Ngữ văn lớp 9 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Học sinh)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM KÍ

CỦA CÁC NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Kết quả cần đạt

 Tìm hiểu một số tác phẩm thuộc thể loại kí của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hiểu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nắm vài nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm tiêu biểu.

 Có ý thức tìm tòi, đọc thêm và tóm tắt được những tác phẩm văn xuôi khác, đặc biệt là các tác phẩm viết về Quảng Trị của nhà văn.

1. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Sau một số tác phẩm kí ra mắt bạn đọc thành công như Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979) Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1981) là bài bút ký do nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế và được in trong tập sách cùng tên vào năm 1984. Một phần bài bút ký này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn phổ thông, và được đánh giá là “một đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương”.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn lớp 9 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Học sinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện rằng, ngày xửa ngày xưa...”
Lược trích một đoạn bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
“...Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư nên trong chiến tranh thoát khỏi bị xe Mỹ càn ủi.
Đúng một trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ, quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng.
Người sinh ra ở gò Nổi để chết dưới chân thành Hà Nội, xương thịt trở về với đất làng mà chính khí vang động sử sách,"trời cao bể rộng đất dày-núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi".
Trước mặt người ta đọc thấy cặp câu đối viếng của Tôn Thất Thuyết: "Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khả vô tâm" (Lấy cái chết để thành tên tuổi, xưa nay người anh hùng đâu muốn thế/ Một thời trung nghĩa lòng không thể hổ thẹn khi nhìn đai cuộc ngày nay)...
Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng.
Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân!...”. 
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN XUÂN ĐỨC 
Kết quả cần đạt
Tìm hiểu một số tiểu thuyết của các nhà văn Xuân Đức. 
Hiểu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nắm vài nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm được giới thiệu.
 Có ý thức tìm tòi và đọc thêm những tác phẩm khác của nhà văn Xuân Đức.
Tiểu thuyết “Người không mang họ” (Xuân Đức)
Người không mang họ là một tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức ra đời năm 1983 với nhân vật chính là tướng cướp Trương Sỏi (còn có các tên khác là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm). Khi mới xuất bản lần đầu năm 1983, tiểu thuyết đã gây một cơn sốt với con số xuất bản kỷ lục là 3 vạn bản. Tiểu thuyết này cũng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do đạo diễn Long Vân chỉ đạo với nam diễn viên Lý Hùng thủ vai tướng cướp Trương Sỏi. Năm 2007, nhà văn Xuân Đức đã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho tác phẩm này.
Các nhân vật chính:
Trương Sỏi: Ban đầu có tên gọi là Hoàng Lạng (hay Ngô Sĩ Lạng), rồi đổi tên là Nguyễn Viết Lãm, Trương Sỏi, Thái Lưỡng, xuất thân trong một gia đình nông dân ở Vĩnh Linh, Quảng Trị. Lạng con riêng của địa chủ Hoàng Ất, lớn lên trong gia đình nông dân Ngô Sĩ Học trong sự ghẻ lạnh của dân làng: "Đồ con nhà địa chủ ăn xương ăn máu người ta". Năm 1964, Lạng vượt sông Bến Hải vào Nam, sau đó theo dòng đời xô đẩy trở thành tướng cướp Trương Sỏi khét tiếng.
Khánh Hòa: Là một nữ điệp viên cộng sản, nằm vùng ở Đông Hà dưới nghề rèn sắt cùng gia đình. Gia đình Khánh Hòa đã vô tình cưu mang Lãm khi anh sống bằng nghề bốc vác ở chợ Đông Hà. Khánh Hòa là người mà Trương Sỏi có tình cảm đặc biệt. Sau năm 1975, Khánh Hòa đã trở thành công an, vô tình tham gia truy bắt băng cướp Trương Sỏi.
Kim Chi: vốn là con gái của ông chủ ô tô Phù Ái. Kim Chi quen Lãm khi Lãm là thợ sửa chữa ở nhà Phù Ái, lúc đó Kim Chi đã là một nữ tướng cướp bí mật của nhóm cướp Mãng Xà. Sau này, khi Trương Sỏi thống nhất các băng cướp, Kim Chi trở thành phó trại Mũ đen dưới quyền Sỏi và trở thành người tình của Trương Sỏi. Ở cuối chuyện, Kim Chi bị bắn chết khi đang cố cướp Tổng kho Diễn Châu.
