đề cần hiểu và nắm chắc về ca dao.  I. Cái riêng và cái chung trong ca dao.    1. Cái chung.      a. Ca dao là thơ trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác nên có những đặc điểm như tính tập thể tính truyền miệng. Chính những đặc điểm đó tạo nên những nét tương đồng, cái chung trong ca dao.      b. Cái chung trong ca dao là: đề tài, những mô-típ, những yếu tố nghệ thuật.    2. Cái riêng:      a. Cái riêng của văn học viết là cái riêng của phong cách nghệ thuật của tác giả, của một cá nhân người nghệ sĩ; cái riêng của văn học dân gian là cái riêng của sự sáng tác tập thể và truyền miệng gắn liền với cái riêng về đời sống vật chất, tinh thần, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… của nhân dân trong từng địa phương, từng thời kì lịch sử, từng cộng đồng xã hội cụ thể.      b. Cái riêng của ca dao cụ thể là là mỗi câu đều có chủ đề, cấu tứ và các yếu tố nghệ thuật khác.      c. Cái riêng của mỗi câu ca dao còn là là mỗi bài là sự phản ánh cách cảm cách nghĩ riêng của mỗi con người đã tham gia sáng tác. Những cá nhân tham gia sáng tác ca dao luôn chịu sự tác động, chi phối của tập thể, của truyền thống nhưng tâm tình, ngôn ngữ, giọng điệu có nét riêng của cá nhân đó.    Có thể thấy ở chùm ca dao có chung một đề tài “Còn duyên – hết duyên”:                    - Còn duyên kẻ đón người đưa                       Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng                    - Còn duyên đóng cửa kén chồng                       Hết duyên ngồi gốc cây hồng nhặt hoa                     - Còn duyên kén cá chọn canh                       Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ                    - Còn duyên kén những trai tơ                       Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng                    - Còn duyên như tượng tô vàng                       Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa.                    - Thân em như tấm lụa đào                       Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?                    - Thân em như tấm lụa đào                       Dám đem xé lẻ vuông nào cho ai !    3. Tóm lại, ca dao vừa có cái riêng (sự độc đáo, đặc sắc từng bài, từng loại ca dao)và cái chung (sự giống nhau hoặc gần nhau giữa mọi bài, mọi loại ca dao). Cái riêng và cái chúng ấy gắn chặt, hoà quyện vào nhau, tạo nên phong cách truyền thống bền vững của ca dao, khu biệt cao dao với thơ trong văn học viết. Vì vậy, muốn phân tích, bình giảng ca dao chủ yếu là tìm tòi, phát hiện và lí giải những cái riêng, những nét đặc thù, độc đáo trong sáng tác dân gian của từng dân tộc, từng địa phương, từng thời kì lịch sử, cũng như cái riêng của từng tác phẩm cụ thể.    II. Ý và tứ, tình và sự trong ca dao.    Trong ca dao, ý và tứ, tình và sự là các yếu tố, những thực thể không phải lúc nào nắm bắt được, phân biệt được dễ dàng. Muốn phân tích, bình giảng hiệu quả cần hiểu và phát hiện đúng các yếu tố này.    1. Ý và tứ.       a. Ý: Ý là ý nghĩa, tư tưởng, khái niệm, là kết quả của những suy nghĩ nhất định nào đó. Ý là yếu tố thuộc về nội dung.       b. Tứ: Tứ chính là sự thể hiện ý, sự chuyển hoá ý nghĩ, tư tưởng-tình cảm, thành cảm xúc thẩm mĩ; được thể hiện diễn đạt dưới một hình thức nhất định nào đó (thường là một hình ảnh).    Nhà thơ Xuân Diệu đã nếu lên khái niệm ý, tứ và mối tác động quan hệ giữa chứng khá lí thú: “Ý là khái niệm và suy nghĩ do từ cuộc sống mà rút ra được… Từ cuộc sống mà toát ra ý; ý ấy muốn trở về tác động trở lại vào cuộc sống, mà tác động bằng phương thức thơ, thì ý ấy nên “đầu thai” thành cảm xúc, tình cảm, ý ấy nên trở thành tứ… Ý là của chúng mọi người, tứ mới là của riêng thi sĩ” (Tìm tứ cho một bài thơ – Tác phẩm mới số 17-1972).    