Ôn tập kỳ II Địa 8

Câu 7: Cho biết nước ta có mấy nhóm đất chính? Nêu đặc điểm của từng nhóm đất đó?

Nước ta có 3 nhóm đất chính: Đất feralit, đất mùn núi cao, đất phù sa

a. Nhóm đất feralit:

- Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi.

- Đặc tính: nghèo mùn, nhiều sét, thường có màu đỏ, vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm, dễ bị kết thành đá ong.

- Có giá trị trồng rừng và cây công nghiệp

b. Nhóm đất mùn núi cao.

- Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

c. Nhóm đất phù sa:

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kỳ II Địa 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ II ĐỊA 8
Câu 1: Trình bày những nét chính về vị trí, địa hình, khí hậu khu vực Đông Nam Á. Tại sao nói rằng biển Đông là một "ổ bão"? 
- Đông Nam Á gồm phần đất liền và phần hải đảo, vị trí cắt ngang qua đường giao thông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, địa hình phần đất liền gồm các đồng bằng châu thổ màu mỡ phân bố ở ven biển, chiếm một phần nhỏ diện tích khu vực còn lại là các dãy núi và cao nguyên. Phần hải đảo có nguồn gôc hình thành chủ yếu từ núi lửa. 
Biển Đông là một "ổ bão" vì:
- Biển đông là nơi gặp nhau của các Frông và dải hội tụ nhiệt đới.
- Biển Đông là một biển nông, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc,là nơi gặp nhau của các luồng gió và các khối khí.
Câu 2: Trình bày những nét chính dân cư và lao động. Đặc điểm nổi bật về kinh tế- xã hội khu vực Đông Nam Á. 
- Là nơi dân cư đông đúc, tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,5%), gồm nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít. Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng về tự nhiên, phong tục tập quán và trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, lại vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Nền kinh tế phát triển khá nhanh song chưa vững chắc, chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm. 
Câu 2: Mục đích hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi theo thời gian như thế nào?Bao gồm các quốc gia nào?Thời điểm các nước tham gia hiệp hội?
- Thành lập ngày 08-08-1967, đến nay có 11 nước tham gia, phát triển thay đổi theo thời gian
- 25 năm đầu Hiệp hội như một khối hợp tác về quân sự
- 1990 trở đi mục tiêu chung là hòa bình, cùng phát triển kinh tế - xã hội trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia.
- Bao gồm các quốc gia- Thời điểm các nước tham gia hiệp hội:
	+ Năm 1967: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Ịn-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
	+ Năm 1984: Bru-nây
	+ Năm 1995: Việt Nam.
	+ Năm 1997: Mi-an-ma, Lào.
	+ Năm 1999: Cam Pu Chía.
	+ Năm 2011: Đông Ti-mo.
Câu 3. * Vị trí, giới hạn của nước ta?Nêu rõ bốn đặc điểm của vị trí địa lí tự nhiên của Việt Nam:
	- Cực Bắc : Tỉnh Hà Giang. Vĩ độ : 23023’B - Kinh độ: 105020’Đ
	- Cực Nam : Tỉnh Cà Mau. 8034’B - 104040’Đ
	- Cực Tây : Tỉnh Điện Biên. 22022’B - 102009’Đ
	- Cực Đông: Tỉnh Khánh Hòa. 12040’B - 109024’Đ
* Ý nghĩa của vị trí địa lí tự nhiên của Việt Nam: Ảnh hưởng sâu sắc tới mọi đặc điểm của môi trường tự nhiên nước ta:
	1. Vị trí nội chí tuyến. 	
	2. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông nam Á.
	3. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
	4. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật 
Câu 4. Eo biển nối liền giữa biển Đông với Ấn Độ Dương có tên là gì? Nước Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á? trên bán đảo nào? phía nào của bán đảo đó?
	 - Eo biển Ma-lac-ca nối liền đường giao thông giữa biển Đông với Ấn Độ Dương. Nước Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á (Đông Nam Á), Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Trung -Ấn (Nhỏ hơn bán đảo Trung Ấn là bán đảo Đông Dương gồm ba nước Việt nam- Lào- Campu Chia)	
Câu 5: Cho bảng số liệu sau:
Tổng diện tích rừng nước ta qua các năm
 (đơn vị tính: triệu ha)
Năm
1943
1976
1983
1995
1999
2003
2005
Diện tích
14,3
11,1
7,2
9,3
10,9
12,1
12,7
a) Nhận xét và giải thích xu hướng biến động:
- Giai đoạn 1943- 1983à Giảm mạnh chủ yếu do chiến tranh, do nhu cầu phát triển kinh tế, và nhất là do ý thức chưa tốt của một số người dân đối với vấn đề khai thác bảo vệ rừng.
