Ôn tập Microsoft Word 2003

V. TẠO CÁC ĐIỂM DỪNG TAB

1. Dùng lệnh: Ðặt con trỏ tại dòng muốn thao tác. Chọn lệnh Format - Tab, xuất hiện hộp thoại Tabs. Trong đó, khai báo từng điểm Tab với các nội dung sau:

- Tab Stop Position: Khai báo vị trí cần đặt Tab

- Alignment: Chọn kiểu Tab, có các kiểu Tab thông dụng như sau:

+ Left: Cố định bên trái, đổ dữ liệu về phải

+ Center: Văn bản đổ đều về hai phía so với vị trí Tab

+ Right: Cố định bên phải, đổ dữ liệu về trái

+ Decimal: Phân dữ liệu số làm 2 phần về hai phía của điểm Tab: phần nguyên bên trái, phần lẻ bên phải

+ Bar: Tại điểm dừng xuất hiện một thanh đứng

- Leader: Chọn hình thức lấp đầy khoảng trống bên trái vị trí Tab

Sau khi khai báo xong 3 thông tin trên cho một điểm Tab, ấn nút Set. Khai báo tương tự cho các điểm Tab khác và OK.

- Default Tab Stop: Khai báo giá trị khoản Tab mặc nhiên

- Clear: Xoá vị trí Tab được chọn trong mục Tab Stop Position

- Clear All: Xoá tất cả các mức Tab được định nghĩa, quay về Tab mặc nhiên

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Microsoft Word 2003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn, các dòng, các khoảng lùi đoạn, các kiểu canh biên,...
2. Định dạng đoạn văn bản:
a. Định dạng bằng lệnh: Format – Paragraph, xuất hiện hộp thoại:
	- Alignment: Các kiểu canh biên:
	+ Left: Canh thẳng đều bên trái.
	+ Right: Canh thẳng đều bên phải.
	+ Center: Canh giữa trang theo chiều ngang.
	+ Justified: Canh thẳng đều hai biên.
	- Indentation: Các kiểu lùi đoạn:
	+ Left: Lùi lề bên trái.
	+ Right: Lùi lề bên phải.
	+ Special: Lùi đặc biệt:
	ü First line: Lùi dòng đầu
	ü Hanging: Giữ nguyên dòng đầu tiên và lùi các dòng còn lại.
	- Spacing: Khoảng cách:
	+ Before: Khoảng cách so với đoạn trước.
	+ After: Khoảng cách so với đoạn sau.
	+ Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng
	ü Single: Khoảng cách đơn (đây là lựa chọn mặc định)
	ü Double: Khoảng cách gấp đôi Single.
	ü 1.5 lines: Khoảng cách gấp 1.5 lần Single.
	ü At least: Khoảng cách tối thiểu bằng giá trị khai báo ở mục At
	ü Exactly: Khoảng cách chính xác bằng giá trị khai báo ở mục At
	ü Multiple: Khoảng cách gấp nhiều lần so với Single (số lần khai báo ở mục At)
b. Định dạng bằng thanh công cụ:
 Canh thẳng đều biên trái	
Canh giữa trang theo chiều ngang
 Canh thẳng đều biên phải	
 Lùi lế trái của đoạn vào một khoảng (mặc định 2.54 cm)
Canh thẳng đều hai biên
 Lùi lề trái của đoạn vào một khoảng (mặc định 2.54 cm)
v Ngoài ra còn có thể sử dụng thước để thực hiện các định dạng khác như:
- Bên trái thước:
+ Kéo nút để lùi dòng đầu tiên.
+ Kéo nút để giữ nguyên dòng đầu tiên và lùi các dòng còn lại.
- Bên phải thước: Kéo nút để lùi cả lề bên phải của đoạn
c. Định dạng bằng tổ hợp phím:
Ctrl + Shift + M: Lùi lề trái cảu đoạn ra một khoảng mặc định
Ctrl + M: Lùi lề trái của đoạn vào một khoảng mặc định
Ctrl + 5: Tăng khoảng cách dòng lên gấp 1.5 lần so với ban đầu (single)
Ctrl + 1: Khoảng cách giữa các dòng là đơn (Single)
Ctrl + 2: Tăng khoảng cách dòng lên gấp đôi so với Single