Hiểu theo Xuân Diệu, nhất là chữ “đầu thai” của ý vào tứ trong thơ, trong ca dao là rất hay và chính xác. “Đầu thai” là quá trình chuyển hoá từ ý sang tứ, là một quá tình thai nghén, ấp ủ, trăn trở trong lao động nghệ thuật của nhà thơ. Đấy là quá trình “mệt nhoài thân xác và hạnh phúc của nhà thơ” khi chuyển tư tưởng – tình cảm, những cái trừu tượng thành hình hài, màu sắc, âm thanh,… thành hình ảnh cụ thể sống động; nói theo Hoàng Tiến Tựu trong Bình giảng ca dao là “biến hạt giống thành cây, thậm chí thành cành lá sum suê”.      - Có thể thấy, cũng là ý “nhớ”, nhưng tứ trong các bài ca dao sau lại khác nhau, có nét riêng độc đáo:                        - Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ                    Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai ?                        - Nhớ ai em những khóc thầm                    Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa                        - Chiều chiều lại nhớ chiều chiều                    Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai                        - Nhớ ai bổi hổi bồi hồi                    Như đứng đống lửa như ngồi đống than.    2. Tình và tứ.      a. Ca dao là sản phẩm tinh thần, của sự suy tư, cảm xúc là tiếng nói tâm hồn tình cảm của nhân dân. Muốn hiểu cảm tiếng nói tình cảm ấy cần thấy mối quan hệ giữa tình và tứ, sự và tình. Khi nói quan hệ giữa ý và tự trong ca dao, thực chất là nói quan hệ giữa tình và tứ trong thể loại văn học dân gian này. Sự là sự vật, sự việc có thật hoặc hư cấu, một phương tiện, nguyên cớ hay điều kiện giúp tác giả thể hiện, bộc lộ tình cảm (tình).      b. Sự (sự vật, sự việc là thể xác, tình là lình hồn của thơ và cũng là của ca dao. Sự là điểm tựa làm bật lên tư tưởng, tình cảm trong thơ trữ tình. Khi ý chuyển thành tình, tình hoá thân vào sự thì tứ thơ mới nẩy sinh và phát triển. Sự càng bất ngờ thì tứ càng độc đáo và ý tình càng được thể hiện mạnh mẽ sâu sắc.      c. Có thể tìm hiểu qua những bài ca dao sau:                        - Trèo đèo hai mái chân vân                    Lòng về Hà Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình                        - Bồng em ra đứng ruộng dưa                    Dưa đà có quả chị chưa có chồng                        - Hòn đá lăn nghiêng                          Em sửa lại cho nó lăn đứng                          Em coi không xứng                          Em sửa lại cho nó lăn dẹp                          Em thấy nó không đẹp                          Em sửa lại cho nó lăn tròn                          Giận thì nói vậy, dạ vẫn còn thương anh.  III. Lời và ý, chữ và nghĩa trong ca dao.    1. Phân tích cao dao không thể không chú ý đến ngôn từ, chữ nghĩa, bởi văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngôn ngữ của đời sống nhưng đã được nghệ thuật hoá theo phương thức trữ tình của thơ ca. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ đời sống nhưng có sắc thái riêng.    2. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ của một thời đã qua, có những lớp từ ngữ cổ, từ ngữ mang màu sắc địa phương. Muốn hiểu ca dao, nắm được ý, tứ, sự và tình trong mỗi bài ca dao phải bám vào từ ngữ và hiểu từ nghĩa của các từ ngữ đó. Chẳng hạn khi cảm thụ bài ca dao:                        - Khi đi bóng hãy còn dài                    Giờ về bóng đã nghe ai bóng tròn ?nếu không hiểu nghĩa từ “bóng” đã được tác giả dân gian sử dụng với một nghĩa khác thì không hểu tưởng tình cảm của bài ca dao này.    3. Có thể mượn lời Hoài Thanh để kết luận cho vấn đề hiểu từ ngữ, chữ nghĩa của ca dao. “Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào xưa mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi đối với một con người Việt Nam mà thiếu kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều cơ bản”.  