Ôn tập ngữ văn 10 - Phân tích hình tượng nhân vật "khách" trong bài "Phú sông Bạch Đằng" - Trương Hán Siêu

+ Nền văn hiến Đại Việt, nền "văn hoá Thăng Long" được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử "đã lâu", đã có "từ trước" đằng đẵng mây nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền "núi sông bờ cõi", mà còn thuần phong mĩ tục mang bản sắc riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng "bao giờ gây nền độc lập", đã từng "xưng đế một phương", có nhiều nhân tài, hào kiệt. Phải có mấy trăm năm độc lập dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần., phải có những trang sử vàng chói lọi (Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã Nhi bị giết tươi, bị bắt sống.) phải có những con người "trí mưu tài thức" đã làm nên "thi thư" của Đại Việt, của nền văn minh sông Hồng, thì Nguyễn Trãi mới có thể viết nên những lời tuyên ngôn đĩnh đạc hào hùng như vậy.

+ Nếu như bốn trăm năm về trước, trong "Nam Quốc sơn hà", Lý Thường Kiệt chỉ mới xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường dân tộc, thì trong "Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, đó là: văn hiến, phong tục, lịch sử và nhân tài. Điều đó cho thấy ý thức dân tộc của nhân dân ta đã phát triển trên một tầm cao mới trong thế kỉ XV, và đó cũng là tinh anh, tinh hoa trong tư tưởng Nguyễn Trãi.