Ctrl + L: Canh thẳng đều biên trái
Ctrl + R: Canh thẳng đều biên phải
Ctrl + E: Canh giữa trang theo chiều ngang
Ctrl + J: Canh thẳng đều 2 biên
V. TẠO CÁC ĐIỂM DỪNG TAB
1. Dùng lệnh: Ðặt con trỏ tại dòng muốn thao tác. Chọn lệnh Format - Tab, xuất hiện hộp thoại Tabs. Trong đó, khai báo từng điểm Tab với các nội dung sau:
- Tab Stop Position: Khai báo vị trí cần đặt Tab
- Alignment: Chọn kiểu Tab, có các kiểu Tab thông dụng như sau:
+ Left: Cố định bên trái, đổ dữ liệu về phải
+ Center: Văn bản đổ đều về hai phía so với vị trí Tab
+ Right: Cố định bên phải, đổ dữ liệu về trái
+ Decimal: Phân dữ liệu số làm 2 phần về hai phía của điểm Tab: phần nguyên bên trái, phần lẻ bên phải
+ Bar: Tại điểm dừng xuất hiện một thanh đứng
- Leader: Chọn hình thức lấp đầy khoảng trống bên trái vị trí Tab
Sau khi khai báo xong 3 thông tin trên cho một điểm Tab, ấn nút Set. Khai báo tương tự cho các điểm Tab khác và OK.
- Default Tab Stop: Khai báo giá trị khoản Tab mặc nhiên
- Clear: Xoá vị trí Tab được chọn trong mục Tab Stop Position
- Clear All: Xoá tất cả các mức Tab được định nghĩa, quay về Tab mặc nhiên
2. Dùng thước: 
Các vị trí Tab đã định vị
Có thể đặt trực tiếp các vị trí Tab trên thước ngang bằng cách kích chuột vào vị trí góc trái của thước ngang để chọn loai Tab, sau đó kích chuột trên thước ngang để định các vị trí.
Các điểm Tab chỉ có hiệu ứng khi ấn phím Tab
Muốn xoá điểm Tab nào có thể dùng chuột kéo kí hiệu Tab đó ra khỏi thước.
VI. ĐỊNH DẠNG BULLETS AND NUMBERING
1. Dùng lệnh: Chọn lệnh Format - Bullets and Numbering, xuất hiện hộp thoại như hình sau:
v Phiếu Bulleted: Ðánh dấu đầu đoạn bằng kí hiệu (dùng cho một cấp độ)
Lúc này trong hộp thoại sẽ xuất hiện các mẫu có sẵn, nếu muốn dùng một mẫu thì kích chuột chọn mẫu đó rồi ấn nút OK. Nếu muốn dùng một kiểu khác với các mẫu có sẵn (hoặc muốn hiệu chỉnh lại một mẫu nào đó để dùng) thì kích chuột chọn mẫu cần đổi (hoặc cần sửa) rồi click nút Customize, xuất hiện hộp thoại như hình bên để hiệu chỉnh, trong đó:
+ Bullet Character: Chọn kí tự đánh dấu từ mẫu liệt kê. Nếu không có mẫu theo ý thì ấn nút Character hoặc Picture để chọn.
+ Font: Font chữ của Bullet
+ Indent at: Ðoạn lùi bên trái của Bullet
+ Text Position: Ðịnh vị trí của văn bản
	+ Indent at: Ðoạn lùi bên trái của văn bản
+ Preview: Khung mô tả
Chọn xong ấn nút OK để sử dụng
v Phiếu Numbered: Ðánh dấu đầu đoạn bằng số thứ tự (Dùng cho 1 cấp độ)
Thao tác chọn dấu tương tự như đối với phiếu lệnh Bulleted. Chỉ khác là trong hộp thoại Customize có thêm các mục:
- Number Format: Thêm nội dung đi kèm với kí tự đánh dấu
- Number Style: Chọn dạng thức của kí hiệu thứ tự
- Start at: Giá trị ban đầu của kí hiệu thứ tự
Các mục khác cũng tương tự như phiếu lệnh Bulleted.
v Phiếu Outline Numbered: Ðánh số thứ tự nhiều cấp độ
Thao tác tương tự như hai phiếu lệnh trên. Khi ấn nút Customize xuất hiện thêm các mục:
- Level: Chọn cấp. Muốn thay đổi khai báo cho cấp nào thì chọn cấp đó, lúc đó hộp thoại sẽ hiện lên tất cả các thuộc tính của cấp đó để ta hiệu chỉnh.
