Ôn tập kiểm tra lần 1 - Học kì 2 môn Hóa 8

5. Thế nào là sự cháy , sự oxi hóa chậm ? Cho VD ?

- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

- Vd: Đốt củi , gaz cháy .

- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Vd : Sắt để lâu trong không khí bị gỉ .

6. Nguyên liệu điều chế oxi ? Cách thu khí oxi ? Cách thử khí oxi ? Viết phương trình điều chế ?

- Nguyên liệu : KMnO4, KClO3 .

- Nguyên tắc: Đun nóng hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy.

- Cách thu : + Đẩy nước (vì oxi ít tan trong nước)

 + Đẩy không khí (vì oxi nặng hơn không khí )

- Cách thử : dùng que đóm còn tàn đỏ  que đóm bùng cháy

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra lần 1 - Học kì 2 môn Hóa 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA LẦN 1 - HKII
Nêu những tính chất hóa học của oxi? Với mỗi tính chất hãy viết 1 phương trình minh họa?
Tác dụng với phi kim : 
 S +O2 à SO2
 4P + 5 O2 à 2P2O5
Tác dụng với kim loại :
 3Fe + 2O2 à Fe3O4 (oxit sắt từ)
Tác dụng với hợp chất 
 CH4 + 2O2 à CO2 + 2H2O
So sánh điểm giống và khác nhau giữa phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ? Cho ví dụ ?
- Giống nhau : cùng là phản ứng hóa học .
Phản ứng hóa hợp
Phản ứng phân hủy
- Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu .
VD: C + O2 à CO2
- Là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới . 
VD: 2KClO3à 2KCl + 3O2
Thế nào là sự oxi hóa ? cho ví dụ ?
Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất .
Vd : Đốt lưu huỳnh trong oxi : S + O2 à SO2
Oxit là gì ?Có mấy loại oxit ? Nhận xét thành phần trong công thức các oxit đó ? Cho ví dụ và gọi tên mỗi loại oxit đó ?
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố , trong đó có 1 nguyên tố là oxi 
Có 2 loại oxit : oxit axit và oxit bazơ.
 + Oxit axit : gồm oxi và phi kim (S,C,N,P) 
(Tiền Tố) Tên PK + (Tiền Tố) OXIT
Oxit bazơ : gồm oxi và kim loại 
Tên kim loại + OXIT
Riêng Fe2O3, FeO, CuO, Cu2O có “Hóa Trị”
Vd : Fe2O3 : sắt (III) oxit .
 N2O5 : đi nitơ penta oxit .
Thế nào là sự cháy , sự oxi hóa chậm ? Cho VD ?
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 
Vd: Đốt củi , gaz cháy .
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Vd : Sắt để lâu trong không khí bị gỉ .
Nguyên liệu điều chế oxi ? Cách thu khí oxi ? Cách thử khí oxi ? Viết phương trình điều chế ? 
Nguyên liệu : KMnO4, KClO3 .
- Nguyên tắc: Đun nóng hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy.
Cách thu : + Đẩy nước (vì oxi ít tan trong nước)
 + Đẩy không khí (vì oxi nặng hơn không khí )
Cách thử : dùng que đóm còn tàn đỏ à que đóm bùng cháy 
PTHH điều chế :
2KClO3à 2KCl + 3O2
2KMnO4à K2MnO4 + MnO2 + O2
CHÚ Ý HÓA TRỊ :
I : H, F, Cl, Na, K, Cu, Hg, Au, Ag. (NO3, OH)
II : Ba, Cu, Mg, Ca, Fe, C, O, Zn (CO3, SO4, SO3 , S)
III : Al, Fe, (PO4)
CÁCH VIẾT CTHH :
 (I) II
 Na O à Na2O 