+ Từ những yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia so với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, thật sự hay hơn về nội dung và đầy đủ, toàn diện hơn về một bản tuyên ngôn độc lập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 35405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập ngữ văn 10 - Phân tích hình tượng nhân vật "khách" trong bài "Phú sông Bạch Đằng" - Trương Hán Siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc Đại Việt: “Cửa Đại Than, Bến Đông Triều, Sông Bạch Đằng…”, càng khẳng định thêm tình yêu tổ quốc và tráng chí bốn phương của “khách”. Hai yếu tố ước lệ và tả thực như góp phần ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, nhưng giá trị trước hết của vẻ đẹp ấy là từ hình tượng con sông Bạch Đằng chảy dài, uốn lượn, tạo nên hình sông, thế núi thơ mộng, hiểm trở của nước Nam.
- Bạch Đằng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Con sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc vào độ cuối thu:
 Nước trời: một sắc- Phong cảnh: ba thu”. 
Câu văn tả thực mượn một hình ảnh trong thơ của nhà thơ Trung Quốc:Vương Bột “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” ( Sông thu cùng với trời xa một màu ). 
- Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:
“ Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu,
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô",
Bờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu, hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Nguyễn Trãi cũng viết: “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc – Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng” ( “Cửa Biển Bạch Đằng”).
- Trong tâm tưởng của “khách”, dòng sông Bạch Đằng hiện lên với những đường nét, màu sắc gợi cảm. Nhũng ẩn dụ và liên tưởng mớii về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tuyệt tuyệt đẹp. 
b) Trước cảnh sắc sông núi vừa hùng vĩ, thơ mộng vừa hoang vu, hiu hắt, “khách” bộc lộ cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc, như một nốt nhạc trầm trong bản tráng ca về con sông Bạch Đằng linh thiêng.
- Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:
“ Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu,
 Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
 Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.
+ Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh các hùng liệt sĩ đã đem xương máu bảo vệ dòng sông và sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”.
“ Đến nay nước sông tuy chảy hoài,
 Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.
- Các bô lão - nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú như đem lại một nguồn thi hứng mới, một cách nhìn khác của “khách” về dòng sông Bạch Đằng. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống động biến hoá hẳn lên. Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ mãi. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên: 
“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.
- Sau và trước, gần và xa, ta và giặc, người chiến thắng và kẻ thảm bại được đặt trong thế tương phản đối lập đã khắc sâu và tô đậm niềm tự hào sông núi. “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” vì nó là mồ chôn lũ xâm lược phương Bắc. Các anh hùng để lại tiếng thơm muôn đời, lưu danh sử sách. 
c)Tiếp nối lời bình luận và lời ca của các bô lão, “khách” cũng dành cho hai vua Trần những lời đẹp đẽ nhất: 
“Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”
“Thánh quân” là Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ 2 và lần thứ 3 đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Nhờ những nhân tài mà đất nước được “điện an”; nhờ những ông vua tài giỏi, sáng suốt, anh minh mà Đại Việt được “thanh bình muôn thuở”. Một lần nữa tác giả lại khẳng định bài học lịch sử giữ nước: “bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đức cao là lòng yêu nước thương dân, là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, là tinh thần cảnh giác trước hiểm hoạ ngoại xâm. Một nét đặc sắc trong thơ văn đời Trần là ngoài “hào khí Đông A” còn nêu cao bài học xây dựng bảo vệ đất nước: “Thái bình nên gắng sức - Non nước ấy ngàn thu” (Trần Quang Khải). “Đức cao” là nguyên nhân thắng lợi, như Trần Quốc Tuấn đã nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” - đó là nguồn sức mạnh Việt Nam.
Càng suy tưởng và hoài niệm về quá khứ hào dùng của dân tộc, “khách” càng thêm tự hào và tin yêu đối với đất nước, với con người Đại Việt. Đề cao, ca ngợi vai trò, đức độ của con người cũng chính là giá trị nhân văn cao cả của bài phú.
d) Nghệ thuật:
	Chất trữ tình sâu lắng. Âm điệu anh hùng ca, không khí trang trọng cổ kính. Tài hoa trong miêu tả, hùng hồn trong tự sự, u hoài trong cảm xúc, sáng suốt lúc bình luận… là những thành công của Trương Hán Siêu trong bài Phú.
3) Kết bài: 
Tóm lại, “Bạch Đằng giang phú” là một bài ca yêu nước tự hào dân tộc. Tên tuổi Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn trường tồn với dòng sông lịch sử. Lời văn hoa lệ, tư tưởng tình cảm sâu sắc, tiến bộ. Đẹp vậy thay tiếng hát dòng sông:
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông”….
Phân tích đoạn mở đầu bài “Đại cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi
1) Mở bài:
Nguyễn Trãi (1380- 1442) quê ở Chí Linh Hải Dương là bậc kì tài về chính trị, quân sự, văn học, từng theo Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước nhà. "Đại cáo bình Ngô” là áng "thiên cổ hùng văn" của dân tộc, là đỉnh cao về tư tưởng, và nghệ thuật của nền văn hiến Đại Việt trong thế kỉ XV. Tác phẩm được Nguyễn Trãi viết sau khi quân ta đánh thắng quân Minh xâm lược, mở ra một nền thái bình vững chắc cho dân tộc. Bài cáo gồm có bốn đoạn, trong đó đoạn mở đầu là đoạn tiêu biểu nhất góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: 
Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 	
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
Nước sông bờ cõi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác; 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời gây nền độc lập; 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên xưng đế một phương; Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 
Song hào kiệt thời nào cũng có. 
Vậy nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại; 
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; 
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét. 
Chứng cứ còn ghi. 
2) Thân bài: 
- Hai câu mở đầu đã nêu lên luận đề chính nghĩa của bài cáo: 
“Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
+ Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của bài cáo, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Việc nhân nghĩa, theo quan niệm của Nguyễn Trãi trước hết là phải yên dân và trừ bạo. Yên dân chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc dân có yên thì nước mới ổn. Quan niệm đó cũng rất phù hợp với hoàn cảnh đất nước mới đánh đuổi giặc Minh bấy giờ. Tác giả đưa ra tư tưởng “yên dân” như để khẳng định đạo lý lấy dân làm gốc. Bởi vì “vua là thuyền, dân là nước; nước có thể nâng thuyền, cũng có thể làm lật thuyền”. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là trừ bạo, dấy binh trừ trị bọn giặc Minh tàn bạo, bọn gian tà bán nước cầu vinh, làm tay sai cho giặc,... Hai việc này được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc.
+ Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, phải đánh giặc để cứu nước, cứu dân; "triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân" (Phạm Văn Đồng). Trong nhiều bức thư gửi tướng tá giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường nhân dân và dân tộc, nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ chúng: "Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là "điếu dân phạt tội", kì thực làm việc bạo tàn, ăn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn các làng không được sống yên. Nhân nghĩa mà lại thế ư?" 