IV. Kết Luận:  Muốn phân tích, bình giảng được cái hay cái đẹp, hiểu tư tưởng-tình cảm của tác giả dân gian thác gửi trong mỗi bài ca dao, người phân tích, bình giảng cần nắm được cái riêng, ý và tứ, tình và sự trong của bài ca dao đó.B. Phân tích, bình giảng và thực hành một số bài ca dao.  I. Một số bài ca dao chỉ một câu lục bát.    1. Phân tích, bình giảng.      Bài 1.                     Thân em như tấm lụa đào                                  Phất phơ giữ chợ biết vào tay ai ?       - Bài ca dao là những làn sóng  băn khoăn lo lắng trong tâm hồn của một người con gái mới lớn đang đứng trước ngã ba tình duyên.       - Hình ảnh “tấm lụa đào” lộng lẫy, nền nã và thắm tươi tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của cô. Cô gái ý thức rõ rành sắc đẹp và giá trị của chính mình.       - Nhưng “thân gái mười hai bên nước”, may mắn đỗ ở bến trong, hẩm hiu neo phải vào bến đục, làm sao biết trước được và nào ai biết được tương lai. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, giữa nền văn hoá nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ấy; tâm trạng trở trăn của cô không phải là vô cớ. Hình ảnh “phất phơ giữ chợ” là một dự cảm thân phận, là nỗi sầu về tương lại của cô. Cô gái ấy khao khát hạnh phúc, nhưng như “tấm lụa đào” kia cứ mãi “phất phơ” giữa chợ đời nào “biết vào tay ai ?”. Bi kịch đời của cô là không lựa chọn mà bị bán buôn như một món hàng vô tri, vô cảm. Cô đã bị vật hoá một cách thảm hại trong con mắt người rẻ rúng người phụ nữ ở xã hội xưa.     - Tâm trạng, số phận cô gái trong bài ca dao cũng là của biết bao cô gái có ý thức và nhu cầu làm bản thân.     Bài 2.                     Thân em như tấm lụa đào                               Dám đem xé lẻ vuông nào cho ai.      - Vẫn mô-típ “thân em”, vẫn hình ảnh tượng trưng “tấm lụa đào”; nhưng ở bài ca dao này, ý và tứ, sự và tình không trùng khít với bài ca dao trên.      - Nhân vật trữ tình, người con gái, trong bài ca dao không vướng víu vào sự băn khoăn cho hạnh phúc lứa đôi của đời mình. Giọng cô gái trong thơ nhẹ nhàng, đằm thắm mà khẳng định chắc nịch một điều, một đạo lí: “dám đem xé lẻ vuông nào cho ai”. Lời cô dịu dàng, nhưng là một lời khước từ dứt khoát một chàng trai nào đó ngỏ tình với cô. Cô vững vàng không “xé lẻ” cuộc đời, không “xé lẻ” tình yêu cho ai khác nữa.      - Bài ca dao là thế giới tâm hồn của một cô gái đã tìm được “một nửa kia” của mình, chứ không như cô gái ở câu trên. Cho nên, lời thơ là là đối thoại, không là độc thoại nội tâm như câu trên.      - Quan niệm tình yêu của cô gái trong bài ca dao cũng là quan niệm của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà Nguyễn Đình Thi đã từng nói trong thơ:                         Mắt đen cô gái long lanh                    Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.      Bài 3:         Em như con hạc đầu đình                     Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.      - Hình ảnh “con hạc đầu đình” tượng trưng cho khát vọng tự do và sự không có tự do của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bởi hạc đầu đình chỉ là một loại hạc dùng để trang trí, được đắp bằng vôi, gạch, hồ, vữa ở trên nóc hoặc trên tường của đình làng. Hạc chỉ là một tỉnh vật, bị trói buộc muôn đời vào tường, vào nóc đình, không nhấc nổi chân nói gì đến vỗ cánh bay lên.      - Câu ca dao có sự khái quát hoá và nội dung ý nghĩa rất rộng lớn. Sự mất không tự do, khát vọng tự do đâu chỉ có ở nhân vật trữ tình trong câu ca dao; đó cũng là thân phận của người phụ nữ trong nhiều giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau. Thậm chí ngày nay,  bài ca dao vẫn còn nguyên giá trị.      - Nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã đi vào ca dao, nhất là ca dao than thân thường mở đầu bằng mô-típ quen thuộc như “thân em”, “em như”,…                          Thân em như con cá rô thia                    Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu    Và có mặt ngay cả trong thơ của Hồ Xuân Hương:                    Thân em thì trắng phận em tròn                    Bảy nổi ba chim với nước non                                                      (Bánh trôi nước)    Nhưng không ở đâu ý thức về sự mất tự do và khát vọng tự do lại được phản ánh tập trung, rõ nét và độc đáo như ở câu ca dao này.        Bài 4:   Hỡi cô tát nước bên đàng                   Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?      - Có ý kiến cho rằng đây là hai câu thơ của Bàng Bá Lân. Nếu đúng như vậy thì hai câu thơ đã thực sự có màu sắc phong cách ca dao truyền thống, do đó không ai còn nhớ tác giả cũng đúng thôi.      - Bài ca dao đẹp một vẻ đẹp giản dị tưởng chừng khó tìm được chất thơ, khai phá được những vỉa tầng cảm xúc trong nó. Nhưng kì là thay, trong sự giản dị ấy lại hoà quyện bao nhiêu là cái đẹp của ý tình. Đấy là cái đẹp của trăng nước, cái đẹp của con người, cái đẹp của chàng trai và cô gái. Cô gái tát nước đêm trăng. Theo nhịp điệu lao động, từng gầu nước chan hoà và ngời ngợi ánh trăngtràn ra sóng sánh khiến chàng trai đắm say, xúc động. Để rồi cái đẹp tà cái đẹp nở bừng ra cái đẹp kia. Sự rung động mãnh liệt của chàng trai vút lên thành một câu hỏi thông minh, tinh tế, vừa gợi được vẻ đẹp của thiên nhiên đêm trăng, vừa mở ra cái đẹp của tâm hồn con người.      - Ngôn ngữ trong thơ cũng thật đẹp. Từ “hỡi” gợi khoảng cách không gian, từ “cô” gợi khoảng cách tâm tình. Một câu hỏi tu từ, một lời xưng hô ý nhị, đầy ý tứ. Câu thơ lặng đi, cái lặng trong tâm hồn cô gái, bởi cô gái đâu trả lời. Nhưng hình như sau này có người nghe được câu trả lời:                        Ánh trăng anh chẳng thiếu chi                    Anh có thóc giống em thì đổi cho.    Một một lời đáp thú vị cùng với nụ cười thật duyên, nhưng gia không có nó thì hay hơn chăng?       Bài 5.       Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi !                    Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm !      - Đây là tiếng nói của chàng trai Nam Bộ. Nam Bộ sông nước kênh rạch chằng chịt, giao thông chủ yếu bằng ghe, bằng thuyền. Trong bài ca dao, ghe chàng trai như đang lướt nhanh lên phía trước, chiếc ghe của cô gái chầm chậm đi sau. Và chàng trai buông lơi nhịp chèo và cất lên tiếng hò: “Bớ chiếc ghe sau…”. Tiếng gọi ghe, gọi thuyền sao mà ngọt ngào, yêu thương đến thế ! “…chèo mau anh đợi” lại càng thắm thiết, tình tứ hơn. Mà lạ ! Tại sao chàng trai lại xưng với “chiếc” ghe bằng “anh”  và “chiếc ghe” lại biết “chèo” thì càng lạ hơn nữa. Hoá ra chàng trai ngại ngùng và không muốn cố gái ở ghe sau đỡ ngượng ngùng, mắc cỡ.      - Câu đầu đã hay câu sau càng hay hơn. “Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm !”, một câu nói thật mà rất tinh khôn. Câu thơ chỉ là một lời giải thích, “bởi” cái lí do để anh chờ cô gái vượt lên song song cùng đi. Một lí do khách quan, nhưng chữ “kẻo” làm cho nó không còn khách quan nữa. Chữ “kẻo” nhuốm màu sắc tình cảm, khiến cái lí do “bờ bụi tối tăm” trở thành cái cớ để giao tình. Tiếng nói trong thơ vì thế mà thiết tha đáng yêu biết mấy.       Bài 6.       - Nước lên nhân nhẫn bờ rào                    Người ta sang cả, em cầm sào đợi ai ?                         - Nước lên nhân nhẫn bờ rào                    Em còn đợi người tri kỉ cầm sào cho em sang.      - Hai câu ca dao đối đáp là thế giới tâm hồn của hai nhân vật hát ví tên là Nhẫn và Kỉ nổi tiếng ở vùng Kì Anh, Hà Tĩnh.      - Tương truyền cô Nhẫn đẹp người hát hay nhưng quá lứa lỡ thì, ngoài ba mươi mà vẫn lẻ bóng. Anh Kỉ và cô đã quen biết nhau từ lâu và từng đối đáp với nhau qua nhiều cuộc hát ví. Lần này anh gặp lại cô Nhẫn, lại bị cô “tấn công” bằng nhiều câu hát đố hiểm hóc. Do vậy, anh đã nghĩ một câu “ác” để trã đũa cô:                         Nước lên nhân nhẫn bờ rào                    Người ta sang cả, em cầm sào đợi ai ?    