Ôn tập học kì 2 - Hóa học - lớp 11

11. Đốt 100cm3 hỗn hợp khí gồm hiđro, 1 ankan, 1 ankin thu được 210 cm3 CO2. Nếu đun 100cm3 hỗn hợp với bột Ni thì chỉ còn 70 cm3 1 hiđrocacbon duy nhất. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.

 a. Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon trên và thành phần % thể tích của hỗn hợp đầu.

 b. Tính thể tích oxi cần để đốt cháy 100 cm3 hỗn hợp.

12. Đốt cháy 3cm3 hỗn hợp 2 ankin A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tạo thành 11 cm3 CO2 (các thể tích đo trong cùng điều kiện).

 a. Tìm CTPT của A, B và % thể tích mỗi chất trong hỗn hợp, biết MA < MB.

 b. Lấy 3,36 lít (đktc) hỗn hợp trên cho qua dd AgNO3/NH3 thì được 7,35g kết tủa. Định CTCT của A, B.

13. Biết 14,8g hỗn hợp X gồm 2 ankin đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với 960g dung dịch brom 10%.

 a. Tìm công thức phân tử 2 ankin, tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

b. Xác định công thức cấu tạo đúng và gọi tên của 2 ankin. Biết rằng nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được lượng kết tủa lớn hơn 15g.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì 2 - Hóa học - lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ 2- Năm học 2014-2015 - Lớp 11
Lập CTPT cho các hợp chất hữu cơ sau:
a. Hợp chất X1 chứa 40 %C; 6,666 %H, còn lại là O; d X1/O2 = 5,625.
b. Đốt hoàn toàn 3,7g hợp chất X2 thu được 6,6g CO2 và 2,7g H2O; = 2,552.
	c. Hợp chất X3 chứa C, H, N, O trong đó mC : mH : mN : mO = 3 : 1 : 7 : 8. M = 76 
d. Đốt cháy một thể tích ankan X4 cần 5 thể tích oxi trong cùng điều kiện. Tìm lại CTPT của X4 nếu thay bằng hiđrocacbon X4.
e. X5 có công thức đơn giản nhất là C2H5.
g. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của hiđrocacbon X7 có 83,33% cacbon về khối lượng trong phân tử. Xác định công thức cấu tạo đúng của X7, biết X7 tác dụng với clo chỉ tạo được một dẫn xuất monoclo duy nhất?
Đốt cháy hoàn toàn 0,282g chất hữu cơ X, sản phẩm cháy lần lượt cho qua các bình đựng CaCl2 khan (1) rồi KOH đặc (2), thấy bình (1) tăng 0,194g, còn bình (2) tăng 0,8g. Mặt khác, đốt hoàn toàn 0,186g chất hữu cơ X thu 22,4mL N2 (đkc). Biết chất hữu cơ X chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Xác định CTPT của X. 
Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 9,6g và xuất hiện 30g kết tủa. Xác định công thức phân tử của A.
Xác định cấu tạo của anken A, biết rằng 2,8gam A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8g Br2 và khi hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. 
 a. Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế cho các anken có công thức phân tử C4H8 và C5H10.
b. Trong các cấu tạo trên, cấu tạo nào có đồng phân hình học? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân hình học đó. 
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và gọi tên sản phẩm tạo thành khi cho etilen tác dụng với H2 (xúc tác Ni, 140-1500C), dung dịch brom, nước (xúc tác H+), HCl, H2SO4 đậm đặc; trùng hợp etilen; cho etilen tác dụng với dung dịch KMnO4 và đốt cháy etilen.
Viết phương trình phản ứng của propin với các chất sau:
H2/Ni,t0	 	 H2, Pd/PbCO3	 	Br2/CCl4, -200C Br2/CCl4, 200C	 AgNO3,NH3/H2O	 HClkhí, dư/HgCl2	H2O, xt Hg2+/H+	 
Điều chế:
	a. PVC từ đá vôi, than đá, NaCl, H2O.
	b. ancol etylic, vinyl clorua, PVC, PE, etilenglycol từ etilen.
