Ôn tập Sinh học 10 bài 18 đến 32

BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINHH TRƯỠNG CỦA VI SINH VẬT.

1/ Vì sao, có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng ( ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có

triptôphan hay không?

-Đưa vi khuẩn này vào thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là thực phẩm có triptophin.

2/ Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?

-Vì trong ngăn giữ thực phẩm của tủ lạnh có nhiệt độ khoảng 4oC => các vi khuẩn kí sinh gây bệnh bị ức chế.

3/ Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?

-Thường là những vi sinh vật kí ưa ấm là 30-40oC.

4/ Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm vi khuẩn?

-Vi khuẩn sinh trưởng tốt trong môi trường có độ ẩm cao.

pdf8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Sinh học 10 bài 18 đến 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ nst 2n giống TB mẹ. 
Giảm phân: 
 - Xảy ra ở TB sinh dục thời kì chín. 
 - 2 lần phân bào. 
 + Kì trước 1: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng. 
 + Kì giữa: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. 
 + Ở kì sau I: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. 
- Từ 1 TB mẹ 2n tạo ra 4 TB con có bộ nst n. 
4/ Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân. 
 – Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh 
thường tạo 
ra nhiều biến dị tổ hợp, góp phần làm tăng tính đa dạng của sinh giới. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các 
loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng 
thích nghi với điều kiện sống mới. 
– Sự phối kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì, ổn định bộ NST đặc trưng 
của những loài sinh sản hữu tính. 
5/ Tại sao giảm phân lại tạo ra được các tế bào con với số NST giảm đi một nửa 
 Quá trình giảm phân chỉ xảy ra 1 lần nhân đôi nhưng xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp nên số lượng NST giảm đi 
1 nữa. 
BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓAVẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT. 
1/ Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị 
dưỡng ở chổ nào? 
 vi sinh vật quang tự dưỡng vi sinh vật hóa tự dưỡng 
Nguồn năng lượng Ánh sáng Hóa học 
Nguồn cacbon CO2 Chất hữu cơ 
Tính chất của quá trình Đồng hóa Dị hóa 
2/ Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển. 
 Các môi trường tự nhiên có vi sinh vật pt như: vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm 
men cadina albicans gây bệnh ở người, trong khoan miệng của người có nhiều vi khuẩn lactic. 
3/ Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. 
 Nguồn dinh dưỡng và nguồn cacbon 
4/ Khi có ánh sáng và giàu khí CO2, một loại sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được 
tính theo đơn vị g/l như sau: 
(NH4)3P04 - 1,5; KH2P04 - 1,0; MgS04 - 0,2; CaCl2 - 0,1; NaCl - 5,0 
 a) Môi trường trên là loại môi trường gì? 
 b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì? 
 c) Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì? 
 a/ Môi trường tổng hợp 
 b/ Quang tự dưỡng 
 c/ Nguồn cacbon là CO2, nguòn năng lượng là ánh sáng, nguồn Mitơ là Photphat Amôn. 
5/ Nêu ví dụ cho từng loại hô hấp mà em biết 
 -Hô hấp hiếu khí: các loại nấm, ĐVNS, xạ khuẩn. 
 -Hô hấp kị khí: vi khuẩn phản nitrat hóa. 
 -Lên men: vi khuẩn lactic, nấm men. 
BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT 
1/ Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau k? Vì sao? 
 -Bình đựng nước thịt có mùi thối vì trong môi trường thừa nitơ thiếu cacbon sẽ xảy ra khử amin sinh amôniac. 
 -Bình đựng nước đường có mùi chua vì trong môi trường thiếu nitơ thừa cacbon nên lên men tạo axit. 
2/ Em hãy kể những thực phẩm đc sx bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtêin 
 -Nước mắm các loại nước chấm khác. 
3/ Theo em trong làm tương và làm nước mắm, người ta có sử dụng cùng 1 loại vi sinh vật không? Đạm 
trong tương và nước mắm từ đâu ra? 
 -Không vì làm tương là nhờ nấm vàng hoa cau là chủ yếu, loại nấm này tiết ra protêaza để phân giải prôtêin 
trong đậu tương. Làm nước mắm là nhờ vi khuẩn kị khí trong ruột cá là chủ yếu, chúng sinh ra prôtêaza để phân 
giải prôtêin của cá. 
 -Đạm trong nước tương là do prôtêin đậu nành bị phân cắt thành axit amin, đạm trong nước mắm do 
prôtein của cá bị phân cắt  axit amin. 
4/ Em hãy kể những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic len men. 
 -Sữa chua, dưa chua, cà muối chua, dưa kiệu 
5/ Vi khuẩn lam tổng hợp Prôtêin của mìh từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì? 
 -Nguồn cacbon là CO2, nguồn Nitơ: Nitrôgenaza. 
 -Kiều dinh dưỡng: quang tự dưỡng 
6/ Điền sự khác của 2 quá trình lên men vào bảng sau: 
Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu 
Loại vi sinh vật Vi khuẩn lactic Nấm men rượu 
Sản phẩm Axit lactic Rượu êtilic 
Nhận biết Có mùi chua Có mùi rượu 
