Nội dung kiến thức trọng tâm môn Lịch sử lớp 8 Học kỳ II - Năm học 2015 – 2016 - THCS Tam Lập

1. Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm: 

+ Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862.

+ Hiệp ước Giáp Tuất ngày 15/3/1874.

+ Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) ngày 25/8/1883

+ Hiệp ước Patonot ngày 6/6/1884.

Các hiệp ước trên là những hiệp ước bán nước và dần đầu hàng thực dân Pháp của nhà nguyễn để rồi nước ta mất hoàn toàn vào tay pháp sau bản hiệp ước năm 1884, biến nước ta thàn nước thuộc địa nửa phong kiến.

2. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). 

 Nguyên nhân.

Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

 Diên biến chia 3 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1(1884-1892) nhiều toán nghĩa binh hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

+ Giai đoạn 2(1893-1908) nghĩa quân vừa XD cắn cứ, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

+ Giai đoạn 3(1909-1913)Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế.

+ 10-2-1913 Đề Thám hy sinh. Phong trào tan rã.

 Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

 Ý nghĩa : là cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp nông dân Việt Nam.

 

docx3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung kiến thức trọng tâm môn Lịch sử lớp 8 Học kỳ II - Năm học 2015 – 2016 - THCS Tam Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học và THCS Tam Lập .
Lớp: 8A	
Họ&Tên:	
NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016
Nguyên nhân, diễn biến quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:<
Nguyên nhân.
Nguyên nhân sâu xa: 
Từ giữa TK XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. 
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
Chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu. 
Nguyên nhân trực tiếp: Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, đem quân xâm lược VN
Diễn Biến: 
Sáng 1/9/1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng.
Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả.
Sau 5 tháng thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp bước đầu bị thất bại.
Hoàn cảnh, diễn biến của quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873.
Hoàn cảnh:
Lợi dụng triều đình Nguyễn ở Huế nhờ Pháp đem quân ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp hải phỉ, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
Lấy cớ giải quyết vụ Giăng-đuy-puy, Pháp tiến quân ra Bắc.
Diễn biến:
20/11/1873 Pháp tấn công Hà Nội. ->Trưa 20/11 thành thất thủ.
Quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Hoàn cảnh diễn biến và kết quả của quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai 1882.
Hoàn cảnh: Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước năm 1874 ngày 3 tháng 4 năm 1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.
Diễn biến:
25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
Không đợi trả lời quân Pháp nổ súng tấn công .
Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được một buổi sáng.Đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự vẫn.
Triều đình Huế cầu cứu quân Thanh và cử người thương thuyết với Pháp đồng thời ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược.
Kết quả:Quân Pháp thắng, nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm: <
Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862.
Hiệp ước Giáp Tuất ngày 15/3/1874.
Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) ngày 25/8/1883
Hiệp ước Patonot ngày 6/6/1884.
Các hiệp ước trên là những hiệp ước bán nước và dần đầu hàng thực dân Pháp của nhà nguyễn để rồi nước ta mất hoàn toàn vào tay pháp sau bản hiệp ước năm 1884, biến nước ta thàn nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). <
Nguyên nhân.
Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Diên biến chia 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1(1884-1892) nhiều toán nghĩa binh hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
Giai đoạn 2(1893-1908) nghĩa quân vừa XD cắn cứ, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
Giai đoạn 3(1909-1913)Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế.
10-2-1913 Đề Thám hy sinh. Phong trào tan rã.
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Ý nghĩa : là cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp nông dân Việt Nam.
Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Động Dương (1897-1914), sơ đồ.
Năm 1897 Pháp cho thành lập Liên Bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên quan toàn quyền người Pháp. 
Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau.
Bắc kì: Là xứ nửa bảo hộ.
Trung kì: theo chế độ bảo hộ.
Nam Kì: theo chế độ thuộc địa.
Bộ máy chính quyền cấp kì do người Pháp quản lý. Mỗi kì gồm nhiều tỉnh, đứng đầu các tỉnh là người Pháp và người bản xứ. Dưới Tỉnh là phủ, huyện, châu, làng xã do người Việt đảm nhiệm dưới sự chỉ huy của người Pháp.
Toàn quyền Đông Dương (Người Pháp)
Bắc kì 
(Thống xứ)
Trung kì 
(Khâm xứ)
Nam kì 
(Thống đốc)
Lào
(Khâm xứ)
Cam pu chia
(Khâm xứ)
Những chuyển biến của xã hội Việt nam: 
Các vùng nông thôn
Giai cấp địa chủ phong kiến là chỗ dựa tinh thần của thực dân Pháp, một bộ phận nhỏ có ý thức yêu nước.
Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá không lối thoát, họ bị mất đất, một bộ phận nhỏ thành tá điền, một bộ phận phải tha hương cầu thực, số ít thành công nhân họ căm ghét Pháp họ sẵn sàng đấu tranh giành độc lập.
Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới:
Tầng lớp tư sản ra đời, họ luôn bị Pháp kìm hãm về tư tưởng tính cải lương, hai mặt.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, cuộc sống bấp bênh về tư tưởng họ sẵn sàng tham gia cách mạng
Giai cấp công nhân ra đời đầu thế kỉ XX, đời sống khốn khổ họ có tinh thần cách mạng triệt để sẵn sàng đấu tranh.
=> Xã hội biến đổi cả về nội dung và tính chất.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp (1897-1914). <
Nông nghiệp:
Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruồng đất, lập đồn điền.
Bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô.
Công nghiệp:
Tập trung khai thác than và kim loại.
Xây dựng một số cơ sở công nghiệp; Xi măng, gạch, ngói, điện, nước...
Giao thông vận tải:
Xây dựng hệ thống giao thông để tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
Thương nghiệp:
Nắm giữ độc quyền về thị trường.
Tăng thêm các loại thuế vá đánh thuế nặngđặc biệt là thuế muối, rượu và thuốc Phiện.
ÂMục đích; Vơ vét, bóc lột sức người sức của, của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho Tư Bản Pháp.
So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các bậc tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... <
Xuất phát từ lòng yêu nước. Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước, người không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
Người chọn con đường cứu nước sang phương Tây.
Tìm hiểu và vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản Pháp.
Người sống hoạt động trong phong trào công nhân, tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lên nin, cách mạng tháng mười Nga.
Những chiến thắng lớn của quân và dân tỉnh Bình Dương trong kháng chiến chống Pháp. <
Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Trận đánh tháp canh Cầu Bà Kiên 1948.
Chiến dịch Bến Cát 1950.
Chiến thắng Cầu định 1954.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_kien_thuc_trong_tam_su_8.docx