Ngữ văn lớp 6 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Giáo viên)

TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐẢO CỒN CỎ

VÀ ĐÔỘNG LÒI RENG

1. Giới thiệu bài (Giáo viên cần lựa chọn cách giới thiệu hợp lí, hấp dẫn)

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động

Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh:

- Đọc.

- Kể lại truyện.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu của các câu hỏi (1), (2), (3) để đi đến các kết luận sau:

Nội dung

Truyện Truyền thuyết về đảo Cồn Cỏ và đôộng Lòi Reng giải thích sự hình thành một số địa danh nổi tiếng ở Quảng Trị như: Đảo Cồn Cỏ thuộc huyện Đảo Cồn Cỏ, đôộng Lòi Reng, rừng nguyên sinh Rú Linh, hai giếng nước ở xã Vĩnh Nam, hòn đá lớn nằm ở xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh. Truyện còn giải thích hiện tượng có trong tự nhiên đó là mống cầu vồng bảy sắc trên trời.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 13241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn lớp 6 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Giáo viên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN DÂN GIAN QUẢNG TRỊ
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU
MỘT SỐ TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS
- Hiểu được những đặc điểm nổi bật và những đóng góp của truyện dân gian Quảng Trị trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam. Nắm được nội dung, nghệ thuật tiêu biểu, ý nghĩa của truyện Truyền thuyết về đảo Cồn Cỏ và đôộng Lòi Reng và một số truyện truyền thuyết khác của Quảng Trị.
- Biết liên hệ so sánh với các truyện dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 6 tập một để thấy sự giống nhau và khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này.
- Có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy thành quả văn học nghệ thuật của quê hương. Góp công sức trong việc bảo vệ biển, đảo quê hương. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch cụ thể, giao dự án cho các tổ thực hiện và giám sát chặt chẽ việc triển khai dự án của học sinh.
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến Văn học dân gian Quảng Trị, truyện dân gian Quảng Trị, nghiên cứu truyện Truyền thuyết về đảo Cồn Cỏ và đôộng Lòi Reng, chuẩn bị kiến thức, thiết kế bài dạy phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình.
Chuẩn bị thêm những thông tin mang tính lịch sử, địa lí, giá trị, tiềm năng của một số địa danh như: Đảo Cồn Cỏ - huyện đảo Cồn Cỏ, rừng nguyên sinh Rú Lịnh - huyện Vĩnh Linh, một số tranh ảnh về các địa danh, sự vật được nhắc đến trong truyện Vĩnh Linh, một số thông tin mang tính thời sự về vấn tranh chấp trên biển hiện nay.
 Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của giáo viên, đọc tài liệu, sưu tầm, sắp xếp các truyện tìm được theo thể loại: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, soạn bài theo yêu cầu câu hỏi trong tài liệu dành cho học sinh.
III. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Bài học này có hai nội dung, một nội dung có tính khái quát, một nội dung có tính cụ thể nên việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp có những bước không thể đồng nhất.
	Với nội dung khái quát, tài liệu tham khảo chưa nhiều, để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh nên tổ chức dạy học theo dự án là phù hợp nhất (như đã nói ở phần chuẩn bị). Qúa trình tổ chức các hoạt động giáo viên cần hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận rút ra được những nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật của các loại truyện để có những đánh giá khái quát và những đóng góp về số lượng, giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện dân gian Quảng Trị trong kho tàng văn học dân gian nước nhà.. 
Ở bài học này còn tổ chức cho học sinh tìm hiểu một truyện truyền thuyết cụ thể. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo yêu cầu các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học tập để rút ra được giá trị nội dung, nghệ thuât, ý nghĩa của truyện. Truyện Truyền thuyết về đảo Cồn Cỏ và đôộng Lòi Reng có dung lượng kiến thức ngắn, sau phần tìm hiểu truyện nếu còn thời gian thì tổ chức cho các em đọc thêm một số truyện truyền thuyết khác có ở trong tài liệu hoặc đọc và kể những truyện truyền thuyết mà học sinh sưu tầm được.
Về thời lượng: Bài này, tài liệu chuẩn bị kiến thức để thực hiện trong hai tiết, các trường, giáo viên dựa vào việc xây dựng các chuyên đề dạy học theo môn học của trường mình để tổ chức dạy học học cho hợp lí. 
Sau đây là một số gợi ý cụ thể:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài học.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Cho học sinh đọc văn bản Giới thiệu khái quát về truyện dân gian Quảng Trị
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh trao đổi trong nhóm hoàn thiện yêu cầu của các câu hỏi (1),(2), (3). Cử đại diện trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: Giáo viên chốt lại các vấn đề mà các nhóm đã thảo luận bằng một số nội dung cơ bản như sau:
1. Thể loại: Truyện dân gian Quảng Trị đa dạng về thể loại song có thể phân thành ba loại chính đó là truyền thuyết, cổ tích, truyện cười. Riêng truyện cười của Quảng Trị chủ yếu là chuyện trạng Vĩnh Hoàng. 
2. Nội dung, nghệ thuật
a. Truyện truyền thuyết
+ Nội dung các truyện truyền thuyết thể hiện nhiều khía canh:
Kể về nguồn gốc con người, nguồn gốc một số dân tộc người Việt: Truyền thuyết quả bầu; Sự tích người Pa cô...
Kể về sự ra đời của một số tên đất tên làng, địa danh trong tỉnh, kể lại sự nghiệp của người có công sinh ra làng xã như: Truyền thuyết về đảo Cồn Cỏ và đôộng Lòi Reng; Nguồn gốc Câu nhi; nguồn gốc Như Lệ... 
Kể về sự tích đền tháp, miếu, chùa như: Sự tích tháp Dương Lệ và tháp Trung Đan, Đền Tương Hầu, Miếu Tương Nghè.
Các truyền thuyết đó phần nào đã cho thấy lòng tôn trọng văn hóa, biết ơn những người có công với đất nước, với quê hương của người dân Quảng Trị.
+ Nghệ thuật kể trong truyền thuyết Quảng Trị cũng khá quen thuộc, thường sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo, lối kể theo trình tự thời gian.
b. Truyện cổ tích
+ Nội dung: Truyện cố tích có nội dung rất phong phú. Ở vùng đồng bằng các truyện như: Vác mía tìm dâu, Tình mẹ con, Vợ làm quan cho chồng. Ở miền núi các truyện: Sự tích sao hôm sao mai, Con voi thần, Chàng Lờng và lão Bay Bưm... là những truyện cổ tích tiêu biểu. Dù viết về đề tài khác nhau nhưng truyện cổ tích Quảng Trị tập trung đề cao đạo lí làm người, lòng chung thủy, phê phán những hạng người xảo trá lừa lọc. 
Các truyện đều có kết thúc có hậu điều thiện thắng điều ác, tình yêu thủy chung đều đi đến hạnh phúc, kẻ thống trị độc ác tàn bạo luôn bị lên án và bị trừng phạt. Cách thể hiện đó phần nào đã bộc lộ được tâm tư tình cảm với quê hương đất nước, con người, thể hiện khát vọng sống cao đẹp, có tình yêu, hạnh phúc bền vững của người dân Quảng Trị
+ Cách kể chuyện cổ tích của người Quảng Trị cũng rất độc đáo. Có truyện mang tính thần kì, có truyện mang tính khôi hài song cách diễn đạt thì rất dể hiểu. Nhiều tình tiết truyện được lấy từ nếp sống, nếp nghĩ hàng ngày của nhân dân nên nội dung truyện vừa hấp dẫn, vừa thể hiện được sự gẫn gũi, chất phác, dung dị của người dân Quảng Trị mà đặc biệt là người dân tộc miền núi.