- Giai đoạn 1983-2005à có xu hướng tăng dần liên quan đến chính sách bảo vệ rừng, trồng rừng(chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010), giao đất, giao rừng cho người dân ... của nhà nước.
b) Bảo vệ rừng sẽ: 
- Góp phần điều hòa không khí, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu, hạn chế xói mòn đất bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm...
- Góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp dược liệu, phát triển du lịch...
Câu 6: Dựa vào bảng số liệu dưới đây. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích ba nhóm đất nói trên? Nhận xét và giải thích về quy mô ba nhóm đất.
Nhóm đất
Feralit đồi núi thấp
Đất mùn núi cao
Đất phù sa
Tỉ lệ (%)
65 x 3,6 = 2340
11 x 3,6= 39,60
24 x 3,6= 86,40
Vẽ biểu đồ: 
Ghi chú: 
Feralit đồi núi thấp
Đất mùn núi cao
Đất phù sa
- Nhận xét: 
- Đất feralit chiếm tỉ trọng và quy mô lớn nhất trong ba nhóm đất vì nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đất phù sa chiếm tỉ lệ và quy mô đứng thứ hai, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất mùn núi cao có tỉ trọng và quy mô nhỏ nhất vì diện tích núi cao nước ta ít.
Câu 7: Cho biết nước ta có mấy nhóm đất chính? Nêu đặc điểm của từng nhóm đất đó?
Nước ta có 3 nhóm đất chính: Đất feralit, đất mùn núi cao, đất phù sa
a. Nhóm đất feralit: 
- Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi.
- Đặc tính: nghèo mùn, nhiều sét, thường có màu đỏ, vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm, dễ bị kết thành đá ong.
- Có giá trị trồng rừng và cây công nghiệp
b. Nhóm đất mùn núi cao.
- Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
c. Nhóm đất phù sa: 
- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
- Đặc tính: tơi, xốp, giữ nước tốt, giàu mùn, độ phì cao.
- Tập trung ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và ĐB sông Cửu Long
- Thích hợp với cây lương thực, thực phẩm nhất là cây lúa.
Câu 8. Lịch sử nước ta trải qua 3 giai đoạn: 
Giai đoạn
Đặc điểm chính
1. Tiền Cambri cách đây 570 triệu năm
- Đại bộ phận nước ta còn là biển.
- Sinh vật rất ít và đơn giản.
2. Cổ Kiến tạo cách đây 65 triệu năm
- Có những cuộc tạo núi lớn.
- Phần lớn lãnh thổ đã trở thành đất liền.
- Sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh Bò sát khủng long và cây hạt trần.
3. Tân Kiến tạo cách đây 25 triệu năm
- Giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng.
- Vận động Tân kiến tạo diễn ra mạnh mẽ.
- Nâng cao địa hình, sông trẻ lại.
- Sinh vật phong phú, hoàn thiện.
- Loài người xuất hiện
Câu 9. Một số nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở nước ta: 
- Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi.
- Kĩ thuật khai thác, chế biến còn lạc hậu.
- Thăm dò đánh giá chưa chuẩn xác về trữ lượng, hàm lượng phân bố, đầu tư lãng phí.
Câu 10 * Đặc điểm địa hình nước ta:
- Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất.
- Địa hình nước ta do Cổ Kiến Tạo và Tân kiến tạo dựng nên.
- Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
Câu 11. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm vì:
- Gió mùa mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm cao vào mùa hè (gió mùa Tây Nam)
- Hạ thấp nhiệt độ không khí vào mùa đông, thời tiết lạnh khô (gió mùa Đông Bắc)
- Lượng mưa lớn 1.500-2.000 mm/năm
- Độ ấm không khí cao 80%
* Khí hậu nước ta có đặc điểm như vậy vì: 
Gió mùa ĐB từ cao áp XibiaàLà gió từ lục địa tới nên lạnh, khô.
Gió mùa tây nam từ biển thổi vào nên ẩm, mang mưa lớn.
Câu 12. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam:
	- Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước: Có nhiều sông, phần lớn sông ngắn, nhỏ và dốc.
	- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: 
	+ TB – ĐN
	+ Vòng cung
	- Sông ngòi có 2 mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn
	- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
* Những hệ thống sông lớn ở nước ta:
Sông ngòi Bắc Bộ:
- Mạng lưới sông dạng nan quạt.
- Chế độ nước rất thất thường
- Hệ thống sông chính: S Hồng
b. Sông ngòi Trung Bộ
- Ngắn, dốc.
- Mùa lũ vào Thu và Đôngà Lũ lên nhanh, đột ngột.
c. Sông ngòi Nam Bộ. 
- Khá điều hòa, ảnh hưởng của thủy triều lớn.
- Mùa lũ từ tháng 7 – 11.
Câu 13. Hãy nêu những giá trị của tài nguyên sinh vật và nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam?
* Những giá trị của tài nguyên sinh vật đối với: 
+ Kinh tế:
- Cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ dùng, nguyên liệu sản xuất