Quản Nhọn: là một tên cầm đầu băng cướp Đào Lưu, kẻ đã lôi kéo Trương Sỏi vào con đường trộm cướp, sau đó trở thành tay chân của Trương Sỏi, và cuối cùng bị chuyên án của Khánh Hòa bắt sống.
Hậu Lác: Ban đầu là tướng cướp trong băng cướp Hận đời, bị Trương Sỏi dùng võ nghệ đánh tan và bắt phải tham gia băng Đào Lưu, sau đó thành tay chân của Sỏi trong trại Mũ đen.
Lê Hoài Nam: Là một chiến sĩ công an, có võ nghệ và mưu trí, biệt danh là Triệu Tử Long. Lê Hoài Nam tham gia chuyên án phá băng cướp Trương Sỏi và nhiều lần đụng độ với Sỏi. Sau nhiều lần thất bại khi đấu võ với Sỏi, cuối cùng Lê Hoài Nam đã bắt sống Trương Sỏi bằng chính võ nghệ của mình.
Các nhân vật khác: Hoàng Ất, Sơn Nam mãi võ, Kiều Loan,...
Tiểu thuyết Người không mang họ miêu tả cuộc đời của nhân vật chính là một tướng cướp tên gọi Trương Sỏi. Tiêu đề "Người không mang họ" là để chỉ xuất thân phức tạp của nhân vật chính: không rõ thực chất cha mẹ là ai, gốc gác họ hàng phức tạp... Ban đầu, nhân vật chính có tên Hoàng Lạng, lớn lên ở miền quê Vĩnh Linh, Quảng Trị. Lạng lớn lên vào thời điểm bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh do có những câu chuyện khác nhau về xuất thân của Lạng: là con riêng của địa chủ... Do không chịu nổi sự ghẻ lạnh, Lạng đã vượt sông Bến Hải vào Nam, sau đó đi lính, rồi lại trốn lính, được gia đình một người bạn cưu mang, đổi tên thành Nguyễn Viết Lãm, rồi sau cùng lại bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh phức tạp, trở thành người vô gia cư.
Lãm mang vác làm thuê kiếm sống, trải qua nhiều sóng gió: làm thuê cho gia đình Phù Ái, trở thành người tình hụt của Kim Chi (một nữ tướng cướp - sau này thành người tình của Lãm khi thành cướp), sau đó lại phiêu bạt, trở thành thành viên của gia đình Khánh Hòa, một nữ điệp viên cộng sản nằm vùng. Sau đó, Lãm lại tham gia gánh thuốc Sơn Nam mãi võ, học võ, trở thành Đệ nhị mãi võ, rồi lại vướng lưới tình với vợ của chủ gánh thuốc là Kiều Loan, bị đánh gục và bỏ rơi. Lãm quay lại với gia đình Khánh Hòa thì Khánh Hòa đã đi tham gia lực lượng cách mạng, để tránh sự điều tra của chính quyền, Lãm đã lấy tên là Trương Sỏi. Theo dòng đời xô đẩy, Trương Sỏi đã tham gia băng cướp giật của Quản Nhọn, cùng bọn Quản Nhọn đánh bại, thâu tóm băng cướp của Hậu Lác, Kim Chi và trở thành trùm băng cướp có tên gọi là đảng Mũ Đen, cùng với những tên cầm đầu là Kim Chi, Hậu Lác, Quản Nhọn. Trương Sỏi từng có ý định hoàn lương, quay về gặp Khánh Hòa, nhưng vì dằn vặt vì những tội lỗi của mình trước đó nên Trương Sỏi không đủ can đảm để quay lại với cuộc sống hoàn lương.
Sau năm 1975, chính quyền mới đã làm đám cướp tan rã, Trương Sỏi giạt về Vinh, lại một lần nữa giành được quyền cầm đầu toán trộm cắp với tên Thái Lưỡng, sau đó lại cùng bọn Kim Chi, Quản Nhọn thống nhất toán cướp, trở lại tên gọi cũ Trương Sỏi. Sự truy lùng gắt gao của chính quyền (với việc Khánh Hòa tham gia công an, cùng với một công an viên khác là Lê Hoài Nam cùng truy bắt) khiến toán cướp của Trương Sỏi, Kim Chi tan rã. Kim Chi đã ép Sỏi cùng thực hiện vụ cướp cuối cùng sau đó sẽ vượt biên nhưng không thành, Kim Chi bị giết chết, Sỏi cũng bị bắt và xử tử.
