Ôn Ngữ văn 9 - Phần 5

cực nhọc, phải đổ biết bao công sức, hãy biết cảm thông, trân trọng công sức của họ.

BT5: Các từ gạch chân trong đoạn thơ sau là từ ghép hay từ láy? Phân tích giá trị biểu cảm của việc sử dụng các từ đó?

 Tà tà bóng ngả về tây

 Chị em thơ thẩn dan tay ra về

 Bước dần theo ngọn tiểu khê

 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

 Nao nao dòng nước uốn quanh

 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

 ( Trích “Truyện kiều” - Nguyễn Du)

HD

- Các từ trên là từ láy.

- Tác dụng: vừa gợi ra sắc thái của sự vật vừa bộc lộ tâm trạng của con người.

Từ “nao nao” nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật, diễn tả cái cảm xúc bâng khuâng xao xuyến của Thúy Kiều về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. ( Dòng nước uốn quanh nao nao như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp Kim Trọng)

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn Ngữ văn 9 - Phần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép.
 * Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 
 IV - Sự phát triển của từ vựng TV:
 - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. 
 - Có 2 cách phát triển từ vựng TV: phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng ( có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: ẩn dụ, hoán dụ); phát triển số lượng từ ngữ ( tạo từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài).
 Bài tập luyện tập
Bài tập 1: 
" Trên một chiếc tàu viễn dương nọ, viên thuyền phó có thói nghiện rượu, còn thuyền trưởng thì lại là người rất ghét uống rượu. Một hôm, thuyền trưởng ghi vào nhật kí của tàu: "Hôm nay thuyền phó lại say rượu." Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên thuyền phó đọc thấy câu này, bèn viết vào trang sau: "Hôm nay thuyền trưởng không sau rượu."
 Trong mẩu chuyện trên có chi tiết nào đáng chú ý? Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
HD: - Chi tiết đáng chú ý là câu của viên thuyền phó: "Hôm nay thuyền trưởng không sau rượu." -> có thể suy ra là những ngày khác thuyền trưởng đều say rượu. Điều suy luận đó trái với thực tế, viên thuyền phó đã ngầm thông báo một điều mà anh ta biết chắc chắn là không đúng -> phương châm về chất đã không được tuân thủ.
Bài tập 2 
Qua lời đối thoại, em thấy nhân vật Mã Giám Sinh được kể trong hai câu thơ (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Mục đích của việc vi phạm phương châm hội thoại đó là gì? Phần được gạch chân có phải là lời dẫn trực tiếp không?
 Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh"
 Hỏi quê, rằng : "Huyện Lâm Thanh cũng gần".
 HD
- Nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm về chất ( vì: “Mã Giám Sinh” nghĩa là: chàng giám sinh họ Mã không phải là họ tên của hắn hơn nữa hắn nói hắn là học sinh trường Quốc tử giám không có cơ sở để tin; Mã Giám Sinh đưa Kiều về Lâm Tri nhưng lại nói rằng quê ở Lâm Thanh; mụ mối giới thiệu là “viễn khách” nhưng hắn lại nói là “cũng gần” ).
- Mục đích: giấu tung tích của mình -> thể hiện bản chất giả dối của kẻ lưu manh.
- Phần được gạch chân là lời dẫn trực tiếp.
Bài tập 3: Đoạn thơ
 "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
 Mày viết thư chớ kể này, kể nọ,
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"
 ( Trích “Bếp lửa” - Bằng Việt)
 So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy phương châm hội thoại nào đã không được người bà tuân thủ? ý nghĩa của việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó trong trường hợp này? Lời thơ cho ta hiểu được gì về người bà được nói tới trong đoạn thơ trên?
HD
- Phương châm hội thoại đã không được tuân thủ là phương châm về chất
- Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để cha mẹ yên tâm công tác. Từ lời dặn của bà cho thấy 
bà là người phụ nữ giàu đức hi sinh, hi sinh vì con cháu và cũng cho thấy tình cảm của bà đối với kháng chiến đối với đất nước.
Bài tập 4: 
 Sách là " kho tàng cất giữ di sản tinh thần của nhân loại" - những báu vật về kiến thức, về kinh nghiệm sống mà thế hệ đi trước tích luỹ được để truyền lại cho thế hệ sau. Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại." Mỗi cuốn sách thường đặt ra và giải quyết một vấn đề nào đó mà người viết muốn đúc kết lại, gửi cho bạn đọc lời nhắn nhủ để thúc đẩy cuộc sống tiến lên.
 Đoạn văn trên sử dụng dẫn chứng theo lối trực tiếp hay gián tiếp?
HD: Đoạn văn trên sử dụng dẫn chứng theo lối trực tiếp 
Bài tập 5:
 Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày là có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa , cho ta được yên ổn mà nuôi lực lượng, bấy giờ nước giàu quan mạnh, thì ta có sợ gì chúng.
 Vua Quang Trung nói những lời trên với ai? Ơ đâu? Nhằm mục đích gì? Qua những lời nói đó em hiểu vua QT là người như thế nào? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về con người vua QT có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