CÁC DẠNG BÀI TOÁN :
Câu 1 . Hoàn thành phương trình và cân bằng PTHH .Gọi tên các sản phẩm sau :
N + O2 à  
S + O2 à 
P + O2 à 
C + O2 à 
Fe + O2 à 
Zn + O2 à 
Al + O2 à........
Mg + O2 à 
Cu + O2 à 
KMnO4 à  + MnO2 + O2
..à 2KCl + 3O2
CaCO3 à CaO + 
CH4 + .à CO2 + 2H2O
Câu 2: Phân loại và gọi tên các oxit sau :
Na2O , 	MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5, CuO, N2O5 , ZnO.
Câu 3 : Cho biết phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy hay phản ứng hóa hợp ? vì sao ?
2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2
 CaO + CO2 àCaCO3 
2 HgO à 2 Hg + O2
Cu(OH)2 à CuO + H2O
Câu 4: Những phản ứng hóa học nào xảy ra sự oxi hóa trong các phản ứng sau ?
2H2 + O2 à 2 H2O
CaO + H2O à Ca(OH)2
2Cu + O2 à 2CuO
 3H2O + P2O5 à 2 H3PO4
BÀI TOÁN ;
Bài 1.Người ta dùng kali Clorat (KClO3) để điều chế được 48 g khí oxi. 
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Tính số mol và khối lượng KClO3 tham gia phản ứng.
Nếu cho P tác dụng hoàn toàn với lượng oxi vừa thu được trên .Tính khối lượng P2O5 thu được .
Bài 2. Đốt cháy 12,4g Photpho trong bình chứa khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5).
Viết phương trình hóa học.
Tính thể tích khí oxi ở (đktc)?Tính thể tích không khí đã dùng ?
Tính khối lượng chất tạo thành .
Bài 3 .Đốt sắt trong oxi người ta thu được 2,32g oxit sắt từ .
Viết phương trình hóa học .
Tính số gam sắt đã phản ứng và số gam oxi cần dùng ?
Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên .
Bài 4: 	Trong phòng thí nghiệm, để điều chế oxi, người ta phân hủy 18,375 (g) KClO3.
a)Tính thể tích khí oxi thu được (đktc).
b)Cho photpho cháy trong oxi thu được ở trên. Tính khối lượng photpho phản ứng và khối lượng sản phẩm thu được?
Bài 5: Để điều chế khí oxi người ta nung nóng 4,9 (g) kali clorat.
a)Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b)Tính thể tích khí oxi sinh ra (đktc)?
c) Đốt cháy lưu huỳnh trong lọ chứa lượng khí oxi .Tính khối lượng lưu huỳnh đã phản ứng?
Bài 6: 	Trong phòng thí nghiệm, để điều chế oxi, người ta phân hủy 63,2 (g) KMnO4.
Tính thể tích khí oxi thu được (đktc).
Cho Nhôm cháy trong oxi thu được ở trên. Tính khối lượng sản phẩm thu được?
Biết ( K=39, O=16, Mn=55, P= 31, Fe=56 ,S=32, Cl=35,5, Al=27)
Bài 1 : Số mol O2 là : n O2 = m / M = 48 /32 = 1,5 (mol)
a)Phương trình hóa học : 2KClO3 à 2KCl + 3O2
 2mol 2mol 3mol
 1mol 1mol 1,5mol
b)Số mol KClO3 là : nKClO3 =1 (mol)
Khối lượng KClO3 là :
m KClO3 = n.M= 1.(39 + 35,5 + (16.3)) =122,5 g
c) Ta có: 4P + 5 O2 à 2P2O5
 4mol 5mol 2mol
 1,2mol 1,5mol
Khối lượng P2O5 là :m P2O5 = n.M = 1,2.[(31.2) + (16.5)] =170,4g.
HƯỚNG DẪN 
B1 : Tính số mol theo đề bài
B2: Viết PTHH và cân bằng.
B3 : Thế số mol vào phương trình à suy ra các số mol các chất còn lại 
B4 : Tính theo yêu cầu đề bài .

File đính kèm:

  • docon_tap_hoa_8_lan_1_hk2.doc