Tài liệu Ôn tập Địa lý Lớp 7 - Chủ đề: Châu Âu

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào hình 51.1 (trang 153 SGK Địa lý 7), trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu.

Trả lời:

Châu Âu có 3 dạng địa hình chính đồng bằng, núi già, núi trẻ:

Đồng bằng bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu

Núi già : bao gồm miền núi già của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu.

Núi trẻ : bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu.

Câu 2: Dựa vào các hình 51.1 và 51.2, giải thích vì sao ở phía tây châu Âu.

Dựa vào các hình 51.1 và 51.2, giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?

Trả lời:

Phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông vì phía tây chịu ảnh hưởng của biển lớn.

Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.

Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Ôn tập Địa lý Lớp 7 - Chủ đề: Châu Âu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khí hậu ôn đới lục địa
Khí hậu ôn đới hải dương
Khí hậu địa trung hải
Khí hậu hàn đới
2. Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
Phân tích các biểu đồ hình 53.1, theo trình tự:
Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.
Xác định kiểu khí hậu của từng trạm. Cho biết lý do.
Xắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C ) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp.
Trả lời:
Trạm A:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: -7oC.
Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng : 18oC
Biên độ nhiệt năm khoảng : 25oC
Nhận xét chung về chế độ nhiệt: khá khắc nghiệt.
Lượng mưa:
Các tháng mưa nhiều: 5, 6, 7, 8.
Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.
Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa vào mùa hạ, nhưng lượng mưa không lớn
=>Thuộc kiểu khí hậu: ôn đới lục địa, do mưa vào mùa hạ, 3 tháng mùa đông có nhiệt độ dưới 0oC , biên độ nhiệt năm cao.
Trạm B:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: 6oC.
Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng : 20oC
Biên độ nhiệt năm khoảng : 14oC
Nhận xét chung về chế độ nhiệt: tương đối gay gắt
Lượng mưa:
Các tháng mưa nhiều: 9, 10, 11, 12
Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.
Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa mùa thu - đông
=>Thuộc kiểu khí hậu: địa trung hải, do mưa vào mùa thu – đông.
Trạm C:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: 5oC.
Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng : 158oC
Biên độ nhiệt năm khoảng : 10oC
Nhận xét chung về chế độ nhiệt: ôn hòa
Lượng mưa:
Các tháng mưa nhiều: 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3
Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.
Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn
=>Thuộc kiểu khí hậu: ôn đới hải dương, do mưa quanh năm và không có tháng nào nhiệt độ dưới 
00 C
Xếp các kiểu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp: A – D, B – E, C - F
Nội dung 4 : Dân cư, xã hội châu Âu
Nội dung bài gồm:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 54.1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào?...
Câu 2: Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư châu Âu:
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu.
Câu 2: Phân tích hình 54.2 để thấy:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa
Phần lớn dân cư thuộc chủng tộc ơrôpêôít
Chủ yếu theo đạo Cơ Đốc giáo gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành và đạo Chính Thống. Một số vùng còn theo đạo Hồi.
Có ba nhóm ngôn ngữ chính là :
Giecman: Đức, Hà Lan, Bỉ ...
Latinh: Italia, Pháp ...
Xlavơ: Liên bang Nga, Ba Lan ...
2. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị hóa cao.
a. Đặc điểm dân cư châu Âu.
Dân số 727 triệu người (năm 2001)
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, chưa tới 0,1%/năm. Nhiều nước tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.
Như vậy so với thế giới, dân số châu Âu có xu hướng đang già đi Phân bố dân cư: không đồng đều.
Mật độ trung bình 70 người/km2
Nơi đông dân: ven biển Tây và Trung Âu, Nam Âu, đồng bằng và thung lũng
Nơi thưa dân: Phía Bắc và những vùng núi cao
b. Đô thị hóa ở châu Âu
Tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 75% dân số. Các thành phố nối tiếp nhau thành các dải đô thị từ Liverpoor(anh) đến Côn (Đức)
Quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang được đẩy mạnh
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 54.1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào?...
Quan sát hình 54.1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.
Trả lời:
Châu Âu có các nhóm ngôn ngữ: Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ, Hi Lạp,...
Tên các nước thuộc từng nhóm:
Ngôn ngữ La-tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru-ma-ni.
Ngôn ngữ Giéc-man: Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển.
Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xec-bi, Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, CH Séc.
Ngôn ngữ Hi Lạp: ít và không đáng kể, rải rác một vài nơi.
