Ngân hàng câu hỏi học kì I môn: Vật lí - Lớp 6

Câu 3 + Mức độ: Thông hiểu

+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút

+ Nội dung câu hỏi :

Trong 4 cách sau :

1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng

4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng

Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?

A. Các cách 1 và 3

B. Các cách 1 và 4

C. Các cách 2 và 3

D. Các cách 2 và 4

 

doc29 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng câu hỏi học kì I môn: Vật lí - Lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lực nam châm hút đinh sắt. 
B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi. 
C. Lực hút của Trái Đất. 
D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. 
Câu 3
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Lực đàn hồi xuất hiện khi
	A. Lò xo nằm yên trên bàn
	B. Lò xo bị kéo giãn
	C. Lò xo được treo thẳng đứng
	D. Dùng dao chặt một cây gỗ
Câu 4
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ? 
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau, trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn. 
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. 
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ. 
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Đáp án: B
Câu 5
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi : Chọn câu đúng trong các câu sau đây: 
A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng 
B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm. 
C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. 
Đáp án: C
Tên chủ đề: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng
Câu 1
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi : Đơn vị trọng lượng là gì ?
A. N	 B. N. m	 C.	N. m2	 D. N. m3
Đáp án: A
Câu 2
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi : Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? 
 A) d = V.D	 B) d = P.V	 C) d = 10D	 D) P = 10.m
Đáp án: D
Câu 3
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là 
	A. 0,45N	 B. 4,5N C. 45N 	D. 4500N
Đáp án: B
Câu 4
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi : Treo 1 vật nặng có trọng lượng 3N thì lò xo xoắn giãn ra 2 cm. Để lò xo giãn 5 cm thì phải treo vật có trọng lượng bao nhiêu?
A. 8N	B. 12,5N	 C. 6N	D. 7,5N
Đáp án: D
Câu 5
+ Mức độ: Hiểu biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 6 phút
+ Nội dung câu hỏi : Lực kế dùng để làm gì ? Viết công thức liên hệ giữa trọng lực và khối lượng ?
Đáp án: 
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
 - Công thức: P = 10m
 Tên chủ đề: Khối lượng riêng
Câu 1
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi : Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa khối lượng riêng với khối lượng và thể tích của một vật? 
A. D = m/V B. d = P.V C.	d = 10D D. P = 10.m
Đáp án: A
Câu 2
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Để xác định khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng:
A. Một cái cân, một lượng nước thích hợp, một bình tràn. B. Một cái lực kế, một lượng nước thích hợp, một bình chứa. 
C. Một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp, một bình tràn.
D. Một cái cân và một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp.
Đáp án: D
Câu 3
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi : Tính khối lượng riêng của thanh sắt có khối lượng 8 kg và thể tích 2 m3
Đáp án: Khối lượng riêng của thanh sắt là :
 D = = = 4 kg/m3
Câu 4
+ Mức độ: hiểu biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4 phút
+ Nội dung câu hỏi : Khi nói: “ khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3” có nghĩa là:
A. 7800kg sắt bằng 1m3 sắt 
B. 1m3 sắt có khối lượng riêng là 7800kg.
C. 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg. 
D. 1m3 sắt có trọng lượng là 7800kg.
Đáp án: C
Câu 5
+ Mức độ: hiểu biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Tại sao nói: sắt nặng hơn nhôm?
A. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.
B. Vì khối lượng (trọng lượng) của sắt lớn hơn khối lượng (trọng lượng) của nhôm.
C. Vì khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của nhôm.
D. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
Đáp án: A
 Tên chủ đề: Trọng lượng riêng
Câu 1
+ Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi : Đơn vị trọng lượng riêng là gì? 
 A. N/ m2. B. N/ m C .N. m3	D. kg/ m3
Đáp án: B
Câu 2
+ Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
A. D = P.V B. d =P/V C. d = D.V D. d = P.V
Đáp án: B
Câu 3
+ Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi : Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Nêu rõ tên và từng đơn vị của từng đại lượng?
 Đáp án: 
d = Trong đó: p là trọng lượng (N ), V là thể tích (m3),
 d là trọng lượng riêng ( N/m3). 
Câu 4
+ Mức độ: vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi : Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314lít thì trọng lượng riêng của sữa là bao nhiêu?
 A. 1,264 N/ m3 B. 0,791 N/ m3 C. 12 643 N/ m3 D. 1264 N/ m3
 Đáp án: C
Câu 5
+ Mức độ: vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút
+ Nội dung câu hỏi : Một vật đặc ở mặt đất có khối lượng là 8000g và thể tích là 2dm. Tính trọng lượng riêng của chất làm vật?
 Đáp án: 
m = 8000g = 8kg Áp dụng công thức: d = 
V = 2dm3 = 0,002m3 P = 10.m = 10.8 = 80 N 
 Tính: d = ? d = = = 40 000 N/m3 
Tên chủ đề: Máy cơ đơn giản
Câu 1
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào? 
A. Lực ít nhất bằng 1000N. B. Lực ít nhất bằng 100N. 
C. Lực ít nhất bằng 10N. D. Lực ít nhất bằng 1N. 
 Đáp án: C
Câu 2
 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?
	A. Búa nhổ đinh	B. Kìm điện.
	C. Kéo cắt giấy.	D. Con dao thái.
Đáp án: B
Câu 3
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi : Để kéo trực tiếp 1 bao ximăng có khối lượng 50kg người ta dùng lực nào trong các lực sau?
 A. F = 50N	 B. F = 500N C. 50N < F < 500N D. F < 50N
 Đáp án: D 
Câu 4
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản?
A. Người đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao để xây nhà.
B. Dùng búa để nhổ đinh.
C. Lăn 1 thùng phuy nặng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải.
D. Lăn thùng phuy nặng trên mặt đường nằm ngang
 Đáp án: A
Câu 5
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : 
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm sau :
Khi kéo vật theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực .trọng lượng của vật. 
 Đáp án: Ít nhất bằng
Tên chủ đề: Mặt phẳng nghiêng
Câu 1
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : 
Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?
	A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.
	B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.
	C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.
	D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.	
Đáp án: B
Câu 2
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : 
Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? 
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật. 
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật. 
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật 
Đáp án: C
Câu 3
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi : 
Trong 4 cách sau : 
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng 
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng 
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng 
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng 
Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ? 
A. Các cách 1 và 3 
B. Các cách 1 và 4 
C. Các cách 2 và 3 
D. Các cách 2 và 4 
Câu 4
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi : 
 Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4=1200N. 
A. Tấm ván C. Tấm ván 3
B. Tấm ván 2	 D. Tấm ván 4
 Đáp án: B
Câu 5
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi: 
Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn?
 Đáp án: 
Dốc thoai thoải độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ nên người đỡ mệt hơn.
Tên chủ đề: Đòn bẩy
Câu 1
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi: 
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày có rất nhiều dụng cụ dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Em hãy cho biết một số dụng cụ đó.
Đáp án: 
Kìm, búa nhổ đinh, xe cút kít, mái chèo, cái bập bênh,....
Câu 2
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi: 
Khi dùng đòn bẩy, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật thì lực nâng vật sẽ:
A. Lớn hơn trọng lượng của vật
B. Bằng trọng lượng của vật
 C. Nhỏ hơn trọng lượng của vật
Đáp án: C
Câu 3
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi: 
Khi sử dụng đòn bẩy muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm như thế nào?
Đáp án: Làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng của vật.
Câu 4
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi: Hãy kể tên một số máy cơ đơn giản trong thực tế ?
Đáp án: 
- Mặt phẳng nghiêng
- Đòn bẩy
 - Ròng rọc
Câu 5
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
a) Đòn bẩy luôn có.....và có................ tác dụng vào đó
b) Khi khoảng cách từ điểm tựa tới tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi ...................
Đáp án: 
a) Điểm tựa
Các lực
b) Về lực
NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 6
Bài 16 RÒNG RỌC
TT
Mức độ
Nội dung câu hỏi và đáp án
Điểm
Câu 1
Biết
1.Câu hỏi: 
Khi dùng ròng rọc động ta có lợi gì?
A Lực kéo vật 
B Hướng của lực kéo
C Lực kéo và hướng của lực kéo 
D Không có lợi gì
2. Đáp án: A
0,5
Câu 2
Biết
1. Câu hỏi: 
Tác dụng của ròng rọc cố định là:
A. Làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật 
B. Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. Không làm thay đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp.
D. Vừa làm thay đổi hướng vừa làm thay đổi cường độ của lực
2. Đáp án: B
0,5
Câu 3
Hiểu
1. Câu hỏi: 
Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng	B. Ròng rọc cố định 
C. Ròng rọc động 	D. Đòn bẩy
2. Đáp án: B
0,5
Câu 4
1. Câu hỏi: Máy cơ đơn giản nào sau đây có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?
 A. Ròng rọc động 	B. Ròng rọc cố định
 C. Đòn bẩy 	D. Mặt phẳng nghiêng
2. Đáp án: B
Câu 5
Vận dụng
1. Câu hỏi: Em hãy lấy một ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế?
2. Đáp án: ( Có thể là)
+ Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân dùng ròng rọc cố định để đưa các vật liệu lên cao. Khi dùng ròng rọc, thì người công nhân không phải mang vác vật liệu lên cao mà chỉ cần đứng tại chỗ để di chuyển chúng.
+ Ở đầu trên của cột cờ (ở sân trường) ó gắn một ròng rọc cố định. Khi treo hoặc tháo cờ ta không phải trèo lên cột.
2
Bài 18 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
TT
Mức độ
Nội dung câu hỏi và đáp án
Điểm
Câu 1
Biết
1.Câu hỏi: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