Tiểu thuyết “Cửa gió”
Cửa gió – tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Xuân Đức với hơn một nghìn trang gồm hai tập, bộ tiểu thuyết tràn đầy âm hưởng sử thi, chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn, viết về cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Vĩnh Linh và một phần chiến trường Bắc Quảng Trị trong những năm 1965 – 1969, tác giả đã cho chúng ta thấy sự ác liệt của chiến tranh và khả năng chịu đựng đến tuyệt vời khi con người có tình yêu bền chặt đối với quê hương đất nước.
Sự kiện lịch sử ấy là vào đầu xuân 1966, Mĩ Nguỵ tiến hành đợt tấn công tổng lực với chiến dịch “năm mũi tên” đánh vào điểm trong yếu của miền Nam tạo thành một chiến lược phản công lớn tìm diệt chủ lực quân giải phóng, kết hợp với càn quét với bình định gom dân, đánh phá, thu hẹp vùng giải phóng và cuối cùng là để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Trong không khí bi tráng của buổi lễ truy điệu những người dân hi sinh trong khi tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, Xuân Đức đã giới thiệu cho người đọc sự xáp mặt ban đầu của Vĩnh Linh với cuộc chiến. Những tang tóc, đau thương bắt đầu bao phủ bầu không khí trong lành của vùng quê yên ả “tiếng thét tiếng khóc não ruột chạy dọc mép nước. Rứa rồi khăn tang trắng xóm, trắng làng”. Nhưng ở đây, toát lên một thái độ thích nghi, một sự bình tĩnh của con người trước những thử thách mới. Dường như ở đây, cả cuộc sống và con người đều ít phân vân, lượng lự mà đi tới. Có nghĩa là chấp nhận, là chịu đựng, là đương đầu với mọi hi sinh. Một lớp người trẻ tuổi như Lợi, Thái, Thuấn, Phương – những người lớn lên từ mái trường xã hội chủ nghĩa – đã bước vào kháng chiến với tấm lòng nhiệt tình, tin yêu với lời thề thiêng liêng khắc tạc vào sông núi: “Chúng ta xin thề trước quân kì sẽ hoàn thành hết bất cứ nhiệm vụ nào, chiến thắng bất cứ kẻ thù nào. Chúng ta xin hứa với các bậc cha mẹ, với đồng bào Vĩnh Linh yêu quý, với bà con Trị Thiên bên kia tuyến vô cùng thương nhớ rằng, những đứa con ưu tú của mảnh đất đầu cầu giới tuyến này đã ra đi là chiến thắng”.
Trong Cửa gió, nhân vật khá đa dạng: có tốt và cả chưa tốt, các tuyến nhân vật được phân ra một cách rõ ràng. Ngòi bút Xuân Đức đã nâng niu khi viết về những thế hệ người dân Vĩnh Linh yêu làng quê, yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội: Lợi – chàng trai đất Vĩnh Hoà giỏi văn, năng nổ nhiệt tình trong công tác văn nghệ, bộc trực, thẳng thắn và gan dạ; Thái hiền lành, ít nói nhưng cương quyết giữ vững lập trường; Thuấn nhu mì, hiếu thuận và son sắt thuỷ chung; Phương ương bướng, mạnh mẽ, gan dạ, đôi lúc hơi cả tin và đa cảm; Trần Chính – chính trị viên, luôn tận tâm, bình tĩnh và vị tha trước sai lầm của lớp trẻ Tất cả như hoà lẫn vào nhau tạo thành tập thể nhân dân anh hùng. Bên cạnh sự miêu tả cái tốt đẹp, lòng quả cảm và sự hi sinh, ngòi bút Xuân Đức không hề né tránh những tiêu cực vẫn có trong đời sống hoặc trong nếp nghĩ bất chợt của con người. Ở tiểu thuyết còn mang tính sử thi truyền thống này, các nhân vật bộc lộ tính cách thông qua hành động nhất quán theo mục đích, lí tưởng đã lựa chọn.
