Ôn tập học kì II Hóa học - Lớp 10

B. Bài tập

1. Hòa tan hoàn toàn 23,2g hỗn hợp Cu, Fe trong dung dịch HCl thu được 6,72 lit khí và chất rắn không tan A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được V lit khí B không màu, mùi xốc. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

 a. Tính V.

 b. Nêu hiện tượng khi sục khí B vào dung dịch brom loãng, viết PTHH của phản ứng xảy ra.

2. Cho 6g hỗn hợp bột Fe, Cu vào 200ml dung dịch H2SO4 1M dư thu được 1,12 lit khí (đktc). Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml) cần dùng để trung hòa axit dư trong dung dịch.

3. Hòa tan hoàn toàn 0,25 mol kim loại M vào dung dịch H2SO4 thu được 0,375 mol khí duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 50g muối khan. Xác định M.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì II Hóa học - Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ II - Lớp 10- Năm học 2014-2015
A. Lý thuyết
1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau:
A
a.NaCl 	 NaCl ® HCl ® FeCl2 ® Fe (OH)2 ® FeO ® FeCl2 ® FeBr3 ® Br2 
 KMnO4 FeCl3 ® FeCl2 CaOCl2 ® Cl2 ® FeCl3 ® AgCl ® Cl2 ® Br2 ® I2
 HCl HCl® AgCl® Cl2	 Nước Gia - ven HBrO3
 KClO3	 I2 ® KI ® FeCl2 ® KCl ® KClO3	 
 OF2
b. F2 CaF2 ® HF ® SiF4 
 O2 
 c. H2S ® S ® FeS ® H2S ® SO2 ® S ® SO2 ® H2SO4 ® CuSO4 ® Na2SO4 ® BaSO4.
 Na2SO3 ® SO2 ® NaHSO3 ® Na2SO3 ® BaSO3 ® SO2 
d. S ® H2S ® SO2 ® SO3 ® H2SO4 ® CO2 
 H2SO4 ® Fe2(SO4)3
e. 
g. FeS2 ® SO2 ⇄ H2SO4 ® HCl ⇄ Cl2 ⇄ KClO3
h. H2SO4 ® S ® H2S ® SO2 ® NaHSO3 ® SO2 ® S ® SO2 ® H2SO4 ® BaSO4
k. Cu ® CuSO4 ® CuS ® SO2 ® K2SO4® KCl ® HCl ® ZnCl2 ® ZnS ® H2S ® H2SO4 ® H2S.
2. Viết phương trình hoá học chứng minh:
	 + Tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2 + Tính oxi hóa của O3 > O2 
	 + H2S, SO2 đều có tính khử và tính khử của H2S mạnh hơn SO2
3. Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho:
a. Cl2 lần lượt tác dụng với dd KBr, dd NaOH, dd FeBr2, Cu, dd KOH (1000C), dd Ca(OH)2, Ca(OH)2 (vôi tôi)
b. Cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với: CaO, Fe2O3, Fe3O4, FexOy, NaOH, Cu(OH)2, Zn, Fe, Al, M (kim loại hoá trị n đứng trước H), NaHCO3, FeS.
c. S lần lượt tác dụng với Na, Mg, Al, H2, O2, dung dịch H2SO4 đặc nóng, KClO3 (rắn) và cho biết vai trò của S trong các phản ứng này. 
d. SO2 lần lượt tác dụng với dd KOH dư, dd Br2, ddH2S, dd AgNO3, 
e. H2S lần lượt tác dụng với oxi dư, oxi thiếu, khí clo, nước clo, dd H2SO4 đặc, dd AgNO3, dung dịch FeCl3.
g. H2SO4 đặc, nóng lần lượt tác dụng với C, Fe, S, FeO, HI, HBr, CuO, Fe2O3.
4. 	a. Nêu phương pháp hóa học phân biệt: 
	- Các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: 
+ HCl, H2SO4, NaOH, Na2CO3, Na2SO4, NaCl.
	+ Na2S, Na2SO4, BaCl2, K2SO3.
	+ HCl, HI, HNO3, H2SO4, NaOH, Na2SO4.
	- Các chất khí:
	+ O2, O3, H2S, Cl2.
	+ HCl, SO2, CO2, H2S.
	+ Cl2, O2, H2S, SO2.	
b. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các bình mất nhãn: 
 	+ NaCl, MgSO4, K2SO3, BaCl2. 
	+ Na2S, Na2SO4, Pb(NO3)2, KNO3.
	+ HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4.
	+ Na2SO4, FeCl2, Ba(NO3)2, KCl.
	+ HCl, H2SO4, Na2SO3, K2S, BaCl2.
	 + Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl. 
	 + HCl, BaCl2, NaOH, Na2CO3, H2SO4 (chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4). 	
5.	a. Nêu hiện tượng và giải thích khi:
	+ Để một vật bằng bạc trong không khí có chứa H2S. 
	+ Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm có một ít đường ăn. 
	b. Tại sao có thể điều chế được nước clo nhưng không thể điều chế được nước flo.
	c. Tại sao không dùng bình thủy tinh để đựng dung dịch HF.
	d. Có thể điều chế HBr và HI bằng cách cho H2SO4 đặc tác dụng với NaBr và NaI không? Giải thích.
