Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Thơ văn Việt Nam sau năm 1975

3. Đặc điểm của văn học Việt Nam sau 1975

a. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá:

- Xu hướng này được thể hiện và chi phối bao trùm nền văn học trước hết ở người tự do khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật. Nó không chỉ là tiếng nói của cộng đồng mà còn là ý kiến của mỗi cá nhân đẻ làm giàu thêm nhận thức của cộng đồng xã hội. Quan niệm về sự thực cũng được thể hiện thể hiện phong phú đa dạng trong tính lịch sử của nó. Tính dân chủ cũng được thể hiện trên nhiều bình diện của sáng tác, đề tài, kết cấu, mô típ chủ đề.Và đưa đến sự đa dạng của các phong cách bút pháp bộc lộ hết mình cả tính sáng tạo của nhà văn cùng với sự ra súc kiếm tìm, thể nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp mới.

b. Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo.

- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới làm thay đổi quan niệm về con người. Con người giờ đây được nhìn ở nhiều vị thế đa chiều: Con người xã hội, con người lịch sử, con người gia đình với thiên nhiên môi trường, với chính mình con người đa diện, đa trị lưỡng phân, trong con người đan cài giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, con người trong sự cảm thông thấu hiểu và nâng đỡ con người, hướng tới cái chân, thiện, mĩ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Thơ văn Việt Nam sau năm 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh mẽ gây được sự chú ý của dư luận.
2. Sự phát triển của văn học Việt Nam sau năm 1975
GV: nhận xét của em về đội ngũ sáng tác của văn học Việt Nam sau 1975?
a. Đội ngũ sáng tác:
- Đội ngũ sáng tác đông đảo gồm nhiều thế hệ khác nhau, lớp nhà văn được trải nghiệm qua thực tế hai cuộc kháng chiến cùng lớp nhà văn đàn anh đã hội tụ thành một đội ngũ, hùng hậu đông về số lượng, và đảm bảo về chất lượng.
- Nhiều nhà văn đã khẳng định được tài năng, cá tính sáng tạo, sự trăn trở để đi tìm cho mình một tiếng nói riêng. Họ đã thực sự góp phần vào việc cổ vũ cho công cuộc xây dựng đất nước và tham gia vào quá trình hội nhập với văn học thế giới.
GV: Văn học gia đoạn này hướng tới những chủ đề nào?
b. Chủ đề
- Tập trung vào những vấn đề có tính thời sự như: Sự ác liệt của chiến tranh, hồi ức về cuộc chiến.
- Tập trung vào những chủ đề có cá tính nóng bỏng như những khát vọng đổi mới, con người và cá tính, những mất mát sau chiến tranh, chủ đề về đất nước sau sự đổi mới, vấn đề chống tiêu cực, cái xấu, cái ác, nhân phẩm.
GV: Văn học giai đoạn này hướng tới đề tài chính nào?
c. Đề tài
- Hướng về những đề tài chiến tranh, tuy nhiên phạm vi phản ánh được mở rộng phạm vi hiện thực đa dạng.
- Mô tả những vấn đề mà cuộc sống đang day dứt như nhân cách, những tiêu cực nội bộ, nhìn thẳng vào những mất mátsau ciến tranh, những bi kịch cá nhân
GV: Thể loại chính của văn học Việt Nam giai đoạn này?
d. Thể loại
- Phát triển phong phú đa dạng, thơ ca, tiểu thuyết truyện ngắn, ký, kịch và cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
*Thơ: Sau 1975 nổi lên phong trào viết trường ca sau chìm đi. Thế hệ nhà thơ lớp trước (tiền chiến). Thế hệ thơ chống Mỹ vẫn tiếp tục viết đều, đáng chú ý là Thanh Thảo, ý Nhi, Nguyễn Duy, Thu Bồn, Xuân Quỳnh ... Lớp mới xuất hiện nhiều: Nguyễn Nhật ánh, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Cầm, Lê Đạt .
- Nội dung thơ tập trung vào một số vấn đề đó là khẳng định con người và cá tính, cái tôi cá nhân và con người cá tính đã trở thành khát vọng âm thầm nhưng mãnh liệt. 
+ Thơ đã trở lại với đời thường với nghĩa chân thật nhất, đồng thời mở ra thế giới nội tâm của cái tôi cá nhân nhiều sắc thái, thơ nói nhiều đến nỗi buồn, sự cô đơn, nhìn nhận con người từ nhiều phía, với cái nhìn riêng độc đáo bộc lộ được độ sâu của chính bản thân mình từ đó tạo ra được sự đa dạng phong phú cho thơ hôm nay.
+ Thơ sau 1975 khẳng định con người cá tính trong đó con người không tự thoả mãn, bằng lòng mà luôn tìm kiếm giá trị tinh thần, khai thác và trở lại qua khứ lịch sử, phong tục quê hương, bà mẹ với những cảm xúc chân thành, bùi ngùi của kẻ đã một thời vì việc chung mà quên đi cái riêng
+ Thơ sau 1975 xuất hiện những bài thơ theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa như chủ nghĩa ấn tượng, tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực. 