- Number style: Chọn kiểu đánh dấu
- Number format: Kí tự hoặc dấu đi kèm sau kí hiệu thứ tự
Khai báo tương tự cho các cấp độ khác, xong cho các cấp độ rồi ấn nút OK
Lúc này tại văn bản sẽ xuất hiện kí tự đánh dấu cấp lớn nhất (level 1). Khi kết thúc đoạn (ấn Enter), sang đoạn mới, Word sẽ tự động đánh tiếp kí hiệu đánh dấu kế tiếp...
Muốn chuyển đổi giữa các cấp (trong ra ngoài và ngược lại) thì sử dụng phím Tab (lùi vào một cấp) hoặc phím Shift + Tab (quay ra một cấp lớn hơn)
Dùng nút trên thanh công cụ:
Ngoài ra có thể sử dụng nút Numbering và nút Bullets trên thanh công cụ Formatting để đánh dấu tự động.
Muốn loại bỏ hiệu ứng này cho đoạn nào thì đặt con trỏ tại đoạn đó, rồi chọn một trong hai cách sau:
- Chọn lệnh Format - Bullets and Numbering và click ô None
- Ấn nút Numbering hoặc nút Bullets trên thanh công cụ Formatting để nút ở trạng thái không sử dụng (không sáng)
VII. ĐỊNH DẠNG CHỮ THỤT CẤP (DROP CAP)
Hiệu ứng này cho phép tạo một chữ cái lớn ở đầu đoạn, thao tác như sau:
- Chọn hoặc đặt con trỏ trong phạm vi đoạn thao tác
- Chọn lệnh Format - Drop Cap, hiện hộp thoại Drop Cap:
- Position: Chọn mẫu thể hiện ( Vị trí chữ cái lớn)
- Font: Chọn Font cho chữ cái llớn
- Lines to Drop: Ðộ cao chữ cái lớn (tính bằng số hàng)
- Distance From Text: Khoảng cách giữa chữ cái lớn và văn bản
Xong ấn nút OK
VIII. ĐỊNH DẠNG CỘT VĂN BẢN
Trước tiên phải chọn phạm vi chia cột. Nếu không xác định phạm vi thì thao tác chia cột sẽ ảnh hưởng đến Section hiện hành, nếu không phân Section thì sẽ ảnh hưởng trên toàn bộ văn bản.
Trước khi chia cột nên đặt con trỏ vb ở cuối đoạn cần chia cột và enter (Khi chọn chia cột thì ko nên chọn dòng đã enter).
Chọn một trong các cách sau:
v Dùng lệnh Format - Columns, xuất hiện hộp thoại Columns, trong đó:
- Presets: Chọn dạng phân cột
- Number of Columns: Số cột muốn chia
- Line between: Tạo đoạn thẳng đứng ngăn cách giữa các cột.
- Width: Ấn định độ rộng các cột
	- Spacing: Khoảng cách giữa các cột
- Equal columns width: Ðộ rộng các cột có hoặc không bằng nhau (phù hợp với độ rộng trang)
Xong ấn nút OK
v Ngoài ra có thể thao tác nhanh nhờ nút Columns trên thanh công cụ Standard
IX. TẠO KHUNG VÀ NỀN VĂN BẢN
1. Dùng lệnh: Chọn phạm vi cần kẻ khung và nền. Chọn lệnh Format - Borders and Shading, xuất hiện hộp thoại như hình trang sau:
v Phiếu Borders: Tạo khung cho phạm vi được chọn
- Setting: Chọn dạng khung kẻ
	+ None: 	Bỏ khung đã kẻ
	+ Box: Kẻ đường viền quanh
	+ Shadow: Tạo bóng đổ
	+ 3-D: Khung có đường kẻ 3 chiều
	+ Custom: Tự kẻ
- Style: Chọn kiểu nét kẻ
- Color: Chọn màu nét kẻ
- Width: Ðộ dày mỏng của nét kẻ
Có thể chọn hoặc bỏ chọn các nét kẻ được mô phỏng trên khung Preview bằng cách kích chuột vào các nút chỉ vị trí hoặc tại vị trí trên hình mô phỏng.
- Apply to: Phạm vi ảnh hưởng
 - Option: Các khai báo khác như các khoảng cách từ khung đến văn bản hoặc đến cạnh giấy...
v Phiếu Page Border: Tạo khung cho trang giấy in
