Ôn tập HK2 môn Giáo dục công dân 10 - Võ Thành Nghĩa

1. Hôn nhân

a. Hôn nhân là gì?

- Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

• Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

- Tự do kết hôn theo luật định: tuổi, huyết thống, độc thân,

- Đảm bảo về mặt pháp lý:

+ Thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

+ Thể hiện trách nhiệm trước xã hội và có ý thức chăm lo, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc.

+ Đảm bảo quyền lợi cho mình và con mình.

- Đảm bảo về quyền tự do li hôn.

• Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng

- 1 vợ, 1 chồng: mỗi người chỉ có 1 vợ hoặc 1 chồng.

- Bình đẳng vợ chồng: vợ chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình, vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.

2. Gia đình và chức năng của gia đình

a. Gia đình là gì?

- Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi 2 mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

b. Chức năng của gia đình

- Chức năng duy trì nòi giống: gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.

- Chức năng kinh tế: gia đình cần phải biết làm kinh tế với những hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mình, tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của gia đình.

- Chức năng tổ chức đời sống gia đình: gia đình là nơi con cái được yêu thương, người già được quan tâm, người lao động được nghỉ ngơi và hưởng thụ thành quả lao động của mình và của xã hội.

- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái: cha mẹ phải biết nuôi con 1 cách khoa học, phải biết làm tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành công dân có ích cho xã hội. Ông bà cha mẹ phải dạy bảo con cháu những điều hay lẽ phải

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập HK2 môn Giáo dục công dân 10 - Võ Thành Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HK2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là gì?
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng và của xã hội.
Cá nhân cần phải đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm đảm bảo cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay
Rèn luyện đạo đức bản thân, quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại cái ác. 
Học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, công nghệ, nâng cao nhận thức chính trị xã hội.
Lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, văn hóa, tinh thần.
Sẵn sàng tham gia bảo vệ tổ quốc.
Lương tâm
Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực tự đáh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
Lương tâm tồn tại ở 2 trạng thái: 
+ Trạng thái thanh thản lương tâm: cảm giác hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi thực hiện những hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực xã hội.
+ Trạng thái cắn rứt lương tâm: cảm giác ăn năn, hối hận khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Vô lương tâm: người thường xuyên làm việc ác nhưng không biết ăn năn, hối hận, xấu hổ, không cắn rứt lương tâm.
Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ.
Tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bản thân.
Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng.
Nhân phẩm và danh dự
Nhân phẩm là gì?
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được.
Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, trừ 1 số người xấu xa, coi thường nhân phẩm của mình để đạt được những mục đích thấp hèn nào đó.
Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu và tinh thần lành mạnh, biết thực hiện nghĩa vụ, biết tôn trọng các quy tắc chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Danh dự là gì?
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với 1 người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Là người, ai cũng có danh dự. Mỗi người cần phải giữ gìn danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác.
Khi 1 người biết coi trọng, bảo vệ danh dự của mình được coi là người tự trọng.
Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế các ham muốn không chính đáng, biết tuân theo chuẩn mực đạo đức, quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Tự ái là việc quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
Hạnh phúc
Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
Nói đến hạnh phúc là nói đến hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, nếu nhiều cá nhân có hạnh phúc thì xã hội cũng có hạnh phúc và nếu được sống trong xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Vì vậy, khi phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì cá nhân phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội, có như thế mới làm cho hạnh phúc và mới có điều kiện để chăm lo hạnh phúc của mình.
Tình yêu 
Tình yêu là gì?
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
Thế nào là tình yêu chân chính?
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
Không nên yêu quá sớm vì:
+ Dễ sao nhãng học tập.
+ Chưa đủ khả năng để giải quyết vấn đề.
Không yêu 1 lúc nhiều người, không yêu vì mục đích vụ lợi.
Không nên quan hệ trước hôn nhân
Hôn nhân
Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Tự do kết hôn theo luật định: tuổi, huyết thống, độc thân, 
Đảm bảo về mặt pháp lý:
+ Thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
+ Thể hiện trách nhiệm trước xã hội và có ý thức chăm lo, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc.
+ Đảm bảo quyền lợi cho mình và con mình.
Đảm bảo về quyền tự do li hôn.
Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng
1 vợ, 1 chồng: mỗi người chỉ có 1 vợ hoặc 1 chồng.
Bình đẳng vợ chồng: vợ chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình, vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
Gia đình và chức năng của gia đình
Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi 2 mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Chức năng của gia đình
Chức năng duy trì nòi giống: gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Chức năng kinh tế: gia đình cần phải biết làm kinh tế với những hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mình, tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của gia đình.
Chức năng tổ chức đời sống gia đình: gia đình là nơi con cái được yêu thương, người già được quan tâm, người lao động được nghỉ ngơi và hưởng thụ thành quả lao động của mình và của xã hội.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái: cha mẹ phải biết nuôi con 1 cách khoa học, phải biết làm tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành công dân có ích cho xã hội. Ông bà cha mẹ phải dạy bảo con cháu những điều hay lẽ phải
Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người
Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành 1 khối trong sinh hoạt xã hội.
Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
Cộng đồng là nơi con người sống, lao động. Đó là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cả cộng đồng.
Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phá triển.
Cộng đồng giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ.
Trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng
Nhân nghĩa
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, giúp người ta thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, sự yêu thương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn.
Nhân nghĩa còn thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày.
Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cãi.
Nét đặc trưng nổi bật,thể hiện truyền thống nhân nghĩa dân tộc Việt Nam là các thế hệ sau luôn ghi lòng, tạc dạ công lao cống hiến của các thể hệ đi trước.
Phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, chung ta cần:
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh.
+ Cảm thông và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
Hòa nhập
Sự hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Thanh niên chúng ta cần phải sống hòa nhập với cộng đồng. Muốn vậy, ta cần:
+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, với mọi người, không xa lánh bạn bè, gây mất đoàn kết.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của xã hội.
Hợp tác
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong 1 công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Sự hợp tác giúp mọi người tạo nên sức mạnh, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong công việc chung.
Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc nhau, ràng buộc nhau. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc là phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong 1 xã hội hiện đại.
Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác. Cụ thể là cần phải:
+ Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể.
+ Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.
+ Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc.
+ Biết cùng các thanh niên khác đánh giá, rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docxBai_16_Tu_hoan_thien_ban_than.docx
Giáo án liên quan