	e. Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dòng khí SO2 lần lượt sục qua dung dịch:
	+ Nước brom	+ Thuốc tím.	+ Ba(OH)2
	 Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
f. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho dòng khí H2S, lần lượt sục qua dung dịch brom và dung dịch SO2
B. Bài tập
Hòa tan hoàn toàn 23,2g hỗn hợp Cu, Fe trong dung dịch HCl thu được 6,72 lit khí và chất rắn không tan A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được V lit khí B không màu, mùi xốc. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
	a. Tính V.
	b. Nêu hiện tượng khi sục khí B vào dung dịch brom loãng, viết PTHH của phản ứng xảy ra.
Cho 6g hỗn hợp bột Fe, Cu vào 200ml dung dịch H2SO4 1M dư thu được 1,12 lit khí (đktc). Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml) cần dùng để trung hòa axit dư trong dung dịch.
Hòa tan hoàn toàn 0,25 mol kim loại M vào dung dịch H2SO4 thu được 0,375 mol khí duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 50g muối khan. Xác định M.
Cho 12g hỗn hợp Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lit khí (đktc). Chất rắn còn lại cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được khí SO2. Sục hết khí SO2 vào dung dịch nước vôi dư thấy xuất hiện a gam kết tủa.
	a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
	b. Tính a. Khối lượng bình nước vôi tăng hay giảm bao nhiêu gam?
a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml) tối thiểu cần dùng để hòa tan hoàn toàn 12,8g Cu và thể tích SO2 sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
	b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết lượng SO2 sinh ra.
c. Hòa tan 14g hỗn hợp MgSO3 và Mg trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 trên, thu được 5,6 lit hỗn hợp khí X (đktc). Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.
	d. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp X đối với hiđro.
Chia 200g dung dịch chứa đồng thời HCl và H2SO4 thành 2 phần bằng nhau:
	- Phần 1: cho tác dụng với Zn dư thì được 4,48 lít khí H2 ở đktc.
	- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thì được 23,3g kết tủa và dung dịch X.
	a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra?
	b. Tính nồng độ % các axit trong dung dịch đầu.
	c. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. 
Cho 32,2g hỗn hợp gồm Zn và kim loại A (hoá trị II, đứng sau hiđro) tác dụng với dung dịch H2SO4 20% vừa đủ thu được 2,24 lít khí. Phần không tan cho tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng thì được 3,36 lít khí X. Các khí đo ở 0oC, 2atm.
	a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.	
	b. Xác định kim loại A.
	c. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% đã dùng.
a. Hòa tan 12g hỗn hợp Fe, Cu vào dd HCl 1M vừa đủ thu được 2,24 lít H2 (đktc), dd X và a gam chất rắn A không tan. Tính a, % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng.
	b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84g/ml) cần để hòa tan vừa đủ a gam chất rắn A trên và thể tích SO2 sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
	c. Cho Br2 dư vào dung dịch X thì có xảy ra phản ứng không? Vì sao? Tính khối lượng muối thu được (nếu có phản ứng xảy ra). 
Cho 10,8g kim loại hóa trị III tác dụng với khí clo tạo thành 53,4g muối.
	a. Xác định tên kim loại.
	b. Tính lượng MnO2 và thể tích dung dịch HCl 37% (D =1,19g/ml) dùng để điều chế lượng clo dùng cho phản ứng trên, biết hiệu suất phản ứng điều chế clo là 80%.
a. Cho H2SO4 hấp thụ SO3 được một oleum chứa 71% SO3 về khối lượng. Xác định công thức của oleum.
 b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% điều chế được từ 2 tấn quặng pyrit chứa 72% FeS2 với H = 90%.