Thực hiện thao tác tương tự như khi làm việc với phiếu Borders nhưng kết quả là tạo khung viền cho cả trang.
Art: Các kiểu khung nghệ thuật.
v Phiếu Shading:
- Fill: Chọn màu nền
- Pattern: Chọn kiểu nền
- Style: Kiểu nền
- Color: Màu kiểu nền
Xong, ấn nút OK
2. Dùng thanh công cụ: Ngoài ra, có thể kẻ khung nhanh từ các nút trên Toolbar Borders. Nhóm Toolbar Borders bao gồm các nút:
Outside (viền ngoài), Top (viền trên), Bottom (viền dưới), Left (viền trái), Right (viền phải), All (tất cả các đường viền), Inside (các đường bên trong), Inside Horizontal (những đường ngang), Inside Vertical (những đường đứng), No (bỏ đường kẻ)
Chương IV
TRANG TRÍ VĂN BẢN
I. CHÈN SYMBOL
- Ðặt con trỏ tại vị trí cần chèn
- Chọn lệnh Insert - Symbol, xuất hiện hộp thoại Symbol, gồm:
v Phiếu Symbols:
- Font: Chọn nhóm (loại) Font, lúc đó các kí tự trong nhóm được chọn sẽ hiển thị trong bảng dưới. Trong bảng này muốn chèn kí tự nào thì kích chuột chọn kí tự đó rồ ấn nút Insert (Hoặc nhấp đôi chuột tại kí tự muốn chọn)
- Close: Ðóng hộp thoại
- Shortcut Key: Gán kí tự được chọn cho một tổ hợp phím nào đó để khi cần thiết có thể chèn kí tự đặc biệt bằng cách sử dụng tổ hợp phím mà không cần phải chọn lệnh.
v Phiếu Special Character: Thao tác tương tự như phiếu lệnh Symbol.
II. CHÈN TEXTBOX:
1. Chèn một khung: 
Chọn lệnh Insert - Textbox, sau đó đưa chuột ra màn hình, ấn và kéo chuột để vẽ đối tượng.
Có thể dùng nút Textbox trên thanh công cụ Drawing để vẽ đối tượng.
2. Thao tác chọn khung:
- Chọn 1 khung: Kích chuột lên đường viền của khung để chọn
- Chọn nhiều khung:
	+ Cách 1: Giữ phím Shift trong khi click vào viền của các khung để chọn. Lưu ý, để hủy chọn bớt một đối tượng đã chọn thì cũng giữ Shift và click vào khung đã chọn để bỏ chọn.
	+ Cách 2: Cách này dùng để chọn một nhóm khung mà trong nhóm đó không có những khung không muốn chọn. Thao tác như sau:
	ü Click nút Select Objects trên thanh công cụ Drawing
	ü Giữ phím trái chuột và kéo rê trên tài liệu để tạo một khung bao quanh các khung muốn chọn và thả chuột.
3. Thay đổi kích thước khung: Thực hiện theo các bước sau:
- Chọn khung. Xuất hiện các quai kích xung quanh khung.
- Kéo chuột tại quai kích thước thích hợp với hướng cần thay đổi.
4. Di chuyển khung: Di chuyển chuột vào viền của khung cho đến khi xuất hiện mũi tên 4 chiều và kéo đến vị trí mới.
5. Xoá khung: Chọn khung và nhấn Delete.
III. CHÈN PICTURE:
1. Chèn ClipArt: 
- Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn và chọn lệnh Insert - Picture - ClipArt, xuất hiện một Panel (thẻ) bên phải màn hình như hình bên.
- Click nút Go để làm xuất hiện danh sách các hình
- Click vào hình cần chèn để chèn.
2. Chèn tập tin ảnh: Chọn lệnh Insert - Picture - From File, xuất hiện hộp thoại, tại đây ta chọn tập tin ảnh tại một vị trí nào đó trên đĩa rồi ấn nút Insert.
3. Thay đổi kích thước, di chuyển, xóa hình ảnh và định dạng vị trí:
- Thao tác thay đổi kích thước và di chuyển thực hiện tương tự như đối với Textbox
- Ðịnh dạng đối tượng:
+ Chọn đối tượng
