Ôn tập Sinh học 11 kì II

 1/ Nuôi mô sống

- Tách mô từ cơ thể động vật nuôi trong môi trường đầy đủ dinh dưỡng và vô trùng

- Ứng dụng: nuôi cấy da

- Chưa thể nhân bản vô tính ở người vì do tính biệt hóa cao của tế bào

 2/ Nhân bản vô tính

- Tiến hành: chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã lấy mất nhân

- Kích thích trứng phát triển thành phôi

- Phôi phát triển thành cơ thể mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Sinh học 11 kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 41 :
I- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN
 Sinh sản là quá trình tạo ra các cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
 Có hai kiểu sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hửu tính.
II- SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Khái niệm SS vô tính:
 Là hình thức SS không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống bố mẹ.
2. Các hình thức SS vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bào tử
 Cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Rêu, dương xỉ
Ưu điểm:
- SS bào tử giúp tạo được nhiều cá thể (nhiều bào tử) của một thế hệ. Và bào tử được phát tán nhờ gió, nước, động vật đảm bảo sự mở rộng vùng phân bố của loài.
b. Sinh sản sinh dưỡng
 Cơ thể mới được sinh ra từ một bộ phân (rể, thân, lá) của cơ thể mẹ.
 Gồm có SS sinh dưỡng tự nhiên bằng thân, rể, lá.
+ Thân: Thân củ(khoai tây), thân rể(cỏ gấu), thân bò(rau má), căn hành( hành, tỏi)..
+ Rể: Khoai lang (rể củ)
+ Lá: Lá cây thuốc bỏng.
Ưu điểm : 
+ Giữ nguyên các đặc tính di truyền của cây mẹ nhờ cơ chế nguyên phân
+ Rút ngắn thời gian phát triển của cây, sớm cho thu hoạch.
3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép chồi và ghép cành
- Chú ý: phải cắt bỏ hết lá cành ghép 
b. Chiết và giâm cành
+ Giữ nguyên được tình trạng tốt mà ta mong muốn
+ Cho sản phẩm thu hoạch nhanh.
c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Cơ sở khoa học : Dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật
4. Vai trò của SSVT đối với đời sống TV và con người.
a. Đối với thực vật : 
 - Giúp cây duy trì nồi giống.
 - Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân, củ, rể, căn hành.
 - Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
b. Đối với con người trong nông nghiệp:
- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
- Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.
- Tạo giống cây sạch bệnh.
- Phục chế được các giống cây trồng quy đang bị thoái hoá.
- Giá thành thấp, hiệu quả king tế cao.
Các câu hỏi tớ bổ sung :
- Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép ? Vì sao phải buộc chặt mắt ghép?
+ Giảm bớt mất nước qua con đường thoát hơi nước nhầm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được bảo đảm.
+ Mô dẫn nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và chất dinh dưỡng.
- Nêu những ưu điểm của cành chiếc và cành giâm so với cành trồng từ hạt ?
+ Giử nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn.
+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây mọc từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loài) của cành.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật?
- Dựa vào tính toàn năng của tế bào: Mỗi tế bào đều có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.
BÀI 42 :
I. Khái niệm
* Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
* Đặc điểm sinh sản hữu tính khác sinh sản vô tính là:
- Sinh sản hữu tính có cả 2 loại giao tử, có thụ tinh tạo thành hợp tử.
- Sinh sản hữu tính có cả ở thực vật có hoa và không có hoa.
* Tính ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
1. Sự hình thành hạt phấn và túi phôi.
a. Hình thành hạt phấn.
- Hạt phấn được hình thành từ tế bào mẹ hạt phấn (2n).
- Mỗi tế bào mẹ khi giảm phân cho 4 tế bào đơn bội (n), mỗi tế bào đơn bội nguyên phân cho ra 2 tế bào không cân đối:
+ Một tế bào bé là tế bào sinh sản sẽ phát sinh cho hai giao tử đực ( tinh trùng).
+ Một tế bào dinh dưỡng phân hóa thành ống phấn.
 Hai tế bào này được bao chung bởi một màng dày tạo thành hạt phấn.
b. Hình thành túi phôi.
- Một tế bào lưỡng bội nằm ở gần lỗ thông của noãn phân chia giảm nhiễm cho 4 tế bào con đơn bội.
