Ôn tập Ngữ văn 8

- Tác giả , tác phẩm.

- Nội dung cơ bản của tác phẩm này: truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ cũng như những phẩm chất cao quý của họ. truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.

- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc, cách kể chuyện hấp dẫn

* Bài tập trắc nghiệm.

Bài 1. Trong tác phẩm , lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào.

A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.

B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở ,ngu ngốc.

C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.

D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bài 2. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết.

 

doc25 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n như thế nào.
Bài 2. Trong truyện,O Hen-ri không miểu tả cụ Bơ- men vẽ chiếc lá. Về điều này có hai bạn tranh luận:
a, Việc không miêu tả cảnh cụ Bơ- men vẽ là một thiếu sót của tác giả vì người đọc không thấy tài năng của cụ.
b, Tác giả không miêu tả cảnh cụ Bơ- men vẽ là hợp lí vì như thế truyện gọn hơn mà vẫn nói được ý tưởng cơ bản: Bức tranh của cụ Bơ- men là bức tranh của tình yêu thương.
Em đồng ý với ý kiến nào?
Bài 3.
Truyện ngắn O Hen- ri thường sở dụng đảo ngược tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ. Em có nhận thấy điều đó khi đọc Chiếc lá cuối cùng.
PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI
Phần trắc nghiệm.
1.B; 2.C; 3.D.
Phần tự luận.
Bài 1. 
Cụ Bơ- men là một hoạ sĩ nghèo nhưng giàu tình thương yêu. nhỡng chi tiết nói về tình yêu thương của cụ:
 - Khi cùng Xiu sang thăm Giôn-xi, nhìn thấy những chiếc lá rơi, cụ và Xiu nhìn nhau "chẳng nói năng gì". Đây là tâm trạng lo lắng vì căn bệnh hiểm nghèo có thể cướp đi tính mạng của Giôn- xi.
- Lặng lẽ vẽ bức tranh để cứu sống Giôn- xi, bất chấp mưa rét và nguy hiểm. Bởi hơn bốn mươi năm, cụ ấp ủ vẽ một kiệt tác nhưng chưa vẽ bức nào. Chính tình yêu thương đã giúp cụ Bơ- men vẽ bức tranh này.
Bài 2. 
Ý kiến b là hợp lí hơn. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá rất giống và nhờ chiếc lá ấy mà ngọn lửa niềm hi vọng đã trở lại với Giôn- xi, giúp cô có nghị lực vượt qua cái chết. Bức tranh ấy xứng đáng là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một con người. Đó là bức tranh của tình yêu thương và đức hi sinh cao cả.
Bài 3.
Trong Chiếc lá cuối cùng, ta nhận ra sự đảo ngược tình thế nhằm tạo bất ngờ vốn là một đặc điểm quen thuộc trong bút pháp O hen- ri:
- Thoạt đầu, ai cũng nghĩ Giôn- xi không qua khỏi, và bản thân cô cũng nghĩ như thế. Nhưng sau đó, ở phần cuối truyện, Giôn- xi đã vượt qua hiểm nghèo, sống lại. Đây là lần đảo ngược thứ nhất.
- Cụ Bơ-men là một người khoẻ mạnh. Vì muốn cứu Giôn-xi, bất chấp mưa gió, cụ đã vẽ bức tranh và bị cảm lạnh. Gần cuối truyện, khi tâm trạng Giôn-xi hồi sinh cũng là lúc hoạ sĩ Bơ- men từ giã cuộc sống. Đây là lần đảo ngược thứ hai.
Như vậy, ta bắt gặp sự đảo ngược tình thế hai làn trong truyện ngắn này:
 Người tưởng sắp chết lại hồi sinh và người khoẻ mạnh lại chết( cả hai đều gắn với bệnh phổi và chiếc lá cuối cùng).
3. Văn bản " Đánh nhau với cối say gió"
YÊU CẦU
- Nắm vững kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản này.
- Tóm tắt chuyện, tóm tắt đoạn trích.
- Nội dung: Đoạn văn " Đánh nhau với cối say gió" cho thấy một cách rõ nét tính cách của cặp nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô Pan-xa. Cả hai đều có măt. tốt và mặt xấu. Đây là cặp nhân vật bất hủ mà Xéc- van- téc đã góp vào nền văn học cho nhân loại.
