Nội dung Ôn tập kiểm tra 1 tiết Địa lý 10 HKII - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Long Thạnh

Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải

1. Vai trò - Giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.

- Phục vụ nhu cầu đi lại của con người.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế văn hóa ở miền núi xa xôi

- Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

2. Đặc điểm - Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. Chất lượng sản phẩm đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm dịch vụ GTVT :

+ Khối lượng vận chuyển: số hành khách và tấn hàng hóa được vận chuyển (người và tấn)

+ KL luân chuyển: số hành khách và hàng hoá được chở trên một quãng đường nhất định (người.km và tấn.km.)

+ Cự li vận chuyển trung bình (km)

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung Ôn tập kiểm tra 1 tiết Địa lý 10 HKII - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NOÄI DUNG OÂN TAÄP KIEÅM TRA 1 TIEÁT
ÑÒA LYÙ 10 HKII
Chương IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ
Dịch vụ: gồm các ngành không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất.
1. Cơ cấu Hết sức phức tạp, có 3 nhóm: Dịch vụ kinh doanh; Dịch vụ tiêu dùng; Dịch vụ công cộng.
2. Vai trò - Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. 
- Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiễn, di sản văn hoá, lịch sử & các thành tựu của khoa học.
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển - Lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
- Có sự cách biệt rất lớn về tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ giữa nước phát triển và đang phát triển.
- Du lịch là một ngành dịch vụ quan trọng ở nhiều nước.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
- Trình độ phát triển kinh tế và năng xuất lao động xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư và bổ sung lao động cho ngành dịch vụ
- Quy mô và cơ cấu dân số ảnh hưởng đến cơ cấu và nhịp độ phát triển ngành dịch vụ
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần quần cư
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
- Mức sống và thu nhập thực tế có ảnh hưởng đên sức mua và nhu cầu dịch vụ
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch
III. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI
- Ở các nước phát triển ngành DV chiếm tỉ trọng cao trong GDP (>60%)
- Ở các nước đang phát triển ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng dưới 50%
- Trên thế có các thành phố cực lớn đồng thời là trung tâm dịch vụ khổng lồ
- Mỗi nước lại hình thành một thành phố chuyên môn hóa một loại dịch vụ
- Hình thành các trung tâm thương mại tại các thành phố
IV. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên Thế giới.
- Trong mấy chục năm gần đây, số người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên nhanh chóng.
- Các nước phát triển lao động trong ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 - 79% (các nước phát triển khác ở Tây Âu, Bắc Mĩ).
- Các nước đang phát triển lao động trong dịch vụ thường <30% (ở nước ta lao đôngh trong khu vực này chỉ chiếm 23% - năm 2003).
Câu 2: Cho biết đặc điểm dân số nước ta có ảnh hưởng đến ngành dịch vụ như thế nào? Các đặc điểm đó đòi hỏi những ngành dịch vụ nào cần được ưu tiên phát triển? 
- Với đặc điểm dân số đông, tăng nhanh, mức sống đang nâng lên và đô thị hóa đang phát triển với tốc độ nhanh hơn... có tác động thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh hơn, các hoạt động dịch vụ ngày càng có qui mô lớn và đa dạng hơn, hình thành nên các trung tâm dịch vụ lớn,...
- Các đặc điểm dân số nước ta đòi hỏi những ngành DV cần được ưu tiên phát triển như: Giáo dục, y tế, dịch vụ buôn bán, du lịch, giải trí,...
Câu 3: Tại sao các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn?
- Các thành phố lớn là nơi dân cư tập trung đông, có lối sống thành thị với mức sống cao, sức mua lớn, nhu cầu DV đa dạng và ngày càng tăng nhanh => DV tiêu dùng phát triển.
- Các thành phố lớn là những trung tâm chính trị - văn hóa => các ngành DV công phát triển mạnh.
- Các thành phố lớn là những trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn => DV sản xuất phát triển.
Câu 4: Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004
Nước
Khách du lịch đến
(triệu lượt người)
Doanh thu
(Tỉ USD)
Pháp
75,1
40,8
Tây Ban Nha
53,6
45,2
Hoa Kì
46,1
74,5
Trung Quốc
41,8
25,7
Anh
27,7
27,3
Mehico
20,6
10,7
Vẽ biểu đồ hình cộ thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên.
Nhận xét.
Doanh thu (tỉ USD)
Khách du lịch đến (triệu lượt người)
80
70
60
50
40
30
10
20
Nước
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC, 2004.
b. Nhận xét
- Nhìn chung lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước, năm 2004 có sự khác biệt.
+ Các nước có lượng khách du lịch đến cao là: Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc trong đó cao nhất là Pháp (dẫn chứng).
+ Các nước có lượng khách du lịch đến thấp là: Anh, Mê-hi- cô trong đó thấp nhất là Mê-hi- cô (dẫn chứng).
+ Các nước có doanh thu du lịch cao là: Hoa Kì, Pháp,Tây Ban Nha trong đó cao nhất là Hoa Kì (dẫn chứng)
+ Các nước có doanh thu du lịch thấp là: Anh, Mê-hi-cô trong đó thấp nhất là Mê-hi-cô (dẫn chứng)
à Như vậy nước có số lượt khách đến cao nhất không phải là nước có doanh thu cao nhất.
Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải
1. Vai trò - Giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của con người.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế văn hóa ở miền núi xa xôi 