7/ Tại sao để quả vải chín 3-4 ngày thì có mùi chua? 
 -Dịch quả vải chứa rất nhiều đường, dễ bị nấm men ở trên vỏ xâm nhập vào, diễn ra quá trình lên men, sau đó 
vi sinh vật chuyển hóa đường thành rượu và từ rượu thành axit, nên có mùi chua. 
BÀI 24: THỰC HÀNH: LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC. 
1/ Viết hợp chất đc hình thành thay chữ X trg sơ đồ làm sữa chua: 
 vi khuẩn lactic 
 Glucôzơ X + Năng lượng (ít) 
-Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt? 
-Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng? 
- X: Axit lactic 
- Vì axit lactic đc hình thành, pH của dd sữa giảm, lượng nhiệt đc sinh ra, cazêin ( prôtêin của sữa) kết tủa 
gây trạng thái đặc sệt. 
-Sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì: 
+ Chứa nhiều chất dễ đồng hóa như axit lactic, vitamin, lactose, nhân tố sinh trưởng... 
+ KHÔNG có vi khuẩn gây bệnh vì môi trường pH thấp nên những vi khuẩn này bị ức chế. 
2/ Có người cho là k có “tay” muối dưa nên dưa sẽ bị khú, ý kiến của em thế nào? 
 Sai vì: 
 - Nếu thực hiện đúng quy trình muối dưa thì muối dưa thành công, dưa ngon. 
 - Nếu thực hiện không đúng quy trình muối dưa thì muối dưa thành công, dưa khú. 
3/ Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? 
 -Sau khi ăn kẹo nếu vệ sinh không kĩ thì lượng đường còn dư bám trên răng, trong khoang miệng có vi khuẩn 
lactic sẽ lên men: chuyển hóa đường thành axit lactic làm mòn răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm 
khác xâm nhập. 
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT. 
1/ Sau thời gian của 1 thế hệ, số tế bào trong quần thể thay đổi như thế nào? 
 -Sau thời gian của 1 thế hệ, số tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi. 
2/ Nếu số lượng tế bào ban đầu (No) không phải là 1 tế bào mà là 10
5
 tê bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong 
bình (N) là bao nhiêu? 
 20ph phân đôi 1 lần => 2 giờ (120ph) phân đôi 6 lần => tổng số tế bào: N = No. 2
6
 = 10
5
 . 2
6
 = 64 . 10
5
3/ Tính số lần phân chia của E. coli trong 1 giờ? n = t/G = 60ph/ 20ph = 3 (lần) 
4/ Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào? Pha cân bằng 
5/ Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm sao? 
 -Liên tục thêm các chất dinh dưỡng và lấy đi 1 lượng tương đương dịch nuôi cấy. 
6/ Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. 
 Đặc điểm 
Pha tiềm phát Vi khuẩn thích nghi với môi trường 
Số tế bào trong quần thể chưa tăng 
Enzim cảm ứng được hình thành 
Pha lũy thừa Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn và không đổi 
Số lượng tế bào trong quần thể tăng nhanh 
Pha can bằng Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian vì số lượng tế 
bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi 
Pha suy vong Số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quân thể bị phân hủy ngày càng 
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều. 
7/ Vì sao, quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi 
cấy liên tục thì không có pha này? 
 - Nuôi cấy không liên tục: cần hình thành enzim cảm ứng. 
 - Nuôi cấy liên tục: vi khuẩn đã có enzim cảm ứng. 
8/ Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục 
hiện tượng này không xảy ra? 
 - Nuôi cấy không liên tục: chất dnh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy nhiều => thay đổi tính thấu của màng tế 
bào => vi khuẩn bị phân hủy. 
 - Nuôi cấy liên tục: chất dinh dưỡng và chất thải luôn ở trạng thái ổn định nên không có hiện tượng vi khuẩn tự 
hủy. 
BÀI 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT. 
1/ Vi khuẩn có thể sinh sản bằng hình thức nào? 
 -Vi khuẩn có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi, phân đôi. 
2/ Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào? 
 Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt. 
 - Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt 
giúp cho bào tử rất bsền nhiệt. 
 - Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng. 
 - Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng. 
3/ Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm. 
 - Bào tử sinh sản ở vi khuẩn là bào tử đốt và ngoại bào tử 
 - Bào tử sinh sản ở nấm là : bào tử vô tính và bào tử hữu tính: 
 + Bào tử vô tính : bào tử đính ( bào tử trần) : nấm cúc, nấm penicilium và bào tử túi : nấm mucor 
 + Bào tử hữu tính : bào tử túi ( nấm men) và bào tử tiếp hợp ( nấm tiếp hợp) 
4/ Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? 
 -Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các 
chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng, bị biến dạng. 
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINHH TRƯỠNG CỦA VI SINH VẬT. 
1/ Vì sao, có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng ( ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có 
triptôphan hay không? 
