Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề văn nghị luận

B – CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI:

 I. Tác giả và tác phẩm:

 1. Tác giả:

 Vũ Khoan – một nhà hoạt động chính trị, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.

 2. Tác phẩm:

 - Hoàn cảnh sáng tac: Bài viết ra đời năm 2001, hoàn cảnh đất nước đang phát triển trong xu thế hội nhập, nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hóa.

 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận xã hội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
VĂN NGHỊ LUẬN
A – BÀN VỀ ĐỌC SÁCH:
	I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) – nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
	2. Tác phẩm:
	- Xuất xứ: Bàn về đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận xã hội.
	II. Nội dung:
	1. Mục đích sáng tác: khuyên lựa chọn sách và đọc sách cho có hiệu quả.
	2. Đối tượng tiếp nhận: đại chúng, nhất là thế hệ trẻ (HS, sinh viên).
	3. Hệ thống lập luận:
∆_Tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách:
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm nay.
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức.
∆_Những khó khăn, sai lệch trong việc đọc sách hiện nay:
Ít nhất có hai cái hại thường gặp:
- Một là, sách nhiều khiến chúng ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
- Hai là, sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật sự có ích.
	∆_Bàn về phương pháp đọc sách:
- Cách lựa chọn sách cần đọc: không tham đọc nhiều, quan trọng nhất là phải đọc cho tinh, chọn cho kĩ.
- Cách đọc sách thế nào cho có hiệu quả:
	+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
	+ Song, bên cạnh đó cũng rất cần thiết đọc các loại sách kiến thức phổ thông và các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn của mình.
	4. Nghệ thuật:
- Hệ thống lập luận chặt chẽ, tính thuyết phục cao.
- Lối viết hình tượng, cách ví von cụ thể và thú vị.
	* Ý nghĩa văn bản: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
	III. Luyện tập:
Suy nghĩ của em về ý kiến của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”?
Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về đọc sách.
Eš&›F
B – CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI:
	I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
	Vũ Khoan – một nhà hoạt động chính trị, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.
	2. Tác phẩm:
	- Hoàn cảnh sáng tac: Bài viết ra đời năm 2001, hoàn cảnh đất nước đang phát triển trong xu thế hội nhập, nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hóa.
	- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận xã hội.
	II. Nội dung:
	1. Mục đích sáng tác: kêu gọi khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, rèn những thói quen, nếp sống tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
	2. Đối tượng tiếp nhận: đại chúng, chủ yếu là thế hệ trẻ Việt Nam.
	3. Hệ thống lập luận:
∆_Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị của chính bản thân con người:
- Từ cổ chí kim (xưa đến nay), con người luôn là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
	∆_Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước:
- Bối cảnh của thế giới hiện nay: khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nặng nề của đất nước: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
∆_Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có truyền thống đoàn kết, đùm bọc nhất là trong chiến đấu chống ngoại xâm (các thế lực bên ngoài) nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và cuộc sống hằng ngày.
	∆_Kết luận: Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ nhất.
	3. Nghệ thuật:
- Hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
- Sử dụng thích hợp nhiều thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị.
- Ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, dùng cách nói giản dị, thiết thực, dựa trên cơ sở thực tiễn, ai cũng có thể cảm nhận được.
	* Ý nghĩa văn bản: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dụng đất nước trong thế kỉ mới.
	III. Luyện tập:
Nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam (cần cù, thông minh sáng tạo; thiếu tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng, kém khả năng thực hành)
Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu đó.
Eš&›F
C – CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN:
	I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
	Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893) lá triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
	2. Tác phẩm:
	- Xuất xứ: Văn bản trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận văn học.
	II. Nội dung:
	1. Mục đích sáng tác: chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
	2. Đối tượng tiếp nhận: giới nghiên cứu phê bình văn học.
	3. Hệ thống lập luận:
∆_Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:
- Dưới ngòi bút của Buy-phông: cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh mối nguy hiểm.
- Dưới ngòi bút của La Phông-ten: ngoài tính cách trên, nhà thơ còn nhìn thấy ở cừu nét thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động.
	∆_Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:
- Dưới ngòi bút của Buy-phông: chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn, thậm chí ngay cả với đồng loại của nó. Nó là con vật đáng ghét, sống có hại, chết vô dụng.
- Dưới ngòi bút của La Phông-ten: chó sói cũng là một bạo chúa khát máu, độc ác song nó cũng khổ sở, thường mắc mưu – do vụng về, chẳng có tài trí gì.
∆_Sự khác nhau giữa Buy-phông và La Phông-ten khi viết về cừu và sói:
- Ở Buy-phông, đó là cách nhìn chính xác của nhà khoa học: viết về loài chó sói và cừu nói chung, dựa trên những đặc tính cơ bản của chúng.
- Với La Phông-ten lại là cách nhìn của một nhà văn: viết về con cừu và chó sói cụ thể (ở mỗi bài thơ), căn cứ những đặc điểm vốn có của cừu và chó sói, nhà văn còn nhân cách hóa cho chúng (suy nghĩ, nói năng và hành động như người).
	3. Nghệ thuật:
- Hệ thống lập luận chặt chẽ.
- Nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới người bút của La Phông-ten).
- Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu cách viết của hai nhà văn.
	* Ý nghĩa văn bản: Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
	III. Luyện tập:
Phân tích nét đặc sắc của La Phông-ten khi viết về nhân vật con cừu và chó sói trong văn bản trích?
---***---

File đính kèm:

  • docOn_TS10__Chuyen_de_VAN_NGHI_LUAN__s_Thanh_Nguyen_20150725_033259.doc
Giáo án liên quan