Ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 9

Câu 41: Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi:

A. Cấu trúc B. Số lượng C. Cấu trúc, số lượng D. Hình dạng

Câu 381: Đặc điểm nào không đúng khi nói về thường biến là: (Mức 1)

 A.Các biến dị đồng loạt theo cùng một hướng

 B.Thường biến là những biến đổi tương ứng với điều kiện sống

 C.Thường biến có thể có lợi hoặc có hại

 D.Thường biến xảy ra đối với một nhóm cá thể sống trong cùng một điều kiện sống giống nhau

Đáp án : C

Câu 382: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào qui định? (Mức 1)

 A.Điều kiện môi trường

 B.Kiểu gen của cơ thể

 C.Thời kì sinh trưởng và phát triển của cơ thể

 D.Kiểu hình của cơ thể

Đáp án : B

Câu 383: Quan hệ nào dưới đây là không đúng: (Mức 2)

 A.Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng

 B.Kĩ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của một giống trong giới hạn của mức phản ứng

 C.Kĩ thuật sản xuất qui định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng

 D.Muốn vượt năng suất của giống cũ phải tạo giống mới

 

docx12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HKI SINH 9
TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: Đối tượng của Di truyền học là gì? (möùc 1 )
Tất cả động thực vật và vi sinh vật.
Cây đậu Hà Lan có khả năng töï thụ phấn cao.
Cô sôû vaät chaát cô cheávà tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Các thí nghiệm lai giống động vật, thực vật.
Đáp án: C
Câu 2: Di truyền là hiện tượng: (möùc 1)
Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.
Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.
Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.
Đáp án: C
Câu 5: Điều nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? 
A. Luôn giống nhau về giới tính B. Luôn khác nhau về giới tính
C. Ngoại hình luôn khác nhau D. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính
Câu 6: Khi bố mẹ là mắt nâu và mắt đen. Mắt nâu thể hiện ở đời con F1 chứng tỏ : 
A. Mắt đen là trội so với mắt nâu
B. Mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt đen
C. Mắt đen là tính trạng trội
D. Mắt nâu là tính trạng trung gian
Câu 7: Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa : 
A. 3 nhiễm sắc thể 21 B. 3 nhiễm sắc tính X
C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y D. 2 cặp nhiễm sắc thể X
Câu 8: Bệnh câm điếc bẩm sinh là do : 
A. Đột biến gen lặn trên NST giới tính B. Đột biến gen trội trên NST thường
C. Đột biến gen lặn trên NST thường 
D. Đột biến gen trội trên NST giới tính
Câu 3: Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là : (möùc 1)
Biến dị có tính quy luật trong sinh sản.
Biến dị không có tính quy luật trong sinh sản.
Biến dị .
Biến dị tương ứng với môi trường.
Đáp án: C
Câu 4: Thế nào là tính trạng? (möùc 1 )
Tính trạng là những kiểu hình biểu hiện bên ngoài của cơ thể.
Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể. 
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
Tính trạng là những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
Đáp án: C
Câu 5: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? (möùc 1)
Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Đáp án: C
Câu 6: Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định: (möùc 1 )
Tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. 
Các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể.
Các tính trạng của sinh vật.
Các đặc điểm về sinh lí của một cơ thể.
Đáp án: C
Câu 338: Mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây ra hậu quả cho sinh vật: (mức độ: 1) 
Gây chết hoặc giảm sức sống
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Không ảnh hưởng gì tới sinh vật
Cơ thể chết khi còn hợp tử
Đáp án: A
Câu 339: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? (mức độ: 2)
Mất đoạn nhiễm sắc thể
Đảo đoạn nhiễm sắc thể	
Lặp đoạn nhiễm sắc thể
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Đáp án: B
Câu 340: Tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: (mức độ: 1)
Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều gây hại cho sinh vật
Làm cho sinh vật có khả năng thích nghi hơn với cơ thể
Không ảnh hưởng gì đến sinh vật
Thường gây hại cho sinh vật. Tuy nhiên cũng có một số đột biến có lợi	
Đáp án: D
Câu 341: Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống và tiến hóa? (mức độ: 2)
Chúng tạo ra những cấu trúc nhiễm sắc thể mới lạ
Chúng tạo ra những cơ thể có năng suất cao