 -Đưa vi khuẩn này vào thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là thực phẩm có triptophin. 
2/ Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh? 
 -Vì trong ngăn giữ thực phẩm của tủ lạnh có nhiệt độ khoảng 4oC => các vi khuẩn kí sinh gây bệnh bị ức chế. 
3/ Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật? 
 -Thường là những vi sinh vật kí ưa ấm là 30-40oC. 
4/ Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm vi khuẩn? 
 -Vi khuẩn sinh trưởng tốt trong môi trường có độ ẩm cao. 
5/ Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? 
 -Vì vi khuẩn lactic đã tạo môi trường axit ức chế các vi khuẩn kí sinh gây bệnh. 
6/ Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau : 
 - Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt. 
 - Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1) 
 - Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ. 
 Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°c một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c 
vẫn trong suốt. 
 a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì ? 
 b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm. 
 c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn ? 
 - Môi trường a là môi trường bán tổng hợp vì có nước thịt và muối khoáng 
 - Môi trường b là môi trường tổng hợp có muối khoáng, glucôzơ, vitamin 
 - Môi trường c là môi trường tổng hợp vì chỉ có muối khoáng và glucôzơ, nhưng so với môi trường b thì thiếu 
tiamin. 
 - Giải thích kết quả thí nghiệm: 
 + Vi khuẩn không sống được trên môi trường c vì nó ddòi hỏi vitamin B1. 
 + môi trường anh không có vitamin B1 nhưng có nhân tố sinh trưởng trong nước thịt => vi khuẩn sinh trưởng 
được trong môi trường a, b. 
 - Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt. 
 + Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn. 
 + Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim. 
 + Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn. 
7/ Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không 
tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 
chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng Khác 
được không, vì sao ? 
 -Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng 
là axit folic và phenylalamin nên khi nuôi đồng dưỡng (nuôi hỗn hợp 2 chủng trong môi trường) trên môi trường 
không có 2 nhân tố sinh trưởng này thì chúng không thể phát triển được. 
 -Nếu nuôi lâu trên môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng chúng có thể thành lập cầu tiép hợp tạo ra chủng vi 
khuẩn nguyên dưỡng đối với 2 nhân tố sinh trưởng trên, do đó khi nuôi trên môi trường thiếu cả 2 nhân tố sinh 
trưởng thì chủng nguyên dưỡng lai này lại có thể phát triển được. 
8/ Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ? 
 -Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt 
khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn. 
BÀI 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT. 
1/ Em hãy giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chuẩn B? 
 -Vì virut lai mang hệ gen của chuẩn A 
2/ Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virut là thể vô sinh? 
 -Ở ngoài tế bào chủ, virut biểu hiện như 1 thể vô sinh. 
 -Trong tế bào chủ, virut lại biểu hiện như thể sống: có thể nhân lên tạo virut mới mang đầy đủ đặc điểm di 
truyền của virut ban đầu. 
3/ Theo em có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? 
 -Không vì virut là kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ nhân lên được trong tế bào sống. 
4/ Em hãy so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn. 
Tính chất Virut Vi khuẩn 
Có cấu tạo tế bào - + 
Chỉ chứa AND hoặc ARN + - 
Chứa cả ADN và ARN - + 
Chứa ribôxôm - + 
Sinh sản độc lập - + 
Sôgns kí sinh bắt buộc + - 
5/ Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài. 
 - Capsit: vỏ prôtêin của virut. 
 - Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin. 
 - Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit. 
 - Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit. 
6/ Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut. 
 - Có cấu tạo đơn giản (gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin), chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc 
ARN. 
 - Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. 
 - Kí sinh nội bào bắt buộc. 
7/ Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa 
prôtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây 
bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì? 
 - Chủng lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ vừa của A vừa của B. 
 - Sau khi nhiểm vào cây thuốc lá virut nhân lên sẽ là của chủng B vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen 
của virut quyết định. 
BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ. 
1/ Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào 1 số loại tế bào nhất định? 
 -Do trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut. 