	c. PE, PP, PVC, PVA, cao su buna, benzen, ancol etylic từ metan. 
 Tại sao hiện nay sản xuất P.V.C người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen?
Cho hỗn hợp gồm C2H2 và H2 qua Ni nung nóng. Hỗn hợp khí tạo thành cho lội qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3/NH3 dư thì có 7,2 g kết tủa, rồi dẫn tiếp qua bình 2 chứa dung dịch brom (dư), thì khối lượng bình 2 tăng lên 0,98g và thể tích khí còn lại là 1120ml. Đốt cháy khí này thu được 336ml CO2.
	a. Tính thể tích C2H2 và H2 trong hỗn hợp đầu.
	b. Tính tỉ lệ C2H2 không phản ứng với H2. 
Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Cho 6,72 lít hỗn hợp X gồm C2H2 và 1 anken A ở ĐKTC qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thì có 24g kết tủa. Nếu cũng cho hỗn hợp trên qua dung dịch nước brom dư thì khối lượng bình brom tăng 13,8g.
	a. Tìm CTPT của A và viết CTCT của A, gọi tên.
	b. Xác định CTCT đúng của A, biết khi cho A hợp nước chỉ tạo một ancol duy nhất. Viết PTHH.
c. Cho hỗn hợp gồm: A, anken B (đồng đẳng kế tiếp của A) và 1 lượng H2 qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y chỉ có 2 ankan. Biết . Tìm CTPT của B. 
Đốt 100cm3 hỗn hợp khí gồm hiđro, 1 ankan, 1 ankin thu được 210 cm3 CO2. Nếu đun 100cm3 hỗn hợp với bột Ni thì chỉ còn 70 cm3 1 hiđrocacbon duy nhất. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
	a. Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon trên và thành phần % thể tích của hỗn hợp đầu.
	b. Tính thể tích oxi cần để đốt cháy 100 cm3 hỗn hợp.
 Đốt cháy 3cm3 hỗn hợp 2 ankin A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tạo thành 11 cm3 CO2 (các thể tích đo trong cùng điều kiện).
	a. Tìm CTPT của A, B và % thể tích mỗi chất trong hỗn hợp, biết MA < MB.
	b. Lấy 3,36 lít (đktc) hỗn hợp trên cho qua dd AgNO3/NH3 thì được 7,35g kết tủa. Định CTCT của A, B.
Biết 14,8g hỗn hợp X gồm 2 ankin đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với 960g dung dịch brom 10%.
 a. Tìm công thức phân tử 2 ankin, tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. 
b. Xác định công thức cấu tạo đúng và gọi tên của 2 ankin. Biết rằng nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được lượng kết tủa lớn hơn 15g.
Cho 6,12 gam hỗn hợp A gồm C2H6, C2H4, C3H4 vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 7,35 gam kết tủa. Mặt khác, 2,128 lít A (đktc) phản ứng vừa đủ với 70 ml dung dịch Br2 1M. Tính khối lượng mỗi chất trong 6,12 gam A.
Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam một ankađien thu được sản phẩm gồm 11,2 lit CO2 (đktc) và m gam nước. Dẫn hỗn hợp sản phẩm qua bình 1 đựng dung dịch axit sunfuric đặc, sau đó qua bình 2 đựng nước vôi trong.
 a. Tìm CTPT, viết và gọi tên các đồng phân của A.
 b. Tính độ tăng khối lượng của bình 1 và khối lượng kết tủa sinh ra ở bình 2.
Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Tỉ khối của X so với H2 là 65/3. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 8 g brom phản ứng.
	a. Xác định CTPT của hai hiđrocacbon.
	b. Để đốt cháy 3,36 lít (đktc) hỗn hợp trên cần dùng bao nhiêu gam O2?
	c. Giải lại 2 câu trên nếu không có giả thiết “dẫn 3,36 lít ... có 8 g brom phản ứng”. 
Viết phương trình hóa học xảy ra và gọi tên các sản phẩm tạo thành khi cho benzen tác dụng với:
 a. Cl2 (có bột Fe làm xúc tác, to)	b. HNO3 đặc (có H2SO4 đặc, to)
 c. H2SO4 đặc 	d. C2H4 (H+, to)
 e. H2 (Ni, 1800C) 	g. Cl2 (ánh sáng, 500C)