Chúng tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc, lai tạo giống thỏa mãn được nhu cầu nhiều mặt của con người
Vì dễ gây ra đột biến nhân tạo bằng tác nhân lí, hóa học
Đáp án: C
Câu 342: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? 
	ABCDEFGH ABCDEFG (mức độ: 2)
Mất đoạn nhiễm sắc thể
Đảo đoạn nhiễm sắc thể	
Lặp đoạn nhiễm sắc thể
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Đáp án: A
Câu 343: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?
	ABCDEFGH ADCBEFGH (mức độ: 2)
Mất đoạn nhiễm sắc thể
Đảo đoạn nhiễm sắc thể	
Lặp đoạn nhiễm sắc thể
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Đáp án: B
Câu 19: 1. Giai đoạn của nguyên phân khi NST bắt đầu co xoắn được gọi là......, giai đoạn màng nhân xuất hiện trở lại bao quanh các NST được gọi là .......
A. Kì sau, kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa. C. Kì đầu, kì cuối. D. Kì giữa, kì cuối.
Câu 22: Một tế bào của ruồi giấm sau một lần nguyên phân tạo ra? 
A. 4 tế bào con B. 2 tế bào con C. 8 tế bào con	 D. 6 tế bào con
Câu 13: Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là: 
	A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
	B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2.
	C. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau.
	D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau.
Câu 41: Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi:
A. Cấu trúc B. Số lượng C. Cấu trúc, số lượng D. Hình dạng
Câu 381: Đặc điểm nào không đúng khi nói về thường biến là: (Mức 1)
 A.Các biến dị đồng loạt theo cùng một hướng
 B.Thường biến là những biến đổi tương ứng với điều kiện sống
 C.Thường biến có thể có lợi hoặc có hại
 D.Thường biến xảy ra đối với một nhóm cá thể sống trong cùng một điều kiện sống giống nhau
Đáp án : C
Câu 382: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào qui định? (Mức 1)
 A.Điều kiện môi trường
 B.Kiểu gen của cơ thể
 C.Thời kì sinh trưởng và phát triển của cơ thể
 D.Kiểu hình của cơ thể
Đáp án : B
Câu 383: Quan hệ nào dưới đây là không đúng: (Mức 2)
 A.Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng
 B.Kĩ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của một giống trong giới hạn của mức phản ứng
 C.Kĩ thuật sản xuất qui định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng
 D.Muốn vượt năng suất của giống cũ phải tạo giống mới
Đáp án : C
Câu 384: Năng suất là kết quả của : (Mức 1)
 A.Hiện tượng biến dị tổ hợp
 B.Quá trình chọn lọc giống
 C.Kĩ thuật sản xuất
 D.Giống và kĩ thuật sản xuất
Đáp án : D
Câu 385: Phát biểu nào sau đây là không đúng: (Mức 2)
 A.Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
 B.Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
 C.Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
 D.Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chớ không truyền cho con tính trạng có sẵn
Đáp án : B
Câu 386: Thường biến có ý nghĩa: (Mức 2)
 A.Tạo giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt
 B.Chọn cá thể tốt để làm giống
 C.Hiểu rõ hơn vai trò của kĩ thuật sản xuất trong việc phát huy hết tiềm năng của giống
 D.Cải tạo giống cũ
Đáp án : C
TỰ LUẬN:
Câu 1: Kh¸i niÖm di truyÒn, biÕn dÞ, di truyÒn häc? ý nghÜa cña di truyÒn häc?
* Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
* Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, cùng gắn liền với quá trình sinh sản.
* Di truyền học: Là môn khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền và biến dị.
Nội dung: Gồm các lĩnh vực: Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
* Ý nghĩa của di truyền học: 
+ Di truyền học là một ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại.
+ Hiện nay di truyền học đang phát triển mạnh và đạt được những thành tựu to lớn.
+ Ví dụ:	Trong khoa học chọn giống: giúp nâng cao sản lượng nông nghiệp, ...
	Trong y học: Phòng chống các bệnh di truyền, chữa trị các bệnh hiểm nghèo, ...
	Trong công nghệ sinh học hiện đại: nâng cao cuộc sống của người dân, ...
Câu 2: Ph©n biÖt phÐp lai ph©n tÝch vµ ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch c¸c thÕ hÖ lai cña Men §en?
Phương pháp phân tích các thế hệ lai
Phép lai phân tích
Nội dung
+ Lai các bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một hoặc một số cặp tính trang tương phản. Sau đó theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Mục đích
Là phương pháp khoa học nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền.
Là phép lai để phát hiện kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. 
P: AA x aa ® Aa
P: Aa x aa ® Aa : aa
Ý nghĩa