Câu 2: Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư châu Âu:
Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2).
Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2).
Trả lời:
Trên phần lớn lãnh thổ châu Âu, mật độ dân số từ 25 đến 125 người/km2.
Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2): ở ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2): ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi và phía bắc đồng bằng Đông Âu.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu.
Trả lời:
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo thể hiện ở các điểm sau:
Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi (một bộ phận nhỏ).
Nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hóa của mình, đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của dân tộc khác trong cùng quốc gia.
Có 3 nhóm ngôn ngữ chính: La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ. Các nhóm này chia ra rất nhiều ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.
Câu 2: Phân tích hình 54.2 để thấy:
So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già.
Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.
Trả lời:
So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già:
Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân sô" dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi.
Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi, vì hình dạng tháp tuổi của châu Âu đã chuyển từ tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp) năm 1960 sang tháp tuổi giả (đáy không rộng, đỉnh không hẹp).
Nội dung 5 : Kinh tế châu Âu
Nội dung bài gồm:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 55.1 (trang 164 SGK Địa lý 7), cho biết:
Câu 2: Dựa vào hình 55.2, trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp ở châu Âu.
Câu 3: Nêu tên một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở châu Âu.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao?
Câu 2: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu.
Câu 3: Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng như thế nào?
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Nông nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình và trang trại.
Nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao
Gắn chặt với ngành công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi có tỉ trọng cao hơn trồng trọt.
2. Công nghiệp
Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm
Các ngành công nghiệp truyền thống của châu Âu bị giảm sút, cần phải thay đổi cơ cấu, công nghệ
Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không
3. Dịch vụ
Là lĩnh cực kinh tế phát triển nhất
Hoạt động dịch vụ thâm nhập vào và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.
Phát triển nhất là ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,và đặc biệt là du lịch.
Hoạt động du lịch đem lại nguồn ngoại tệ lớn ở châu Âu.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 55.1 (trang 164 SGK Địa lý 7), cho biết:
Các cây trồng chính và vật nuôi chính ở châu Âu.
Sự phân bố các cây trồng và vật nuôi đó.
Trả lời:
Các cây trồng và vật nuôi chính ở châu Âu là : lúa mì, ngô, nho, cam, chanh, củ cải đường, bò, lợn
Sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi là:
Lúa mì tập trung chủ yếu ở Trung Âu
Ngô tập trung chủ yếu ở Nam Âu
Nho và cây ăn quả tập trung ở vùng ven biển quanh Địa Trung Hải.
Vùng chăn nuôi bò và cừu tập trung chủ yếu ờ vùng Đông Bắc, phía bắc của Tây Âu và Trung Âu.
=>Như vậy, ở mỗi vùng, mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ thích ứng với mỗi loại cây trồng vật nuôi khác nhau.
Câu 2: Dựa vào hình 55.2, trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp ở châu Âu.
Trả lời:
Phân bố: các ngành công nghiệp được phân bố tập trung thành vùng rộng lớn như vùng Rua, hoặc trải dài thành trục công nghiệp dọc sông Rai-nơ.
Các ngành công nghiệp truyền thông tập trung nhiều ở Tây và Trung Âu.
Ngành lọc dầu tập trung chủ yếu ở Anh, I-ta-li-a.
Sản xuất máy bay tập trung ở Pháp, Nga
Câu 3: Nêu tên một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở châu Âu.
Trả lời:
Một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở châu Âu: Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh), dãy núi An-pơ, Thụy Sĩ, Viên (Áo), Am-xtec-đam (Hà Lan), Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a), Tháp nghiêng Pi-da (I-ta-li-a),...
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao ?
Trả lời:
Sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao vì:
Có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.
Áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Gắn chặt với công nghiệp chế biến và được sự hổ trợ tốt của dịch vụ (marketting, buôn bán, tài chính, bảo hiểm.)
Câu 2: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp ở châu Âu.
Trả lời:
Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
Sản xuất được phân bố tập trung
Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm
Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không
