Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề truyện trung đại Việt Nam

C – TRUYỆN KIỀU:

I. Tác giả:

 1. Cuộc đời:

- Nguyễn Du (1765 – 1820), quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha đỗ tiến sĩ, từng làm Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ cùng làm quan lớn dưới triều Lê – Trịnh.

- Ong sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điều này đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức, ngòi bút sáng tác của Nguyễn Du.

- Việc trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống (cha mẹ mất sớm, chiến tranh loạn lạc, phiêu bạt nhiều nơi, nếm đủ cay đắng của cuộc đời) làm cho tâm hồn ông tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề truyện trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương (tuy không còn ở dương thế nhưng vẫn còn nặng tình với cuộc đời, quan tâm chồng con, khao khát được phục hồi danh dự).
	3. Nghệ thuật:
- Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì.
- Sáng tạo nên một cách kết thúc tác phẩm không bị sáo mòn.
	* Ý nghĩa văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
	III. Luyện tập:
Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em.
Qua câu chuyện, theo em có cách xử lí tình huống nào khác để sự việc trở nên đơn giản, không đưa đến kết cục bi thảm (cái chết oan uất của Vũ Nương; niềm ân hận giày vò của Trương Sinh)?
Eš&›F
B – HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14):
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả: 
Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1785 – 1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840), làm quan dưới triều Nguyễn.
	2. Tác phẩm:
- Tác phẩm viết bằng chữ Hán, viết về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê và giai đoạn lịch sử đầy biến động từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.
- Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi, trên trích phần lớn hồi 14, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi (tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có “hồi mục”, thường có hai câu thất/bát ngôn dự báo tình tiết chính của mỗi hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp).
II. Nội dung:
	1. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và đoàn quân Tây Sơn:
	∆_Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ:
- Con người mạnh mẽ, hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết (nghe tin giặc chiếm Thăng Long, ông không hề nao núng; trong thời gian ngắn, ông đã làm bao nhiêu chuyện lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp, tuyển mộ quân lính, hành quân đánh đuổi giặc và đối phó nhà Thanh sau chiến thắng).
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người (việc cắt đặt Ngô Thời Nhậm ở Đàng Ngoài, cách xử trí với Sở, Lân).
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn chiến lược (trong thời gian ngắn đã hoạch định được “phương lược tiến đánh”, kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng).
- Người anh hùng tài ba, dụng binh như thần (hành quân thần tốc, từ Phú Xuân đến Thăng Long chỉ vỏn vẹn 10 ngày đánh tan 20 vạn quân Thanh).
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận (là tổng chỉ huy, tự hoạch định kế sách, thân chinh cầm quân xông pha trận mạc, thắng áp đảo quân thù).
	∆_Hình ảnh đoàn quân Tây Sơn:
- Kỉ luật cao, “nghiêm chỉnh đội ngũ” răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh của chủ tướng.
- Tinh nhuệ, dũng mãnh trong chiến đấu (tiến quân thần tốc ra Bắc, trận đánh Hà Hồi, Ngọc Hồi) làm quân thù khiếp vía.
	2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
	* Trái ngược hoàn toàn với hình ảnh đoàn quân Tây Sơn:
∆_Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị:
- Viện cớ cầu viện của vua Lê Chiêu Thống, kéo quân sang với ý đồ thôn tính ta.
- Là tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch
- Hèn nhát (mới nghe quân Tây Sơn tiến đánh đã chuồn mất).
	∆_Hình ảnh quân giặc:
- Đoàn quân vô kỉ luật (lính “tự tiện bỏ cả đội ngũ, đi lại lang thang...”).
- Ỷ thế không phòng bị (tướng “chơi bời, tiệc tùng không hề để ý việc quân”).
- Tương quan lực lượng gấp nhiều lần nhưng chiến đấu yếu ớt, chủ tướng chạy trước, quân lính bỏ chạy theo.
	3. Số phận thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống:
- Vì lợi ích riêng mà cầu viện ngoại bang, cõng rắn cắn gà nhà.
- Lê Chiêu Thống, ông vua hữu danh vô thực, bạc nhược (là vua một nước, mà hằng ngày tới doanh trại tướng giặc chờ để “nghe truyền việc quân, việc nước”!); vua tôi dựa dẫm hoàn toàn vào quân giặc.