Dùng để phát hiện ra quy luật di truyền.
Dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Câu 3: Các khái niệm, thuật ngữ của di truyền học:
* Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
VD: Ở đậu Hà Lan có các tính trạng: thân cao, hạt vàng, vỏ trơn, quả lục, hoa đỏ, ...
* Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng.
VD: Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp, ...
* Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước. (thực tế chỉ nói đến sự thuần chủng về một vài tính trạng nghiên cứu).
* Gen (nhân tố di truyền): Là một đoạn của phân tử ADN gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nucleotit, có trình tự xác định, có chức năng di truyền nhất định, quy định tính trạng của sinh vật.
VD: Gen A quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính trạng hạt xanh.
* Tính trạng trội: Là tính trạng được biểu hiện cả ở cơ thể đồng hợp và dị hợp.
VD: AA, Aa - Hoa đỏ
* Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.
VD: aa - Hoa trắng
* Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
VD: Đậu Hà Lan có kiểu hình:Hạt vàng, thân cao, vỏ trơn,..
* Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. 
VD: Đậu Hà lan có kiểu gen: AaBb
* Thể đồng hợp(đồng hợp tử): Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
VD: AA, aa, BB, bb, ...
* Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.
VD: Aa, Bb, ...
Câu 10: Em có biết tại sao hiện nay ở một số nước châu Á có tình trạng nhiều người đàn ông không tìm được người phụ nữ để kết hôn? Tại sao nhà nước ta có quy định cấm việc lựa chọn giới tính trước khi sinh? Cơ sở khoa học của việc này là gì? 
- Vì hiện tượng mất cân bằng giới tính: tỉ lệ nam giới nhiều hơn rất nhiều so với nữ giới.
- Cân bằng giới tính giữa tỉ lệ: nam và nữ trong tự nhiên.
- Trong tự nhiên, nếu không có tác động gì đến quá trình tạo giao tử, thụ tinh, thụ thai thì tỉ lệ giới tính 1 đực : 1 cái. Nhưng nếu có tác động thì sẽ làm mất cân bằng giới tính. Điển hình là việc đàn ông châu Á khó kết hôn như hiện nay.
Câu 11: Nêu khái niệm, các dạng đột biến gen?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. 
- Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nuclêôtit.
- Các dạng điển hình là: Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 13: Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1440 liên kết hyđrô. Xác định :
a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.
b. Số liên kết hoá trị của gen.
Câu 24: Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình để giải thích kết quả học tập của em. Làm thế nào để có kết quả học tập cao nhất với em?
Học sinh (Kiểu gen)
Môi trường
Kiểu hình
Học hành chăm chỉ, chủ động
Kết quả tốt
Khi em học hành chăm chỉ, chủ động thì em có kết quả tốt hơn. Còn khi em không chăm chỉ và thụ động trong học tập thì kết quả sẽ không tốt
2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN 
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải) ngược chiều kim đồng hồ.
- Mỗi vòng xoắn cao 34 angtơron gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 angtơron.
- Nguyên tắc bổ sung: 
+ Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
+ Hệ quả: 
Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự các nuclêotit trên một mạch đơn, có thể suy ra trình tự các nucleotit trên mạch đơn còn lại.
Công thức: A = T, G = X, N = A + T + G + X = 2(A + G) = 2(T + X)
Tỉ số (A + T)/(G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.
3. Chức năng của ADN: 
- ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin).
- ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể.
4. Bản chất của gen:
- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
- Bản chất hoá học của gen là ADN.
- Chức năng: gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin
Câu 22. Thể dị bội
* Khái niệm: 
+ Đột biến số lượng NST : là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
+ Hiện tượng dị bội thể: Là hiện tượng đột biến số lượng NST mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
+ Thể dị bội: Là cơ thể sinh vật bị đột biến số lượng NST mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
* Các dạng:
+ Thể tam nhiễm: 2n+1
+ Thể đơn nhiễm: 2n – 1
+ Thể khuyết nhiễm: 2n – 2
+ Thể đa nhiễm: 2n + 2, ...
* Ví dụ : 
Cà độc dược
Có 12 kiểu dị bội (thể tam nhiễm 2n +1) khác nhau
Người
Bệnh Đao
(tam nhiễm)
Có 3 NST số 21
2n + 1 = 47 NST
Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, ngón tay ngắn, bị si đần, không có con.
Bệnh tơcnơ
OX
(đơn nhiễm)
Có 1 NST giới tính X 2n – 1 = 45 NST
