Ôn luyện kiến thức môn Vật lý Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

A. Lý thuyết

1) Hai lọa điện tích

- Có hai loại điện tích là điện tích dương ( + ) và điện tích âm ( - ). Các vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau chúng sẽ đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau chúng sẽ hút nhau.

2) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các e mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân

- Tổng điện tích âm của các e bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

- E có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm e, nhiễm điện dương nếu mất bớt e.

3) Chú ý

- Hai vật sau khi cọ xát vào nhau sẽ mang điện tích khác loại:

 ví dụ: - Khi thước nhựa cọ xát vào vải khô thì:

+ Thước nhựa mang điện tích âm ( - ) gọi là nhiễm điện âm

+ Mãnh vải mang điện tích dương ( + ) gọi là nhiễm điện dương

 

docx10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn luyện kiến thức môn Vật lý Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
A. Lý thuyết
1) Thế nào là vật nhiễm điện
- Vật nhiễm điện là vật mang điện tích có khả năng hút các vật nhẹ khác hoặc làm lóe sáng bóng đèn bút thử điện.
2) Cách làm cho vật bị nhiễm điện
- Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
3) Dấu hiệu nhận biết vật đã nhiễm điện
- Muốn biết một vật đã nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:
+ Các vật nhẹ khác: nếu nó hút các vật nhẹ thì vật vật đó đã nhiễm điện, còn ngược lại thì chưa nhiễm điện
+ Các vật khác: nếu có hiện tượng phóng tia lửa điện thì vật đó đã nhiễm điện, còn ngược lại thì chưa nhiễm điện
4) Chú ý:
- Cọ xát => Nhiễm điện => hút ( phóng tia lửa điện )
B. Bài tập.
1) Trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn câu sai
A: Tất cả các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B: Bàn ghế lau chùi mạnh dễ bị bám bụi.
C: Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ khác.
D: Vật nhiễm điện có khả năng hút, đẩy vật nhiễm điện khác.
Câu 2: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một thước nhựa có bị nhiễm điện hay không ?
A: Nếu thước nhựa hút giấy vụn
B: Nếu thước nhựa nóng lên.
C: Nếu thước nhựa đẩy giấy vụn
D: Nếu thước nhựa lạnh đi
Câu 3: Trong các cách sau đây cách nào làm lược nhựa nhiễm điên:
A: Nhúng lược nhựa vào nước nóng
B: Phơi lược ngoài nắng
C: Cọ xát lược nhựa vào vải len
D: Cả ba cách trên
Câu 4: Dùng miếng vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây nhiễm điện
A: Một ống bằng gỗ.
B: Một ống bằng g thép
C: Một ống bằng giấy
D: Một ống bằng nhựa
Câu 5: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năngcác vật khác.
A: Đẩy B: Hút C: Vừa hút, vừa đẩy D: Không hút, không đẩy
2) Tự luận
Câu 1: Tại sao các xe chở xăng dầu thường thả một đoạn dây xích xuống mặt đường?
Câu 2: Tại sao ở trong những phân xưởng may người ta lại gắn một số quạt máy lớn ?
Câu 3: Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao?
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
A. Lý thuyết
1) Hai lọa điện tích
- Có hai loại điện tích là điện tích dương ( + ) và điện tích âm ( - ). Các vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau chúng sẽ đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau chúng sẽ hút nhau.
2) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các e mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân
- Tổng điện tích âm của các e bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- E có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm e, nhiễm điện dương nếu mất bớt e.
3) Chú ý
- Hai vật sau khi cọ xát vào nhau sẽ mang điện tích khác loại:
 ví dụ: - Khi thước nhựa cọ xát vào vải khô thì:
+ Thước nhựa mang điện tích âm ( - ) gọi là nhiễm điện âm
+ Mãnh vải mang điện tích dương ( + ) gọi là nhiễm điện dương
- Khi thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì:
+ Thanh thủy tinh mang điện tích dương ( + ) gọi là nhiễm điện dương
+ Lụa mang điện tích âm ( - ) gọi là nhiễm điện âm.
B. Bài tập
Câu 1: điền vào chỗ trống
a) – Khi đặt hai vật...........................thì chúng...................................lẫn nhau.
 - Hai vật nhiễm điện......................thì chúng...................................nhau.
 - Hai vật nhiễm điện......................thì chúng...................................nhau.
b) – Khi hai vật cọ xát vào nhau thì chúng sẽ nhiễm điện.............................
c) – Đưa mảnh lụa sau khi cọ xát vào thanh thủy tinh lại gần thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát vào vải khô thì chúng....................., chứng tỏ...................... và là..........................................
Câu 2: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích + 79e. Hỏi
- Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu e chuyển động xung quanh hạt nhân? Vì sao ?
- Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2e nữa hoặc mất 2e thì điện tích hạt nhân có thay đổi không ? vì sao ?
Câu 3: Các mũi tên trong hình sau chỉ lực tác dụng giữa hai vật mang điện. Hãy ghi dáu điện tích chưa biết của các vật:
Câu 4: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len. Thước nhựa và mảnh len có bị nhiễm điện hay không ? Nếu có thì thì thước nhựa và mảnh len nhiễm điện cùng loại hay khác loại ? vì sao ? khi đó e sẽ dịch chuyển từ vật nào sang vật nào ?
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN NGUỒN ĐIỆN
A. Lý thuyết