Cái “ác" là anh Kỉ đã chạm vào đời tư, vào nỗi đau tình duyên của cô Nhẫn. Càng “hiểm” hơn nữa khi anh dùng hai chữ “nhân nhẫn” chỉ sự lên cao dần của nước sông và cũng là tên cô gái (chơi chữ). Thế mới khó trả lời. Hỏi thế quả thật gai góc.      - Nhưng ở đời “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, cô Nhẫn đã bình tỉnh đáp ngay, mượn lời lời anh Kỉ  theo thế “gậy ông đập lưng ông”:                         Nước lên nhân nhẫn bờ ràorồi sau đó tung ra một “cú móc nốc ao” rất khéo:                    Em còn đợi người tri kỉ cầm sào cho em sang.    Người hỏi đã thông mình người đáp càng thông minh hơn trong cách chơi chữ, cách nói bóng gió xa xôi: Anh Kỉ ơi ! Anh không là tri kỉ của tôi. Cái hay cái đẹp của ca dao đối đáp là ở chỗ ấy.    2. Thực hành phân tích, bình giảng:
a. Trèo đào hai mái chân vân                               b. Thân em như giếng giữa đàngLòng về Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình                      Người không rửa mặt người phàm rửa chânc. Sông cách sông, thuỷ cách thuỷ                      d.  Rồi mùa toóc ra rơm khôEm xe sợi chỉ em bắc cây cầu                                  Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìmĐể cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư g.          - Em về thưa với mẹ chae.  Xuềnh xoàng đánh bạn xuềnh xoàng                     Có cho em lấy chồng xa hay đừng                Trẻ vui bạn trẻ, già toan bạn già                               - Mẹ cha em đã thưa rồi                                                                              Cầm gươm vượt bể, qua vời cũng cho !   I. Một số  bài ca dao từ bốn đến sáu câu:     1. Phân tích, bình giảng:        a. Bài 1:                       Trong đầm gì đẹp bằng sen                       Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng                         Nhị vàng bông trắng lá xanh                       Gần bùn mà chẳng hôi tanh màu bùn.        Dị bản:                       Đố ai mà được như sen                       Chung quanh cánh đỏ giữa chen nhị vàng                       Nhị vàng, bông thắm, lá xanh                       Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.    Có ý kiến cho bài  dị bản là tiền thân của bài ca dao một. Họ dựa trên cái lí nghệ thuật: bài ca còn thô ráp, chưa bàn tay nghệ sĩ gọt giũa, trau chuốt. Điều đó cũng có cái lí của nó. Nếu theo dõi quá tình vận động và phát triển của ca dao, nhất là vấn đề dị bản, dị bản bao giờ cũng có phẩm chất thẩm mĩ cao hơn bài ca dao sau; nhưng ở đời luôn có những ngoại lệ, vì thế có thể bài ca dao tiền thân hay hơn bài ca dao dị bản. Và xét cho cùng mỗi bài ca dao vẫn có cái hay riêng của nó. Ở  phần này chúng thử phân tích, bình giảng bài ca dao một.    Bài ca dao khẳng định và tuyệt đối hoá vẻ đẹp không gì sáng nổi của cây hoa sen ở trong đầm:                    Trong đầm gì đẹp bằng sen    Khẳng định và tuyệt đối hoá cao độ, nhưng tại sao nghe nghe, lại không có cảm giác cực đoan, chối tai, khiên cưỡng và võ đoán của tác giả dân gian. Phải chăng do tác giả quá khéo léo đặt vào câu thơ dấu chấm hỏi tạo giọng điệu thách đố ? Phải chăng đây là cấu trúc mở, mời gọi của câu thơ, của văn chương nghệ thuật  ? Người đọc chẳng bị ép phải hiểu một chiều mà tự do suy nghĩ. Cái khéo của câu ca dao là ở đấy. Nhưng mở mà buộc một cách tinh tế. Thắt buộc là ở không gian nghệ thuật giới hạn “trong đầm”, không gian khép kín khiến sự tuyệt đối vẻ đẹp của cây sen trở thành tương đối nên có sức hấp dẫn người đọc.     2. Bài tập thực hành                    ______________

File đính kèm:

  • docbình giảng ca dao.doc
Giáo án liên quan