HD
 - Vua QT nói với các tướng Tây Sơn khi hội quân ở Tam Điệp, sau khi ông luận công tội của tướng Sở, Lân.
 - Nội dung: QT bàn với các tướng về kế sách ngoại giao với nhà Thanh sau khi thắng họ.
 - Qua lời nói đó cho thấy QT là người có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ tình hình của ta và địch, là người có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, giỏi dùng người.
 - Viết đoạn văn ( nêu cảm nhận -> dẫn chứng) 
Bài tập 6:
 Trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" có những câu thơ dùng từ xuân:
 - Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
 - Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
 Giải thích nghĩa của các từ xuân trong hai câu thơ trên? Từ xuân nào mang nghĩa gốc? Từ xuân nào mang nghĩa chuyển? Chuyển theo cách nào? 
HD
- xuân (1) -> mùa xuân -> nghĩa gốc
- xuân (2) -> chỉ tuổi trẻ ( tuổi xuân) -> nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ
BTVN:
 - Cho câu chủ đề: Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ nết na dịu dàng, là một người vợ rất mực thuỷ chung.
 - Viết đoạn văn triển khai câu chủ đề trên và trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp?
BT2: Đoạn văn sau có những thành ngữ nào? ý nghĩa của các thành ngữ đó? Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
" Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."
 ( Trích “Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn)
HD
- Các thành ngữ: đau như cắt; nước mắt đầm đìa -> Các thành ngữ này diễn tả nỗi đau đớn xót xa của Trần Quốc Tuấn khi nước nhà bị xâm lược.
- Đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá -> Tác dụng: thể hiện sâu sắc nỗi uất hậncăm thù trước tội ác của giặc; ước nguyện sẵn sàng hi sinh, xả thân vì nước của Trần Quốc Tuấn.
BT3: Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
 Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
 Thương nhau tre không ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người!
 ( Trích “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
HD
- Trong đoạn thơ tre được nhân hóa có những cử chỉ, tình cảm của con người. Hình ảnh “thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu”, “thương nhau không ở riêng”
- Tác dụng: vừa miêu tả sinh động cảnh cây tre, cành tre quấn quýt đùm bọc nhau trong gió bão, vừa gợi hình ảnh con người che chở gắn bó đoàn kết với nhau.
BT4: Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Những từ ngữ nào trong đoạn văn cùng trường từ vựng? Đặt tên cho trường từ vựng đó?
 "(1) Mặt lão đột nhiên co rúm lại. (2) Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra .(3) Cái đầu lão ngoẹo về một bên .(4) Cái miệng móm mém của lão mếu như con nít .(5)Lão hu hu khóc."
HD
- Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau chủ yếu bằng phép lặp: từ “lão” được nhắc lại ở các câu (1), (3), (4), (5)
- Những từ cùng trường từ vựng: 
 + Bộ phận cơ thể: đầu, mặt, mắt, miệng
 + Chỉ hoạt động: co rúm, xô lại, ép, ngoẹo, mếu, khóc
BT5: Bài ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu cách hiểu của em về lời nhắn gửi trong bài ca dao đó?
 Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
 HD
- Sử dụng biện pháp so sánh, nói quá: “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” -> Nhấn mạnh nỗi vất vả cực nhọc của người nông dân trong công việc cày đồng giữa buổi trưa nắng gắt.
- Phép đối: “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" -> Mỗi hạt gạo dẻo thơm phải đổi bằng biết bao mồ hôi công sức của người lao động.
=> Bài ca dao nhắn gửi: người nông dân làm ra những hạt gạo dẻo thơm vô cùng vất vả cực nhọc, phải đổ biết bao công sức, hãy biết cảm thông, trân trọng công sức của họ.
BT5: Các từ gạch chân trong đoạn thơ sau là từ ghép hay từ láy? Phân tích giá trị biểu cảm của việc sử dụng các từ đó?
 Tà tà bóng ngả về tây
 Chị em thơ thẩn dan tay ra về
 Bước dần theo ngọn tiểu khê
 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
 Nao nao dòng nước uốn quanh
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 ( Trích “Truyện kiều” - Nguyễn Du)
HD
- Các từ trên là từ láy.
- Tác dụng: vừa gợi ra sắc thái của sự vật vừa bộc lộ tâm trạng của con người.
Từ “nao nao” nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật, diễn tả cái cảm xúc bâng khuâng xao xuyến của Thúy Kiều về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. ( Dòng nước uốn quanh nao nao như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp Kim Trọng) 
BT6: Cách đặt câu trong đoạn văn sau có gì đặc biệt? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn đạt nội dung của đoạn văn trên?
" Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. "
 ( Trích “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê) 
HD