+ Chọn lệnh Format - Picture (Nếu đối tượng là hình ảnh)
 	Format - AutoShapes (Nếu đối tượng là AutoShapes)
 	Format - Textbox (Nếu đối tượng là Textbox)
 	Format - WordArt (Nếu đối tượng là WordArt)...
Chú ý: Có thể chọn lệnh bằng cách kích phải chuột vào đối tượng rồi chọn lệnh tương ứng như trên. Lúc đó xuất hiện một hộp thoại chung:
+ Thẻ Colors And Lines: Dùng để tô màu cho đối tượng như: Màu nền (Fill color), màu đường viền (Line color), Dashed (kiểu nét khuất), Style (kiểu và độ rộng nét)...
+ Thẻ Size: Kích thước đối tượng
+ Thẻ Layout: Định vị trí của đối tượng trên văn bản (văn bản bao quanh đối tượng, hay văn bản che khuất đối tượng...). Nên chọn Square hoặc Tight để tiện việc di chuyển.
- Xóa đối tượng: Chọn đối tượng rồi ấn phím Detele.
v Thanh WordArt:
Các nút theo thứ tự từ trái sang phải
- Insert WordArt: Chèn mới chữ nghệ thuật
- Edit Text: Hiệu chỉnh nội dung cho chữ nghệ thuật đang chọn
- WordArt Gallery: Thay đổi kiểu cho chữ nghệ thuật đang chọn
- Format WordArt: Định dạng chữ nghệ thuật (xem lại phần III – mục 3)
- WordArt Shape: Chọn các kiểu uốn lượn cho chữ nghệ thuật
- FreeRotate: Xoay đối tượng
- Text Wrapping: Định vị trí của đối tượng trên văn bản (văn bản bao quanh đối tượng, hay văn bản che khuất đối tượng...)
IV. CHÈN WORDART:
Chọn lệnh Insert - Picture - WordArt, xuất hiện hộp thoại chứa các mẫu chữ, chọn một mẫu rồi ấn OK, xuất hiện một hộp thoại tiếp theo để nhập nội dung của WordArt. Trong hộp thoại này các mục: Font, Size, Bold dùng để định dạng Font chữ cho nội dung WordArt, xong ấn OK.
V. CHÈN AUTOSHAPE:
Chọn lệnh Insert - Picture – AutoShapes, xuất hiện thanh công cụ AutoShapes, muốn tạo đối tượng Auto Shape trên văn bản, thao tác như sau:
- Dùng chuột chọn đối tượng cần vẽ trên thanh công cụ AutoShapes.
- Dùng thao tác ấn và kéo chuột để vẽ đối tượng đó.
Muốn vẽ đối tượng được cân xứng theo các hướng: Ấn giữ phím SHIFT trong khi kéo chuột.
Muốn vẽ đối tượng được cân xứng theo 2 trục đứng và ngang: Ấn giữ phím CTRL trong khi kéo chuột.
VI. LÀM VIỆC VỚI THANH CÔNG CỤ DRAWING
Các nút theo thứ tự từ trái sang phải như sau:
- Draw: Gồm các mục thường dùng sau:
	+ Group: Nhóm các đối tượng đang chọn thành một khối
	+ Ungroup: Rã một nhóm thành các đối tượng độc lập (ngược lại với Group)
	+ Order: Thay đổi vị trí tương đối giữa các đối tượng nằm chồng với nhau và giữa đối tượng với văn bản.
	ü Bring to Front: Đưa đối tượng đang chọn lên trên cùng.
	ü Send to Back: Đưa đối tượng đang chọn xuống dưới cùng.
	ü Bring Forward: Đưa đối tượng đang chọn lên trên đối tượng nằm kề trên
	ü Send Backward: Đưa đối tượng đang chọn xuống dưới đối tượng nằm kề dưới
	ü Bring in Front of Text: Đưa đối tượng đang chọn lên trên văn bản
	ü Send Behind Text: Đưa đối tượng đang chọn nằm chìm xuống dưới văn bản.
+ Grid: Thay đổi khoảng cách lưới
+ Rotate or Flip: Xoay đối tượng
+ Text Wrapping: Định vị trí của đối tượng trên văn bản (văn bản bao quanh đối tượng, hay văn bản che khuất đối tượng...)
- Select Objects: Chọn đối tượng (Xem phần chèn Text Box – Thao tác chọn khung – Cách 2)
