Một số phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí của học sinh THCS
Các em bắt đầu tìm hiểu về sự đa dạng của màu sắc trong cuộc sống, hiểu về các màu cơ bản hay gặp, đồng thời biết được vai trò của màu sác trong trang trí. Giáo viên giới thiệu cơ bản về cách dùng màu và cách đặt các màu cạnh nhau trong một bài vẽ trang trí. Từ đó giúp học sinh ban đầu có được những ý thức cảm thụ về màu sắc.
Sau khi học sinh có được những cảm thụ ban đầu về màu sắc, chúng ta cần hướng các em ý thức hơn đến các khái niệm về màu, cách pha màu đơn giản và cách sử dụng màu trong bài vẽ trang trí. Yêu cầu các em biết liên hệ trực tiếp với những màu sắc trong thiên nhiên nhằm hình thành và phát triển khả năng cảm thụ màu sắc của mình.
Nhằm giúp đối tượng này có những cảm thụ tốt về màu sắc trong trang trí, giáo viên cần có những phương pháp sáng tạo, tích cực và linh động đối với lứa tuổi các em; ví dụ: dùng giấy bóng màu chồng lên nhau hay dùng lọ thuỷ tinh đựng nước màu pha trực tiếp cho các em quan sát, nhận biết về màu nhị hợp (Đỏ + Vàng = Cam; Đỏ + Lam = Tím; Vàng + Lam = Lục.). Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng tư liệu, bài vẽ, tranh ảnh hợp lý, đúng đối tượng và hướng dẫn học sinh vẽ màu theo đúng yêu cầu từng bài trang trí.
sâu, bài vẽ còn sơ sài. III. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. III. 1. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm tìm hiểu về sự cảm thụ màu sắc và cách sử dụng màu sắc của học sinh THCS trong phân môn vẽ trang trí. Từ đó có biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích các học sinh có tư duy màu sắc tốt đồng thời khắc phục những hạn chế kiến thức và khả năng sử dụng màu ở một số học sinh còn chậm trong việc dùng màu. - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của màu sắc trong hội họa. Hiểu được màu sắc do đâu mà có, sự chuyển biến màu sắc trong thiên nhiên và sức ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lí con người qua kênh thị giác. - Qua đề tài nghiên cứu này, tôi muốn học sinh hiểu về giá trị của màu sắc. Biết được màu sắc đem lại vẻ đẹp, sự vui tươi và phong phú của cảnh vật. Đồng thời hiểu được ngôn ngữ màu sắc chính là cái hồn, cái thần của sản phẩm hội họa. Nó giúp cho bài vẽ trở nên sống động, tạo cảm hứng cho người thưởng thức. - Là một giáo viên mĩ thuật, việc tìm hiểu đề tài này nhằm củng cố kiến thức đầy đủ, phong phú về màu sắc, có tri thức về màu sắc nhằm tạo một tâm thế vững vàng khi đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, giáo viên còn thông qua thực tế đối tượng giảng dạy nhằm nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra phương pháp tích cực, có khoa học nhằm truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc trong bài vẽ trang trí của học sinh. - Ngoài ra, để nghiên cứu được đề tài này, người giáo viên cần tập trung trí lực, nghiên cứu kỹ càng với một mục đích yêu nghề, yêu trẻ, luôn luôn có ý thức không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như nhân cách của một người thầy giáo. III. 2. Phạm vi nghiên cứu. - Đối với môn mĩ thuật ở chương trình THCS có các phân môn cần sử dụng đến màu sắc như: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Phân môn Thường thức mĩ thuật mặc dù không sử dụng màu trực tiếp, nhưng qua phân môn này, học sinh củng gián tiếp cảm thụ được màu sắc ở các tác phẩm nghệ thuật. - Qua phân môn vẽ trang trí của hoc sinh THCS, đặc biệt là học sinh Trường THCS ĐăkHring. Việc tìm hiểu về màu sắc, giúp các em cảm thụ và sử dụng màu sắc có nhiều yếu tố để khai thác như trong trang trí ứng dụng (lọ hoa, khăn để đặt lọ hoa, trang trí lều trại, trang trí đầu báo tường, vẽ tranh cổ động, thiết kế biểu trưng...) Đối với đề tài này, nhằm áp dụng cho thực tiển cho học sinh như ở Trường THCS ĐăkHring, tôi chỉ chọn tìm hiểu màu sắc trong việc ứng dụng màu của các em vào phạm vi trang trí các hình cơ bản như: Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật...và một số bài trang trí ứng dụng. IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. IV. 1. Thực trạng của vấn đề đặt ra. Trang trí là nghệ thuật xắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối đậm nhạt, màu sắc, tạo nên sản phẩm đẹp, phục vụ đời sống con người. Con người luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cho cuộc sống. Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con người nhằm làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi. Trong nhu cầu cao về thẩm mĩ đó, màu sắc đóng vai trò quan trọng với chức năng thu hút và điều tiết tính “cảm thụ thẩm mĩ” ở mỗi con người. Vì vậy, nghiên cứu về phương pháp cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí ở HS THCS là vấn đề cần thiết, quan trọng... nhằm nâng cao cảm thụ thẩm mