Ngữ văn lớp 7 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Giáo viên + Học sinh)
Bài 2: TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VỀ TỤC NGỮ, CÂU ĐỐ QUẢNG TRỊ
(Thời lượng: 2 tiết )
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về đặc tính, thể loại, các thành tựu về tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị
- Sưu tầm tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị; đọc các tài liệu viết về tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị để mở rộng vốn hiểu biết về kho tàng văn học dân gian Quảng Trị
- Biết vận dụng tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị trong cuộc sống, trong các trò chơi dân gian
- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị.
g lời. - Cây kia ăn quả ai trồng, Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu ? Cơ đồ gầy dựng bấy lâu Công lao tiên tổ lẽ đâu quên hoài Mộ phần gìn giữ hôm mai Những ngày lễ tết chẳng sai lệ thường. - Có chồng rồi khác chi con ngựa có dây cương Lôi mô chạy nấy khổ trăm đường ai ơi ! - Còn cha gót đỏ như son Một mai cha chết, gót con đen sì - Mẹ già ham việc tiếc công Cầm duyên con lại thu đông mãn rồi Mãn rồi cai đội hồi hương Trai về làm ruộng, gái bán buôn nuôi chồng. - Ra đi bố mẹ ở nhà Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai bưng... 2. Quan hệ xã hội Ai về Đông Hà, ai qua Cam Lộ, ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh, ai về Triệu Phong, Quảng Trị quê mình, Cho em nhắn gởi chút tình nhớ thương. - Bạn về không có chi đưa Môn khoai đang dại, mít dừa đang non Cây cao bóng mát chẳng ngồi Lại ngồi trửa nắng trách trời không dim - Cây khô xuống nước cũng khô Phận nghèo đi tới chỗ mô cũng nghèo Con quan lấy đứa mần than Nắng mưa phải chịu cơ hàn phải theo 3. Quan hệ lứa đôi - Trăng lên tới đó rồi tề Nói chi thì nói, em về kẻo khuya - Bướm vàng đậu đọt cau tơ Kiếm nơi mô nương tựa, Chơ răng cứ vất vơ rứa hoài - Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp là cơm nguội những khi đói lòng - Đi mô cho thiếp đi cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp theo - Cam chua, quýt ngọt bồng the Thấy em nho nhỏ, anh ve anh để dành - Xa anh có bấy nhiêu ngày Tình em như mảnh trăng gầy nửa đêm - Hai ta mót củi một cồn Bứt tranh một chỗ, tiếng đồn thật xa - Em đương vút nếp hong xôi Nghe anh lấy vợ, thúng trôi nếp chìm - Ai hay nông nổi mần ri Ngày xưa ở rứa, vội chi trao lời - Anh đã có vợ thời thôi Không phải mắm nêm chuối chát mà muốn moi cho nhiều - Anh về đừng có ngó lui Để em ngó dọi ngùi ngùi thêm thương - Anh đưa em lên đến ngã tư sòng Em trở Về Cam Lộ, anh trở lại Triệu Phong với ai chừ - Được nên chồng nên vợ thì hay Rủi thời đói khổ có ăn mày cũng phu thê - Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm Sự thêm bớt từ, ngữ trong các câu ca dao Quảng Trị là không có quy tắc mà hoàn toàn tuỳ theo cảm hứng của người hò, sao cho tròn ý là được. Sự hợp vần trong ca dao thường thay đổi, hết gieo vần lưng lại gieo vần chân, như quy luật hợp vần của thể lục bát và song thất lục bát. Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao Quảng Trị cũng khá phong phú. Ta sẽ gặp ở đây những từ ngữ đối nghĩa, đối ý trong câu ca đối đáp - Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít Trầu cả chợ răng nói trầu không - Chuối không qua Tây răng gọi là chuối sứ ? Cây không biết chữ răng gọi là thông ? Khi chọc ghẹo nhau vẫn nhẹ nhàng, tế nhị - Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung Anh về thưa với hai họ rõ ràng Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Hãy tìm hiểu ở địa phương em có những câu ca dao, dân ca nào ? 