Cho 19,8g hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Al vào 800ml dd H2SO4 loãng, vừa đủ thu được 6,72 lít khí A, dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho Z vào dd H2SO4 đặc nóng được 2,24 lít khí B. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
	a. Tính khối lượng mỗi chất trong X? 	 
	b. Tính nồng độ mol dd H2SO4 loãng đã dùng
	c. Cho 2,24 lít khí B vào 300ml dd NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối tạo thành.
Có 17,6g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A hoá trị II (đứng sau hiđro). Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 1M vừa đủ thì thu được 8,96 lít khí. Phần không tan cho tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng thì được 4,48 lít khí X. Các khí đo ở 273oC, 1atm.
	a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.	 
	b. Xác định kim loại A và tính khối lượng dung dịch H2SO4 1M đã dùng.
	c. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu cần dùng để hấp thụ lượng khí X trên.
Hòa tan hoàn toàn 27,2g hỗn hợp Fe, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 24,5% (D = 1,2 g/ml) thu được 4,48 lít khí (đktc). Tính:
	a. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.	 
	b. Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.
	c. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi trộn 50ml dung dịch H2SO4 trên với 160,7ml dung dịch H2SO4 10,5% (D = 1,12 g/ml). 
Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 24. Nung nóng hỗn hợp trên với xúc tác thích hợp trong bình kín thì được hỗn hợp khí mới có tỉ khối so với H2 là 30.
	a. Xác định % thể tích hỗn hợp trước phản ứng. 	 
	b. Tính % thể tích hỗn hợp sau phản ứng.
Hòa tan hoàn toàn 0,6 mol kim loại R vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 0,15 mol khí và 72g muối khan. Xác định R.
a. Hoà tan 3,38g oleum A vào nước, thu được dung dịch B. Để trung hoà dung dịch B cần 800ml dung dịch KOH 0,1 M. Hãy xác định công thức của oleum A.
 b. Cần hoà tan bao nhiêu gam A vào 200g nước để được dd H2SO4 10%.
Trộn 20g oleum chứa 62% SO3 về khối lượng với 100g dung dịch H2SO4 27,2%. Để trung hoà dung dịch thu được cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M? 
 Một phản ứng hóa học xảy ra theo phương trình: A + B → C. Nồng độ ban đầu của chất A là 0,80 mol/l, của chất B là 1,00 mol/l. Sau 20 phút, nồng độ chất A giảm xuống còn 0,78 mol/l.
	a. Nồng độ mol của chất B lúc đó là bao nhiêu?
	b. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian nói trên. Tốc độ phản ứng tính theo chất A và chất B có khác nhau không?
Khi tăng 100C, tốc độ một phản ứng tăng 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 300C) tăng 81 lần cần phải thực hiện phản ứng ở nhiệt độ nào?
Cho cân bằng hoá học: N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ∆H = –92kJ.
 a. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào khi:
+ Thêm vào một lượng H2.	+ Thêm vào một lượng NH3.	
+ Tăng áp suất của hệ.	+ Tăng nhiệt độ của hệ.	
	b. Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng trên đạt tới trạng thái cân bằng khi nồng độ các chất như sau: [N2] = 0,01 mol/l; [H2] = 2,0 mol/l; [NH3] = 0,4 mol/l. Tính hằng số cân bằng và nồng độ ban đầu của N2 và H2.
Cho phản ứng sau: H2O (k) + CO (k) ⇄ H2 (k) + CO2 (k). Ở 700oC hằng số cân bằng K = 1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10 lít ở 700oC.
Hằng số cân bằng của phản ứng: H2(k) + I2(k) ⇄ 2HI(k) ở nhiệt độ xác định bằng 40. Xác định % H2 chuyển thành HI, nếu nồng độ ban đầu của chúng bằng nhau và bằng 0,01 mol /lít. 
==================

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_THI_HK_II__HOA_10_20150726_095807.doc
Giáo án liên quan