Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Đẹp

Nội dung ghi bảng

I/ Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:

1/ TN:

C1: Ảnh thật, ngược chiều với vật.

C2: Dịch vật vào gần thấu kính hơn vẫn thu được ảnh của vật trên màn. Đó là ảnh thật, ngược chiều với vật.

C3: Đặt vật trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn chắn.

2/ Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ.

- Vật ở rất xa thấu kính thì ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật. Có vị trí cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự.

- Khi d > 2f: ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

- Khi f < d < 2f : ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

- Khi d < f : ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
24
Tiết PPCT:
45
BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: 1 phút
 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
 1/Hiện tượng khúc xạ ánh sáng làgì?s
 2/Nêu kết luận sự khúc xạ ánh sáng khi truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
Đáp án:
	1/ Tia sáng truyền từ không khí sang nước (tức là truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác) thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
 2/ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:
 + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
 + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
 Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
 + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. 
 + Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
 3. Vào bài mới: GV nêu các ứng dụng của thấu kính hội tụ trong đời sống và hướng dẫn HS vào bài mới
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ:
GV: Cho HS đọc thí nghiệm.
 Cho HS quan sát h42.2.
 Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
 Hướng dẫn bố trí và tiến hành thí nghiệm.
GV: Hướng dẫn HS đọc và trả lời C1, C2
GV thông báo: Thấu kính hội tụ , tia tới, tia ló 
GV: Thấu kính hội tụ có đặc điểm gì ta nghiên cứu phần 2
GV: Cho HS quan sát h42.3 và trả lời C3
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu về đặc điểm và kí hiệu của thấu kính.
HS: Đọc thí nghiệm và quan sát h42.2.
 Ghi nhận dụng cụ.
 Quan sát thí nghiệm và ghi nhận kết quả.
HS: Đọc và trả lời
HS: Đọc và trả lời C3
HS: Đọc SGK
I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
1/Thí nghiệm:
C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hội tụ tại 1 điểm
C2:
2/Hình dạng của thấu kính hội tụ:
-Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt.
-Hình dạng: Phần rìa mỏng hơn phần giữa
-Kí hiệu:
15 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ: 
GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C4.
 Hướng dẫn HS quan sát thí nghiệmm đưa ra dự đoán.
 GV: Thông báo khái niệm trục chính.
GV: Cho HS đọc thông tin SGK để đi đến khái niệm quang tâm.
GV: Cho HS đọc và trả lời C5, C6.
GV: Thông báo khái niệm tiêu điểm.
 Thông báo về tiêu điểm của tháu kính hội tụ.
HS: Quan sát thí nghiệm.
 Đưa ra dự đoán.
HS: Trả lời.
HS: Đọc và trả lời. 
II. Trục chính , quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
1/ Trục chính:
C4: tia ở giữa truyền thẳng, không bị đổi hướng. 
 Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính () của thấu kính.
2/Quang tâm:
 Trục chính cắt thấu kính hội tụ tại điểm 0, điểm 0 là quang tâm. Tia sáng đi qua quang tâm đi thẳng không đổi hướng
3/Tiêu điểm:
C5: Điểm hội tụ F của chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính , nằm trên trục chính.
C6: Chùm tia ló vẫn hội tụ tại một điểm trên trục chính. Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- Tia tới //, tia ló cắt ở F
- F là tiêu điểm.
- Mỗi TKHT có 2 tiêu điểm đối xứng với nhau qua thấu kính (F và F’)
4/ Tiêu cự:
 Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm của thấu kính gọi là tiêu cự (f)
0F = 0F’ = f
10 phút
Hoạt động 3: Vận dụng: 
GV: Cho HS đọc và trả lời C7, C8.
HS: Đọc và trả lời.
III/ Vận dụng:
C7:
C8: Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
 4. Củng cố, luyện tập: 3 phút
- GV cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm:
	+ Thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
	+ Nêu khái niệm: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
	- Đọc có thể em chưa biết.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2 phút	
 - HTB, BT: 42.1, 42.2, 42.3.
	- Xem trước bài: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
	+ Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ.
Tuần:
24
Tiết PPCT:
46
BÀI 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: 1 phút
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Vào bài mới: Cho HS nêu nội dung đầu bài
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
15 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
GV: Cho HS đọc TN SGK.
 Cho HS quan sát h43.2.
 Giới thiệu dụng cụ.
 HD HS tiến hành và quan sát TN.
GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C1, C2, C3.
GV: Cho các nhóm thảo luận để rút ra đặc điểm của ảnh.
HS: Đọc TN.
 Quan sát hình.
 Quan sát TN.
HS: Đọc và trả lời
HS: thảo luậnrút ra đặc điểm của ảnh.
I/ Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
1/ TN:
C1: Ảnh thật, ngược chiều với vật.
C2: Dịch vật vào gần thấu kính hơn vẫn thu được ảnh của vật trên màn. Đó là ảnh thật, ngược chiều với vật.
C3: Đặt vật trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn chắn.
2/ Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ.
- Vật ở rất xa thấu kính thì ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật. Có vị trí cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự.
- Khi d > 2f: ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
- Khi f < d < 2f : ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
- Khi d < f : ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
15 phút
Hoạt động 2: Dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
GV: Cho HS đọc thông tin SGK và đọc C4.
GV: Quan sát HS vẽ và uốn nắn.
 Yêu cầu HS nhận xét hình vẽ của bạn.
 GV nhận xét và thống nhất cách dựng ảnh: Ảnh là giao điểm của các tia lo.
GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C5.
 Lưu ý HS vẽ trong hai trường hợp: d > 2f,
d < f.
 Ảnh thật hay ảo?
HS: Đọc thông tin và trả lời C4.
HS: Đọc và trả lời C5
II/ Cách dựng ảnh:
1/ Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ:
O
F
S’
S
2/ Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ:
0
B
A
B’
A’’
F
10 phút
Hoạt động 3: Vận dụng: 
GV: Cho HS đọc và HD làm C7.
GV HD HS lm bi tập 42.4, 23.4 
HS: Đọc và hoàn thành
III/ Vận dụng:
C7: Từ từ dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua thấu kính cùng chiều và to hơn khi quan sát trực tiếp. Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
 Tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật khi dòng chữ nằm ngoài tiêu cự của thấu kính.
 4. Củng cố, luyện tập: 2 phút
	- GV cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm:
	+ Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
	+ Nêu cách dựng ảnh.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:	2 phút
 - Đọc có thể chưa biết.
	- HTB, BT: 43.1, 43.2, 43.3.
	- Ôn lại kiến thức về thấu kính hội tụ chuẩn bị tiết sau làm bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tuan_24_nam_hoc_2019_2020_pham_thi_dep.doc