- Đoạn văn tả tâm trạng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” khi cô đang trực điện thoại ở trong hang, còn ngoài cao điểm cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cao xạ với máy bay Mỹ đang diễn ra ác liệt.
- Cách đặt câu: chủ yếu là câu đơn, ngắn, nhịp nhanh có cả câu đặc biệt: 
' Lại một đợt bom"; câu được tách ra "Và bom", "Và tôi", "Và cao xạ đặt bên kia quả đồi" 
 -> tạo được không khí dồn dập, khẩn trương, căng thẳng trong hoàn cảnh chiến trường và thể hiện sinh động, chính xác tâm trạng nhân vật trong hoàn cảnh ấy.
BT7: Đoạn thơ
 "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
 Mày viết thư chớ kể này, kể nọ,
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"
 ( Trích “Bếp lửa” - Bằng Việt)
a - So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy phương châm hội thoại nào đã không được người bà tuân thủ? ý nghĩa của việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó trong trường hợp này? Lời thơ cho ta hiểu được gì về người bà được nói tới trong đoạn thơ trên?
b - ở hai câu cuối đoạn thơ vì sao tác giả không nhắc lại từ “bếp lửa” mà lại nhắc đến “ngọn lửa”? 
HD
- Phương châm hội thoại đã không được tuân thủ là phương châm về chất
- Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để cha mẹ yên tâm công tác. Từ lời dặn của bà cho thấy bà là người phụ nữ giàu đức hi sinh, hi sinh vì con cháu và cũng cho thấy tình cảm của bà đối với kháng chiến đối với đất nước.
- Hai câu cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” không nhắc lại “bếp lửa” vì:
 + ở câu thơ đầu “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen” nhà thơ nhắc đến “bếp lửa” bởi đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhắc đến bếp lửa là gợi nhắc đến người bà ngày ngày nhóm bếp lửa. Đó là cơ sở để xuất hiện từ “ngọn lửa” ở hai câu sau.
 + Trong mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa được cháy lên mang một ý nghĩa tượng trưng. Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu củi, rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Ngọn lửa ấy là ngọn lửa của tình yêu thương, của sức sống, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của tình yêu thương, của sức sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
 + Từ “bếp lửa" đến “ngọn lửa” hình ảnh thơ mang ý nghĩa trìu tượng khái quát.
BT8: Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong đoạn thơ sau? Từ “lộc” được hiểu như thế nào? Phân tích cái hay của việc dùng từ “lộc” trong đoạn thơ?
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao"
 ( Trích “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải)
HD
- Đoạn thơ sử dụng phép điệp ngữ , các từ ngữ được nhắc lại: mùa xuân, lộc, tất cả như ( những từ này đứng ở đầu câu th; biện pháp so sánh “ Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao” -> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ, tạo điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn của bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến đấu. 
- Từ “lộc” trong đoạn thơ là từ nhiều nghĩa: 
 + Nghĩa chính: là những mầm non, chồi non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
 + Nghĩa chuyển: sức sống, sự phát triển của đất nước, sự sinh sôi nảy nở và thành đạt, những thành quả đạt được từ sự nghiệp chiến đấu giữ nước và lao động xây dựng đất nước trong những ngày đầu xuân.
- Cái hay của việc dùng từ “lộc” trong đoạn thơ: 
 + Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận được không khí khẩn trương xây dựng đất nước và những thành quả đạt được của đất nước thật đáng tự hào. Sự nghiệp lớn lao đó gắn với “người cầm súng” và “người ra đồng”. Tác giả đã tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ bằng hình ảnh lộc non của mùa xuân gắn với người cầm súng và người ra đồng. Với người cầm súng thì "Lộc giắt đầy trên lưng", người ra đồng thì “ Lộc trải dài nương mạ". Anh bộ đội ra trận mang trên mình mùa xuân của đất nước; người nông dân ra đồng đang gieo mùa xuân trải dài như bất tận. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo người cầm súng, người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
BT9: Phần gạch chân trong câu sau là thành phần gì? Câu văn này thuộc loại câu nào? Câu văn này có mấy cụm chủ - vị? 
“ Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.”
 ( “Bến quê” - Nguyễn Minh Châu)
HD
- Phần gạch chân là thành phần phụ chú.
- Câu văn trên là câu ghép:
 + Vế1: Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông 
Hồng này // vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia
 CN1: Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông 
Hồng này
 VN1: vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia
 + Vế2: cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước
 CN2: cánh buồm nâu bạc trắng
 VN2: vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước
BT10: Câu gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu ngôn ngữ nào?
a - Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