- Một trong bốn tế bào sẽ phân chia liên tiếp để tạo nên túi phôi, ba tế bào đơn bội kia tiêu biến dần.
- Túi phôi chứa noãn cầu đơn bội (n) (trứng) và nhân cực (2n).
2. Thụ phấn và thụ tinh
a. Thụ phấn.
* Khái niệm: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy của hoa.
* Có 2 hình thức thụ phấn. Đó là:
- Thụ phấn chéo: trên các cây khác nhau.
- Tự thụ phấn: xảy ra trên cùng 1 cây.
* Tác nhân gây ra thụ phấn chéo:
- Tác nhân tự nhiên ( từ môi trường): do sâu bọ, gió, nước.
- Tác nhân nhân tạo ( do con người).
* Sự nảy mầm của hạt phấn:
- Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp điệu kiện thuận lợi sẽ nảy mầm thành ống phấn.
- Ống phấn mang 2 giao tử đực đi qua vòi nhụy vào bầu nhụy.
b. Thụ tinh.
* Khái niệm: Thụ tinh là sự kết hợp của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để tạo thành hợp tử.
* Quá trình thụ tinh:
- Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn tới túi phôi.
- Một giao tử đực kết hợp với noãn cầu tạo thành hợp tử 2n.
- Giao tử thứ 2 kết hợp với nhân cực 2n để tạo thành nội nhũ 3n cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
* Thụ tinh kép: là hiện tượng cả 2 giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh ( chỉ có ở thực vật hạt kín).
3. Sự tạo thành quả và kết hạt.
- Tạo quả:
+ Bầu nhụy biến đổi thành quả bảo vệ hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa rụng dần.
- Kết hạt: 
+ Noãn biến đổi thành hạt.
+ Hợp tử phát triển thành phôi.
+ Tế bào tam bội phân chia hình thành nội nhũ chứa chất dinh dưỡng.
4. Sự chín của quả
a. Sự biến đổi về sinh lý khi quả chín.
- Biến đổi màu sắc: Diệp lục giảm, carôtenôit lại được tổng hợp thêm, quả từ màu xanh chuyển sang vàng.
- Biến đổi mùi vị:
+ Các chất thơm có bản chất este, anđêhit, xêtôn được tạo thành.
+ Các chất ancalôit và axit hữu cơ giảm đi.
+ Fructôzơ, saccarôzơ tăng lên, eetilen hình thành.
- Vỏ và ruột quả mềm ra do: pectat canxi bị phân hủy, các tế bào rời nhau, xenlulôzơ ở thành tế bào bị phân hủy.
b. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự chín của quả.
* Điều kiện ảnh hưởng đến sự chín của quả:
- Chất êtilen: Kích thích hô hấp mạnh, làm tăng tính thấm của màng, giải phóng các enzim, làm quả chín nhanh.
- Nhiệt độ cao kích thích sự chín.
- Hàm lượng CO2 tăng, nhiệt độ thấp àm quả chín chậm.
* Vai trò của quả
- Đối với thực vật: thuận lợi cho việc phát tán hạt.
- Đối với con người: cung cấp dinh dưỡng.
III. Ứng dụng trong nông nghiệp.
- Dùng đất đèn sản sinh khí etilen làm quả chín nhanh
- Auxin kết hợp nhiệt độ thấp: bảo quản quả được lâu.
- Tạo quả không hạt: dùng auxin và gberelin với cà chua, bầu bí, cam, chanh, nho, táo, lê, dâu tây, dưa chuột, dưa hấu,
BÀI 44
I/ Sinh sản vô tính là gì?
 */ Khái niệm
- Sinh sản vô tính là sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình , không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
 */ Cơ sở
- Sự phân bào nguyên nhiễm, các tếbào phân chia và phân hóa để tạo tế bào mới
=> Tóm lại sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái dựa trên cơ sở phân bào nguyên phân
II/ Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
 1/ Phân đôi
- Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách thành hai phần giống nhau, mỗi phần lớn lên cho ra một cá 1thể mới
- Phân đôi nhân và chất nguyên sinh
- Đại diện: độngvật đơn bào, giun dẹp
 2/ Nảy chồi
- Một phần nhỏ của cơ thể mẹ lớn nhanh hơn những vùng lân cận để trở thành một cơ thể mới
- Cơ thể con tách rời mẹ hay bám vào cơ thể mẹ tiếp tục sống
- Đại diện: thủy tức, san hô
 3/ Phân mảnh
- Cơ thể mẹ phân hai hay nhiều mảnh bằng nhau. Mỗi mảnh phát triển thành một cơ thể mới
- Đại diện: hải quì, bọt biển, giun dẹp..
 4/ Trinh sinh
- Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội
- Sinh sản trinh sinh thường xen kẽ sinh sản hữu tính
- Đại diện: ong, kiến, rệp.
=> Tóm lại sinh sản vô tính ở động vật có bốn hình thức là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
III/ Ứng dụng
 1/ Nuôi mô sống
- Tách mô từ cơ thể động vật nuôi trong môi trường đầy đủ dinh dưỡng và vô trùng
- Ứng dụng: nuôi cấy da
- Chưa thể nhân bản vô tính ở người vì do tính biệt hóa cao của tế bào
 2/ Nhân bản vô tính
