Ôn tập Vật lý lớp 9 - Học kỳ 2

- MẮT VÀ CÁC TẬT CỦA MẮT

 - Mắt có hai bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới (võng mạc).

 - Khi nhìn các vật ở các vị trí khác nhau mắt phải điều tiết để nhìn rõ.

 - Điểm xa mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn. Điểm cực viễn của mắt tốt ở xa vô tận.

 - Điểm gần mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ gọi là điểm cực cận. Điểm cực cận của mắt tốt ở cách mắt khoảng 25cm.

 - Mắt cận là mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. Cách khắc

 phục tật cận thị là đeo kính cận là một thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt.

 - Mắt lão là mắt chỉ nhìn rõ những vật ở xa mà không nhìn rõ những vật ở gần. Cách khắc

 phục tật mắt lão là đeo kính lão là một thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lý lớp 9 - Học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 9 - HỌC KỲ 2
A – LÝ THUYẾT CƠ BẢN 
 1 – DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
	Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều biến đổi liên tục.
	Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt (nồi cơm điện, ấm điện, ...), tác dụng quang (làm sáng bóng đèn bút thử điện), tác dụng từ (khi cho dòng điện xoay chiều đi vào nam châm điện thì nó hút – đẩy cái nam châm vĩnh cửu liên tục, nguyên nhân là khi dòng điện đổi chiều thì lực từ đổi chiều). 
	Dùng ampe kế (vôn kế) xoay chiều có kí hiệu AC () để đo cường độ dòng điện (hiệu điện thế) hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Khi mắc không cần chú ý chốt cắm của ampe kế, vôn kế.
2 – MÁY BIẾN THẾ (máy biến áp): là thiết bị dùng để tăng (giảm) hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
 Công thức máy biến thế 
Trong đó 	 
U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp.
U2 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp.
n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp.
n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp.
Cấu tạo của máy biến thế 
Bộ phận chính của máy biến thế là gồm hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau quấn trên một lõi sắt chung (gồm nhiều lá thép kĩ thuật ghép lại). 
Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế (dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ)
 Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều (U1) thì từ trường do dòng điện xoay chiều tạo ra ở cuộn dây này đổi chiều liên tục theo thời gian, từ trường biến đổi này khi xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thứ cấp sẽ tạo ra một hiệu điện thế xoay chiều ở hai đầu cuộn dây thứ cấp này (U2). 
Vì vậy máy biến thế chỉ hoạt động được với dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều khi chạy qua cuộn dây sơ cấp sẽ không tạo ra được từ trường biến đổi à máy biến thế không hoạt động.
3 - TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA :
 Lí do có sự hao phí trên đường dây tải điện: Do sự tỏa nhiệt của đường dây dẫn (do dây dẫn có điện trở nên khi cho dòng điện chạy qua thì sẽ có nhiệt tỏa ra tuân theo định luật Jun – Lenxơ).
 Công thức tính công suất hao phí khi truyền tải điện: Php = 
Trong đó: 
Php là công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây (W)
 	P là công suất điện cần truyền tải (W). 
 	R là điện trở của đường dây tải điện (W). 	 
 	U là HĐT giữa hai đầu đường dây tải điện (V). 
 Cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện
Người ta tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, điều này thật đơn giản vì đã có máy biến thế. Hơn nữa, khi tăng U thêm n lần ta sẽ giảm được công suất hao phí đi n2 lần.
 4 - SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG 
 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này
sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách
giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 
Lưu ý 
+ Khi tia sáng đi từ không khí vào nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
+ Khi tia sáng đi từ nước qua môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.	 
 (Nếu góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00, tia sáng không bị đổi hướng).
 5 - THẤU KÍNH HỘI TỤ 
 a) Thấu kính hội tụ
- Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Khi chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm.
 - Trong đó : Trục chính (); Quang tâm (O); 
 Tiêu điểm F, F’ nằm cách đều về hai phía thấu kính; 
 Tiêu cự f = OF = OF’ 
 - Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT là :
 + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.
 + Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm (F’ sau TK).
 + Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính.
S
O
F
F’
 b) Thấu kính phân kì
- Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. 
Khi chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính 
phân kì thì chùm tia ló loe rộng ra (phân kì). 
 - Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK là :
 + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng .
 + Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm (F’ sau TK).
c) Ảnh của 1 vật qua thấu kính
Vị trí của vật
Thấu kính hội tụ (TKHT)
Thấu kính phân kì (TKPK)
Vật ở rất xa TK: 
Ảnh thật, cách TK một khoảng bằng tiêu cự (nằm tại tiêu điểm F’)
Ảnh ảo, cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự (nằm tại tiêu điểm F’)
Vật ở ngoài khoảng tiêu cự (d > f)
d > 2f: ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
d = 2f: ảnh thật, ngược chiều, độ lớn bằng vật (d’ = d = 2f; h’ = h)
 2f > d > f: ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.
Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Vật ở tiêu điểm:
- Ảnh thật nằm ở rất xa thấu kính.
- Ảnh ảo, cùng chiều nằm ở trung điểm của tiêu cự, có độ lớn bằng nửa độ lớn của vật.
Vật ở trong khoảng tiêu cự (d < f)
- Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
- Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
6 - MẮT VÀ CÁC TẬT CỦA MẮT 
 - Mắt có hai bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới (võng mạc).
 - Khi nhìn các vật ở các vị trí khác nhau mắt phải điều tiết để nhìn rõ.
 - Điểm xa mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn. Điểm cực viễn của mắt tốt ở xa vô tận.
 - Điểm gần mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ gọi là điểm cực cận. Điểm cực cận của mắt tốt ở cách mắt khoảng 25cm.
 - Mắt cận là mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. Cách khắc 
 phục tật cận thị là đeo kính cận là một thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt.
 - Mắt lão là mắt chỉ nhìn rõ những vật ở xa mà không nhìn rõ những vật ở gần. Cách khắc 
 phục tật mắt lão là đeo kính lão là một thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp.
 6 - MÁY ẢNH VÀ KÍNH LÚP
 - Máy ảnh có các bộ phận chính là:
 + Vật kính là một thấu kính hội tụ.
 + Buồng tối (trong buồng tối có chỗ đặt màn hứng ảnh).
 - Ảnh hiện trên phim của máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
 - Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn () và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
+ Kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát vật thấy ảnh càng lớn.
+ Quan hệ số bội giác (G) và tiêu cự (f) (đo bằng cm) là : G = 
(Giá trị số bội giác: 1,5X; 2X; 3X; ...)
 7 - ÁNH SÁNG TRẮNG, ÁNH SÁNG MÀU VÀ TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG 
 - Các nguồn ánh sáng trắng như mặt trời, ánh sáng từ đèn neon, ánh sáng từ bóng đèn dây tóc...
 - Trong ánh sáng trắng có chứa các chùm ánh sáng màu khác nhau. Có thể phân tích ánh sáng trắng bằng nhiều cách như dùng đĩa CD, lăng kính 
 - Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu.
Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
Các tác dụng của ánh sáng
 + Ánh sáng chiếu vào vật làm vật nóng lên à tác dụng nhiệt của ánh sáng (VD : Ánh sáng mặt trời chiếu vào ruộng muối làm nước biển nóng lên và bay hơi để lại muối kết tinh). Các vật màu tối hấp thụ năng lượng (nhiệt) của ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng. 
 + Tác dụng sinh học: ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật, đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. (VD: Cây cối phải có ánh sáng thì mới quang hợp được).
 + Tác dụng quang điện: pin mặt trời (pin quang điện) có thể biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
BÀI TẬP
Bài 1: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. 
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp ?
Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100W. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây ?
 Bài 2: Dựng ảnh của vật sáng AB trong mỗi hình sau: 
O
F
F’
Bài 3 : Đặt một vật sáng AB, có dạng một mũi tên cao 1cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Thấu kính có tiêu cự 8cm. Hãy dựng ảnh A’B’của vật AB theo đúng tỉ lệ; tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính; tính chiều cao của ảnh A’B’ trong các trường hợp sau:
a) Vật đặt cách thấu kính 6cm.
b) Vật đặt cách thấu kính 12cm.
c) Vật đặt cách thấu kính 16cm.
d) Vật đặt cách thấu kính 18cm.
Bài 4: Đặt một vật sáng AB, có dạng một mũi tên cao 3cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Thấu kính có tiêu cự 10cm. Hãy dựng ảnh A’B’của vật AB theo đúng tỉ lệ; tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính; tính chiều cao của ảnh A’B’ trong các trường hợp sau:
a) Vật đặt cách thấu kính 8cm.
b) Vật đặt cách thấu kính 10cm.
c) Vật đặt cách thấu kính 12cm. 
Bài 5: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính và trước một thấu kính (A nằm trên trục chính). Qua thấu kính vật sáng AB cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật. Thấu kính này là thấu kính gì ? Vì sao ?
Bài 6: Một người cao 1,75m được chụp ảnh và đứng trước vật kính của máy ảnh là 3m. Màn hứng ảnh cách vật kính là 5cm. Hỏi ảnh của người ấy trên màn hứng ảnh cao bao nhiêu cm ?

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_HOC_KI_2_20150725_094924.doc
Giáo án liên quan