 -" Hà, nắng gớm, về nào"
 ( Trích “Làng” - Kim Lân)
b - Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? khốn nạn bằng ấy tuổi đầu!
 ( Trích “Làng” - Kim Lân)
c - “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.
HD
- Câu gạch chân ở phần (a) là ngôn ngữ độc thoại.
- Những câu gạch chân ở phần (b) là ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
- Câu gạch chân ở phần (c) là ngôn ngữ đối thoại
BT11: Phát hiện và sửa lỗi phép liên kết trong đoạn văn sau:
“ (1) Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. (2) Gió bấc hun hút thổi. (3) Núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù. (4) Nhưng mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, cuốn lấy người đi đường.
HD
- Đoạn văn dùng sai từ “nhưng” ở câu (4)
 Từ “nhưng” chỉ quan hệ tương phản, đối lập, nhưng nội dung của hai câu (3) và (4) không có quan hệ đối lập, các sự vật được miêu tả trong câu (3) và câu (4) được liệt kê theo trình tự tự nhiên của sự vật.
- Sửa: bỏ từ “nhưng”
BT12: Chỉ ra lỗi trong đoạn trích sau và chữa lại?
 (1) Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải tiếng lòng tha thiết đối với quê hương đất nước, cuộc đời, thể hiện khát khao chân thành của nhà thơ. (2) Nhà thơ muốn góp "một mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của dân tộc.(3) Bài thơ theo thể năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca. (4) Những hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần diễn tả ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng, cao đẹp của nhà thơ.
HD
- Đoạn trích trên mắc lỗi diễn đạt ở câu (1); lặp từ “nhà thơ”.
- Chữa: + Câu (1) “Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải là tiếng lòng tha thiết đối với quê hương đất nước,cuộc đời, là thể hiện khát khao chân thành của tác giả.”
 + Thay từ “nhà thơ” ở câu 2 bằng từ “Thanh hải” hoặc từ “tác giả” để tránh lặp từ trong đoạn văn.
BT13: Những câu trong đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?
 (1) Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tich Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. (2) Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu phi, châu á, châu mĩ. (3) Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. (4) Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người làm nhiều nghề.(5) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
HD
- Câu (1) liên kết với câu (2) bằng phép thế : Chủ tịch Hồ Chí Minh ở câu (1) thay bằng từ “Người” ở câu (2). 
- Câu (2) LK với câu (3), câu (3) với câu (4) bằng phép lặp: lặp lại từ “Người”
- Câu (4) LK với câu (5) bằng phép thế: từ “Người” được thay băng “vị lãnh tụ”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh"
BT14: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau chuyển phần gạch chân thành khởi ngữ:
a - Nó làm bài tập rất cẩn thận.
b - Bức tranh đẹp nhưng cũ.
HD
a - Nó làm bài tập// rất cẩn thận.
 CN VN
 - Chuyển: Bài tập nó làm rất cẩn thận.
 KN
b - Bức tranh //đẹp nhưng cũ.
 CN VN
- Chuyển: Đẹp nhưng bức tranh đã cũ.
 KN
BT15: Xác định kiểu câu xét về cấu tạo của các câu in đậm sau:
a - Thu! Con. ( “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng)
b - Anh thanh niên rót nước chè mời bác già, ngoảnh lại tìm cô gái, thấy cô đang đọc, liền bưng cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô. 
 (“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
c - Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? (“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
d - Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. (“Làng” - Kim Lân)
HD
- Câu (a) -> câu đặc biệt.
- Câu (b) -> câu đơn có nhiều vị ngữ.
- Câu (c) -> câu tỉnh lược thành phần CN ( có thể khôi phục CN: họa sĩ).
- câu (d) -> câu ghép có 2 vế câu.
BT16: Phần gạch chân trong các câu sau là thành phần gì của câu?
a - Có phải cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ.
 (“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
b - Hình như thu đã về.
 ( “Sang thu” - Hữu Thỉnh)
c - Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam.
 (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
d - Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi! 
 (“Bến quê” - Nguyễn Minh Châu)
HD
- Câu (a) -> thành phần phụ chú
- Câu (b) -> thành phần tình thái
- Câu (c) -> thành phần cảm thán
- Câu đặc biệt dùng để gọi - đáp
BT17: Từ “nó" trong đoạn văn sau thay thế cho từ (hoặc cụm từ ) nào? Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? Các câu văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
 (1) Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe tiếng chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. (2) Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. (3) Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im như chỉ chực đợ

File đính kèm:

  • docon_van_9_20150725_032933.doc
Giáo án liên quan