* Phần bài tập trắc nghiệm.
Bài 1. Ý nào không nói lên mục đích của cuộc giao chiển giữa Đôn Ki- hô-tê với những cối say gió là gì.
A. Thu được những chiến lợi phẩm và trở nên giàu có.
B. Quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất.
C. Đánh bại kẻ thù để trở nên vinh quang.
D. Để thử sức mạnh của mình.
Bài 2. Câu nói sau của Đôn Ki- hô-tê giúp em hiểu gì về con người lão.
"…ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài."
A. Đây là một người hoàn toàn không biết sợ một ai hay một thế lực nào.
B. Đôn Ki-hô-tê muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ.
C. Đôn Ki-hô-tê coi thường tất cả sự đau đớn.
D. Đôn Ki-hô-tê đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-chô Pan-xa.
Bài 3. Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn Ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích.
A. Chính đáng và tốt đẹp.
B. Tầm thường và xấu xa.
C. Ngớ ngẩn và điên rồ.
D. Không phù hợp với thời đại.
* Phần tự luận.
Bài 1. Hãy xác định bố cục của văn bản và trả lời câu hỏi:
a, Mặc dù có tên là Đánh nhau với cối xay gió nhưng nội dung chính của văn bản là gì?
b, Phân tích cặp nhân vật Đôn Ki- hô-tê và Xan-chô Pan-xa để thấy được mặt tốt và mặt xấu của từng nhân vật.
Bài 2. Em hãy nêu nhận xét sơ bộ về nhân vật chính Đôn Ki-hô-tê.
PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI
Phần trắc nghiệm.
Bài 1.A; Bài 2.B; Bài 3. D.
Phần tự luận.
Bài 1. 
Có thể chia đoạn văn thành ba phàn tương ứng với trật tự: trước khi đánh nhau với cối xay gió, trong khi đánh nhau và sau khi thất trận.
a) Mặc dù văn bản có tên Đánh nhau với cối xay gió nhưng thực ra câu chuyện" đánh nhau" chiếm tỉ lệ rất ít. Phần trọng tâm là làm nổi bật tính cách đối lập của cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan-xa.
b) Có thể lập bảng như sau để tìm hiểu cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan- xa.
Đôn Ki-hô-tê
Xan-cho Pan-xa
Về nguồn gốc và dung mạo
- Dòng dõi quý tộc.
- Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi con ngựa gầy nhom nên càng gầy.
- Nguồn gốc nông dân.
- Béo lùn, đặt bên cạnh Đôn Ki-hô-tê nên càng lùn
Về bản chất
- Có khát vọng cao cả, đánh nhau với cối xay gió vì nhầm tưởng là kẻ ác.
- Luôn muốn giúp ích cho đời, không quản ngại hi sinh.
- Bị mê muội và rơi vào hoang tưởng vì đọc quá nhiều sách vở.
- Mong ước hết sức tầm thường.
- Chỉ lo cho bản thân.
- Tỉnh táo và luôn luôn chú ý quyền lợi của chính mình.
Kêt luận
Mỗi nhân vật đèu có mặt tốt và mặt xấu.
Bài 2.
Vì đọc quá nhiều sách hiệp sĩ nên Đôn Ki-hô-tê nổi máu phiêu du, muốn tiêu diệt cái ác, lập lại công bằng. Đó là một khát vọng đẹp. Nhưng chỉ tiếc đầu óc lão mụ mẫm và hoang tưởng. Vì thế, những hành động của lão trở nên nực cười.
III, Thơ Việt Nam 1900-1945.
Gồm các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Phan Bội Châu ; Đập đá ở Côn Lôn- Phan Bội Châu; Ông đồ- Vũ Đình Liên; Nhớ Rừng- Thế lữ; Quê hương- Tế Hanh; Tức cảnh Pác Bó, Vọng nguyệt, Tẩu lộ- Hồ Chí Minh.
1. Bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác".
YÊU CẦU
 - Học sinh cần nắm được tác giả , tác phẩm.
- Nội dung: Bài thơ đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
- Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
BÀI TẬP
Bài 1.Bài thơ thuộc thể thơ nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ này so với bài thơ khác cùng thể loại đã học?