Truyện ngắn “Tượng đồng đen một chân” (Xuân Đức)
Tiểu thuyết Tượng đồng đen một chân sẽ dẫn dắt bạn đọc đến những bí ẩn lạ kì. Vốn dĩ người ta nói trên thế giới này đầy những điều không thể lý giải nhưng có lẽ điều khó lý giải nhất chính là những thứ thuộc về tâm linh, về những gì trừu tượng mà người ta khó có thể nắm bắt được, nhất là những truyện kinh dị.
Tác phẩm là hồi chuông cảnh báo con người một cách khẩn thiết về sự suy thoái đạo đức khủng khiếp trước guồng quay của cơ chế thị trường. Sự sung bái vật chất và thực dụng đã làm cho luân lí, đạo đức bọ xói mòn, cái xấu cái ác khó kiểm soát. Tác phẩm cuốn hút người đọc bởi lối kể chuyện hấp dẫn, cốt truyện giàu kịch tính từ những mâu thuẫn xung đột mang tính cá nhân đến bi kịch lớn về vấn đề nhân sinh cho cả thời đại.
Xuân Đức đã xây dựng một câu chuyện kinh hoàng và thần bí về việc truy tìm tung tích một bức tượng thờ Mẫu của người Rạc trên núi Linh Linh (đã bị ai đó bẻ một chân) thuở còn khai thiên lập địa. Sở dĩ bức tượng được người ta tìm kiếm nhiều như vậy vì nó được làm bằng đồng đen, cao lớn bằng cột nhà lớn. Có thể nói nó là một báu vật, ai chiếm hữu được nó sẽ là người giàu có nhất đời. Và vì thế công cuộc tìm kiếm kéo dài hàng trăng năm, trải qua nhiều thế hệ từ miền xuôi đến miền ngược và gây nên hàng trăm câu chuyện bi hài, cười ra nước mắt. Tượng đồng đen trở thành nguồn sống cho mọi người. Người ta ăn, ngủ, yêu, lập gia đình, chịu đựng gian khổ hay sung sướng đều vì nghĩ đến tượng đồng đen. Và dĩ nhiên, để có được tượng đồng đen, người ta có thể bất chấp thủ đoạn, bất chấp đạo lí, bất chấp tình nghĩa dù đó là mối quan hệ huyết thống thân cận nhất, thiêng liêng nhất. Một khi cuộc sống gia đình được đặt vào bối cảnh cụ thể và chịu sự tác động đa chiều của xã hội thì lối sống ích kỉ, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, đồng tiền trở thành lực vạn năng, bất chấp mọi nguyên tắc và những chuẩn mực đạo đức, trong thực tế đã biến không ít những con người trở thành bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa.
4. Tiểu thuyết “Bến đò xưa lặng lẽ” (Xuân Đức)
Tiểu thuyết viết về cuộc chiến đấu chống Pháp, Mỹ và những ngày đầu thống nhất đất nước của những lớp người ở hai bên bờ sông Bến Hải, Vĩnh Linh, Quảng Trị; những cuộc chiến đấu gan dạ, anh dũng, khốc liệt nhưng cũng lắm gian nan, hy sinh, mất mát nhất là những oan trái, những nỗi niềm không thể giãi bày của người dân chất phác hiền lành, chỉ một lòng vì dân vì nước vì đồng chí đồng đội.