c. Truyện cười
+ Nội dung: 
 Truyện cười Quảng Trị luôn viết về những chuyện đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười vui vẻ sảng khoái, làm quên đi những khó khăn, vất vả hướng tới cuộc sống với niềm lạc quan, hy vọng lớn. 
+ Nghệ thuật 
Khai thác những thói hư tật xấu có trong đời sống hàng, đưa vào truyện một cách hợp lí. 
Tạo tình huống gây cười bằng cách kể khoa trương phóng đại. 
Sử dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân địa phương hợp lí góp phần làm cho truyện vừa hài hước vừa gần gũi...
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
 Đọc một số truyện dân gian ở địa phương mà em đã sưu tầm được. Tìm giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện đó. 
 Chuẩn bị nội dung cho tiết 2 và các bài học sau (theo yêu cầu của câu hỏi trong phần hướng dẫn học tập). 
TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐẢO CỒN CỎ 
VÀ ĐÔỘNG LÒI RENG
Giới thiệu bài (Giáo viên cần lựa chọn cách giới thiệu hợp lí, hấp dẫn)
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh:
- Đọc.
- Kể lại truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu của các câu hỏi (1), (2), (3) để đi đến các kết luận sau:
Nội dung
Truyện Truyền thuyết về đảo Cồn Cỏ và đôộng Lòi Reng giải thích sự hình thành một số địa danh nổi tiếng ở Quảng Trị như: Đảo Cồn Cỏ thuộc huyện Đảo Cồn Cỏ, đôộng Lòi Reng, rừng nguyên sinh Rú Linh, hai giếng nước ở xã Vĩnh Nam, hòn đá lớn nằm ở xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh. Truyện còn giải thích hiện tượng có trong tự nhiên đó là mống cầu vồng bảy sắc trên trời.
Theo cách kể của người dân Quảng Trị thì những tên đất, tên sự vật, hiện tượng nói trên được hình thành bằng sự biến hóa hết sức kì diệu của các sự vật có trong thực tế.
Nghệ thuật
Sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo: con người khổng lồ, chiếc đòn gánh, sọt đất khổng lồ, sự biến hóa kì diệu của các vật do Thồ Lồ làm rớt hoặc vứt ra. Tất cả đã góp phần tô đậm tính chất li kì, tạo sự hấp dẫn của truyện.
Cách kể ngắn gọn, dễ hiểu.
Ý nghĩa văn bản 
Truyện thể hiện niềm tự hào của nhân dân về một số địa danh nổi tiếng ở Quảng Trị và nhắc nhở mọi người hãy biết trân trọng, giữ gìn, phát huy giá trị những gì mà quê hương may mắn có được. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thảo luận thực hiện yêu cầu ở câu hỏi (4*) 
Hoạt động 4: Cho học sinh đọc một số truyện truyền thuyết mà học sinh sưu tầm được hoặc những truyện có trong phần đọc thêm.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tự học
- Đọc truyện và nhớ một số tình tiết, sự việc chính.
- Kể lại truyện bằng ngôn ngữ kể.
- Liên hệ một số câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc sự vật.
- Chuẩn bị cho bài 2. (theo câu hỏi có trong tài liệu)
BÀI 2
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU
MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH QUẢNG TRỊ
VÁC MÍA TÌM DÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS
Hiểu được giá trị về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện Vác mía tìm dâu. 
Biết phân tích và làm rõ tính cách của các nhân vật trong truyện để làm bật nổi chủ đề của truyện.
Xây dựng ý thức không nên sống ỉ lại, chơi bời, lười nhác, tránh xa các tệ nạn xã hội. Có thái độ yêu lao động, sống thật thà, thủy chung, có trách nhiệm với gia đình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	Giáo viên: Nghiên cứu văn bản Vác mía tìm dâu và phần gợi ý phương pháp dạy học, chuẩn bị kiến thức, thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
	Học sinh: Đọc truyện, soạn bài theo yêu cầu câu hỏi trong tài liệu dành cho học sinh.
III. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	Ở bài học này chương trình bố trí cho học sinh tìm hiểu một truyện cổ tích cụ thể. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo yêu cầu các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học tập để rút ra được giá trị nội dung, nghệ thuât, ý nghĩa của truyện. 
	Để thực hiện mục tiêu giáo dục ý thức, thái độ sống đúng đắn cho học sinh, trong tiết học này, việc liên hệ thực tế rất cần thiết, giáo viên nên dành thời gian hợp lí tổ chức cho lớp thảo luận giải quyết câu hỏi (4*) từ đó có định hướng tích cực cho học sinh.
	Sau đây là một số gợi ý cụ thể:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên có thể bằng nhiều cách để dẫn dắt học sinh hướng vào các khía cạnh cần khai thác truyện cổ tích Vác mía tìm dâu.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh:
- Đọc.
- Kể lại truyện. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu của các câu hỏi (1), (2), (3) để đi đến các kết luận sau:
Nội dung
+ Nhân vật Phú ông
Có kinh nghiệm sống, có sự phán đoán chính xác về con trai mình (Biết tính con trai, phú ông muốn tìm cho con một người vợ kéo léo, sau này biết đường bày vẽ cho chồng, trọn bề tề gia nội trợ...Trước lúc nhắm mắt phú ông đã giao lại cho cô dâu một hũ vàng và dặn con dâu dành để sinh sống, nuôi con và lo cho chồng). 
+ Nhân vật người con trai phú ông 
Lười nhác, cờ bạc, rượu chè thiếu trách nhiệm với gia đình, cuối cùng phải sống đầu đường xó chợ. Thật đáng trách (ăn chơi, biếng làm lụng, lại hay cờ bạc rượu chè...đem bán hết gia sản, bỏ cả vợ con, ra đi biệt tín...sau thời gian lưu lạc đã trở thành kẻ ăn mày).
Sau này biết hối cãi nên đã có được cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
+ Nhân vật người con dâu
Thông minh, đảm đang, hiếu thảo, thủy chung, giàu lòng nhân ái, vị tha (ăn hết mía, dùng bả phơi nắng rồi làm củi đun chín cơm...Nghe lời cha dặn xây dựng nhà cửa, nuôi con khôn lớn, chu tất việc thờ phụng, cúng giỗ tổ tiên họ hàng nhà chồng...Cầu trời khấn phật, nghĩ cách tìm người chồng về đoàn tụ gia đình...
Nàng là người phụ nữ có những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng. Phẩm chất của nàng chính là phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
Nghệ thuật
- Xây dựng được các việc theo trình tự hợp lí, tự nhiên, khéo léo, tạo được tình huống bất ngờ éo le: anh chồng con nhà giàu có nhưng lười nhác, rượu chè, cờ bạc, trở thành kẻ ăn mày. Mang hết gia sản, vứt bỏ gia đình để chơi bời trác táng, rốt cuộc lại đứng chờ ngày này qua ngày khác để mong được nhận ân chuẩn của vợ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, dân dã.
- Xây dựng được hình tượng nhân vật với tính cách phù hợp. 
- Kết thúc có hậu. 
Ý nghĩa văn bản
Truyện đề cao sự thông minh khôn khéo của người lao động và bài học cho những ai lười nhác, sống ỉ lại, chơi bời, thiếu trách nhiệm với người thân, với gia đình. Truyện còn thể hiện niềm tin của nhân dân về sức mạnh của tình yêu thương, lòng chung thủy, trí thông minh. Qua đó thể hiện ước mơ của người nhân dân về cuộc sống gia đình đầm ấm hạnh phúc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thảo luận thực hiện yêu cầu ở câu hỏi (4*) 
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về các nhân vật trong truyện.
- Nhắc lại nhiệm vụ của các nhóm trong việc chuẩn bị cho bài 3. 