Bài 2. Phân tích âm hưởng, giọng điệu hai câu 3-4 và ý nghĩa nghệ thuật của nó.
Bài 3. Hai câu 5-6 sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ này.
Bài 4. Phân tích hai câu thơ cuối để khẳng định đây là hai câu kết tinh tư tưởng của toàn bài.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Bài 1.
 Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. So với những bài thơ đã học( như Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà), giọng điệu hào hùng, lôi cuốn mạnh mẽ.
Bài 2. 
Hai câu 3 - 4 có sự chuyể giọng. Đó là giọng điệu thống thiết, trầm lặng, thể hiện nỗi đau bên trong. Đã có lần, khi tổng kết đời mình, Phan Bội Châu tự nhận đời ông là trăm thất bại không một lần thành công.
"Đã khách không nhà trong bốn biển" là câu thơ nêu hoàn cảnh thực tế của Phan Bội Châu không có một mái ấm gia đình, đâu đâu kẻ thù cũng tìm cách bắt bớ, săn đuổi.
Khi phân tích câu "Lại người có tội giữa năm châu" nên chú ý thêm hoàn cảnh của Phan Bội Châu: Trong suốt thời gian hoạt động ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan ( gần 10 năm), Phan Bội Châu không có một mái nhà ấm cúng, khổ sở về vật chất cũng như tinh thần. Hơn nữa, ông luôn bị truy đuổi, bị kẻ thù kết án vắng mặt.
Trong hai câu này, ta thấy giọng thơ trầm lặng, đầy màu sắc cảm khái nhưng không phải là giọng than thân. Nhà thơ đau cho mình nhưng cũng là đau xót cho dân tộc.
Bài 3. 
Câu 5-6; Sử dụng bút pháp khoa trương. Bút pháp này khiến cho câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Tầm vóc con người mang chiều kích vũ trụ.
Bài 4.Hai câu kết là kết tinh tư tưởng toàn bài. Điều đó thể hiện:
- Khẳng định tư thế hiên ngang, bất khuất của một bậc quân tử: " Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". hơn thế, chí của bạc anh hùng là chí rời non lấp biển, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì tổ quốc.
- Cách lặp lại từ còn mang sắc thái khẳng định, lời thơ dõng dạc, thể hiện một cách tập trung "chí" của bậc anh hùng.
- Ngục tù, nguy hiểm không còn nghĩa lí gì với nhà cách mạng. Đây là tư thế vượt lên hoàn cảnh của chủ thể trữ tình.
2. Bài "Đập đá ở Côn Lôn".
Yêu cầu: 
- Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Nội dung của tác phẩm: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
- Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng.
PHẦN BÀI TẬP.
Bài 1. Bài thơ có nói đến " chí làm trai". Theo em, chí làm trai mà Phan Châu Trinh nói đến là gì?
Bài 2. Trong 4 câu thơ đầu, tư thế của con người hiện ra như thế nào? Tư thế ấy được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật gì là chủ yếu?
Bài 3. Phân tích cách biểu hiện cảm xúc trong 4 câu cuối?
Bài 4. Cả hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn có nét gì chung về cách thức thể hiện cảm xúc?
PHẦN GỢI Ý LÀM BÀI TẬP.
Bài 1.
"Chí làm trai " là quan niệm nhân sinh truyền thống. Quan niệm này gắn với tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng có mặt tích cực: Khẳng định khát vọng vươn lên, khẳng định mình một cách mãnh liệt. Phan Châu Trinh đã sử dụng hình ảnh này theo nghĩa tích cực. Đó là tinh thần vượt khó, ý thức đầu đội trời chân đạp đất.
Bài 2. 
Trong bốn câu đầu, tư thế con người hiện lên ngang tầm vũ trụ( với không gian rộng lớn,tư thế: đứng giữa, hành động: đánh tan, đập bể.)
Ở đây ta nhận thấy hai lớp nghĩa: thứ nhất, nói về hoàn cảnh lao động trong thời kì Phan Châu Trinh bị đày ở Côn Đảo; Thứ hai, lớp nghĩa biểu trưng,nói về tầm vóc lớn lao của con người. Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ.