2. Em có nhận xét gì về ca dao, dân ca Quảng Trị ? 3. Ca dao, dân ca Quảng Trị đã phản ánh những điều gì trong cuộc sống? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ca dao, dân ca Quảng Trị: nguồn Internet 2. Tác giả: Trần Quốc Vượng, Cơ sở Văn hóa việt Nam, NXB Giáo dục, 1997 3. Tác giả: Nguyễn khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam,NXB Giáo dục, 1997 ĐỌC THÊM VỀ THỂ LOẠI HÒ, VÈ QUẢNG TRỊ I.Hò Hò là thể loại truyền khẩu rất phổ thông, dễ nhớ, thường mô tả cảnh sinh hoạt ở nông thôn hoặc một nhân vật đặc biệt, đôi khi nêu thói hư tật xấu với dụng ý giáo dục. Hò rất phong phú, đa dạng, có tính quần chúng và mang nét đặc thù Quảng Trị. Đó là một hình thức sinh hoạt sôi nổi, được diễn ra trong công việc đồng áng, lễ hội hay là một cách giải trí trong buổi nông nhàn. Có nhiều điệu hò và cách hò tùy theo không gian, thời gian, tính chất lao động khác nhaụ: quét vôi thì hò hụi, giã gạo thì hò khoan, hò hô, chèo đò thì hò mái nhì, nếu đò mắc cạn thì hò mái đẩy, hò rủ rơm, hò đánh bài chòi, hò kéo gỗ, hò ru và hò đối đáp... Một số điệu hò tiêu biểu như: - Hò Như Lệ, hò Hiền Lương Hò địch vận ở Như Lệ vốn là biến điệu của hò mái nhì nhưng vang xa như tiếng ngân vút cao mạnh mẽ phát ra từ con tim yêu nước nồng nàn. Tiếng hò Như Lệ là nét độc đáo trong dân ca kháng chiến Quảng Trị, nó đã phát huy tác dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ, tiếng hò kháng chiến lại được dịp vang xa. Nhiều câu hò hai bên bờ sông Bến Hải nói lên niềm ước vọng đất nước thống nhất. Chính ở vùng này đã hình thành nên một bộ phận văn học dân gian mang những đặc điểm riêng của vùng đất bị chia cắt. Sông Hiền Lương bên bồi, bên lở Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương Bao giờ giặc Mỹ hết phương Bắc Nam sum họp con đường vô ra. - Hò ru Chúng ta đều lớn lên từ lời ru của mẹ. Làn điệu ngọt ngào êm dịu như đã thấm vào máu thịt và cũng lớn lên theo dòng đời . Lời ru luôn là sự gợi nhắc tình cảm, nghe mãi nhưng nghe lại vẫn không khỏi bồi hồi: - Khi con thức mẹ cho con bú Khi con lú mẹ lại ru hời Nuôi con cực lắm con ơi! Chỉ mong cho con lưng dài vai rộng Để lấp biển vá trời như ai! - Mẹ thương con ngồi cầu Ái Tử Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu Mai đây bóng xế trăng lu Con ve kêu mùa hạ Biết mấy thu đợi chờ - Em nghe anh đau đầu chưa khỏi Em đây băng đồng chỉ sá, bẻ nạm lá qua xông Ước làm sao cho nên đạo vợ chồng Đổ mồ hôi ra em quạt Lại ngọn gió lồng em che. - Ru hời ru hỡi là ru Bên cạn thời chống bên su thời chèo - Xây thành đắp lũy trên non Cắm hoa dưỡng nước nuôi con tháng ngày Một mai lửa dậy khói bay Con ơi ! Mẹ không biết sống rày thác mai - Ơn cha ba năm báo bổ Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang Bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn Lấy chi trả nghĩa sinh thành Lên non tạc đá xây lăng phụng thờ. - Hò đối đáp Là một thể loại tự sáng tác độc đáo dược phổ biến rộng rãi trong mỗi làng quê Quảng Trị trong thập niên 30, 40. Những lúc nông vụ đã tạm ổn, vào những đêm trăng, đâu đâu cũng nghe tiếng hò rộn ràng, sôi nổi tạo nên một không khí tưng bừng vui vẻ. Có thể