- Tiến hành: chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã lấy mất nhân
- Kích thích trứng phát triển thành phôi
- Phôi phát triển thành cơ thể mới
- Ý nghĩa : tạo cá thể mới có đặc điểm sinh học giống như tế bào gốc, tạo ra các cơ quan mới thay thế cơ quan bị tổn thương ở người
Sinh sản hữu tính động vật bài 45
I. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:
- Hình thành tinh trùng và trứng.
 + Tế bào sinh trứng (2n) à 1 tế bào trứng (n) + 3 thể định hướng (tiêu biến).
 + Tế bào sinh tinh (2n) à 4 tinh trùng (n).
- Thụ tinh: Sự kết hợp giữa tinh trùng (n) và trứng (n) hình thành hợp tử (2n).
- Phát triển phôi: Phôi phát triển thành cơ thể mới.
- Động vật đơn tính là động vật trên cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cái.
- Động vật lưỡng tính là động vật mà trên cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái.
- Động vật lưỡng tính có hiện tượng thụ tinh chéo: có nghĩa là 2 cá thể lưỡng tính ghép đôi lại rồi tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng cá thể khác và ngược lại. 
Ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính.
- Ưu điểm: Tạo ra cá thể rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
- Hạn chế: Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
III. Các hình thức thụ tinh.
 1. Thụ tinh ngoài.
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi trường nước, còn con đực phóng tinh dịch lên trứng để thụ tinh. 
- VD: cá, ếch nhái,
 2. Thụ tinh trong.
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- VD: lợn, gà, mèo,
Ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài: Thụ tinh trong tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. Còn ở thụ tinh ngoài do tinh trùng phải bơi trong nước tìm trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp. 
IV. Đẻ trứng và đẻ con.
- Đẻ trứng: trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái,...) hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn,...) à phôi à con non.
- Đẻ con: trứng thụ tinh trong cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử à phôi à con non à đẻ ra ngoài
Ưu điểm và hạn chế của động vật đẻ trứng :
+ Ưu điểm: số lượng trứng đẻ ra nhiều, nếu được thụ tinh và phát triển thì sẽ tạo ra thế hệ con nhiều.
 + Hạn chế: Do thụ tinh ngoài nên trứng không được bảo vệ, do đó có phần lớn trứng bị các sinh vật khác làm thức ăn.
Thụ tinh trong tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. Còn ở thụ tinh ngoài do tinh trùng phải bơi trong nước tìm trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp.
Ưu điểm ở động vật mang thai: động vật mang thai thì phôi thai được nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ nên phát triển rất tốt, thai nhi trong bụng mẹ nên được bảo vệ tốt trước kẻ thù và tác nhân gây bệnh.
Bài 46 : Cơ chế điều hòa sinh sản 
I. TÁC ĐỘNG CỦA HOOCMÔN
1. Sinh trứng
* Các loại hooc môn: (Nội dung phiếu HT số 1.)
* QT điều hoà sinh trứng:
vùng dưới đồi à GnRH à tuyến yên à FSH, LH à trứng rụng, tạo thể vàng à ơstrôgen và prôgestêron à tuyến yên, vùng dưới đồi ức chế tiết FSH, LH làm cho niêm mạc tử cung dày và xốp, xung huyết để đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ
QT điều hoà sinh tinh 
- vùng dưới đồi à GnRH à tuyến yên à FSH, LH. 
- FSH à Tinh trùng.
- LH à TB kẽ à Testostêron à QTST Tuyến Yên à ức chế tiết LH. 
II. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng : 
1. Vai trò của hệ thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh:
- HTK tác động lên tinh hoàn thông qua tuyến yên.
- Môi trường gây ảnh hưởng lên hoạt động của tinh hoàn gián tiếp thông qua HTK và hệ nôi tiết.
2. Vai trò của hệ thần kinh và môi trường đến quá trình sinh trứng:
- HTK và các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên quá trình sản sinh trứng thông qua hệ nội tiết. 
- Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến hệ nội tiết, dẫn đến rối loạn trong quá trình sinh trứng.
- Sự hiện diện của con đực hoặc cái
- Nhiệt độ, thức ăn.
→ Tất cả các yếu tố đó đều tác động lên HTK, HTK tác động lên hệ nội tiết mà ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.	

File đính kèm:

  • docBai_48_On_tap_chuong_va_kiem_tra_hoc_ki_20150726_111426.doc