 	Biết rằng các phản ứng từ (a) đến (d) đều xảy ra theo tỉ lệ mol 1:1.
Hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất lỏng sau:
	a. Benzen, toluen, hex-1- in, stiren.
	b. Benzen, toluen và stiren (chỉ dùng một thuốc thử).
 c. 1-bromhexan, brombenzen, 1-brombut-2-en.
 d. Ancol etylic, hex-1-en, benzen và ancol anlylic.
 e. Benzen, glixerol, ancol etylic và ancol anlylic.
 g. Benzen, phenol, stiren, toluen.
Viết các sơ đồ phản ứng điều chế:
 a. p-bromnitrobenzen và m-bromnitrobenzen từ hexan.
	 b. p-nitroetylbenzen và m-nitroetylbenzen từ metan.
Hãy hoàn chỉnh sơ đồ phản ứng sau (các chữ cái chỉ các sản phẩm chính):
CH3CH(CH3)CH2CH2Cl A B C D
 NaOH HOH NaOH H2O NaOH 
 H2O, to H+ , to H2O, to H+, to H2O, to
 E G H I K 
Đốt cháy hoàn toàn 224ml (đktc) hiđrocacbon thơm A và hấp thụ hết sản phẩm cháy vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thấy xuất hiện 10g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,88g.
	a. Xác định công thức cấu tạo của A, biết A không làm mất màu nước brom.
	b. Gọi tên sản phẩm tạo thành khi monoclo hóa A, hiđro hóa A.
Hòa tan một lượng Na dư vào 200ml dung dịch ancol etylic 900. Tính thể tích khí H2 (đktc) thu được. Biết ancol etylic có khối lượng riêng bằng 0,78g/ml. 
Có 2 ancol đơn chức mạch hở X và Y. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol X và Y với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy 1 trong 3 ete thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ = 3 : 4 (Các thể tích đo trong cùng điều kiện). Tìm CTPT của 2 ancol. 
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở, đơn chức, thu được 48,4g CO2 và 25,2g H2O.
 a. Xác định m.
b. Xác định CTPT 2 ancol trên và % khối lượng của chúng trong hỗn hợp. Biết chúng là 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng. 
Đun nóng một hỗn hợp gồm một ancol bậc I và một ancol bậc III đều thuộc loại ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4, ở 140oC thì thu được 5,4 g H2O và 26,4 g hỗn hợp 3 ete. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 3 ete trong hỗn hợp có số mol bằng nhau. Xác định CTCT của 2 ancol và 3 ete đó.
Cho 3 chất A, B, C đều là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Khi cho các chất trên lần lượt tác dụng với Na, NaOH thì thấy: A phản ứng với cả hai, B chỉ phản ứng với Na, C không phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết PTHH của các phản ứng.
Hãy đưa các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình phản ứng) để chứng tỏ rằng:
a. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol. 
b. Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của benzen. 
a. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho p-cresol lần lượt tác dụng với Na, NaOH, dung dịch Br2
 b. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho hợp chất thơm có công thức p-HOC6H4CH2OH lần lượt tác dụng với Na, NaOH, HBr
So sánh độ linh động của H trong nhóm OH của H2O, CH3OH, C2H5OH, C6H5OH và giải thích.
Một hỗn hợp X gồm benzen, phenol và ancol etylic. Chia 142,2 g hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch NaOH 10%.
- Phần 2 cho tác dụng với Na (dư) tạo thành 6,72 lít khí H2 (đktc).
 Xác định thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
===================

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_HKII__HOA_11_HAY_20150726_100325.doc
Giáo án liên quan