Bút pháp chủ đạo là khoa trương nhằm làm nổi bật tư thế của người anh hùng:
- Khí thế hiên ngang lừng lẫy.
- Hành động mạnh mẽ, phi thường: xách búa, ra tay.
- Sức mạnh siêu phàm: lở núi non, đánh tan dăm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn.
Bài 3. 
Bốn câu thơ sau trực tiếp bầy tỏ cảm xúc. Cách thể hiện cảm xúc có những nét độc đáo:
- Tạo tương phản đối lập: câu 5-6 nói về tương quan; một bên là sức chịu đựng dẻo dai; Câu7-8: chí lớn của những người cách mạng khi lỡ bước và thái độ coi thường gian khổ: Gian nan chi kể việc con con.
- Giọng điệu rắn rỏi thể hiện niềm tin sâu sắc vào chí lớn.
Bài 4. 
Nét giống nhau giữa hai bài:
- Đều là tâm trạng của bậc anh hùng khi lỡ bước.
- Giọng thơ hào hùng, thể hiện tư thế hiên ngang lẫm liệt.
- Tư thế của con người là tư thế cao đẹp sánh với trời đất,chí anh hùng của họ là chí anh hùng của những người muốn dời non lấp biển, sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy vì việc lớn.
3. Bài " Ông Đồ" 
Yêu cầu: 
-Nắm vững về tác giả, tác phẩm.
- Nắm được nghệ thuật và nội dung của tác phẩm: Ông đồ của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng,đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạvà nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
BÀI TẬP
Bài 1. Em hãy so sánh hình ảnh ông đồ thời đắc ý và thời thất thế.
Bài 2. Em biết gì về phong tục viết câu đối trong ngày tết xưa?
GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP.
Bài 1.
a, Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:
- Ông đồ có mặt trên phố lúc Tết đến như một thành phần không thể thiếu. Không khí náo nhiệt: Bên phố đông người qua.
- Ông đồ đắt hàng: Bao nhiêu người thuê viết.
- Tết là dịp ông đồ trổ tài và được khen tài: Ông như một nghệ sĩ vung bút tài hoa: Hoa tay thảo những nét- Như phượng múa rồng bay.
- Màu sắc hoa đào, sự nhộn nhịp của người đời, cùng với mực tàu giiấy đỏ đã tạo nên không gian thời đắc ý. Trong hoàn cảnh ấy, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, ông được mọi người ngưỡng mộ.
b,Ông đồ thời thất thế:
- Cảnh tượng vắng vẻ, quạnh quẽ, thê lương.
- Ông đồ ngồi bên phố trước sự lạnh lẽo của cảnh vật và qua đường không ai hay. Ông thực sự bị bỏ rơi.
- Hai câu thơ: Giấy đỏ buồn không thắm- Mực đọng trong nghiên sầu vừa nói về một thực tế đầy bẽ bàng,vừa diễn tả tâm trạng. Chú ý biện pháp nhân hoá qua hình ảnh nghiên sầu. Đây là những câu thơ dựng lên một bi kịch.
Bài 2.
Vào dịp tết thời xưa,dường như đã trở thành công thức, nhà nào cũng lo sắm sửa cho đủ bộ: Thịt mỡ, dưa hành,câu đối đỏ- Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Chơi câu đố trong ngày tết không chỉ là một thú chơi tao nhã mà còn là nơi gửi gắm những mong ước tốt lành của người chơi.
Người viết câu đối thường là những ông đồ ( những người có học chữ nho nhưng không đỗ đạt, sống thanh đạm bằng nghề dạy học). Tuy nhiên,vào đầu thế kỉ XX, Hán học suy tàn,người chơi câu đối vắng dần,và ông đồ trở thành kể thất thế. Thời cuộc chuyển xoay, ông đồ hoàn toàn biến mất trên phố khi tết đến. Đó cũng là sự biến mất của một lớp người và một mô hình văn hoá.
4. Bài " Quê hương"của Tế Hanh.
YÊU CẦU.
- Học sinh nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nghệ thuật và nội dung của bài thơ: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ đã vẽ ra một bức trangh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
BÀI TẬP.
Bài 1. Hai câu thơ mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì với toàn bài ?