Đọc Bến đò xưa lặng lẽ, người đọc nhân ra chiến tranh không chỉ có chiến thắng mà có cả chiến bại, những thất bại của người lính, sự trần trụi nghiệt ngã của bản thân người lính đều được bóc trần: đó là sự hèn nhát và tham sống sợ chết (nhân vật chú Tấn), đó là thực trạng tha hoá, giả dối, cơ hội và tham vọng quyền lực đã cuốn người lính vào cuộc chiến biến họ trở thành những kẻ hủ bại, cá nhân (nhân vật Thuẫn), biến cô gái hồn nhiên thành người đàn bà sắt đá, bản lĩnh và ham hố quyền lực (nhân vật Li), tình yêu trong chiến tranh như một vẻ đẹp bị bao vây, giằng xé và nó gắn liền chặt chẽ với khát vọng nhục thể, thèm khát bản năng (nhân vật Lương và Khảm) 
Trong Bến đò xưa lặng lẽ, nhân vật Khảm – hồn ma chiến sĩ cách mạng, tức là người ở cõi âm, đã kể lại câu chuyện về cõi dương. Đó là câu chuyện đầy bi thương hơn 40 năm về trước nơi tuyến lửa khu 4 Vĩnh Linh – Quảng Trị với không gian trải dài hai bờ giới tuyến. Câu chuyện xoay quanh số phận của bốn con người (trong đó có cả anh) bị bánh xe chiến tranh nhào nặn đến “bã bượi, bầm dập” mà nguyên nhân cốt lõi của nó là “gục ngã trước những thử thách của hoàn cảnh, không dám trung thực với chính mình, chạy theo những toan tính cá nhân, làm hoen ố những gì thiêng liêng, tốt đẹp nhất của tình bạn, tình yêu, tình đồng chí”, để rồi chính họ phải trả giá, phải âm thầm trong tuyệt vọng đớn đau, đến lúc hi sinh về cõi bên kia vẫn không nguôi khắc khoải day dứt. Khảm trong những năm tháng hoạt động cách mạng bí mật ở vùng Phước Tuyền – Bình Trị Thiên đã gặp gỡ, cảm hoá và yêu Lương – cô thôn nữ xinh đẹp ở nhà thờ dòng Phước Sơn, biến Lương trở thành cơ sở cách mạng. Bé Linh ra đời vừa là kết quả tình yêu nồng thắm vừa khai mào cho những rắc rối, bi kịch ở tâm hồn con người. Vì hoàn cảnh chiến tranh và giữ bí mật cho tổ chức, anh và Lương đành gửi con cho Li – một người bạn gái tốt bụng, để dễ bề hoạt động. Hành động mang tính chất “tự kỉ” ấy khiến họ phải trả giá bằng việc mất đi tình cốt nhục với con và tình bạn cao quý với Li dù bản thân họ ngàn lần không muốn thế. Từ lòng nhân ái cao cả nhận nuôi con của bạn, đến những nhen nhóm thù hận vì những dị nghị của xóm làng vì cho rằng bố mẹ đắ bé ích kỉ, tàn nhẫn, Li đã thay đổi trở nên lì lợm và bất chấp, tự đến với Đọt như vợ chồng để che mắt thế gian và lao vào công việc chung như một sự trả thù và nhất thiết không dễ dàng tha thứ cho cách lựa chọn mà theo chị “cái gì cũng được. Được ham muốn dục vọng, được con cái nối dõi tông đường, lại được cả lí tưởng, công lao, thành tích danh giá” như Khảm và Lương đã lựa chọn. Sự mất con của Khảm mãi mãi chính là hệ quả từ lời buộc tội của Đọt đối với anh “cả anh, cả Lương thật chẳng ra gì không hiểu với anh, trên đời này cái gì quý nhất”. Giá như lúc ấy, anh và Lương dám hi sinh danh tiếng, chịu đựng tổn thất để nhận con thì có lẽ giờ đây trong cõi âm u mịt mờ anh đã chẳng phải day dứt như lời kết tội của Đọt “ai hận cũng được nhưng đừng để con cái hận mình”.
Ở tiểu thuyết Bến đò xưa lặng lẽ, chúng ta tiếp cận với một trong nhiều góc khuất của bối cảnh chiến tranh. Đấy là đời sống tâm hồn, là những ước mơ khát vọng tình yêu, là những riêng tư bản năng nhất đã bị cỗ xe chiến tranh cuốn vào trong từng bánh xích của nó. Trong tâm hồn các nhân vật luôn tồn tại các đợt sóng ngầm cuộn chảy, một sự đấu tranh âm thầm để giành lấy quyền được là mình, sống với con người của chính mình. Họ đã đi đến tận cuối của cuộc chiến, cuối của cuộc đời, cuối của khát vọng níu giữ phần còn lại cuối cùng tốt đẹp đã bị rơi vãi, bị tước đoạt trong chiến tranh. Bởi không ai nói ra nhưng trường đời và những năm tháng xông pha khói lửa đã dạy họ một bài học quá ư đơn giản mà kì thực lại vô cùng thấm thía: họ sẽ còn lại gì sau cuộc chiến khốc liệt, sau những toan tính cá nhân, họ sẽ làm gì, sẽ sống như thế nào sau những mất mát riêng tư của mỗi cá nhân và của rất nhiều đồng chí, đồng đội, để cuộc chiến này mãi mãi còn lại trong họ cái dư âm không chỉ là chua xót, đớn đau, lầm lỡ mà còn là niềm tự hào, kiêu hãnh về những năm tháng không thể nào quên của dân tộc.