+ Hạn chế: Thơ nhiều nhưng chất lượng chưa đạt tới một tỷ lệ cần thiết, nhiều bài nhạt rồi rơi vào quên lãng, nói đến cuộc sống người đọc thấy còn hời hợt, ít đặt ra được những vấn đề sâu sắc, không có những phát hiện và những lý giải về những vấn đề mới cuộc sống hiện tại. Thơ chỉ chú trọng mô tả, cảm xúc chưa thật mãnh liệt chưa đủ độ chín. Tuy nhiên trong mấy chục năm qua chúng ta đã có nhiều bài thơ hay, có tầm nhìn mới, nhận thức mới, sáng tác trong một không khí cởi mở, đề cập tới nhiều mảng hiện thực phong phú và nội tâm sâu sắc, thơ cũng xông sáo nhập cuộc một phần nào đó tham gia chống tiêu cực, tuy nhiên ảnh hưởng của nó chưa nhiều.
* Văn xuôi: Văn học trong sự đổi mới đã có nhiều nhà văn sáng tạo được những tác phẩm đạt tới sự thống nhất, giữa nội dung và hình thức, có giá trị nghệ thuật thực sự, nhất là từ 1990 trở đi người ta thấy xuất hiện một số tác phâm có giá trị, gây được tiếng vang trong dư luận. Như truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Chu Lai... Ký, tự truyện của Tô Hoài ...
- Nhìn chung văn xuôi đã mở rộng chủ đề phản ánh ở nhiều mảng đề tài khác nhau: Sự chiến thắng, khát vọng tự do, tự nhìn lại mình, nỗi đau và sự hẫng hụt sau chiến tranh, văn học đi sâu miêu tả đời sống tâm hồn, nỗi trăn trở khi cuộc sống đổi thay, sự xuống dốc của lối sống đạo đức... 
- Văn xuôi đã thâm nhập sâu vào nhiều mảng đề tài khác nhau của đời sống và đã góp phần tạo nên một diện mạo mốc cho văn xuôi sau 1975. Trong cấu trúc của tiểu thuyết hiện đại sau 1975 đã có nhiều những đổi thay để phù hợp với xu thế đổi mới của văn học. Trước hết các nhà văn đi tìm một mô hình cấu trúc mới theo “Lịch sử - Tâm hồn” khác hẳn với cấu trúc truyền thống - lịch sử sự kiện.
* Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình lí luận sự chuyển biến thường vẫn chậm hơn và dè dặt hơn, khuynh hướng xã hội học dung tục không còn tồn tại một cách hiên ngang như trước, Hệ thống các khái niệm được vận dụng trong nghiên cứu phê bình đã có sự điều chỉnh, nhiều khái niệm mới được giới thiệu và ngày càng được sử dụng rộng rãi tạo cho ngiên cứu phê bình một ngôn ngữ phong phú và hiện đại hơn.
GV: dựa vào kiến thức bài Khái quát văn học VN từ CM tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, hãy cho biết đặc điểm nổi bật của văn học VN sau năm 1975?
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam sau 1975
a. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá: 
- Xu hướng này được thể hiện và chi phối bao trùm nền văn học trước hết ở người tự do khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật. Nó không chỉ là tiếng nói của cộng đồng mà còn là ý kiến của mỗi cá nhân đẻ làm giàu thêm nhận thức của cộng đồng xã hội. Quan niệm về sự thực cũng được thể hiện thể hiện phong phú đa dạng trong tính lịch sử của nó. Tính dân chủ cũng được thể hiện trên nhiều bình diện của sáng tác, đề tài, kết cấu, mô típ chủ đề...Và đưa đến sự đa dạng của các phong cách bút pháp bộc lộ hết mình cả tính sáng tạo của nhà văn cùng với sự ra súc kiếm tìm, thể nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp mới.
b. Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo.
- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới làm thay đổi quan niệm về con người. Con người giờ đây được nhìn ở nhiều vị thế đa chiều: Con người xã hội, con người lịch sử, con người gia đình với thiên nhiên môi trường, với chính mình con người đa diện, đa trị lưỡng phân, trong con người đan cài giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, con người trong sự cảm thông thấu hiểu và nâng đỡ con người, hướng tới cái chân, thiện, mĩ.
c. Văn học phát triển sôi nổi, phong phú đa dạng nhưng cũng phức tạp 
- Trên hết là sự đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ. Sự phong phú này lại đi liền với những biểu hiện, nhiều dáng vẻ lạ lùng, thậm chí co cả những hiện tượng kì dị, lạ lùng những khuynh hướng trên chỉ rộ lên rồi lắng và tắt. Thị hiếu công chúng luôn biến động, các thể loại cũng thăng trầm rồi khá bất thường. Sự phát triển của văn học vẫn mang tính tích cực vốn chịu nhiều tác động của cơ chế thị trường cả trong sáng tác, xuất bản lãn phê bình và thưởng thức của công chúng
II. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
1. Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường (1981)
1.1. Tìm hiểu chung:
 a) Tác giả :