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
2. Đặc điểm - Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. Chất lượng sản phẩm đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm dịch vụ GTVT :
+ Khối lượng vận chuyển: số hành khách và tấn hàng hóa được vận chuyển (người và tấn)
+ KL luân chuyển: số hành khách và hàng hoá được chở trên một quãng đường nhất định (người.km và tấn.km.)
+ Cự li vận chuyển trung bình (km)
CLVCTB = 	
Hoặc KLLC = CLVCTB.KLVC	
Hoặc KLVC = 
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT
1. Điều kiện tự nhiên: ảnh hưởng rất khác nhau đến sự phân bố và hoạt động của các loại hình GTVT.
Ø	Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
Ø	Ảnh hưởng tới công tác thiết kế thiết kế, thi công các công trình, hướng vận chuyển.
Ø	Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới thời gian hoạt động của các công trình GTVT
2. Điều kiện kinh tế-xã hội: Có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố cũng như sự hoạt động của ngành GTVT:
Ø Sự phân bố dân cư, phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc đến sự vận tải hành khách.
Ø Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là GTVT thành phố.
	III. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới? 
§ GTVT phát triển sẽ giúp giảm chi phí vận tải, tăng hiệu quả vận chuyển hàng hóa, mở rộng phạm vi sản xuất và tiêu thụ. Vì thế nên các trung tâm công nghiệp thường gắn với các đầu mối giao thông vận tải phát triển g thay đổi sự phân bố sản xuất.
§ GTVT thuận lợi về sinh hoạt cũng như làm việc sẽ thu hút người dân, vì thế dân cư sẽ tập trung ở vùng có điều kiện giao thông tốt g thay đổi sự phân bố dân cư.
Câu 2: Tại sao người ta nói: để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
- GTVT ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi
- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên, thế mạnh to lớn của miền núi, thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi
- Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ
- Hình thành cơ cấu kinh tế miền núi, các hoạt động dịch vụ cũng có điều kiện phát triển.
Câu 3: Chứng minh răng các nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành GTVT?
- Sự phát triển các ngành KT: Các ngành KT quốc dân là khách hàng của ngành GTVT. Mặt khác, các ngành CN, DV khác cũng gớp phần trang bị CSVCKT cho ngành GTVT.
+ Sự phát triển của công nghiệp với các trung tâm CN lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ SX sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ.
+ Sự phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, làm tăng nhu cầu vận chuyển vật tư và các sản phẩm nông nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các vùng...
=> Kết quả là làm tăng khối lượng vận chuyển, luân chuyển, cự li vận chuyển trung bình.
- Sự phân bố:
+ Sự phân bố các cơ sở CN, trình độ phát triển kinh tế vùng, quan hệ giữa nơi SX và nơi tiêu thụ qui định mật độ GTVT, các loại hình vận tải, hướng và cường độ các luồn vận chuyển. 
+ Sự phát triển của XD, CN cơ khí... trang bị và hoàn thiện CSVCKT cho GTV: đường, các phượng tiện, cầu cống,..
+ Sự phân bố dân cư, đặc biệt là phân bố ở các thành phố lớn, các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố mạng lưới vận tải, tạo ra loại hình vận tải đô thị.
Câu 4: Chứng minh răng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công trình xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
- Địa hình: ảnh hưởng việc thiết kế, xây dựng các công trình vận tải. VD: địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co để giảm độ dốc, xây dựng các tuyến đường sắt răng cưa, làm các đường hầm xuyên núi, các cầu vượt khe sâu, làm các công trình chống lở đất vào mùa mưa lũ. Địa hình bờ biển với các vũng vịnh kín gió, các đảo tự nhiên chắn sóng là cơ sở để xây dựng các cảng biển lớn. 
- Mạng lưới sông dày đặc có ảnh hưởng đến GTVT:
* Thuận lợi: phát triển vận tải đường sông à nước ta có KL vận chuyển đường sông đứng thứ hai sau đường ô tô.
* Khó khăn: không thuận lợi phát triển đường ô tô, đường sắt, công tác thiết kế đòi hỏi kĩ thụât cao, chi phí xây dựng cầu, phà tốn kém, mùa lũ dễ tắc nghẽn giao thông (tàu bè trên sông khi di chuyển vướn vào cầu, lũ làm đường bộ bị ngập, đường ray của hệ thống đường sắt bị rỉ sét)
à Sông ngòi đã ảnh hưởng đến việc phát triển giao thông đường sông, thiết kế, xây dựng cầu phà - Biên độ triều ảnh hưởng tới hoạt động của các công trình cảng.
- Dòng biển, gió, bão...ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vận tải biển. VD: nơi gặp nhau của hai dòng biển nóng và lạnh tạo ra nhiều sương mù gây khó khăn cho tàu bè trên biển.
- Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi, thời gian, hiệu quả hoạt động của các phương tiện vận tải. Chẳng hạn ở nước ta mùa lũ ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở ngại, ở xứ lạnh mùa đông sông bị đóng băng tàu thuyền không hoạt động được. VD: Mùa mưa đường ô tô và đường sắt gặp khó khăn, mùa khô nước cạn thuyền khó qua, mùa đông nước đóng băng tàu không hoạt động được, sân bay ngừng hoạt động do sương mù, tuyến rơi.
* Bài tập: Một xe chạy từ TP Cao Lãnh đến Tp Hồ Chí Minh có khối lượng luân chuyển là 2725,4 triệu tấn.km và khối lượng vận chuyển là 8385,0 nghìn tấn. Hãy tính cự li vận chuyển trung bình?
* Cách tính:
Đổi đơn vị nghìn tấn ra triệu tấn:
 8385,0 nghìn tấn = 8,3850 triệu tấn.

File đính kèm:

  • docNoi_dung_on_tap_kiem_tra_1T_Dia_10_HKII.doc