- Kết cục thảm bại (chạy bán sống bán chết, gửi thân tàn nơi đất khách).
	4. Nghệ thuật:
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Lối kể hấp dẫn.
- Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả.
- Xây dựng hình ảnh đối lập giữa đoàn quân Tây Sơn và quân Thanh.
	* Ý nghĩa văn bản: Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dt ta và hình ảnh anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789.
	III. Luyện tập:
Tóm tắt nội dung Hồi thứ 14 tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí.
Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong lối văn trần thuật của tác phẩm qua việc kể chuyện xen kẽ miêu tả. Qua đó, em hãy tìm yếu tố biểu cảm mà các tác giả bộc lộ kín đáo trong hồi trích.
Eš&›F
C – TRUYỆN KIỀU:
I. Tác giả:
	1. Cuộc đời:
- Nguyễn Du (1765 – 1820), quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha đỗ tiến sĩ, từng làm Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ cùng làm quan lớn dưới triều Lê – Trịnh.
- Oâng sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điều này đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức, ngòi bút sáng tác của Nguyễn Du.
- Việc trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống (cha mẹ mất sớm, chiến tranh loạn lạc, phiêu bạt nhiều nơi, nếm đủ cay đắng của cuộc đời) làm cho tâm hồn ông tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
	2. Sự nghiệp sáng tác:
- Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó, kiệt tác là Truyện Kiều.
- Với những sáng tác của mình, Nguyễn Du đã đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ, đặc biệt thể thơ lục bát.
	II. Nội dung:
	1. Khái quát:
	∆_Thể loại: Truyện Kiều là truyện thơ Nôm viết bằng thể thơ lục bát.
	∆_Nguồn gốc cốt truyện: dựa theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn
	∆_Kết cấu: theo mô-típ ba phần:
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ.
	2. Giá trị của Truyện Kiều:
∆_Về nội dung:
a/ Giá trị hiện thực: 
* Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến đương thời với: 
- Bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến (thế lực quan lại, bọn buôn thịt bán người, thế lực đồng tiền).
- Số phận của những người bị áp bức (người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ).
	b/ Giá trị nhân đạo:
- Niềm cảm thông trước những đau khổ của người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ.
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo gây đau khổ cho dân lành (bọn quan lại, bọn buôn thịt bán người, thế lực đồng tiền).
- Trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người từ hình thức đến phẩm chất.
- Ước mơ công lí; khát vọng về quyền sống, tự do, tình yêu và hạnh phúc.
∆_Về nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện: có bước phát triển vượt bậc so với trước đó (lối dẫn chuyện, kể chuyện trực tiếp qua lời nhân vật, kể gián tiếp qua lời tác giả).
- Ngôn ngữ:
	+ Tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, đạt giá trị thẩm mĩ (trong sáng, lời văn đẹp, hay).
	+ Ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Khắc họa hình tượng, tính cách nhân vật (dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm bên trong).
	III. Luyện tập:
Tóm tắt Truyện Kiều theo kết cấu mô-típ ba phần.
Gợi ý:
 Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn tồn, con gái lớn của một gia đình họ Vương lương thiện. Trong Tết thanh minh, Kiều cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan đi du xuân. Kiều gặp Kim Trọng, cả hai đã chớm nở tình ý ban đầu. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Kiều và tìm cơ hội gặp nhau. Cả hai đã chủ động, tự do đính ước với nhau.
 Trong khi Kim Trọng về quê thọ tang chú thì gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, cịn mình thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt làm gái lầu xanh. Sau đĩ, nàng được Thúc Sinh chuộc thân cưới về làm thiếp nhưng bị vợ lớn của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuơng, đày đọa phải trốn vào chùa. 
 Sư Giác Duyên vơ tình gửi nàng cho Bạc Bà, nàng lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp người anh hùng Từ Hải, đã lấy nàng và giúp nàng báo ân báo ốn. Do mắc mưu của Hồ Tơn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn và tủi nhục, Kiều trầm mình ở sơng Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu về ở trong chùa.