Khối lượng của vật tăng.
Khối lượng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật tăng.
Khối lượng riêng của vật giảm.
 2. Đáp án: D
0,5
Câu 2
Biết
1. Câu hỏi:	Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?	
2. Đáp án: 
+ Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
0,5
0,5
Câu 3
Vận dụng
1. Câu hỏi: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
Hơ nóng nút.
Hơ nóng cổ lọ.
Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
Hơ nóng đáy lọ.
2. Đáp án: B 
0,5
Câu 4
Vận dụng
1. Câu hỏi:	Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
.2. Đáp án: 
 Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán
1
Câu 5
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
2. Đáp án: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.
2
Câu 6
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?
2. Đáp án: Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần
1
Bài 19 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
TT
Mức độ
Nội dung câu hỏi và đáp án
Điểm
Câu 1
Biết
1.Câu hỏi: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.	
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
 2. Đáp án: C
0,5
Câu 2
Biết
1. Câu hỏi:	Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?	
2. Đáp án: 
+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
0,5
0,5
Câu 3
Vận dụng
1. Câu hỏi: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.
2. Đáp án: B 
0,5
Câu 4
Vận dụng
1. Câu hỏi:	An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao?
2. Đáp án: Vì chai có thể bị vỡ, do nước khi đông đặc laị thành nước đá, thì thể tích tăng.
 1
Câu 5
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
2. Đáp án: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
1
Câu 6
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
2. Đáp án: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
 1
Bài 20 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
TT
Mức độ
Nội dung câu hỏi và đáp án
Điểm
Câu 1
Biết
1. Câu hỏi: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
Rắn, lỏng, khí
Rắn, khí, lỏng
Khí, lỏng, rắn
Khí, rắn, lỏng
 2. Đáp án: C
0,5
Câu 2
Biết
1. Câu hỏi:	Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí?	
2. Đáp án: 
+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
0,5
0,5
Câu 3
Hiểu
Câu hỏi: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng. 	B. Trọng lượng. 
C. Khối lượng riêng. 	D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.
2. Đáp án: C 
 0,5
Câu 4
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?( Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này.)
2. Đáp án: Ta có công thức: d = ==10
Khi nhiệt độ tăng thì khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh. Do đó không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. 
 2
Câu 5
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
2. Đáp án: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, chất rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên.
2
Câu 6
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
2. Đáp án: Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
2
Bài 21 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
TT
Mức độ
Nội dung câu hỏi và đáp án
Điểm
Câu 1
Biết
1. Câu hỏi: Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?
2. Đáp án: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép. 
1
Câu 2
Biết
1. Câu hỏi:	Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao?
2. Đáp án: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng. Đồng giãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngoài vòng cung.
1
Câu 3
Biết
1. Câu hỏi: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?
2. Đáp án: Nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và thanh thép nằm phía ngoài vòng cung.
 2
Câu 4
Biết
1. Câu hỏi: Nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của băng kép?
2. Đáp án: 
- Cấu tạo: Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau. 
- Tính chất: Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại .
- Ứng dụng: Do băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại nên người ta ứng dụng tính chất trên vào việc đóng ngắt tự động mạch điện.
 3
Câu 5
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?
2. Đáp án: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray.
2
Câu 6
Vận dụng
1. Câu hỏi: Ở hai đầu gối đỡ một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đỡ đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn?
2. Đáp án: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
1
Câu 7
Vận dụng
1. Câu hỏi: Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
2. Đáp án: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
2
Bài 22 NHIỆT KẾ - NHIỆT KẾ
TT
Mức độ
Nội dung câu hỏi và đáp án
Điểm
Câu 1
Biết
1. Câu hỏi: Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì?
2. Đáp án: Trong ống quản ở gần bầu nhiệt kế có một chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống khi đưa bầu nhiệt kế ra khỏi cơ thể. 
1
Câu 2
Biết
1. Câu hỏi: 
Hãy kể một số loại nhiệt kế mà em biết? Những nhiệt kế đó thường dùng để đo gì?
2. Đáp án: Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế rượu-dùng để đo nhiệt độ khí quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
1
Câu 3
Biết
1. Câu hỏi: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?
2. Đáp án: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C. 
1
Câu 

File đính kèm:

  • docNHCH - Ly 6 ki II.doc