- Cũng đứng trên lập trường nhân nghĩa, tám câu tiếp theo Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách toàn diện, sâu sắc về nền độc lập của dân tộc trên năm yếu tố chính: 
 + Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng, Nguyễn Trãi đại diện cho đất nước chiến thắng đã nêu cao giá trị lớn lao của truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta:
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có".
+ Nền văn hiến Đại Việt, nền "văn hoá Thăng Long" được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử "đã lâu", đã có "từ trước" đằng đẵng mây nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền "núi sông bờ cõi", mà còn thuần phong mĩ tục mang bản sắc riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng "bao giờ gây nền độc lập", đã từng "xưng đế một phương", có nhiều nhân tài, hào kiệt. Phải có mấy trăm năm độc lập dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..., phải có những trang sử vàng chói lọi (Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã Nhi bị giết tươi, bị bắt sống...) phải có những con người "trí mưu tài thức" đã làm nên "thi thư" của Đại Việt, của nền văn minh sông Hồng, thì Nguyễn Trãi mới có thể viết nên những lời tuyên ngôn đĩnh đạc hào hùng như vậy. 
+ Nếu như bốn trăm năm về trước, trong "Nam Quốc sơn hà", Lý Thường Kiệt chỉ mới xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường dân tộc, thì trong "Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, đó là: văn hiến, phong tục, lịch sử và nhân tài. Điều đó cho thấy ý thức dân tộc của nhân dân ta đã phát triển trên một tầm cao mới trong thế kỉ XV, và đó cũng là tinh anh, tinh hoa trong tư tưởng Nguyễn Trãi.
+ Từ những yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia so với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, thật sự hay hơn về nội dung và đầy đủ, toàn diện hơn về một bản tuyên ngôn độc lập. 
- Phần còn lại là những chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất. 
Vậy nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại; 
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; 
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét. 
Chứng cứ còn ghi. 
- Nghệ thuật: thành công nhất của đoạn một - cũng như là bài cáo - chính là thể văn biền ngẫu, phép đối chặt chẽ, giọng văn hào hùng,…được Nguyễn Trãi viết rất tài tình như câu: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên xưng đế một phương”. Bốn triều đại mạnh nhất của ta với bốn triều đại hùng mạnh của Trung Quốc được đặt ngang bằng nhau đã thể hiện ý thức sâu sắc và niềm tự hào mạnh mẽ của tác giả về nền độc lập của dân tộc.
3) Kết bài. 
Đoạn trích đặt ở đầu bài cáo thể hiện được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta qua việc khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình.
Qua đoạn trích nói riêng, bài cáo nói chung, chúng ta có quyền khẳng định: Sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa của người anh hùng sẽ không bao giờ phai mờ. Biết ơn Nguyễn Trãi, chúng ta nguyện học tập tư tưởng nhân nghĩa của ông. Nguyễn Trãi là tinh hoa và khí phách của dân tộc ta. Sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”
1) Mở bài
Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, người đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô” hiển hách, và cũng là nhà văn thảo “Bình Ngô đại cáo”, áng “thiên cổ hùng văn” của lịch sử và văn học nước nhà.
“Bình Ngô đại cáo” là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc, hàm chứa tư tưởng nhân nghĩa vô cùng cao đẹp:
 “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
 Lấy chí nhân để thay cường bạo”
2) Thân bài
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. 
+ Trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”, Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa ấy vừa kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, vừa được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. 
+ Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân: 
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
+ Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “yên dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “Kiền khôn đã bĩ rồi lại thái- Nhật nguyệt hối rồi lại minh”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. 
- Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình. An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới. 
- Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói, đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến chống quân Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng có ấy. “Tâm công” – đánh vào lòng người – sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm công” tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn đúng đắn.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc.
- Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu.Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản.
- Tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng và khoa học trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân. Nguyễn Trãi quan niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân. Làm thế nào để phát huy hết được những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân? Trong sức mạnh của nhân dân thì yếu tố nào là động lực mạnh mẽ nhất? 
3) Kết bài
Không chỉ có ý nghĩa to lớn trong thời đại mình, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, một mặt, tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam; mặt khác, còn có ảnh hưởng sâu rộng đến thực tiễn chính trị của đất nước trong những thời đại sau này. 
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
1) Mở bài.
“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần. Trong số đó, có tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
2) Thân bài.
a) Giới thiệu nhân vật:
 Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực…Mở đầu truyện, tác giả đã giới thiệu trực tiếp về nhân vật một cách ngắn gọn về tên họ, quê quán cụ thể, đặc biệt là tính tình, phẩm chất nổi bật bằng những từ ngữ khẳng định, khen ngợi. Cách mở truyện như vậy đã định hướng rõ cho sự tiếp nhận câu chuyện của người đọc. 
b) Phân tích: 
- Ngô Tử Văn là người có tính cách cương trực, yêu chính nghĩa:
+ Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.Sự khắng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. 
+ Hành động của Tử Văn khiến mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng”, nhưng chàng đã làm việc đó vừa cẩn trọng, vừa công khai, rất đàng hoàng, mà vô cùng quyết liệt. Chàng tự tin vào hành động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ.
- Tử Văn cũng là người rất dũng cảm, kiên cường: 
+ Sau khi đốt đền, Tử Văn vẫn tỏ thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần: :"đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét"…. Tử Văn vẫn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên. Ngay cả khi Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng:" Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ty" và báo cho Tử Văn biết cách chuẩn bị đối phó. Tử Văn vẫn không hề nao núng gì cả.
+ Đến đêm, bệnh càng nặng thêm Tử Văn “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông”. Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương - vị quan toà xử kiện- người cầm cán cân công lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách. Chàng không chỉ lớn tiếng khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng c

File đính kèm:

  • docĐẠI CÁO BÌNH NGÔ.doc