chia hò đối đáp làm hai loại: Hò ân tình và Hò đuổi bắt. + Hò ân tình Loại này đơn giản dễ hò, có thể lấy từ câu đố, một cốt chuyện đã có sẵn, chỉ cần nhập vai là hò được hoặc đôi bên đối đáp về những chuyện trời trăng mây nước - Ai đứng ngoài đường cho muỗi cắn chó kêu Vô đây phân giải đôi điều cho vui Các chàng chỉ đợi có thế mạnh dạn bước vào: - Chào lê chào lựu chào đào Ai xa chào trước ai gần chào sau Chào bên nam mất lòng bên nữ Chào người quân tử sợ dạ thuyền quyên Cho anh chào chung một tiếng kẻo chào riêng khó chào - Ai có chồng thì khuyên chồng đừng sợ Ai có vợ thì xin vợ đừng ghen Ra đây ta hò hát cho quen Rạng ngày ai về nhà nấy Khá dễ ngọn đèn hai tim Đó là màn dạo đầu, cuộc hò sẽ tiếp tục: - Đố anh chi sắc hơn dao/Chi sâu hơn biển, chi cao hơn trời Con mắt em sắc hơn dao/Lòng sâu hơn biển, trán cao hơn trời - Bánh cả mâm răng kêu bánh ít Trầu cả chợ răng gọi trầu không Ai mà đối đặng làm chồng nữ nhi - Chuối không đi tây răng kêu chuối sứ Cây không đi học răng kêu cây thông Anh đã đối đặng em theo chàng về mau - Em như bông sen trong hồ Các anh như bèo như bọt nhìn chi được cơ đồ nơi em Nước lên cho sóng cuộn theo Cho sen chìm xuống bèo trèo lên trên - Thương thay các cậu chự bò Cái lưng môốc thếc /Bộ giò đen thùi thui Em về dở sách ra dò Cha em lúc trước cũng chự bò như anh - Trai không vợ như chợ không đình Mưa dông một trộ ghé mình vào đâu Trai chưa vợ lo phò vua vệ quốc Chợ không đình tại thợ mộc suy vi Sao không lo phận thiếp lại đi hỏi chàng + Hò đuổi bắt Xoay quanh thể loại này có những giai thoại mà mỗi khi quây quần bên ấm chè xanh hoặc đôi phút giải lao nơi đồng áng thường được người dân truyền tụng.. Đó là chuyện ông Bộ ở làng Gia Độ và O Thơi ở làng Xuân Thành. Ông Bộ là người nho nhã, có vốn nho học. Tuy đã có gia đình nhưng lại rất say mê hò hát. Còn O Thơi là gái chưa chồng, tài sắc vào đám nhất vùng thời ấy. Một hôm, gặp O Thơi quang gánh di chợ qua cánh đồng giáp hai làng, ông Bộ nổi hứng cất câu hò: Buôn bán chi chi rày lời mai lỗ, vất quách thúng rỗ theo anh. Một mai công toại danh thành, ta ngồi chung kiệu vi hành đó đây Không hề chần chừ nghĩ ngợi lâu, O Thơi cất giọng hò đối lại ngay lập tức: Chữ thánh hiền được mấy pho mấy bộ, dám huênh hoang xuất lộ vi hành? Một mai đỗ đạt thành danh, đã có O Tam thể nó đợi anh kết nguyền Ông Bộ đỏ mặt vì câu hò cay độc. Ai đời đường đường là một đấng trượng phu như thế lại cho rằng chỉ có con mèo tam thể mới lấy! Hò là ngôn ngữ hòa tan trong tâm thức của mọi người, nó như mạch ngầm ẩn dấu đâu đó tưởng chừng quên nhưng chỉ một giây lắng đọng khắc khoải, sẽ bừng dậy những nỗi nhớ niềm thương da diết. Đó là một kho tàng vô tận tiềm ẩn trong mỗi người Quảng Tri. II.Vè Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kỉ XIX. Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội sâu sắc. Nội dung vè Quảng Trị 1.Vè Ba Lòng Thanh trời rạng thấy núi xây/ Rừng xanh suối bạc đáo vầy tứ phương/ Trà Trì, Văn Vận hai phường/ Đá Nầm, Chinh Thạch giao lương thuận hòa/ Tháng năm bắp đã tới mùa/ Chè thơm mít chuối bên Cùa gánh sang/ Bao nhiêu thao vải, lụa hàng/ Vật gì phường chợ cũng băng ngàn trải lên/ Đò thì mắm nục, mắm nêm/ Đò thì cá khô, muối ruốc cũng mang lên tại phường/ Đò thì gạo, nếp, trứng, đường/ Đò thì vàng bạc, lược, gương, cau trầu/ Đò thì ghè, đục, ang, âu/ Tréc, om, trình thống, dĩa dầu, bình vôi/ Buôn