 Cá nhân chọn một truyện cười hoặc một chuyện trạng Vĩnh Hoàng rèn kĩ năng kể chuyện hấp dẫn. Các nhóm cử đại diện tiêu biểu tham gia hoạt động thi kể truyện cười, chuyện trạng. 
 BÀI 3
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU 
MỘT SỐ TRUYỆN CƯỜI QUẢNG TRỊ 
CHUYỆN TRẠNG VĨNH HOÀNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
- Nắm nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười của truyện Bay qua và Mắc cọp để cày.
- Rèn kĩ năng kể truyện cười, kĩ năng phân tích các tình huống gây cười ở hai truyện trên.
- Học tập cách cư xử tế nhị, biết tự trọng, sống lạc quan, cần cù, chịu khó, yêu lao động.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Nghiên cứu hai truyện Bay qua và Mắc cọp mà cày, phần gợi ý phương pháp dạy học, chuẩn bị kiến thức, thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
	Học sinh: bài soạn theo yêu cầu câu hỏi trong tài liệu dành cho học sinh, chọn một câu chuyện em cho là thích nhất để tham gia thi kể chuyện cười tại lớp.
III. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Ở tiết học này, chương trình muốn dành thời lượng 2 tiết học để thực hiện các nội dung sau đây:
Đọc và tìm hiểu truyện cười Bay qua và chuyện trạng Vĩnh Hoàng Mắc cọp mà cày
Thi kể chuyện cười trong học sinh.
Tổng kết chương trình địa phương phần Ngữ văn lớp 6.
Với việc tìm hiểu hai tuyện trên, giáo viên nên tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu câu hỏi trong phần Hướng dẫn học tập. Sau đó phân tích một số tình tiết gây cười để rút ra nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười của truyện. Đây là hai truyện ngắn (truyện cười thường thế) nhưng vẫn có truyện. Kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ mục đích gây cười. Khi tìm hiểu truyện cố gắng làm sao để học sinh tự phát hiện ra cái đáng cười, cái tạo ra tiếng cười là điểm thành công.
Phần thi kể chuyện không nhất thiết giới hạn trong truyện nói trên nên để cho các em chọn những câu chuyện mình thích.
	Đây là bài học cuối của Chương trình địa phương môn Ngữ văn lớp 6, giáo viên nên dành khoảng thời gian phù hợp để tổng kết, đánh giá lại giá trị của truyện dân gian Quảng trị, đề ra nhiệm vụ cho mọi người nói chung và cho bản thân người học trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của văn học dân gian địa phương làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân gian nước nhà. Đồng thời định hướng và đặt ra cho học sinh nhiệm vụ để việc học chương trình địa phương phần Ngữ văn lớp 7 tốt hơn.
Sau đây là một số gợi ý cụ thể.
Văn bản: BAY QUA
1. Giới thiệu bài
 Dẫn dắt học sinh hướng vào nội dung cần tìm hiểu của văn bản Bay qua
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh:
- Đọc, kể lại chuyện.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ địa phương có trong truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu của các câu hỏi (2), (3), (4) để đi đến các kết luận sau:
Nội dung
 Bay qua kể chuyện một người có tính tham ăn do không được mời đi ăn giỗ đã có hành vi, lời nói, việc làm làm cho người khác chê cười. 
Tính tham ăn là biểu hiện của việc tham lam trong ăn uống, một tính xấu của con người. Người có tính tham ăn thường bị cộng đồng miệt thị chê cười. Người ta không gọi là anh tham ăn hoặc chị tham ăn mà người ta nói “Đồ tham ăn”. 