Câu 3: Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển đa dạng của lĩnh vực dịch vụ châu Âu.
Hoạt động dịch vụ ở châu Âu thâm nhập rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.
Phát triển nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, giáo dục, xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch.
Nội dung 6 : Khu vực Bắc Âu
Nội dung bài gồm:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Xác định vị trí của các nước khu vực Bắc Âu trên hình 56.
Câu 2: Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao...
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất.
Câu 3: Qua bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân...
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Khái quát tự nhiên
Vị trí:
Gồm có các nước Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan
Nằm trong môi trường ôn đới lục địa, đới lạnh và ôn đới hải dương.
Địa hình
Địa hình băng hà Cổ, Fio ở Na Uy, hồ, đầm ở Thụy Điển, Phần Lan
Núi lửa và suối nước nóng ở Ai-xơ-len
Khí hậu
Mùa hè mát, mùa đông lạnh
Phía Tây bán đảo Xcan-di-na-vi ấm, mưa nhiều, phía Đông lạnh giá, tuyết rơi.
Ai-xơ-len băng tuyết quanh năm
Tài nguyên: nhiều dầu khí, rừng, cá biển, sắt, đồngđồng cỏ và thủy năng
2. Kinh tế
Kinh tế rừng: Ngành sản xuất đồ gỗ, bột giấy và bột xenlulozo xuất khẩu.
Kinh tế biển: Đánh cá và chế biến cá xuất khẩu, đóng tàu, cho thuê tàu, hàng hải.
Các ngành khác: Dầu khí, thủy điện, sản xuất, luyện kim
Nông nghiệp: Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi
Dịch vụ du lịch chiếm tỉ trọng cao: hải cảng, phố cổ, lâu đài
=>Dân cư thưa thớt mức sống cao, khai thác tài nguyên hợp lí.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Xác định vị trí của các nước khu vực Bắc Âu trên hình 56.
Trả lời:
Khu vực Bắc Âu gồm có các nước: Na-Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len.
Câu 2: Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao có sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi?
Trả lời:
 Phía Tây dãy Xcan – đi – na – vi giáp với Đại Tây Dương, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua khiến cho thời tiết phía tây dãy Xcan – đi – na – vi ấm và ẩm quanh năm. Đồng thời, dãy núi có tác dụng đón gió ở sườn đông. Nên toàn bộ hơi ẩm từ biển vào đều tích tụ ở sườn này.
Phía đông dãy Xcan – đi – na – vi tiếp giáp với vùng lục địa, có khí hậu khô hạn hơn, dạng địa hình lòng máng đón khí lạnh từ cực Bắc xuống khiến cho phía đông dãy Xcan – đi – na – vi vừa khô và vừa lạnh
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất.
Trả lời:
Những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất:
Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng về mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Đất đai xấu, không thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt.
Nhiều núi lửa.
Phần lớn diện tích của bán đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên, việc đi lại và khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn.
Câu 2: Qua bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân...
Qua bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa (năm 1999) ở một số nước Bắc Âu; nêu nhận xét.
Trả lời:
Vẽ biểu đồ:
Nhận xét:
Sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy bìa của các nước không giống nhau.
Về sản lượng cao nhất là Phần Lan, tiếp đó là Thụy Điển và cuối cùng là Na Uy.
Tương tự như vậy, sản lượng bình quân đầu người ở Phần Lan cũng cao nhất, sau đó đến Thụy Điển và Na Uy.
Các nước Bắc Âu không khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu mà chế biến thành giấy, bìa có giá trị kinh tế cao hơn, hiệu quả khai thác sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nội dung 7 : Khu vực Tây và Trung Âu
Nội dung bài gồm:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 57.1, hãy giải thích tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âu...
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu.
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu SGK (trang 174):
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Khái quát tự nhiên
- Vị tí địa lí và hình dạng lãnh thổ:
   + Trải dài từ quần đảo Anh-Ailen đến dãy Cac-pat.
   + Gồm 13 quốc gia: Anh-Ailen, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Áo, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Xlô-va-ki-a, Séc, Đức, Ba-lan.
- Đặc điểm địa hình:
   + Đồng bằng ở phía Bắc: Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu. Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.
   + Núi già ở giữa: Nằm ở phía nam miền đồng bằng. Gồm các khối núi già, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.
   + Núi trẻ ở phía Nam: Gồm các dãy An-pơ và Cac-pat; dãy An-pơ cao, đồ sộ và dãy Cac-pat có nhiều rừng và khoáng sản.
2. Kinh tế
a. Công nghiệp
- Tây và Trung Âu:
   + Nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
   + Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng, nhiều hải cảng lớn.
- Nền công nghiệp phát triển đa dạng và năng suất cao nhất châu Âu.
b. Nông nghiệp
- Đặc điểm:
   + Nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng.
   + Năng suất cao nhất châu Âu.
- Các loại nông sản chính: lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, bò sữa,
c. Dịch vụ
- Đặc điểm:
   + Phát triển ở trình độ cao.
   + Là ngành kinh tế chính của các quốc gia.
- Các trung tâm lớn: Luân Đôn, Pa-ri,
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 57.1, hãy giải thích tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển.
Trả lời:
Khí hậu Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển gồm có hai lí do:
Thứ nhất là khu vực này có ba mặt tiếp giáp với biển
Thứ hai, khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới hoạt động từ biển thổi vào.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu.
Trả lời:
Khu vực Tây và Trung Âu có ba miền địa hình chính đó là đồng bằng phía Bắc, núi già ở giữa và núi trẻ ở phía Nam. Đặc điểm cụ thể của từng miền địa hình là:
Đồng bằng ở phía Bắc:
Giáp biển Bắc và biển Ban Tích.
Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu.
Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.
Núi già ở giữa:
Nằm ở phía nam miền đồng bằng.
Gồm các khối núi già, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.
Núi trẻ ở phía Nam:
Gồm các dãy An-pơ và Cac-pat.
Dãy An-pơ cao và đồ sộ.
Dãy Cac-pat có nhiều rừng và khoáng sản.
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu SGK (trang 174):
Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước.
Nêu nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng (năm 2000).
Trả lời:
Tính thu nhập bình quân mỗi nước:
Ta có công thức:
Thu nhập bình quân = Tổng sản phẩm trong nước/ Dân số (Đơn vị: USD/người).
Từ công thức đó ta có kết quả như sau:
Pháp = 1294246/59,2 = 21862 USD/người
Đức = 1872992/82,2 = 22785 USD/người
Ba Lan = 157585/38,6 = 4083 USD/người
CH Séc = 50777/10,3 = 4930 USD/người
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Tổng sản phẩm trong nước của các nước lớn, trong đó lớn nhất là Đức với 1872992 triệu USD.
Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, tỉ lệ đóng góp của các ngành khác nhau, trong đó thấp nhất là nông-lâm-ngư nghiệp và cao nhất là dịch vụ. Ở Pháp ngành dịch vụ đóng góp tới 70,9% tổng sản phẩm.
Thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao, trong đó cao nhất là Đức với 22785USD/người và thấp nhất là Ba Lan với 4080USD/người.
=> Qua các số liệu trên, chứng tỏ đây là những nước có nền kinh tế rất phát triển trên thế giới.
Nội dung 8: Khu vực Nam Âu
Nội dung bài gồm:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 58.1, nêu tên một số dãy núi của khu vực Nam Âu.
Câu 2: Phân tích hình 58.2, nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu...
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Xác định trên bản đồ vị trí của các bán đảo, các dãy núi ở khu vực Nam Âu.
Câu 2: Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu?
Câu 3: Nêu những thuận lợi phát triển du lịch của khu vực Nam Âu.
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Khái quát tự nhiên
a. Vị trí
Nằm ven bờ biển Địa Trung Hải gồm 3 bán đảo: I-bê-rich, I-ta-li-a, Ban-căng
Gồm có 10 quốc gia
b. Địa hình
Phần lớn diện tích khu vực là núi và cao nguyên
Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
c. Khí hậu, sông ngòi
Nam Âu có khí hậu Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mưa nhiều vào mùa thu, đông.
Sông ngòi ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.
2. Kinh tế
a. Nông nghiệp
Sản xuất theo quy mô nhỏ, tỉ lệ lao động chiếm 20% lực lượng lao động
Cây lương thực chưa phát triển
Cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, ô liu, nholà ngành truyền thống nổi tiếng.
Chăn nuôi theo hình thức du mục, sản lượng thấp.
b. Công nghiệp
Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao
Italia là nước có nền công nghiệp phát triển nhất.
c. Dịch vụ
Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
Hoạt động du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính của các quốc gia Nam Âu.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát hình 58.1, nêu tên một số dãy núi của khu vực Nam Âu.
Trả lời:
Tên một số dãy núi của khu vực Nam Âu trên hình 58.1:
Dãy Pi-rê-nê,
Dãy An-pơ,
Dãy An-pơ Đi-na-rich.
Câu 2: Phân tích hình 58.2, nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu khu vực Nam Âu. Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp độc đáo ở các vùng có kiểu khí hậu này.
Trả lời:
Phân tích hình 58.2 ta thấy, đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu khu vực Nam Âu:
Nhiệt độ: cao quanh năm, trên 10°C; cao nhất vào tháng VII.
Lượng mưa: mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ ít mưa.
Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp độc đáo ở các vùng có kiểu khí hậu này: chăn nuôi cừu, dê; trồng cây ăn quả nhiệt đới (cam, chanh), ô liu,...
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Xác định trên bản đồ vị trí của các bán đảo, các dãy núi ở khu vực Nam Âu.
Trả lời:
Xác định trên bản đồ vị trí của các bán đảo, các dãy núi 

File đính kèm:

  • docChu de Chau Au_12787181.doc