Bài 2. Phân tích vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá ( từ câu 3 đến câu 8)
Bài 3. Cảm nhạn của nhà thơ trước cảnh thuyền về?
GỢI Ý TRẢ LỜI.
Bài 1
.Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn"làng tôi". Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm.
Bài 2.
 Cảnh ra khơi đánh cá:
- Khung cảnh đẹp (Chú ý các tính từ trong, nhẹ ,hồng) trời yên biển lặng, báo hiệu một ngày tốt lành.
- Nổi bật lên trong không gian ấy là hình ảnh chiếc thuyền:
+ Như con tuấn mã
+ Các từ gây ấn tượng mạn: hăng, phăng, vượt,…nói lên sức mạnh và khí thế của con thuyền. Cảnh tượng hùng tráng,đầy sức sống.
- Gắn với hình ảnh con thuyền là hình ảnh dân trai tráng ra khơi. Tất cả gợi lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn,tươi vui.
- Sự so sánh độc đáo:
Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Câu thơ này hàm chứa ba vẻ đẹp:
+ Các động từ gương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ.
+ Cách so sánh độc đáo: ví cánh buồm gương to như mảnh hồn làng. Sự so sánh này khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng,cao cả.
+ Màu sắc và tư thế bao la thâu góp gió của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng.
Bài 3.
 Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thuyền về.
- Sự tấp nập đông vui. Sự bình yên hạnh phúc đang bao phủ cuộc sống nơi đây.
- Hình ảnh con người được miêu tả rất đẹp,vừa khoẻ mạnh,vừa đậm chất lãng mạn.Ho như đứa con của thần Biển.
- Con thuyền nghỉ ngơi nhưng phía sau cái im bến mỏi là sự chuyển động: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác thú vị. Sự vật bỗng có linh hồn.
Đoạn thơ cho thấy tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
5. Các bài thơ " Tức cảnh Pác Bó", " Ngắm trăng"," Vọng nguyệt" của Hồ CHí Minh.
YÊU CẦU.
- Học sinh nắm vững kiến thức về Hồ Chí Minh.
- Nắm được nội dung,nghệ thuật của ba tác phẩm trên.
BÀI TẬP.
Bài 1.Cảm nhận của em về giọng điệu bài thơ" Tức cảnh Pác Bó".
Bài 2. Bài thơ nói đến sự hoà hợp giữa tâm hồn rộng mở của Bác với thiên nhiên. Em hãy nhận xét về sự khác nhau giữa thú lâm tuyền của Bác và thú lâm tuyền của các bậc tao nhân mặc khách trong thơ xưa.
Bài 3.Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có điều gì khác thường? Câu thơ"Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" nói gì về tâm trạng của chủ thể trữ tình?
Bài 4.Về mặt kết cấu,hai câu 3-4 bài thơ" Ngắm trăng" có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó.
Bài 5. Phân tích nội dung hai câu thơ đầu của bài thơ " Đi đường". Chỉ ra mối quan hệ của hai câu thơ này.
GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP.
Bài 1.
Bài thơ được viết bằng giọng điệu vui đùa hóm hỉnh. Thông thường,khi gặp gian khổ khó khăn, nhiều người hay thở ngắn than dài.Còn trong thơ Bác,gian khổ,khó khăn, nhiều người hay thở ngắn,than dài. Còn trong thơ Bác, gian khổ khó khăn chỉ là môi trường tôi luyện bản lĩnh của người cách mạng ( Gian nan rèn luyện mới thành công- Bài " Nghe tiếng giã gạo").Nhưng thơ Bác không hề lên gân, khẩu khí.Người thường dùng giọng đùa vui,nụ cười hóm hỉnh để "vượt tình thế". Sau giọng điệu ấy,ta thấy hiện lên một con người mang phong thái ung dung tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.
Bài 2. 