Năm 2007, tác phẩm được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình với bối cảnh quay phim quy mô hoành tráng như một bằng chứng khẳng định giá trị hiện thực của kịch bản bộ phim.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Xuân Đức, Bến đò xưa lặng lẽ, NXB Hội Nhà văn, 2004.
Xuân Đức, Người không mang họ, NXB Văn học, 1984.
Tượng đồng đen một chân, Đọc truyện online, Internet.
ĐỌC THÊM
Đánh giá, nhận định về Xuân Đức:
“ Không dám qua mặt các nhà lý luận phê bình văn học nhưng đọc Xuân Ðức, tôi có cảm giác như anh đã "phá giới" mà vượt qua cái lằn ranh kinh điển của một tác phẩm văn học truyền thống để nhìn cuộc sống ở một góc thật nhất! Và có lẽ đó là thành công nhất của anh.
Nhưng vốn liếng đời văn của Xuân Ðức không chỉ là những vở kịch hay những cuốn tiểu thuyết dài hơi kể trên, anh còn có cả một "gia tài" khá đồ sộ mà bất cứ một cán bộ làm công tác văn hóa thông tin hàng tỉnh "cờ, đèn, kèn, trống" nào cũng thấy nể. Cái máu văn nghệ của chàng binh nhì thuở nào luôn sôi dậy trong anh, để rồi dù công việc hành chính lu bu, ông Giám đốc sở Văn hóa-Thông tin vẫn tìm cách lặn lội đêm hôm về làng văn hóa, tập hát, tập hò, tập kịch... với bà con. 
Ở mảnh đất đậm đặc chất sử thi như Quảng Trị, mỗi năm biết bao nhiêu sự kiện văn hóa, lịch sử, năng khiếu của kịch gia Xuân Ðức đã để lại những dấu ấn đẹp trong phong trào văn hóa địa phương”. 
 (Đinh Như Hoan)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM KÍ
CỦA CÁC NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Kết quả cần đạt
 Tìm hiểu một số tác phẩm thuộc thể loại kí của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
Hiểu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nắm vài nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm tiêu biểu.
 Có ý thức tìm tòi, đọc thêm và tóm tắt được những tác phẩm văn xuôi khác, đặc biệt là các tác phẩm viết về Quảng Trị của nhà văn. 
1. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Sau một số tác phẩm kí ra mắt bạn đọc thành công như Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979) Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1981) là bài bút ký do nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế và được in trong tập sách cùng tên vào năm 1984. Một phần bài bút ký này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn phổ thông, và được đánh giá là “một đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương”. 
Ai đã đặt tên cho dòng sông là một bút ký đặc sắc, thể hiện một tìm tòi đáng kể trong lĩnh vực bút kí với phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
Bài bút kí không chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương xứ Huế mà còn thấy được sự gắn bó với lịch sử và văn hóa của cố đô Huế. Bài bút kí tiêu biểu cho văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người. Bài viết có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan (chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân; khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương). Bài kí đã ca ngợi dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế với nhiều sự phát hiện về lịch sử và văn hoá xứ Huế. Tác phẩm như một bài thơ văn xuôi về “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, một người mẹ không thể hiểu được chỉ bằng một cái nhìn bề ngoài hời hợt. Hành trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển là hành trình của tâm hồn xứ Huế, bộc lộ mọi cung bậc của nó, vừa mãnh liệt vừa sâu lắng, vừa trữ tình thiết tha, vừa bình thản trí tuệ. “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là bản trường ca của rừng già rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc trở nên dịu dàng và say đắm những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Tác giả đã ngược lên thượng nguồn của c

File đính kèm:

  • docCTDP Ngu van Lop 9 SHS.doc