- Thực phẩm, lương thực, thuốc chữa bệnh. Bồi dưỡng sức khỏe...
+ Văn hóa – Du lịch: 
- Sinh vật cảnh, tham quan, du lịch. An dưỡng chữa bệnh.
- Nghiên cứu khoa học.
- Cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng.
+ Môi trường sinh thái: 
- Điều hòa khí hậu, tăng lượng ôxy, làm sạch không khí.
- Giảm các loại ô nhiễm môi trường.
- Giảm nhẹ thiên tai.
- Ổn định độ phì của đất, có khả năng phục hồi và phát triển.
Tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm, nguyên nhân: Do chiến tranh hủy diệt, cháy rừng, chặt phá, khai thác quá mức tái sinh của rừng...
Câu14. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 Tháng
Trạm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hà
Nội
Nhiệt độ(00)
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
Lượng mưa(mm)
18,6
26,2
43,8
90,1
188,5
239,9
288,2
318
265,4
130,7
43,4
23,4
TP
Hồ
ChíMinh
Nhiệt độ(00)
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
Lượng mưa(mm)
13,8
4,1
10,5
50,4
218,4
311,7
293,7
269,8
327
266,7
116,5
48,3
Nhận xét về sự khác nhau về nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hà Nội: 
+ Có 3 tháng lạnh, tháng 12(18,20C), tháng 1(16,40C), tháng 2(17,00C), đồng thời cũng là 3 tháng có lượng mưa ít nhất.
+ Có 5 tháng nóng từ tháng 5à9(t0>270C) đồng thời cũng là những tháng có tổng lượng mưa lớn nhất.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Hà Nội có sự phân hóa mùa rõ rệt: Mùa đông và mùa hạ.
- Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Nhiệt độ cao không có tháng lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. 
+ Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rất rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa.
Câu 15 Một số đặc điểm về tự nhiên của miền bắc và đông bắc bắc bộ?cho biết những khó khăn do TN gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường?
* Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền bắc và đông bắc bắc bộ:
- Có mùa đông lạnh nhất cả nước và kéo dài do chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa
ĐB lạnh và khô từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống tạo điều kiện cho sinh vật ưa lạnh phát triển, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Địa hình núi thấp đa dạng, đặc biệt là địa hình cácxtơ, hướng núi hình cánh cung.
- Là miền có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá(Quảng Ninh, Thái Nguyên), Apatit(Lào Cai), Sắt(Thái Nguyên), Thiếc, Vonfram( Cao Bằng), Thủy ngân(Hà Giang); đá vôi, đất sét...
- Nhiều thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, bãi tăm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn, Hồ Ba Bể, vườn quốc gia Cúc Phương...
* Khó khăn: Bão, lụt, hạn hán, giá rét,... Ở một số vùng cân bằng sinh thái tự nhiên bị đảo lộn, rừng bị chặt phá, đất bị xói mòn, biển bị ô nhiễm.
* Một số biện pháp cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
- Khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lí.
- Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Cần xử lí chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt trước khi đưa vào môi trường tự nhiên.
- Không phát triển du lịch ồ ạt, thiếu tổ chức.
Câu 16: Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu của 3 miền 
Miền
Địa Hình
Khí Hậu
Bắc & ĐB Bắc Bộ
- Phần lớn là đồi núi thấp vs nhiều cánh cung ở p.B và quy tụ về Tam Đảo.
- ĐB Sông Hồng, Đảo và Quần Đảo.
- Có 2 hệ thống sông lớn : S.Hồng & S.T.Bình chảy theo hướng TB - ĐN và vòng cung.
Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, lạnh nhất cả nước, mùa đông kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
Tây Bắc & Btrung Bộ
- Địa hình cao, đồ sộ, hiểm trở, có nhiều đỉnh núi cao tập trung tại miền : Dãy HLS, Pu-den-dinh, TSB,...cao >2000m.
- Các dãy núi, dòng sông lớn và các cao ng đá vôi chạy theo hướng TB - ĐN.
- Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.
- Mùa Đ đến muộn và kết thúc sớm.
- Mùa hạ đến sớm và có gió nóng Tây Nam
- Mùa mưa chuyển dần sang T và Đ, mùa lũ chậm dần.
Nam Trung Bộ & NBộ
- Núi và cao nguyên hùng vĩ, hình khối, nhiều hướng khác nhau.
- ĐB hình thành và pt rộng lớn, chiếm S lớn và giữ lại nhiều t/c tự nhiên ban đầu
- Một miền nhiệt đới gió mùa nóng có khí hậu nóng quanh năm, có mùa khô kéo dài 6 tháng sâu sắc.
- Nhiệt độ TB năm từ 25 - 270C, biên độ nhiệt nhỏ.