 Sau khi chịu tang chú xong, Kim Trọng trở lại tìm Kiều và hay tin mọi việc. Chàng vơ cùng đau đớn và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, gia đình Kiều được đồn tụ. Chiều ý mọi người, Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai chỉ xem nhau là bạn.
Suy nghĩ của em về hình tượng và số phận người phụ nữ xưa qua Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Eš&›F
D – CHỊ EM THÚY KIỀU:
I. Đoạn trích:
	1. Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu truyện, sau phần giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại, tác giả tả tài sắc Thúy Vân, Thúy Kiều.
	2. Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích: miêu tả nhân vật.
II. Nội dung:
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, Thúy Vân và Thúy Kiều được Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp đạt đến sự hoàn hảo (mười phân vẹn mười) duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ (Mai cốt cách, tuyết tinh thần), song mỗi người có vẻ đẹp riêng (Mỗi người một vẻ).
1. Gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân:
- Chân dung Thúy Vân được miêu tả cụ thể, dễ hình dung (khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói).
- Thúy Vân có vẻ đẹp cao sang, quý phái, đoan trang (trang trọng khác vời/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang).
- Vẻ đẹp của Vân đạt đến sự hoàn hảo, dễ hình dung (Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang).
- Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh nên được thiên nhiên thừa nhận (Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da).
→ Cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
	2. Gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều:
	* So với Thúy Vân, Kiều càng sắc sảo mặn mà hơn, nổi bật hơn về sắc lẫn tài:
	∆_Về sắc:
- Sắc đẹp của Kiều không được miêu tả cụ thể như Thúy Vân. Tác giả chỉ gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt bằng nghệ thuật ước lệ (Làn thu thủy nét xuân sơn).
- Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế, sắc đẹp có thể làm “nghiêng nước nghiêng thành”.
- Sắc đẹp của Kiều đến nỗi “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, tức là vẻ đẹp ấy đã bị thiên nhiên căm hờn, ghen ghét.
→ Cuộc đời éo le, đau khổ, bếp bênh.
∆_Về tài:
- Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan điểm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm – kì – thi – họa.
- Đặc biệt, về tài “đàn”: “ăn đứt”, vượt lên trên mọi người.
Song, khúc sầu “bạc mệnh” do nàng tự sáng tác vừa thể hiện một con người đa sầu, đa cảm vừa dự báo những trúc trắc của cuộc đời sắp tới.
	3. Nghệ thuật:
- Những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
- Nghệ thuật đòn bẩy.
- Ngôn ngữ miêu tả tài tình kết hợp với sử dụng biện pháp ẩn dụ và nhân hóa.
	III. Luyện tập:
Phân tích bút pháp tinh diệu của Nguyễn Du qua việc miêu tả chân dung Kiều và Vân.
So sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân.
Eš&›F
E – CẢNH NGÀY XUÂN:
I. Đoạn trích:
	1. Vị trí đoạn trích: đây là đoạn tiếp liền theo đoạn tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. Đoạn này tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết Thanh minh.
	2. Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích: tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt.
II. Nội dung:
1. Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân (tiết tháng ba) được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.
- Thời gian: ngày xuân thấm thoát trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba; không gian: bầu trời trong sáng, rộn ràng với những “con én đưa thoi”, cảnh vật tràn đầy sức sống (Cỏ non xanh tận chân trời).
- Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
+ Thảm cỏ non tơ xanh rợn, bát ngát trải rộng đến tận chân trời được điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Gam màu nền của bức tranh mùa xuân hài hòa tới mức tuyệt diệu.
+ Cảnh xuân thật mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non); khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời); sinh động, hài hòa (trên nền màu xanh trắng điểm một vài bông hoa).
- Vẻ đẹp của Vân đạt đến sự hoàn hảo, dễ hình dung (Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang).
	2. Quang cảnh lễ hội thanh minh:
- Trong ngày thanh minh, có hai hoạt động chính: đó là lễ tảo mộ (thăm viếng, sửa sang phần mộ cho người thân) và hội đạp thanh (đi chơi xuân ở chốn làng quê, bày ra nhiều trò vui chơi đến nỗi cỏ xanh cũng bị giẫm nát).
- Không khí lễ hội thật đông vui, náo nhiệt (dập dìu, ngựa xe như nước áo quần như nêm), người đi trong tâm trạng hăm hở, háo hức (nô nức).