chi thì nỏ có lời/ Lưỡi cày, lưỡi cuốc, núc, nồi, đá, dao/ Buôn chi than, vải lụa thao/ Nhuộm màu xanh lục, rêu rao thêu thùa/ Bao nhiêu cũng nhờ hột bắp mà thôi/ Rồi mùa ngó lại, giơ cồi với mao 2.Vè thằng nhác Lẳng lặng mà nghe/ Kể vè thằng nhác/ Gia dình khổ cực/ Vợ yếu con thơ/ Chẳng ai được nhờ/ Chẳng nên trò trống/ Nửa ngày thức dậy/ Lục đục soong nồi/ Vắt áo đi chơi/ La cà hàng xóm/ Vợ nhờ cày ruộng/ Tao bị đau chân/ Vợ nhờ quét sân/ Đau lưng vẹo cổ/ Vợ nhờ bửa củi/ Cái búa nó hư/ Vợ bảo đi bừa/ Sợ rằng trâu húc/ Vợ nhờ đi gặt/ Tao gánh đau vai/ Thở ngắn than dài/ Tội tình chị vợ/ Ấy thế mà!/ Nồi cơm vừa dở/ Chưa kịp ai mời/ Cúi cổ cúi tai/ Một hồi chén sạch/ Là cái thằng nhác/ Ăn dữ không làm/ Hỡi xóm hỡi làng/ Nghe vè thằng nhác 3.Vè con gái Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè con gái/ Tay chân mềm mại/ Khác thể bông ba/ Chờ mẹ đi ra/ Cắp tiền thu dấu/ Muốn ăn khoai nấu/ Muốn ăn khoai nướng/ Muốn ăn xôi chè/ Ăn rồi ngồi xếp bè he/ Cái lưng bơ bừng cái thúng/ Ăn chùng ăn vụng/ Cho sướng cái thân/ Việc nỏ muốn mần/ Chồng thì muốn lấy/ Áo năm bảy cấy/ Mược vào đi chợ/ Béng ướt dụy tôm/ Hai tay bóoc lá/Lộ mồm hả ra III. Đồng dao Gần với thể loại vè là thể loại đồng dao, là một thể loại văn học gắn bó với tuổi thơ Bập bong bong tay mô không tay mô có/ Bập bò bọ tay mô có tay mô không/ Chị lấy chông em ở quá/ Chị ăn cá em mút xương/ Chị đường em mật/ Chị vật em coi/ Chị voi em ngựa/ Chị bựa em bèn/ Chị kèn em trống/ Chị trống em mái/ Chị méo em tròn/ Hai hòn về chị Rầm rà rầm rì/ Xây lúa Đồng Nai/ Cơm gạo phần ngài/ Tấm cám phần tui /Lờ đệng cháy nhà/ Bà già chạy chựa/ Cháy nửa bồ thóc/ Lóc cóc chạy về/ Ông Đề hỏi răng/ Cu Nhăng cắn nhện Bao năm tháng qua, văn học dân gian Quảng Trị đã sống cùng nhịp sống của dân tộc bằng tiếng nói hồn hậu, trung thực của mình, ngân vang bằng giọng hò thiết tha, trìu mến thân thương cho đến ngày nay./. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về đặc tính, thể loại, các thành tựu về tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị - Sưu tầm tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị; đọc các tài liệu viết về tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị để mở rộng vốn hiểu biết về kho tàng văn học dân gian Quảng Trị - Biết vận dụng tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị trong cuộc sống, trong các trò chơi dân gian - Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị. Bài 2: TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VỀ TỤC NGỮ, CÂU ĐỐ QUẢNG TRỊ (Thời lượng: 2 tiết ) 1. Tục ngữ Tục ngữ và câu đố là hai thể loại suy lý phổ biến ở Quảng Trị, tục ngữ Quảng Trị được phân làm ba tiểu loại: 1.1 Về thời tiết và sản xuất Ở Quảng Trị có những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết như sau: - Chớp ngã Cồn Tiên; mưa liền một trộ. - Sấm Đầu Mầu không cầu cũng đến. - Cò ăn ruộng sâu thì nắng/Cò ăn ruộng cạn thì mưa - Công cấy thì bỏ, công làm cỏ thì ăn. - Đập đất nhỏ, luống đánh to/ Xung quanh rắc đậu, trồng ngô xen vào - Đói thì ăn môn ăn khoai/ Đừng thấy ló lỗ giêng hai mà mừng - Trăng rằm đã to lại tròn/ Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi - Xứ Cùa đất đỏ ba zan/ Ai ơi trồng mía làm giàn thả tiêu 1.2 Về sản phẩm địa phương Có những câu tục ngữ, thành ngữ đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa phương. Chính qua những câu