- AutoShapes: Xem lại mục V – Chèn Autoshapes
- Line: Vẽ đoạn thẳng
- Arrow: Vẽ mũi tên
- Rectangle: Vẽ hình chữ nhật
- Oval: Vẽ hình e-líp
- Textbox: Xem lại phần chèn Textbox – Mục II
- Insert WordArt: Xem lại phần chèn WordArt – Mục IV
- Insert Organization Chart: Chèn các loại sơ đồ
- Insert ClipArt: Xem lại phần chèn Picture – Chèn ClipArt – mục III
- Insert Picture: Xem lại phần chèn Picture – Chèn tập tin ảnh
- Fill Color: Tô màu nền cho đối tượng
- Line Color: Tô màu viền cho đối tượng
- Line Style: Kiểu nét kẻ
- Dash style: Các kiểu nét khuất.
- Arrow style: Các kiểu mũi tên
- Shadow Style: Các kiểu bóng đổ
 - 3-D Style: Tạo hình nổi 3 chiều.
VII. CHÈN EQUATION: (Công thức toán học)
- Chọn lệnh Insert – Object – xuất hiện hộp thoại
- Chọn Microsoft Equation 3.0 và OK. Xuất hiện thanh công cụ Equation chứa các dấu và các ký hiệu trong toán học.
- Trong quá trình tạo công thức nếu cần chèn một ký hiệu hoặc dấu nào thì Click chọn từ thanh công cụ trên.
	v Có thể sử dụng các tổ hợp phím sau để chèn các dấu đặc biệt:
Ctr + H: Tạo chỉ số trên (VD: m2)	
Ctrl + L: Tạo chỉ số dưới (VD: H2O)
Ctrl + F: Chèn phân số	
Ctrl + R: Chèn căn bậc hai
Chương V
TẠO BẢNG BIỂU
I. TẠO BẢNG 
1. Cách tạo bảng: Có 3 cách
v Cách 1: Ðặt con trỏ tại vị trí cần tạo bảng, chọn lệnh Table - Insert Table, xuất hiện hộp thoại:
- Number of Columns: khai báo số cột
- Number of Row: khai báo số dòng
- Columns Width: Khai báo độ rộng cột
- Auto Format: Tự động định dạng cho bảng theo mẫu có sẵn
Khai báo xong ấn nút OK. Tại vị trí con trỏ sẽ xuất hiện một bản với số cột, hàng đã khai báo.
v Cách2: Có thể tạo bảng nhanh bằng cách click ấn nút Insert Table trên thanh công cụ Standard. Xuất hiện danh sách, kéo rê chuột ngang qua danh sách sao cho đủ số hàng số cột cần chèn (chuyển sang màu xanh).
v Cách 3: Gọi lệnh Table – Draw Table để xuất hiện thanh công cụ Tables and Borders. Lúc này con trỏ chuột xuất hiện hình cây bút chì (nếu chưa có thì click nút đầu tiên của thanh công cụ này) và kéo rê trên tài liệu để tự vẽ một bảng theo ý muốn.
2. Nhập văn bản vào bảng:
Di chuyển dấu chèn vào ô cần nhập và tiến hành gõ nội dung. Muốn di chuyển dấu chèn đến ô làm việc, chọn một trong các cách sau:
- Kích chuột tại ô muốn di chuyển tới
- Dùng phím:
Tab/Shift + Tab: di chuyển đến ô kế sau hoặc kế trước
Alt + Home/End: Di chuyển đến ô đầu hàng hoặc cuối hàng hiện hành
Alt + PgUp/PgDn: Di chuyển con trỏ đến ô đầu cột hoặc cuối cột hiện hành
Ô, cột, hàng hiện hành là ô, cột, hàng có con trỏ đang đứng.
II. CÁC THAO TÁC TRÊN BẢNG
1. Chọn các ô, dòng, cột:
- Chọn cột: Di chuyển chuột lên đầu cột cho đến khi xuất hiện mũi tên màu đen hướng xuống và click hoặc đặt con trỏ trong cột, chọn lệnh Table - Select Column.
- Chọn hàng: Di chuyển chuột ra ngoài lề trái, đầu dòng cần chọn và click hoặc đặt con trỏ trong hàng, chọn lệnh Table - Select Row.
- Chọn ô: Di chuyển chuột vào góc trái dưới của ô cho đến khi xuất hiện mũi tên màu đen ngã sang phải và click.
