Ôn tập môn Vật lý Lớp 6

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Hai lực được gọi là cân bằng khi 2 lực đó phải đặt trên cùng một vật và có:

A. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều

B. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều

C. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, cùng chiều

D. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, ngược chiều

 Câu 2. Chọn câu đúng trong các câu sau đây: Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó có:

A. Phương AB, chiều từ A đến B

B. Phương AB, chiều từ B đến A

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về B

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về A

Câu 3. Chọn câu trả lời đúng: Bạn A tác dụng vào bạn B một lực từ phía sau làm bạn B ngã sấp xuống sàn, đó là:

A. Lực nén B. Lực kéo C.Lực uốn D. Lực đẩy

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Vật lý Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 6
LÝ THUYẾT:
Câu 1: Đo thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ gì? Nêu đơn vị của thể tích?
Trả lời:
Đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ và ca đong.
Đơn vị của thể tích là mét khối (m3).
Câu 2: Có mấy cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước? Và hãy trình bày cách đo của từng cách.
Trả lời:
Có 2 cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước:
Cách 1: Dùng bình chia độ
Bước 1: Đỗ nước vào bình chia độ. (V1)
Bước 2: Thả vật vào chia độ, nước dâng lên. (V2)
Bước 3: Tính thể tích của vật: V = V2 – V1.
Cách 2: Dùng bình tràn:
Bước 1: Đỗ nước vào bình tràn cho đầy.
Bước 2: Thả chìm vật vào bình tràn, nước từ bình tràn tràn ra bình chứa.
Bước 3: Đỗ nước ở bình chứa vào bình chia độ. Thể tích là của vật rắn.
Câu 3: Khối lượng là gì? Cho biết dụng cụ và đơn vị đo khối lượng?
Trả lời:
Khối lượng là chỉ lượng chất chứa trong vật.
Dụng cụ đo khối lượng là cân.
Đơn vị đo khối lượng là kýlôgam (Kg).
Câu 4: Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực. Đơn vị lực.
Trả lời:
Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
Đơn vị của lực là Niu tơn (N).
Câu 5: Nêu khái niệm về lực đàn hồi. Lực đàn hồi có đặc điểm gì?
Trả lời:
Lực mà lò xo khi biết dạng tác dụng vào vật gọi là lực đàn hồi.
Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Câu 6: Lực kế dung để làm gì?
Trả lời:
Lực kế là dụng cụ dung để đo lực.
Câu 7: Em hãy viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
Trả lời:
công thức: P = 10.m
Câu 8: Khối lượng riêng là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng.
Trả lời: 
Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Công thức: 
Câu 9: Trọng lượng riêng là gì? Viết công thức tính trọng lượng riêng.
Trả lời:
Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Công thức tính trọng lượng riêng: 
Câu 10: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực như thế nào?
Trả lời:
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực kéo ít nhất phải bằng trọng lượng của vật.
Câu 11: Có mấy loại máy cơ đơn giản? kể ra.
Trả lời: 
Có 3 loại máy cơ đơn giản là:
Mặt phảng nghiêng.
Đòn bẩy.
Ròng rọc.
Câu 12: Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi gì?
Trả lời:
Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi:
+ Lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Quảng đường kéo vật lên mặt phẳng nghiêng dài hơn kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
Câu 13: Em hãy nêu cấu tạo của đòn bẩy?
Trả lời:
Cấu tạo của đòn bẩy:
 0: Điểm tựa	
01: Điểm tác dụng của lực F1	
02: Điểm tác dụng của lực F2
Câu 14: Em hãy nêu tác dụng của đòn bẩy.
Trả lời:
Tác dụng của đòn bẩy: Muốn lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách của lực tác dụng lớn hơn khoảng cách từ vật tới điểm tựa.
Nếu 002 > 001 thì F2 < F1 và ngược lại
II- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Hai lực được gọi là cân bằng khi 2 lực đó phải đặt trên cùng một vật và có:
Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều
Độ mạnh bằng nhau, khác phương, cùng chiều
Độ mạnh bằng nhau, khác phương, ngược chiều
 Câu 2. Chọn câu đúng trong các câu sau đây: Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó có:
Phương AB, chiều từ A đến B
Phương AB, chiều từ B đến A
Phương thẳng đứng, chiều hướng về B
Phương thẳng đứng, chiều hướng về A
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng: Bạn A tác dụng vào bạn B một lực từ phía sau làm bạn B ngã sấp xuống sàn, đó là:
Lực nén	B. Lực kéo	C.Lực uốn	D. Lực đẩy
Câu 4. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Khi ta đứng trên sàn nhà nằm ngang. Lực ta tác dụng xuống sàn có cường độ..lực sàn tác dụng lại ta”
Bằng	
B. Lớn hơn
C. Nhỏ hơn	
D. Không có câu trả lời chính xác cho trường hợp này
Câu 5. Chọn đáp án đúng: Một người đẩy một chiếc xe đẩy trẻ em đi trên đường. Xe chịu tác dụng của
Lực đẩy	B. Lực nâng của mặt đường