HPNT là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; chuyên về bút ký, là một trong mấy nhà văn viết ký hay nhất của văn học ta hiện nay (Nguyên ngọc); sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
 b) Tác phẩm: 
Ai đã đặt tên cho dòng sông? Viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích thuộc phần thứ nhất. 
1.2. Đọc - hiểu văn bản:
 a) Nội dung:
- Thủy trình của Hương giang:
+ Ở nơi khởi nguồn: Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản trường ca của rừng già, là cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
+ Đến ngoại vi TP Huế: Sông Hương như người gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của SH khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
+ Đến giữa TP Huế: SH như tìm được chính mình vui hẳn lênmềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu . Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya 
+ Trước khi từ biệt Huế: SH giống như người tình dịu dàng và chung thủy. Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa
- Dòng sông của lịch sử và thi ca:
+ Trong lịch sử, SH mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
+ Trong đời thường, SH mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng của đất nước.
+ Sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
 b) Nghệ thuật:
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa;
- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.
 c) Ý nghĩa văn bản: 
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
Qua những liên tưởng bất ngờ, thi vị Sông Hương được nhân hóa như một con người có cá tính phức tạp khi dữ dội, hoang dã, bí ẩn, đầy cá tính, khi dịu dàng say đắm -> ẩn chứa vẻ đẹp tiềm ẩn, sâu thẳm có sức cuốn hút, khơi gợi sự khám phá.
Những câu văn nhiều vế, trùng điệp với nhiều động từ mạnh vừa diễn tả được hành trình chảy trôi vô tận, vừa tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của dòng sông. 
Qua sự liên tưởng của tác giả, SH mang một vóc dáng mới, sức sống mới, đầy khao khát và lãng mạn
Bằng lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, kết hợp với các biện pháp nhân ohá, so sánh tác giả đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn bước đi của sông Hương, làm toát lên vẻ đẹp con sông thơ mộng, trữ tình với dáng diệu yêu kiều, thể hiện cảm nhận đầy thi vị về dòng sông.
Cái tôi của nhà văn được hiện lên rõ nét: cái tôi vừa trực tiếp quan sát, miêu tả, vừa hồi ức, liên tưởng bày tỏ suy tưởng. Sông Hương được bồi đắp thêm những vẻ đẹp mới từ một cái Tôi uyên bác, tài hoa, mê đắm với cảnh sắc và linh hồn Huế
Vẻ đẹp trong huyền thoại: mượn huyền thoại để lí giải nhan đề=> khẳng định cái đẹp vĩnh hằng và danh thơm muôn thuở của dòng sông
HD HS so sánh với hình tượng con sông Đà
2. Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ (1984)
2.1. Tác giả
- LQV (1948 -1988), quê gốc ở Đà Nẵng, xuất thân trong gia đình trí thức.
- Từ 1965 – 1978: ông vào bộ đội, sau xuất ngũ ông làm đủ mọi nghề để mưu sinh và bắt đầu sáng tác kịch nói. 
- Trước khi đến với thể loại kịch nói, LQV từng làm thơ, vẽ tranh, viết truyện ngắn. Nhưng kết tinh rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của ông là kịch nói và ông được đánh giá là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2.2. Tác phẩm
- Tác phẩm (1981-1984) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của LQV, đã được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.
- Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. 
- Tóm tắt nội dung: SGK tr 143.
- Văn bản SGK được trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
2.3. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Hồn Trương Ba có một cuộc sống đáng hổ thẹn khi phải sống chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
- Lời cảnh báo của tác giả: khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn và nhân văn hơn.
2.4. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân
- Trong thân xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm những điều trái với tư tưởng của mình để thỏa mãn đòi hỏi của thể xác.
- Những người thân trong gia đình người thì xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm; người lại buồn bã, đau khổ;  song, tất cả đều không giúp gì được và Hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn. Vì thế, Hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt khoát.
2.5. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích 