- Có gió tín phong khô nóng, gió tây nam nóng ẩm thổi thường xuyên.
Câu 17: Sự khác nhau giữa ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long:
Đồng bằng Sông Hồng
ĐB Sông Cửu Long
* Giống nhau : Đều là những vùng sụt võng được phù sa bồi đắp
* Khác nhau : 
- Dạng địa hình : giống tam giác cân. Đỉnh Việt Trì cao 15 m, đáy là bờ biển Hải Phòng- Ninh Bình
- Diện tích: 15000 km2
- Hệ thống đê dài lớn, vững chắc, thấp hơn mực nước sông ngoài đê, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng.
- Đắp đê biển ngăn nước mặn mở diện tích canh tác.
- Dạng địa hình: Thấp ngập nước, độ cao TB 2-3m thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
- Diện tích 40000 km2
- Không có đê lớn. Sống chung với lũ, tăng cường thuỷ lợi, cải tạo đát trồng rừng, chọn giống cây trồng.
Câu 18: Tài nguyên rừng của nước ta hiện nay ra sao? Nêu nguyên nhân, biện pháp khắc phục?
Trả lời: 
- Rừng còn ít, giảm về số và chất lượng, tỉ lệ che phủ thấp đạt 30 – 35 %.
- Cây gỗ quý đã cạn kiệt.
- Nguyên nhân: Khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng, chiến tranh hủy diệt, quản lý yếu kém.
- Biện pháp khắc phục: trồng và bảo vệ rừng, khai thác hợp lý và thực hiện tốt luật tài nguyên rừng.	
Câu 19: Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Biện pháp khắc phục?
* Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. 
 a. Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
b.Sông ngòi chảy theo hai hướng chính là: TB - ĐN và vòng cung. 
c. Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt. 
d. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn .
* Những nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm. 
- Nước thải, rác thải và hoá chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí. 
- Đánh bắt thuỷ sản bằng hoá chất độc hại.
* Biện pháp khắc phục. 
- Bảo vệ rừng đầu nguồn. Xử lí tốt các nguồn rác, chất thải, sinh hoạt và công nghiệp, dịch vụ
- Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt, bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi
Câu 20. Hãy nêu một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta? một số vấn đề môi trường ở Biển Đông.Muốn khai thác lâu bền môi trường biển Việt Nam, chúng ta cẩn phải làm gì ?
- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta: Mưa, bão, sóng lớn, triều cường 	
- Vấn đề ô nhiếm môi trường biển do khai thác khoáng sản, phát triển du lịch, suy giảm nguồn lợi hải sản do khai thác hải sản chưa hợp lí .
- Muốn khai thác lâu bền môi trường biển Việt Nam chúng ta phải làm cho mọi người dân thêm yêu quý và hiểu được giá trị của biển, đồng thời ban hành luật cụ thể để ngăn chặn các hành động làm hủy hoại môi trường biển .
Câu 21: Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta 
* Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo:
- Địa hình được nâng cao (dãy hoàng Liên Sơn với đỉnh PhanXiPăng cao 3243m)
- Hình thành các cao nguyên badan (ở Tây Nguyên), các đồng bằng phù sa (ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long), các bể dầu khí ở thềm lục địa.
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái đất
Câu 22: Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam như thế nào? 
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam:
- Địa hình: Đất đá bị phong hóa mạnh, hiện tượng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi diễn ra mạnh mẽ dạng địa hình cácxtơ rất phổ biến ở vùng núi đá vôi của nước ta.
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước cao trên 210C, độ ẩm cao trên 80%, mưa nhiều từ 1500à2000mm/năm (Hà Nội 1676mm) các nơi đều có 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô(ở miền bắc còn có mùa nóng và mùa lạnh); đều chịu ảnh hưởng của gió mùa hạ và gió mùa đông.
- Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 con sông dài trên 10 km) thủy chế của sông đều có hai mùa nước( mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt: Mùa lũ chiếm 70à80% lượng nước cả năm)
- Thổ nhưỡng: Đất feralit chiếm 65% diện tích, đất mùn núi cao 11% , đất phù sa 24% là hệ quả của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Hiện tượng đá ong hóa trên các vùng đất đồi núi.
- Sinh vật: Rừng rậm nhiệt đới, cây cối quanh năm xanh tốt, phong phú về số loài động thực vật (14.600 loài thực vật, 11.200 loài động vật)

File đính kèm:

  • docÔN TẬP KỲ II ĐỊA 8.doc
Giáo án liên quan