C. Trọng lực của Trái Đất	D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 6. Chọn đáp án đúng: Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một lực 
Kéo B. Đẩy	 C. Hút D. Đàn hồi
Câu 7. Chọn đáp án đúng: Lực tác dụng của một nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là lực 
Kéo B. Đẩy	 C. Hút	D. Đàn hồi
Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng: Một con ngựa kéo một chiếc xe đi trên đường 
Con ngựa đã tác dụng vào chiếc xe một lực đẩy
Chiếc xe đã tác dụng vào con ngựa một phản lực
Mặt đường đã tác dụng vào chiếc xe một lực nén
Cả A, B ,C đều sai
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng: Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn 900 thì :
Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển
Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển 
Một phần lực tác động sẽ bị tiêu phí
Cả B và C đều đúng
Câu 10. Chọn câu trả lời đúng: Một xe đạp không có lò xo nhún giảm xóc và 1 xe đạp leo núi có lò xo nhún giảm xóc, khi đi qua đoạn đường ghập ghềnh thì
	A. Lực tác động lên người đi xe leo núi lớn hơn lực tác dụng lên người đi xe thường
	B. Lực tác động lên người đi xe leo núi nhỏ hơn lực tác dụng lên người đi xe thường
	C. Lực tác động lên người đi xe leo núi bằng lực tác dụng lên người đi xe thường
	D. Không có lực tác dụng lên người đi xe leo núi và người đi xe thường
Câu 11. Chọn câu trả lời sai: Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
	A. Thay đổi vận tốc 
	B. Bị biến dạng
	C. Thay đổi chuyển động
	D. Không biến dạng và không thay đổi chuyển động
Câu 12. Chọn câu trả lời đúng: Khi đánh tennit, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt có tác dụng lực
Làm biến dạng trái banh và biến đổi chuyển động của nó
Chỉ làm biến đổi chuyển động của trái banh
Chỉ làm biến dạng trái banh 
Cả 3 câu đều sai.
III-BÀI TẬP TỰ LUẬN.
Câu 1. Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống trong các câu sau: 
Tương tác
Hút
Đẩy
Tác dụng
Kéo
Một quả nặng bằng sắt treo trên giá, khi đưa một thanh nam châm lại gần thì nam châm (1)............. lực lên quả nặng và quả nặng (2) .............nam châm một lực. Nếu thay quả nặng bằng một nam châm khác. Khi đó nam châm này cũng bị thanh nam châm ban đầu (3) ............. ............hoặc (4) ............. Nếu ta đổi chiều nam châm.
Câu 2. Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
a. Tương tác
b. Hút
c. Đẩy
d. Tác dụng
e. Lực cản
Một thuyền buồm khi có gió thuyền sẽ chịu (1) ............. một lực (2) ............. của gió làm thuyền chuyển động. Nếu gió ngừng thổi khi đó thuyền không chịu(3) ............. của gió. Thuyền chuyển động chậm dần do (4) ............. của nước.
Câu 3. Khi đóng đinh vào tường, có những lực nào tác dụng lên đinh?
Câu 4. Một con thuyền thả trôi trên sông, nguyên nhân nào làm cho thuyền chuyển động?
Câu 5. Quan sát hình bên dưới và tìm từ thích hợp để hoàn thiện câu sau:
Một vật nặng đặt trên một lò xo lá, lò xo bị (1)........................
Vì vật nặng(2)........................ lên lò xo lá. Khi cất vật lò xo lá (3).......................... hình dạng ban đầu.
Câu 6. Tìm từ thích hợp trong để điền vào chổ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
a) Khi ném một vật nặng lên cao, lúc đầu vật đi lên sâu đó rơi xuống điều đó chứng tỏ (1)..........................lên vật.
b) Vật chịu tác dụng lực trong quá trình (2)....................và (3)..........................
c) Khi vật nằm yên trên mặt đất chứng tỏ: (4).......................... cân bằng.
Câu 7. Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
Tác động
Tác dụng
Đẩy
Kéo
Tương tác
a. Để làm cho quả bóng chuyển động thì ta phải (1)......... một lực.
 	b. Một cầu thủ ném bóng đã (2)..........................lên quả bóng làm cho nó chuyển động.
 	c. Sau khi bay lên nó rơi xuống chứng tỏ nó bị (3).................lực làm thay đổi chuyển động.
Câu 8:
Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên. Hãy nghĩ ra 1 thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai ?
Câu 9: 
	Làm thế nào để lấy ra một lít nước khi trong tay có 1 can 3 lít và 1 can 5 lít không có vạch chia độ ?
Câu 10:)
	Trình bày cách xác định trọng lượng riêng của viên bi kim loại đặc với các dụng cụ sau: Cân, bình chia độ, nước hoặc lực kế ?
Câu 11: 
	Một hòn gạch 2 lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1.200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Câu 12: 
	Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a. Tính thể tích của 1 tấn cát
b. Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3 
Câu 13: 	Một vật có khối lượng 180kg
a. Tính trọng lượng của vật 
b. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng bao nhiêu ?
c. Nếu kéo vật lên bằng hệ thống palăng 3 dòng dọc cố định 3 dòng dọc động thì lực kéo vật bằng bao nhiêu?
d. Nếu kéo vật rắn lên trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 12m, chiều cao 3m thì lực kéo là bao nhiêu?

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_vat_ly_lop_6.doc