1) Dòng điện là gì ?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Các dụng cụ điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua
2) Nguồn điện
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện lâu dài cho các thiết bị điện để nó hoạt động bình thường.
- Mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực dương ( + ) và cực âm ( - ).
- Khi nối nguồn điện với các thiết bị điện bằng dây nối ( dây dẫn điện bằng kim loại ) tạo thành mạch điện kín thì trong mạch có dòng điện chạy qua.
- Trong thí nghiệm ta thường dùng nguồn điện là Pin và Ắcquy.
B. Tự luận
Câu 1: Tại sao ta không nên nối 2 cực của nguồn điện bằng các sợi dây kim loại?
Câu 2: Nhiều vật sau khi cọ xát trở nên nhiễm điện, chúng cũng có các điện tích chuyển động. Theo em có xuất hiện dòng điện trong mỗi vật nhiễm điện đó không ? vì sao
Câu 3: Em hãy kể tên 10 thiết bị sử dụng nguồn điện là pin ?
Câu 4: Nếu chỉ có 1 bóng đèn và nguồn điện là 2 viên pin, em có thể làm cho bóng đèn phát sáng được không ? tại sao?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN LUYỆN KIẾN THỨC
BÀI 17 - 18: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT – 
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi bị cọ xát. các vật khác
A. Có khả năng đẩy	B. Có khả năng hút
C. Vừa đẩy vừa hút	D. Không đẩy và không hút
Câu 2: Chọn câu sai
A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Câu 3: Chọn câu sai
Vật bị nhiễm điện:
A. Có khả năng đẩy các vật khác	B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
C. Còn được gọi là vật mang điện tích	D. Không có khả năng đẩy các vật khác
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
A. Mà không cần cọ xát	B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô	D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng
Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
A. Hút được mảnh vải khô	B. Hút được mảnh nilông
C. Hút được mảnh len	D. Hút được thanh thước nhựa
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt   	B. Thanh thép	C. Thanh nhựa   	D. Thanh gỗ
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng bóng đèn bút thử điện
A. Làm đứt   	B. Làm sáng	C. Làm tắt   	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
D. Cả ba câu trên dều sai
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
A. Cây thước hút sợi tóc
B. Cây thước đẩy sợi tóc
C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng
Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do:
A. Lược nhựa bị nhiễm điện	B. Tóc bị nhiễm điện
C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện	D. Không câu nào đúng
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng?Tại sao?
A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện
D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng
Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào
A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính
B. Vì cánh quạt có điện
C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện
D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện
Câu 13: Chọn câu giải thích đúng
Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi
A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước
B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi
C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải
D. Cả ba câu đều sai
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng
Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
D. Cả A và C đều đúng
Câu 15: Hai quả cầu A và B được đặt gần nhau bằng hai sợi chỉ, chúng hút nhau làm cho phương của hai sợi chỉ bị lệch như trên hình 7.1. Trường hợp nào sau đây là sai:
A. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện
B. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện
C. Quả cầu nhiễm điện dương, quả cầu A không nhiễm điên
D. Quả cầu B và quả cầu A đều nhiễm điện dương
Câu 16: Chọn câu giải thích đúng
Ở xứ lạnh vào mùa đông , một người đi tất(vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy gải thích vì sao?
A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện
B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa
C. Chỉ có câu A đúng
D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 17: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
A. Màn hình đã bị nhiễm điện	B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình
C. Cả hai câu A và B đều đúng	D. Cả hai câu A và B đều sai
Câu 18: Chọn câu trả lời đúng
Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau
A. Chúng luôn hút nhau
B. Chúng luôn đẩy nhau
C. Chúng không hút và không đẩy nhau
D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Câu 19: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Các vật nhiễm điện  thì đẩy nhau, .. thì hút nhau
A. Khác loại, cùng loại	B. Cùng loại, khác loại
C. Như nhau, khác nhau	D. Khác nhau, như nhau
Câu 20: Chọn câu sai
Các vật nhiễm.. thì đẩy nhau.
A. Cùng điện tích dương	B. Cùng điện tích âm
C. Điện tích cùng loại	D. Điện tích khác nhau
Câu 21: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Các vật nhiễm thì hút nhau
A. Cùng điện tích dương	B. Cùng điện ích âm
C. Điện tích cùng loại	D. Điện tích khác loại
Câu 22: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa như hình 7.2. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
Câu 23: Chọn phát biểu đúng
Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân
B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân
C. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân
D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân
Câu 24: Chọn câu trả lời đúng
Trong cấu tạo nguên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
A. Cùng loại   	B. Như nhau	C. Khác loại   	D. Bằng nhau
Câu 25: Chọn câu phát biểu sai
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi bạt nhân và các electron
B. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
C. Hạt nhân mang điện tích dương
D. Các electron mang điện tích âm và có thể dịch chuyển ừ nguyên tử này sang nguyên tử khác
Câu 26: Chọn câu phát biểu sai
A. Các vật bị nhiễm điện là các vật có mang điện tích
B. Các vật trung hòa điện là các vậ không có điện tích
C. Nguyên tử nào cũng có điện tích
D. Các vật tích điện là các vật có điện tích
Câu 27: Chọn câu giải thích đúng
Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện	B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện
C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện	D. Cả ba câu đều đúng
Câu 28: Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô
A. Điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
Câu 29: Chọn câu trả lời đúng
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì
A. Thanh thủy tinh mất bớt electron	B. Thanh thủy tinh nhận thêm electron
C. Thanh thủy tinh nhiễm điện âm	D. Lụa nhiễm điện dương
Câu 30: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Một vật  nếu nhận thêm electron,  nếu mất bớt elctron
A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm	B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện	D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
Câu 31: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Dòng điện là cácdịch chuyển có hướng
A. Electron	B. Ion âm	C. Điện tích	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 32: Chọn câu đúng nhất
A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích
B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion âm
C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích
Câu 33: Chọn câu đúng
A. Nguồn điện là dụng cụ dùng để tạo ra nguồn điện
B. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các dụng cụ điện
C. Mỗi nguồn điện đều có hai cực
D. Cả ba câu đều đúng
Câu 34: Chọn câu trả lời đúng
Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
A. Pin	B. Ắc – qui	C. Đi – na – mô xe đạp	D. Quạt điện
Câu 35: Chọn câu trả lời đúng
Các thiết bị nào sau đây hoạt động không cần nguồn điện:
A. Bàn ủi điện   	B. Nồi cơm điện	C. Bếp dầu   	D. Bếp điện
Câu 36: Chọn câu trả lời đúng
Các dụng cụ điện hoạt động được là do:
A. Có dòng điện chạy qua nó	B. Được mắc với nguồn điện
C. A và B đều đúng	D. A và B đều sai
Câu 37: Chọn câu trả lời đúng
Hãy chỉ ra cực dương của các nguồn điện trên hình 8.1:
A. Cực có đánh dấu (+)	B. Cực không đánh dấu
C. Cả hai cực	D. Cả ba câu đều sai
Câu 38: Chọn câu trả lời đúng
Khi dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của một cục pin thì:
A. Các ion dương trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
B. Các ion âm trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
C. Các điện tử tự do trong sợi dây đồng dịch chuyển từ cực âm sang cực dương
D. Các điện tử tự do trong sợi dây đòng dịch chuyển từ cực dương sang cực âm
Câu 39: Chọn câu trả lời đúng
Để đèn xe máy phát sáng thì đèn phải được nối với nguồn điện. Vật trong xe máy, nguồn điện là thiết bị nào sau đây?
A. Pin	B. Đi- na- mô	C. Ắc – qui	D. Cả ba đều sai
Câu 40: Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là ắc – qui:
A. Đồng hồ treo tường	B. Ôtô	C. Nồi cơm điện	D. Quạt trần
Câu 41: Chọn câu sai
A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện
B. Nguồn điện tạo ra dòng điện
C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh
Câu 42: Chọn câu trả lời đúng
Khi sử dụng đèn pin, nếu bật công tắc mà bóng đèn không sáng thì có thể do những khả năng nào sau đây:
A. Bóng đèn bị hư	B. Đèn hết pin
C. Pin còn nhưng gắn các cực không đúng	D. Cả ba khả năng trên
Câu 43: Điền các từ hay cụm ừ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Dòng điện là dòng
b) Hai cực của mỗi pin hay acquy là các cực..của nguồn điện đó
c) Dòng điện lâu dài chạy trong dây điện nối liền các thiết bị với..
Câu 44: Chọn câu trả lời đúng
Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh nilông đã được cọ xát
B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào
Câu 45: Chọn câu trả lời đúng
Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Đèn vẫn sáng	B. Đèn không sáng
C. Đèn sẽ bị cháy	D. Đèn sáng mờ
Câu 46: Quy ước nào sau đây là đúng
A. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực âm của nguồn điện qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện
B. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
C. Cực dương của nguồn điện là cực xuất phát của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín
D. Cực âm của nguồn điện là cực đến của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín
Câu 47: Chọn phát biểu đúng
A. Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động
B. Nguồn điện luôn có hai vật nhiễm điện khác loại nhau. Một vật dẫn luôn thừa nhiều electron là cực âm và vật kia gọi là cực dương
C. Trong nguồn điện có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng, hóa năng hoặc nhiệt năng sang điện năng
D. Cả ba câu trên đều đúng

File đính kèm:

  • docxon_luyen_kien_thuc_mon_vat_ly_lop_7_bai_17_su_nhiem_dien_do.docx