Nhật thực, nguyệt thực, sự trùng phùng kỳ lạ của thiên nhiên

Vì người quan sát nhật thực (hoặc nguyệt thực) đứng ở vị trí khác

nhau trên trái đất và khoảng cách giữa trái đất với mặt trời cũng

khác nhau nên mọi người nhìn thấy cảnh này diễn ra không giống

nhau: Trong hình bên, nếu chúng ta đứng trong dải tối (3) trên

trái đất, tức là trong phạm vi bóng tối mà mặt trăng che khuất

hoàn toàn, khi đó ta sẽ thấy nhật thực toàn phần. Nhưng nếu

chúng ta đứng trong vùng sẫm nhạt (2), ta sẽ nhìn thấy mặt trời bị

che khuất một phần, đó là nhật thực một phần.

pdf5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhật thực, nguyệt thực, sự trùng phùng kỳ lạ của thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật thực, nguyệt thực, sự trùng 
phùng kỳ lạ của thiên nhiên 
 Khi nhật thực toàn phần xảy ra, mặt trăng che khuất hẳn mặt trời. Mặt trăng quay quanh trái đất, đồng thời trái đất cũng đem theo mặt 
trăng quay quanh mặt trời. Khi mặt trăng quay đến vị trí giữa trái 
đất và mặt trời, ba thiên thể nằm trên một đường thẳng hoặc gần cùng một đường thẳng, lúc đó mặt trăng sẽ che khuất mặt trời và xảy ra nhật thực. 
 Khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời, ba thiên thể cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra nguyệt thực. 
 1. Vùng tối hoàn toàn sau lưng mặt trăng (moon). 2. Vùng tối một phần. 3. Dải đen thẫm trên trái đất (earth), nơi nhật thực toàn phần quét qua. 
 Vì người quan sát nhật thực (hoặc nguyệt thực) đứng ở vị trí khác 
nhau trên trái đất và khoảng cách giữa trái đất với mặt trời cũng khác nhau nên mọi người nhìn thấy cảnh này diễn ra không giống nhau: Trong hình bên, nếu chúng ta đứng trong dải tối (3) trên 
trái đất, tức là trong phạm vi bóng tối mà mặt trăng che khuất 
hoàn toàn, khi đó ta sẽ thấy nhật thực toàn phần. Nhưng nếu 
chúng ta đứng trong vùng sẫm nhạt (2), ta sẽ nhìn thấy mặt trời bị che khuất một phần, đó là nhật thực một phần. Ngoài ra, còn một loại nhật thực nữa: Nếu bóng của mặt trăng không phủ tới trái đất, những người ở trong khu vực bóng đen đối xứng của mặt trăng ngả tới họ sẽ nhìn thấy mép ngoài của mặt 
trời, tức là mặt trăng chỉ che khuất phần giữa của mặt trời. Hiện 
tượng này gọi là nhật thực hình khuyên. Trước và sau khi xảy ra nhật thực hình khuyên, ta sẽ nhìn thấy nhật thực một phần. Do mặt trăng cùng trái đất tự quay từ tây sang đông, bởi vậy nhật thực bao giờ cũng bắt đầu xuất hiện từ phía tây và nguyệt thực bắt đầu xuất hiện ở phía đông. Nhật thực nhiều hơn, nhưng lại khó quan sát hơn Trong một năm, ít nhất xảy ra 2 lần nhật thực, cũng có năm xảy ra 3 lần, nhiều nhất là 5 lần nhưng rất hiếm. Không có năm nào không xảy ra nhật thực, nhưng cũng có năm không xảy ra nguyệt thực, trong vòng khoảng 5 năm sẽ có 1 năm không có nguyệt thực. Xem ra, nhật thực xảy ra nhiều hơn nguyệt thực, vậy tại sao chúng 
ta thường có dịp quan sát nguyệt thực nhiều hơn? 
Đúng vậy! Lý do là mỗi lần xảy ra nguyệt thực, nhân loại trên một nửa trái đất đều nhìn thấy, trong khi đó, mỗi lần xảy ra nhật thực, chỉ những người trong phạm vi bóng tối rất hẹp của mặt trăng mới nhìn thấy. 
Trên trái đất, rất hiếm được khi chứng kiến nhật thực toàn phần. 
Ở một số miền trên trái đất, trung bình khoảng 200-300 năm mới nhìn thấy một lần nhật thực toàn phần. Cũng cần nhớ rằng khi quan sát nhật thực, bạn phải nhìn qua tấm 
kính đã bôi đen, không nên nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Nếu nhìn trực tiếp, mắt bạn sẽ giống như chiếc kính hội tụ ánh sáng mặt trời. Nhiệt năng của các tia mặt trời rất cao, sẽ gây ra bỏng, thậm chí mù mắt. Tuy nhiên, ở đúng thời điểm nhật thực toàn phần, bạn có thể quan sát hiện tượng kỳ vĩ này bằng mắt thường. 

File đính kèm:

  • pdfhien_tuong_nhat_thuc_20150725_103009.pdf
Giáo án liên quan