- Hồn không chấp nhận cảnh sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
- Đế Thích khuyên Hồn nên chấp nhận. Hồn kiên quyết chối từ và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại.
Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó chính là chất thơ trong kịch của LQV.
2.6. Đoạn kết
Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, một cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
2.7. Nghệ thuật
- Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện, 
Cuộc đối thoại Hồn - Xác, là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người (con người trong mối quan hệ với chính mình): giữa nội dung và hình thức, con người của nhu cầu và con người bản năng, cái cao cả và cái tầm thường: 
Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn trơ trọi một mình với nỗi đau tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát những cũng đầy quyết liệt
Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hoá thân vào cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở độ dài thời gian
3. Đàn ghi ta của Lor Ca - Thanh Thảo (1985)
3.1. Tìm hiểu chung
1.	 a) Tác giả:
	- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
	- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, dất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
	 b) Tác phẩm:
	- Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập thơ Khội vuông ru-bich (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.
	- Lor-ca(1898-1936): Nhà thơ thiên tài của TBN, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại. 
	3.2.Đọc - hiểu văn bản:
	 a) Nội dung:
	- Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mònLor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập gềnh xa thẳm.
	- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn-linh hồn của người nghệ sĩ-vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhauLời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.
	- Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này.
	 b) Nghệ thuật:
	- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
 	 c) Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
Nổi bật một người nghệ sĩ tự do trên nền văn hóa Tây Ban Nha, một người nghệ sĩ mạnh mẽ nhưng cũng lẻ loi, đơn độc (con đường đấu tranh dân chủ và cách tân nghệ thuật)
Bằng những vần thơ cất lên từ lòng ngưỡng mộ sâu sắc, niềm xót thương vô hạn với Lor-ca, Thanh Thảo đã bất tử hoá người nghệ sĩ anh hùng
4. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu (1987)
I. 4.1. TÌM HIỂU CHUNG:
 a) Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930- 1989): 
	Trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng(Nguyên Ngọc)của VHVN thời kì đổi mới.
 b) Tác phẩm: 
	Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
 4.2. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
 	a) Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
	- Một cảnh đắt trời cho là cảnh chiec1 thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vàoVới người nghệ sị, khung cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện , làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
	- Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), phi nhân tính(người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha,)giống như trò đùa quái ác, làm phùng ngơ ngác không tin vào mắt mình.
	=>Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đờichứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
	b) Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
	- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ
	- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chai (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).
	=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
c) Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời).
-Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
 d) Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
 4.3) Ý nghĩa văn bản:
 Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
Tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo - tình huống nhận thức của nhân vật về cuộc đời
Chuyện còn ẩn giấu những triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người:
- Quan niệm hạnh phúc có khi thật đơn giản nhỏ bé mà sao vẫn ngoài tầm với.
- Tàn bạo, dã man ngay với những người thân của mình sinh ra từ nghèo đói, bế tắc, vô học

File đính kèm:

  • docChuyen_de_On_Tho_van_sau_1975.doc
Giáo án liên quan