Nhân vật hàng xóm trong truyện từ lâu đã có tính đó. Hôm nay, biết nhà cạnh mình có giỗ tức là có nhiều đồ ăn ngon nên “đã khăn áo chỉnh tề ngồi đợi từ lâu” để được mời. Lúc đầu lão cũng cố giữ thể diện. Nhưng khi không thấy, “cáu tiết, lão châm lửa đốt chuồng heo nhà mình”. Việc làm này so với một bữa ăn giỗ lão thiệt hại lớn nhưng lão không kể, mục đích là lão muốn thông báo cho người hàng xóm biết là lão đang ở nhà và đã chuẩn bị sẵn sàng để được mời đi ăn. Đây là chi tiết gây cười thứ nhất.
Có lẽ cái làm cho người đọc người không nhịn được cười đó là câu nói cuối truyện: “Bác nói đã hay chưa nở, răng mà tàn lửa nhà tui thì bay sang nhà bác mà kỵ nhà bác lại không bay qua nhà tui". Lão đã cố gắng tạo ra sự chú ý nhưng hàng xóm vẫn không có lời mời. Không nhịn được nữa, lão nói thẳng. Lời nói lột hết ruột gan nhưng vô lí. Tính tham ăn làm cho lão trở nên đần độn, thô thiễn, trái trời ngược đất, không giống ai.
Nghệ thuật
Khai thác những thói hư tật xấu có trong đời sống hàng ngày, đưa vào truyện một cách hợp lí. 
Tạo tình huống gây cười bằng cách kể khoa trương phóng đại. 
Sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân địa phương hợp lí góp phần làm cho truyện vừa hài hước vừa gần gũi...
Ý nghĩa văn bản
Bay qua là một truyện hài hước nhằm tạo tiếng cười vui vẻ và phê phán nhẹ nhàng những kẻ có tính tham lam trong việc ăn uống. Truyện cũng nhắc nhở mọi người không nên vì miếng ăn mà để người khác xem thường.
MẮC CỌP MÀ CÀY
1. Giới thiệu bài
Dẫn dắt học sinh hướng vào nội dung cần tìm hiểu: Mắc cọp mà cày.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh:
- Đọc, kể lại chuyện.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ địa phương có trong truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu của các câu hỏi (2), (3), (4) để đi đến các kết luận sau:
Nội dung
Chuyện Mắc cọp để cày kể về việc anh nông dân do đi cày quá sớm nên bắt nhầm cọp để cày, đến sáng mới ngã ngửa là mình đang cày bằng cọp. Không biết làm sao phải tháo cày cho cọp chạy.
Chi tiết đáng cười đó là sự nhầm lẫn, sự nhầm lẫn đáng lẽ ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng cuối cùng lại vô sự.
	Nghệ thuật
Tạo tình huống gây cười bằng cách kể khoa trương phóng đại. Sắp xếp tình tiết hợp lí làm cho chuyện hư cấu mà như thật hấp dẫn người đọc người nghe từ đầu đến cuối truyện.
Dùng từ địa phương khéo léo, phù hợp.
Ý nghĩa văn bản
Truyện ca ngợi đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, gan góc, hài hước của người dân Vĩnh Hoàng. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của phần luyện tập.
Bài tập 1: Giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm thi kể truyện cười Quảng Tri, chuyện trạng Vĩnh Hoàng.
Bài tập 2: Sau những trao đổi của học sinh, giáo viên cần chốt lại:
Truyện dân gian Quảng Trị có số lượng lớn, nội dung đa dạng, phong phú. Chính điều này đã làm cho văn học dân gian nước nhà đã phong phú lại càng phong phú hơn. 
Từ nội dung các truyện dân gian đã được tìm hiểu ta càng hiểu và yêu hơn con người Quảng Trị, đó là những con người tâm hồn rộng mở, có khát vọng sống cao đẹp, ước mơ một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tình cảm trong sáng, gan góc, bền bĩ và có tinh thần lạc quan, có quyết tâm lớn trong việc đấu tranh chống thiên nhiên, chống kẻ thù xâm lược, xây dựng quê hương giàu mạnh. 
Trách nhiệm của mỗi một chúng ta là phải giữ gìn và phát huy thành quả văn học nghệ thuật của địa phương đó là một sản phẩm trí tuệ, tinh thần vô giá của dân tộc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học.
Tiếp tục tìm hiểu, sưu tầm truyện dân gian Quảng Trị.
Chuẩn bị tâm thế để học phần tiếp theo của Chương trình địa phương môn Ngữ văn lớp 7: Thơ dân gian Quảng Trị.

File đính kèm:

  • docCTDP Ngu Van.LOP 6.SGV..doc
Giáo án liên quan