Cũng như các thi nhân xưa,tâm hồn nhạy cảm của bác luôn hoà hợp với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên bằng tình yêu sâu sắc.Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên khi thấy mình bất lực trước thời thế, lánh đục về trong, an bần lạc đạo thì với Hồ Chí Minh, bên cạnh thú lâm tuyền, Người luôn lo nghĩ đến nước đến dân. Như vậy, nếu các bậc tao nhân mặc khách xưa là những người "lạc đạo" thì Bác là người" hành đạo".
Bài 3. 
Thông thường,người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Bác Hồ của chúng ta lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường: trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Vì thế, câu thơ đầu cho thấy điều kiện "thưởng nguyệt": không rượu,không hoa.Nhưng chính trong điều kiện ấy, ta mới thấy tâm hồn Hồ Chí Minh đích thực là một tâm hồn Hồ Chí Minh đích thực là một tâm hồn của một nghệ sĩ lớn.
Bài 4.
- Hai câu 3-4 sở dụng phép đối: đối trong từng câu và đối hai câu với nhau.
nhân > < nguyệt ( câu 3)
nguyệt > < thi gia ( câu 4)
nhân > < nguyệt ( đầu câu 3 và câu 4)
minh nguyệt > < thi gia ( cuối câu 3 và cuối câu 4)
Ngoài ra hai từ song, hai từ khán ở hai câu và cùng vị trí(3,5) đã tạo nên sự hô ứng giữa trăng và người.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Sự hô ứng, cân đối của hai câu thơ diễn tả mối quan hệ gắn bó, tri kỉ giữa trăng và người, cả hai cùng hướng về nhau, say nhau( ngắm).
+ Tạo nên hai không gian( ngoài cửa sổ- trong cửa sổ) => bên trong tăm tối, bên ngoài đẹp đẽ. Con người đang hướng về trăng tức là hướng tới khung cảnh thơ mộng, bầu trời tự do.
Bài 5.
Câu thơ mở đầu mang giọng suy ngẫm ( tài tri- mới biết). Đó là giọng thơ của một người đã trải qua nhiều lần đi đường,vượt núi.Vì thế, câu thơ rất thực, thấm thía.
Câu thơ thứ hai vừa có ý nghĩa giải thích cho câu mở đầu( vì sao khó), vừa phát triển ý thơ: Con đường muôn trùng núi non vẫn còn ở phía trước.
IV.Nghị luận hiện đại Việt nam.
Văn bản " Thuế máu"
YÊU CẦU.
Học sinh nắm vững nội dung nghệ thuật cuả tác phẩm: Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát
.BÀI TẬP.
Bài 1.Trong phần Chiến tranh và "người bản xứ", tác giả đã gọi cuộc chiến tranh do bọn đế quốc khởi xướng bằng giọng điệu nào? Thái độ của bọn thực dân đối với người bản xứ thay đổi ra sao trước và sau chiến tranh?
Bài 2.Tại sao tác giả lại gọi chế độ bắt lính của chủ nghĩa thực dân là" chế độ lính tình nguyện"? các biện pháp,thủ pháp bắt lính của chính quyền thực dân được thể hiện như thế nào?
Bài 3. Phân tích nghệ thuật sử dụng giong điệu linh hoạt trong văn bản này.
PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI TẬP.
Bài 1.
Tác giả đã gọi cuộc chiến tranh bằng giọng điệu mỉa mai là" cuộc chiến tranh vui tươi" ( trong khi đó,cuộc chiến tranh phi nghĩa nào chẳng gây đau khổ cho người dân).
thái độ bịp bợm của chủ nghĩa thực dân được tác giả thể hiện rất sinh động:
- Trước khi cuộc chiến tranh xảy ra,người bản xứ là giống người "bẩn thỉu", bị khinh miệt và bị đối xử tàn nhẫn như súc vật.
- Khi chiến tranh xảy ra, chính quyền thực dân đổi giọng,lừa bịp,tâng bốc họ thành những đứa " con yêu", những người "bạn hiền", " chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do",… mục đích của chúng là dụ dỗ người dân vào vòng thảm khốc,biến họ thành vaaaatj hi sinh.
- Nhưng thực tế, người dân thuộc địa đã phải gánh chịu quá nhiều mất mát đau thương:
+ Phải xa quê hương, đem thân đổi lấy những vinh dự hão huyền.
+ Hoặc phải " phơi thây" trên chiến trường xa lạ, hoặc trở thành mồi ngon cho bloài thuỷ quái, hoặc bị thảm sát trên khắp các chiến trường khác nhau…
+ Ở

File đính kèm:

  • docON TAP VAN 8.doc
Giáo án liên quan