- Đối tượng chính của “hội” là những nam thanh nữ tú (yến anh, tài tử giai nhân).
	3. Chị em Thúy Kiều từ lễ hội đầy lưu luyến trở về:
- Cảnh chiều tan hội: không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đều lắng xuống, nhạt dần và trời đã “bóng ngã về tây”.
- Chị em Thúy Kiều ra về trong tâm trạng buâng khuâng, xuyến xao và tiếc nuối (thơ thẩn, nao nao).
	4. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
	* Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
	III. Luyện tập:
	Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.
G – KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH:
I. Đoạn trích:
	1. Vị trí đoạn trích: sau khi bị Mã Giám Sinh lừa, Kiều uất ức, tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
	2. Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích: miêu tả tâm trạng nhân vật.
II. Nội dung:
1. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều:
- Kiều được Tú Bà cho ra ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng (khóa xuân).
- Kiều bơ vơ, trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng (Bốn bề bát ngát...).
- Nơi đây, Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, cuộc sống giam cầm quẩn quanh trong sự tuần hoàn của thời gian (mây sớm đèn khuya).
	2. Tâm trạng của Kiều:
	∆_Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ:
	a. Nhớ Kim Trọng: 
- Nhớ lời thề → tâm trạng đau đớn xót xa (Tưởng người dưới nguyệt chén đồng).
- Kiều tưởng tượng cảnh Kim Trọng ngày đêm đau đáu mong chờ tin tức nàng (Tin sương luống những rày trông mai chờ).
- Song, nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn vì cuộc tình tan vỡ và xót xa vì tấm thân mình giờ đã bị hoen ố (Tấm son gột rửa bao giờ cho phai).
b. Nhớ cha mẹ:
- Kiều nghĩ tới cảnh sáng chiều cha mẹ tựa cửa ngóng tin con và buồn vì mình không thể tự tay “quạt nồng ấp lạnh” được. 
- Mới cách xa mấy mùa “nắng mưa”, nàng xót xa nhớ cha mẹ nay đã già yếu “sân lai”, “gốc tử đã vừa người ôm”, thiều người chăm nom.
* Trong hoàn cảnh hiện tại, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân mà nghĩ về Kim Trọng, cha mẹ cho thấy Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.
	∆_Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều: (8 câu thơ cuối)
	Cảnh được nhìn qua cái nhìn tâm trạng. Đã buồn, cảnh khiến Kiều càng buồn hơn và nỗi buồn ngày một ghê gớm, mãnh liệt hơn.
- Nỗi buồn cô đơn trước “cửa bể chiều hôm”, gợi trong lòng người tha hương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách
- Nỗi buồn về thân phận, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, vùi dập ra sao? (Hoa trôi man mác biết là về đâu?).
- Nỗi chán chường vô vọng, thấm đẫm buồn trong sự hèo tàn, mờ mịt ở tương lai (Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh).
- Nỗi lo sợ kinh hoàng, dự cảm sóng gió cuộc đời sắp đổ xuống (Buồn trông gió cuống mặt duềnh/ Aàm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi).
4. Nghệ thuật:
- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình.
	* Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
	III. Luyện tập:
Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích.
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích?
H – LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
∆_Cuộc đời: (xem sách giáo khoa)
Nguyễn Đình Chiểu quê tỉnh Gia Định (nay la Thành phố Hồ Chí Minh) là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
∆_Sự nghiệp sáng tác: 
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chay giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác văn chương nhằm mục đích: truyền bá đạo lí làm người; cỗ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.
	2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: Truyện ra đời vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
- Thể loại: truyện thơ Nôm viết bằng thể thơ lục bát.
- Kết cấu: theo kiểu chương hồi, một kiểu truyền thống phương Đông xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật chính.
- Giá trị tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên có tính phổ quát và tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của nhân dân Nam Bộ đương thời.
Giá trị nội dung:
- Đề cao tình nghĩa giữa người với người (tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn).
- Đề cao tình thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh).
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cu

File đính kèm:

  • docOn_TS10__Chuyen_de_TRUYEN_TRUNG_DAI_VIET_NAM__s_Thanh_Nguyen_20150725_033321.doc
Giáo án liên quan