Nữ, lùn, cổ rụt, tuyến vú không phát triển, chỉ 2% bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, mất trí và không có con.
* Cơ chế phát sinh thể dị bội:
Trong giảm phân do 1 cặp NST sự không phân li dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST nào. 
* Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.
Câu 23. Thể đa bội
* Khái niệm:
- Hiện tương đa bội thể: Là hiện tượng đột biến số lượng NST mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n): 3n, 4n, ....
- Thể đa bội: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n): 3n, 4n, ....
VD : Củ cải 4n có kích thước to hơn củ cải 2n
 Thân và lá cây cà độc dược có kích thước tăng dần theo bộ NST 3n, 6n, 9n,12n.
* Các dạng:
- Đa bội lẻ: 3n, 5n, 9n, ...
- Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n, 12n, ...
* Đặc điểm của thể đa bội : 
+ Tế bào đa bội Có số lượng NST tăng lên gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng,vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt.
* Ứng dụng : Ứng dụng hiệu quả trong chọn giống cây trồng.
Ví dụ :
+ Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...)
+ Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu: Bí ngô, bí đao, cà chua, khoai tây,...
+ Tạo các giống cây ăn quả không hạt: Chuối, doi, hồng, ...
+ Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
Sự khác nhau cơ bản giữa thể tam nhiễm và thể tam bội
Thể tam nhiễm
Thể tam bội
Là dạng đột biến dị bội
Là dạng đột biến đa bội
Thường có hại cho bản thân sinh vật: gây quái thai, dị hình, dị dạng, bệnh di truyền, 
Có lợi cho bản thân sinh vật: Tăng kích thước tế bào, cơ quan, cơ thể, tăng sức chống chịu với môi trường,
Được áp dụng trong chọn giống cây trồng.
Kí hiệu: 2n + 1
Kí hiệu: 3n
Có 1 cặp NST với 3 chiếc NST
Tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc.
Câu 24 - 25. Thường biến, mức phản ứng, mối quan hệ giữa KG, MT, KH.
1. Thường biến
* Khái niệm: Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
STT
Tên sinh vật
Môi trường
Biến đổi kiểu hình tương ứng
Giải thích, ý nghĩa thích nghi
Cây rau mác
Lá chìm trong nước
Lá hình dải, mềm mại
Tránh sóng ngầm
Lá nổi trên mặt nước
Lá to, hình bản rộng
Quang hợp thuận lợi
Lá vươn trong không khí
Lá nhỏ, hình mũi mác
Tránh gió mạnh
Cây xương rồng
Sa mạc
Rễ dài, đâm sâu, lan rộng
Thân mọng nước
Lá biến thành gai
Hút được nhiều nước
Dự trữ nước
Tránh thoát hơi nước
Nơi có đủ nước
Có lá
Quang hợp thuận lợi
Cây su hào
Chăm sóc đúng kĩ thuật 
củ to
Đủ điều kiện phát triển
Chăm sóc không đúng kĩ thuật 
củ nhỏ
Chưa đủ điều kiện phát triển
Phân biệt thường biến và đột biến
Thường biến
Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền, dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
- Diễn ra đồng loạt, theo hướng xác định tương ứng với môi trường
- Không di truyền được.
- Thường có lợi, giúp SV thích nghi với môi trường.
- Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST) từ đó dẫn đến thay đổi kiểu hình
- Biến đổi riêng lẻ, ngẫu nhiên với tần số thấp.
- Di truyền được.
- Đa số có hại cho bản thân sinh vật
2. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
+ Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) được hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen qua định cách phản ứng trước môi trường.
+ Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp tính trạng) là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng từ môi trường.
+ Tính trạng số lượng (phải thông qua cân, đong, đo, đếm , . .. mới xác định được) thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt, chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.
VD. SGK
3. Mức phản ứng
* Khái niệm: Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
* Đặc điểm: Mức phản ứng do kiểu gen quy định, nên di truyền được.
* Vd: giống lúa DR2 trong điều kiện gieo trồng tốt nhất đạt năng suất tối đa là 8 tấn / ha/ vụ ,còn trong điều kiện gieo trồng bình thường đạt năng suất bình quân là 4,5 đến 5 tấn / ha/ vụ
4. Ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi
+ Người ta đã vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng là: tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tôí đa nhầm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.
+ Người ta đã vận dụng hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng: theo 2 cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo thay giống củ bằng giống mớicó tiềm năng năng suất cao hơn.

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9.docx
Giáo án liên quan