tục ngữ, thành ngữ này chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật chất của vùng đất Quảng Trị - Nem chợ Sãi, vải La Vang Khoai Quán Ngang, dầu tràm Đại Nại - Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sòng Cá bống Bích La, gà Trại Lộc... 1.3 Về đời sống xã hội - Liệu cơm mà gắp mắm ra/ Liệu cựa liệu nhà mà gả con vô - Khun ba năm không ai biết/ Dại một giờ bạn hay - Đi buôn bữa lỗ bữa lời/ Ra câu giữa vời bữa có bữa không - Ai ơi chớ lấy học trò/ Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm - Khoai lang cổ bở cổ trân/ Làm rễ họ Trần cực lắm ai ơi - Bỏ công múc nước đường xa/ Có trong thì múc, ngà ngà thì thôi - Sui gia là bà con tiên/ Ăn ở không hiền là bà con quỷ Kinh nghiệm về đời sống xã hội có những câu thật xác đáng và thực tế - Chạy lóc xóc không bằng góc vườn - Nhiều nghề cá trê húp nác (nước) Người miền núi cũng bày tỏ kinh nghiệm của họ: - Đừng mau phai như hoa Toang-a-rát/ Đừng chóng bạc như vôi - Xách bầu phải xem quai Địu con phải xem vải buộc Làm cỏ phải xem cán nắm Về hình thức nghệ thuật, các câu tục ngữ ở Quảng Trị thường hợp vần theo lối yêu vận chứ không theo lối cước vận. 2. Câu đố Câu đố Quảng Trị có thể phân thành những tiểu loại: - Về những bộ phận cơ thể của con người - Về những hoạt động của con người - Về các con vật - Về các loại cây trái - Về các sự vật hiện tượng khác. Qua những câu đố, ta thấy được sự tinh vi trong những nhận xét về sự vật, con vật sống cạnh người. Như đố về con gà trống: - Đầu rồng, đuôi phụng cánh tiên; Ngày năm bảy mụ tối ngủ riêng một mình. Hoặc con chó: - Khen ai nho nhỏ, mắt tỏ như gương, tối trời như mực biết người thương ra chào Có nhiều khi sự liên tưởng vô cùng sâu sắc. Đố về cau, trầu, vôi có câu: - Hai cây cao đã nên cao; Một người dưới rào xa đã nên xa. Ba người họp lại một nhà; Kết duyên phu phụ duyên đà mặn duyên Có thể nói sự thông minh dí dỏm, óc nhận xét tinh vi của người Quảng Trị được thể hiện trong câu đố. - Da non mà bọc lấy xương; lửa cháy trên đầu chúa chẳng thương. Đêm năm canh tiêu hao mình thiếp; nghĩ đến đoạn trường nước mắt nhỏ sa ( Cây đèn sáp) - Một mẹ sinh đặng ngàn con, trai có gái có, tài khôn rõ ràng. Mặt trời đã xế vàng vàng; con xa ngái mẹ lại càng thương thay. Cách nhau đã bốn năm ngày; con lại gặp mẹ mừng thay là mừng (Phiên chợ Cam Lộ) - Hai người ở hai buồng; ngó đi nhìn lại như tuồng cấm cung. Đêm về sập cửa thả chông; ngày thì vòi vọi đứng trông nhau hoài. (Hai con mắt) - Gặp nhau đây bất luận đêm ngày; lật ra xem thử lỗ này ở đâu. Đâm vô thì rút ra mau; đừng để trung nớ mà đau lòng nàng. Rút ra máu chảy tràn lan; khi nớ duyên thiếp, nợ chàng ngái xa. (Đạp gai) - Họ hàng chỉ sống trên non; tìm cây hút nhụy nuôi con tháng ngày. Không may lửa dậy khói bay; thảm thương ấu tử sống rày thác mai. (Tổ ong bị đốt) - Cây xanh mà lá cũng xanh; dầm mưa dãi nắng theo anh võ vàng. Một mai lửa đỏ thành than; mây bay khói lượn truớc mặt chàng, chàng ơi. (Cây thuốc lá) 3.Câu đối Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm các vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Câu đối thường tuân theo nguyên tắc đối ý và đối chữ Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng đôi nhau Đối chữ: danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại. Quảng Trị có những câu đối hay thể hiện địa danh của quê hương mình như: - Văn Vận tuột quần Văn Vận vận/ Bích La đau bụng Bích La la - Cam Lộ buôn cam, Cam Lộ lộ/ Bích Giang không nón, Bích giang giang - Tân Trúc trồng tre, thở hoi hóp/ Đông Hà xúc hến hát ngêu ngao HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Hãy tìm hiểu ở địa phương em có những câu tục ngữ,câu đố,câu đối nào ? 