Ôn tập Ngữ văn 8 - Phần Tiếng việt: Các loại câu

CÂU CẦU KHIẾN TỰ BẠCH

Anh em cầu khiến trong nhà,

Đề nghị, khuyên bảo luôn là niềm vui.

Yêu cầu, ra lệnh vài lời,

Ngữ điệu cầu khiến mọi người nghe xem!

Học trò muốn nhận ra em,

Hãy, thôi, đừng, chớ không quên từ nào.

Đi, nào giục giã làm sao!

Chấm than, dấu chấm góp vào thành câu.

Mong trò nhớ thật là lâu!

Không thì trở thành chuyện buồn mùa thi!

(Nguồn: Thư viện Giáo án)

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Ngữ văn 8 - Phần Tiếng việt: Các loại câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu nghi vấn
 - Hình thức :
 + Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, sao, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) ... không, (đã) ... chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
 + Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
 - Chức năng chính : dùng để hỏi
 - Những chức năng khác :
 + Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,..
+ Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 - Trường hợp đặc biệt : Dấu chấm hỏi mới chỉ là hình thức để nhận biết câu nghi vấn, ngoài hình thức còn phải chú ý đến nội dung, ý nghĩa của câu.
 - Hình thức :
 + Ví dụ 1 : Cậu đang làm gì đấy? (Kiểu câu : Ai làm gì?)
 + Ví dụ 2 : Cậu đã làm bài tập về nhà chưa?
 + Ví dụ 3 : Con đang làm bài tập hay chơi máy tính đấy? (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
 - Những chức năng khác :
+ Ví dụ 1 : "Mày định nói cho ba mày nghe đấy à?" Đe dọa
+ Ví dụ 2 : Anh có thể cho tôi mượn quyển vở được không? 
 Cầu khiến
 + Ví dụ 3 : Quyển sách này mà đẹp à?
 Phủ định
 + Ví dụ 4 : Tối hôm qua cậu đi xem phim hả?
 Khẳng định
 + Đây là tranh bạn vẽ đấy ư? Bộc lộ cảm xúc
 + Ví dụ 5 : "Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?"
 Khẳng định
 - Trường hợp đặc biệt :
* Trường hợp 1
Một bé gái hỏi mẹ:
 - Mẹ ơi, ai sinh ra con?
Mẹ cười:
 - Mẹ chứ còn ai?
 - Thế ai sinh ra mẹ?
 - Bà ngoại chứ còn ai?
 - Thế ai sinh ra bà ngoại?
 - Cụ ngoại chứ còn ai?
 - Thế ai sinh ra cụ ngoại?
 - Khổ lắm! Sao con hỏi nhiều thế?
Bé gái ngúng nguẩy:
 - Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ?
Mẹ mỉm cười:
 - Trời sinh ra cụ ngoại chứ còn ai?
 - Thế ai sinh ra trời?
 - Con đi mà hỏi trời ấy!
 Chú ý đến nội dung, ý nghĩa của câu.
* Trường hợp 2
a. "Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?"
b. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão.
c. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
d. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
 Không, vì đó không phải là câu nghi vấn:
 - Câu a, b có chứa các từ nghi vấn: có - không; tại sao. Nhưng những kết cấu có chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu.
 - Câu c, d: nào, ai chỉ là những từ phiếm định.
* Trường hợp 3
Trong giao tiếp :
 Anh ăn cơm chưa?
Những câu Cậu đọc sách đấy à?
 Em đi đâu đấy?
Là lời chào không nhất thiết phải trả lời
trả lời
 Quan hệ thân mật
Câu cầu khiến
 - Hình thức :
 + Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; trọng tâm của mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị rơi vào các động từ. 
 + Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
 - Chức năng : dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
* Mẹo vặt :
CÂU CẦU KHIẾN TỰ BẠCH
Anh em cầu khiến trong nhà,
Đề nghị, khuyên bảo luôn là niềm vui.
Yêu cầu, ra lệnh vài lời,
Ngữ điệu cầu khiến mọi người nghe xem!
Học trò muốn nhận ra em,
Hãy, thôi, đừng, chớ không quên từ nào.
Đi, nào giục giã làm sao!
Chấm than, dấu chấm góp vào thành câu.
Mong trò nhớ thật là lâu!
Không thì trở thành chuyện buồn mùa thi!
(Nguồn: Thư viện Giáo án)
- Ví dụ 1 : Trật tự! Tất cả chú ý nhìn lên bảng!
 Ra lệnh
- Ví dụ 2 : Ở đây cấm hút thuốc lá Yêu cầu, đề nghị
- Ví dụ 3 : "Thôi đừng lo lắng." Khuyên bảo
- Ví dụ 4 : Các cháu hãy xứng đáng cháu Bác Hồ Chí Minh! Khuyên bảo
Câu cảm thán
 - Hình thức :
 + Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như : ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi ; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
 + Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
 + Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
 - Chức năng : dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)
 - Lưu ý :
 + Cần phân biệt câu cảm thán với câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc: không phải câu nào chứa dấu chấm than và bộc lộ cảm xúc đều là câu cảm thán. Câu cảm thán phải có từ ngữ cảm thán.
 + Có một số ít câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm.
 + Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc rất đa dạng: tự hào, sung sướng, vui mừng, thán phục; đau đớn, hối hận, nuối tiếc, thương xót, trách móc, than vãn,... Việc xác định cảm xúc cho câu cảm thán phải căn cứ vào từ ngữ cảm thán và ngữ cảnh cụ thể.
- Ví dụ 1 : "Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em lại làm gì mà khổ thế em ơi!" (Chu Văn)
- Ví dụ 2 : "Ăn gì to béo đẫy đà làm sao?" (Nguyễn Du)
- Ví dụ 3 : Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! (Nam Cao)
- Ví dụ 4 : "Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi." (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)
Câu trần thuật
 - Hình thức :
 + Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
 + Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 + Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
 - Chức năng chính : thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả
 - Chức năng phụ : dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
- Ví dụ 1 :
"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta."
 Nhận định
"Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..."
 Kể
"Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng."
 Yêu cầu
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
- Ví dụ 2 :
"Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời :"
 Kể, tả
 "- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!"
 Thông báo
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
- Ví dụ 3 : "Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại." (Lan Khai, Lầm than)
 Miêu tả
- Ví dụ 4 : Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta! (Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
 Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu phủ định
 - Hình thức : Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
 - Chức năng :
 + Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
 + Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
 - Ví dụ 1 : "Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi vào giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết." (Thanh Tịnh) Phủ định bác bỏ
 - Ví dụ 2 : "Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu." (Ngô Thái Vân) Phủ định miêu tả
 - Ví dụ 3 :
 A : Hồng có giỏi toán không?
 B: Bạn ấy không giỏi toán.
 Phủ định miêu tả
 - Ví dụ 4 :
 A: Hồng rất giỏi toán.
 B: Bạn ấy không giỏi toán.
 Phủ định bác bỏ
Hành động nói
 - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
 - Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
 - Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
Hội thoại
 - Vai xã hội là vị trí của người tham gia cuộc thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội :
 + Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình)
 + Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
 - Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
 - Ví dụ :
"Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
 - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
 - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!" (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Có hai đối tượng tham gia hội thoại
 Quan hệ thân - sơ ; trên - dưới
+ Người cô : Vai trên
+ Hồng : Vai dưới
 Người cô cư xử không đúng mực => Xác định chưa đúng vai
 Hồng lễ phép, biết mình là vai dưới nên phải tôn trọng vai trên => Xác định đúng vai
Lựa chọn trật tự từ trong câu
 - Nhận xét chung: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
 - Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ :
Trật tự từ trong câu có thể :
 - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,...).
 - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
 - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
 - Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
 - Ví dụ 1 : "Bạc phơ mái tóc người cha." Nhấn mạnh đặc điểm mái tóc của người cha
 - Ví dụ 2 : "Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị" Nhấn mạnh thứ tự diễn biến sự việc của nhân vật "tôi"
 - Ví dụ 3 : "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập" Thứ tự của các triều đại ở thời xưa
 - Ví dụ 4 : "Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên"
 Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
 - Ví dụ 5 : "Sen tàn, cúc lại nở hoa" Thứ tự nở hoa trong tự nhiên
 - Ví dụ 6 : "Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa"
 Nhấn mạnh thứ tự diễn biến của hoạt động, sự việc
 - Ví dụ 7 : "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ." Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

File đính kèm:

  • docabc.doc
Giáo án liên quan