Một số ý nghĩa nhan đề tham khảo

9. LÀNG (KIM LÂN)

- Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” (chứ không phải là "Làng Chợ Dầu") vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước.

- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng gắn bó, hòa hợp với tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.

10. LẶNG LẼ SA PA (NGUYỄN THÀNH LONG)

- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

- Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý nghĩa nhan đề tham khảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mét sè ý nghÜa nhan ®Ò tham kh¶o
1. TRUYỀN KÌ MẠN LỤC( NGUYỄN DỮ)
(với nhan đề trung đại như này này cần giải thích nghĩa từng từ một và phải theo thứ tự từ trái sang phải)
 lục là ghi chép, mạn là tản mạn, kì là kì ảo, truyền là lưu truyền . cho nên truyền kì mạn lục là ghi chép một cách tản mạn những điều hoang đường kì ảo còn lưu tryền trong dân gian
2. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (NGÔ GIA VĂN PHÁI)
- Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.
3. TRUYỆN KIỀU ( NGUYỄN DU)
 Truyện Kiều có 2 tên chữ bán và 1 tên chữ nôm.
- Tên chữ hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân: tên của 3 nhân vật trong truyện: Kim Trọng, Thuý Vân, Thuý Kiều.
Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ).
- Tên chữ nôm: Truyện Kiều: Tên nhân vật chính - Thuý Kiều (do nhân dân đặt).
 Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc đã sáng tác “ Truyện Kiều”, truyện thơ bằng chữ Nôm, một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đó được nhà thơ lấy tên là “ Đoạn trường tân thanh” với nghĩa là tiếng kêu mới xé lòng đứt ruột. Ngay trong nhan đề, tác phẩm đã thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của thi nhân. Ông thương cảm, xót xa cho số phận bất hạnh của nàng Kiều, một người con gái tài hoa bị vùi dập trong kiếp đoạn trường đau khổ. Viết về Kiều, về cuộc đời trầm luân bể khổ của nàng, tác giả muốn nói lên những tiếng kêu than xé lòng đứt ruột, thương cho kiếp đời tài sắc nhưng bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhan đề tác phẩm thể hiện rõ nội dung, tư tưởng tác phẩm; nhưng nhân dân ta đã đặt tên lại, gọi ngắn gọn là “ Truyện Kiều”. Cái tên này nôm na, dễ nhớ, dễ hiểu, lấy tên nhân vật chính ( nàng Thuý Kiều) đặt tên cho tác phẩm. Đây là cách đặt tên thường thấy trong văn học dân gian. Tác phẩm tự sự này xoay quanh kể về cuộc đời của nhân vật chính là nàng Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị những thế lực hắc ám vùi dập, đoạ đày thật thương tâm. Thương thay cho số phận bất hạnh của nàng Kiều, của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa! Như vậy cùng một tác phẩm nhưng mỗi tên gọi thể hiện một dụng ý là như thế đó! 
  4. ĐỒNG CHÍ (CHÍNH HỮU)
- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
5. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (PHẠM TIẾN DUẬT)
- Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. Hình ảnh ấy gợi lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.
- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
6. ÁNH TRĂNG (NGUYỄN DUY)
   Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kỳ (đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ, đó là nghĩa tình đẹp đẽ của quá khứ), ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những lẽ sống cao đẹp - lẽ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đó chính là ý nghĩa của bài thơ được Nguyễn Duy gửi gắm trong qua nhan đề "Ánh trăng". Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm.
7. KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
  Bài thơ là một khúc hát ru. .- Những em bé chứ không phải một em bé nhằm mang tính khái quát. Chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ. Người mẹ dân tộc Tà-ôi, rông hơn là cả dân tộc Việt
Nam (trong đó có tác giả) hát ru những em bé dân tộc thiểu số lớn lên trên lưng mẹ trong kháng chiến chống Mỹ.
Nhan đề làm nổi bật vẻ đẹp của người mẹ Tà-ôi có tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước, có những mong ước vừa bình dị vừa lớn lao.
8. BẾP LỬA (BẰNG VIỆT)
- Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người phụ nữ, người bà; gợi tình cảm gia đình ấm áp, tình bà cháu yêu thương.
- Bếp lửa trong bài thơ còn là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi, thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người có sức tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
9. LÀNG (KIM LÂN)
- Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” (chứ không phải là "Làng Chợ Dầu") vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước.
-  Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng gắn bó, hòa hợp với tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
10. LẶNG LẼ SA PA (NGUYỄN THÀNH LONG)
- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
- Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
11. CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)
- Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
- Chiếc lược ngà đã chứng minh tình cha con bất diệt trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. Nó còn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp ở con người. Đây là một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh.
12. BẾN QUÊ (NGUYỄN MINH CHÂU)
- "Bến" là chỗ đỗ, chỗ đậu; "Quê" là quê hương, gia đình, là những gì thân thương, gắn bó sâu nặng với tâm hồn mỗi người. "Bến quê" là một nhan đề gợi nhiều suy nghĩ: Gia đình, quê hương chính là bến đỗ của cuộc đời, nơi neo đậu của tâm hồn con người.
- Cùng với nhan đề, câu chuyện thức tỉnh mỗi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
13. MÙA XUÂN NHO NHỎ (THANH HẢI)
- Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời con người.
- Nhan đề thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời.
- Nhan đề gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
14. SANG THU (HỮU THỈNH)
- Không phải là "Thu sang" mà là "Sang thu": Thiên nhiên sang thu và lòng người cũng sang thu (tâm hồn con người như đồng điệu, hòa nhịp với những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời bước sang mùa thu).
- "Sang thu" còn mang nghĩa ẩn dụ: bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời con người: giai đoạn tuổi trung niên. Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tam hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua.
15. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (LÊ MINH KHUÊ)
- Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng, tâm hồn trong sáng, lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong ở chiến trường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức cuốn hút kì lạ. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu, chúng ta mới cảm nhận được hết vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là “Những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi. Các chị mãi bất tử với non sông đất nước và trong tâm trí các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
- Nhan đề làm nổi bật cảm hứng ngợi ca thế hệ nữ thanh niên xung phong ở Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ.

File đính kèm:

  • docy_nghia_nhan_de_mot_so_van_ban.doc