2. Tục ngữ, câu đố được phân thành những loại gì ? 3.Tục ngữ, câu đố đã phản ánh những điều gì trong cuộc sống? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tục ngữ - câu đố- câu đối Quảng Trị: nguồn Internet Bài 3: TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ (Thời lượng: 2 tiết ) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về phương ngữ Quảng Trị. - Sưu tầm phương ngữ Quảng Trị; bước đầu biết so sánh phương ngữ và ngôn ngữ phổ thông - Luyện tập thực hành chữa lỗi phát âm và chính tả do ảnh hưởng phương ngữ. - Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị. 1.Phương ngữ ( thổ ngữ) là những đơn vị, dạng thức từ ngữ của ngôn ngữ mà phạm vi tồn tại và sử dụng của nó ở trong một địa phương nhất định, thường gắn với khẩu ngữ và mang đậm bản sắc địa phương. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp. Sự khác biệt về ngữ âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất. Phương ngữ Quảng Trị thuộc vùng phương ngữ bắc Trung bộ có ảnh hưởng bởi phương ngữ nam Trung bộ; nó có những nét đặc trưng của phương ngữ Bình Trị Thiên như: phương ngữ Quảng Trị chỉ có 5 âm điệu; phát âm không phân biệt thanh hỏi với thanh ngã. Do có độ trầm lớn hơn nên tồn tại một số hiện tượng phát âm không phân biệt như: Đ-/D- (đa thịt/da thịt, đắc/dắt, đẻo đai/dẻo dai, đép/dép, đưới/dưới,...), B-/V- (đầy bun/đầy vun, bo gạo/vo gạo, bót/vót, bui bẻ/vui vẻ, bút gạo/vút gạo,...), L-/NH- (lạt/nhạt, hoa lài/hoa nhài, lát/nhát, lanh/nhanh,...), CH-/GI- (chàn bầu/giàn bầu, rau chên/rau giền, ngủ một chớc/ngủ một giấc, con chán/con gián, chập/giập,...), TR-/D-/GI- (troi/dòi, tra/già, trùn/giun, trữa/giữa,...), PH-/B- (phỏng/bỏng, phịa/bịa, đỏ phừng phừng/đỏ bừng bừng,...), INH/-ÊNH (thinh thang/thênh thang, minh mông/mênh mông, linh đinh/lênh đênh,...), -ENG/-ANH (keng/canh, xeng/xanh, lèng/lành, kéng/cánh,...). Những lúc đi đâu xa nghe được giọng Quảng Trị với” răng, tê ,mô rứa. nác (nước) cấy dôông ( vợ chồng) trữa cươi ( giữa sân ) trốc bọ mi ( đầu cha mi)... Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đơm trẹt, bọ tui chộ con cọp, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọp lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui" - (Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua một tí cho vui). Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem). Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!)... Ai cũng thấy gần gũi và thân thương giọng nói quê mình. Khi đi đâu xa, nổi nhớ quê hương luôn tha thiết trong lòng người Quảng Trị. 2. Một số đặc trưng của phương ngữ Quảng Trị - Phương ngữ Quảng Trị còn giữ được nhiều chứng tích của tiếng Việt-Mường cổ. Ví dụ: tiếng Việt có "nước, lưới, lưỡi, lửa " thì tiếng Mường có "nác, lái, lãi, lả" và tiếng Quảng Trị là nác, lứi, lửi, lả. "khôn ăn nác, dại ăn xác" - Trong âm điệu phương ngữ Quảng Trị thể hiện các sắc thái như: + Sắc thái chân chất, thật thà, mộc mạc, giản dị. + Sắc thái linh hoạt, sống động Tiếng Việt là thứ tiếng ghi âm, vì vậy nói sai thì dẫn đến viết
File đính kèm:
- CTDP Ngu Van. lop 7.SHS va SGV.doc