- Chọn toàn bộ bảng: Dùng thao tác quét chuột để chọn tất cả các hàng (hoặc tất cả các cột) hoặc đặt con trỏ trong bảng và chọn lệnh Table -Sïelect Table hoặc di chuyển chuột vào trong bảng và click vào mũi tên 4 chiều ở góc trái – trên của bảng.
2. Chèn thêm dòng, cột:
- Chèn cột: Đặt con trỏ vào cột cần chèn bên trái (hoặc phải) và chọn lệnh Table - Insert –Columns to the Left (hoặc Columns to the Right)
- Chèn hàng: Đặt con trỏ vào hàng cần chèn bên trên (hoặc dưới) và chọn lệnh Table - Insert –Rows Above (hoặc Rows Below)
- Chèn ô: Đặt con trỏ vào vị trí cần chèn, chọn lệnh Table - Insert - Cells, xuất hiện hộp thoại gồm các mục:
+ Shift cells left: Chèn một ô, đẩy các ô bên phải cùng hàng sang trái.
+ Shift cells down: Chèn một ô, đẩy các ô cùng cột bên trên xuống dưới.
+ Insert entire row: Chèn một hàng phía trên
+ Insert entire column: Chèn một cột phía trước
v Riêng trong trường hợp muốn chèn 1 hàng vào cuối cùng: Đặt con trỏ tại ô cuối cùng của bảng và ấn phím Tab.
3. Xóa dòng, cột, bảng:
- Xoá cột: Ðánh dấu cột cần xoá, chọn lệnh Table - Delete - Columns.
- Xoá dòng: Ðánh dấu dòng cần xoá, chọn lệnh Table - Delete - Rows.
- Xoá ô: Ðánh dấu ô cần xoá, chọn lệnh Table - Delete - Cells, xuất hiện hộp thoại gồm các mục:
+ Shift cells right: Xoá ô đó, đẩy các ô bên trái cùng hàng sang phải.
+ Shift cells up: Xoá ô đó, đẩy các ô cùng cột phía dưới lên
+Delete entire row: Xoá cả cột chứa ô đó
+ Delete entire column: Xoá cả cột chứa ô đó.
4. Thay đổi kích thước cột, dòng:
- Có thể thay đổi kích thước cột, hàng bằng cách kéo chuột tại các vạch ngăn cột, hàng.
- Hoặc đánh dấu phạm vi thao tác, chọn lệnh Table - Cell Height and Width.
- Ðặt biệt, muốn độ rộng của nhiều cột/hàng đều bằng nhau: Đánh dấu các cột/hàng đó và chọn lệnh Table – Auto Fit – Distribute Columns/Rows Evenly.
5. Tách bảng: Đặt con trỏ tại dòng cần tách bảng và chọn lệnh Table- Split Table.
6. Các thao tác trên ô của bảng:
a. Hợp ô: (Kết hợp nhiều ô thành 1 ô):
Ðánh dấu phạm vi các ô cần hợp, chọn lệnh Table - Merge Cells
b. Chia ô: (Phân chia các ô trong phạm vi thành các ô nhỏ hơn. Thao tác như sau:
Đặt con trỏ vào ô cần chia, chọn lệnh Table - Split Cells, xuất hiện hộp thoại để khai báo số cột (Number of Columns) và số hàng (Number of Rows) cần chia. Khai báo xong ấn nút OK.
c. Kẻ khung và tạo nền cho bảng:
Chọn phạm vi cần kẻ, chọn lệnh Format - Borders and Shading và thực hiện thao tác kẻ khung như đã học.
d. Tạo tiêu đề tự động cho bảng:
Trong trường hợp bảng gồm nhiều hàng, kéo dài sang nhiều trang, nếu muốn trang nào cũng có phần tiêu đề (hàng đầu tiên của mỗi trang) giống nhau, thao tác như sau:
Ðặt con trỏ tại hàng đầu tiên (hoặc đánh dấu hàng đó), chọn lệnh Table – Heading rows repeat.
e. Chuyển đổi văn bản có sẵn sang dạng bảng hoặc ngược lại:
+ Chuyển văn bản có sẵn sang dạng bảng:
Chú ý: Trong đoạn văn bản muốn chuyển đổi phải có:
- Dùng một dấu chính tả nào đó hay phím Tab để ph

File đính kèm:

  • docGiao_trinh_WORD_can_ban_Full.doc