2/ Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? 
 -Tiêm chích ma túy, gái mại dâm 
3/ Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã 
hội? 
 -Thời gian ủ bệnh là 10 năm, khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thì chỉ sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi nổi 
hạch nên dẽ nhầm với các bệnh khác. Sau thời kì này là giai đoạn không triệu chứng, chỉ khi nào cơ thể suy giảm 
miễn dịch trầm trọng thì các vi sinh vật cơ hội tấn công gây triệu chứng của HIV. 
 -Nguy hiểm: Khi chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể không pjk mình bị nhiễm HIV nên không coa 
biện pháp phòng ngừa => dễ lay lan. 
4/ Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào? 
 - Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không 
bám được vào. 
 - Giai đoạn xâm nhập: 
 +Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. 
 +Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. 
 - Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin 
cho riêng mình. 
 - Giai đoạn lắp ráp: Lắp axit nuclêic vào prôtêin để tạo virut hoàn chỉnh 
 - Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu 
trình tan. 
5/ HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào? 
 - Qua đường máu: truyền máu, xăm hình, ghép tạng đã bị HIV. 
 - Qua đường tình dục. 
 - Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền sang con qua sữa mẹ. 
6/ Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội? 
 -Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn 
dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi 
sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội. 
7/ Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch? 
 -HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ 
thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn 
dịch của cơ thể. 
8/ Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiêmx HIV? 
 - Có lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, loại trừ các tệ nạn xã hội, đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, 
ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. 
 - Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con. 
Bài 31: VIRUT GÂT BỆNH 
 ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN 
1/ Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục (do chứa nhiều vi khuẩn) bổng dưng trở nên 
trong? 
 -Do bình nuôi vi khuẩn bị nhiễm phagơ phá vỡ màng tế bào và tiêu diệt vi khuẩn xác vi khuẩn lắng xuống làm 
bình trở nên trong 
2/ Ba bệnh sốt rất phổ biến ở VN do muỗi là vật trung gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viem 
não NB. Theo em bệnh nào là bệnh virut? Cần phải làm gì để phòng chống các bệnh này? 
 Bệnh sốt xuất huyết: 
 - Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt. 
 - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách: 
 + Thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp...) để diệt bọ gậy 
(lăng quăng). 
 + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa..., dọn vệ sinh môi 
trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. 
 + Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần. 
 + Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông). 
 - Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng 
bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian. 
 Bệnh viêm não Nhật bản: 
 -Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh VNNB phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại 
các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác... 
 -Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt 
ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc 
quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nh 
à. 
3/ Hãy nêu tầm quan trọng của đâu tranh sinh học trong việc xây dựng 1 nền nông nghiệp an toàn và bền 
vững? 
 -Trồng cây khoẻ và có sức chống chịu cao, tăng năng suất 
 -Làm giàu thiên địch – tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống 
 -Nông dân sẽ trở thành chuyên gia đồng ruộng – làm chủ hoàn toàn mảnh đất mình canh tác, nắm bắt tình hình 
một cách cụ thể 
 -Cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác hại của sâu bệnh của thuốc trừ sâu và giảm chi phí đầu tư. 
4/ Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào? 
 -Ngành công nghiệp vi sinh rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành sản xuất chất 
kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, thuốc trừ sâu sinh học... Nếu trg quy trình sản xuất k đúng, gây nhiễm 
phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chết. Phải hủy bỏ, gây thiệt hại rất lớn về ktế. 
5/ Virut thực vật lan truyền theo con đường nào? 
 -Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết 
xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh 
chất nối

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_cuoi_bai_trong_SGK_10_20150726_113945.pdf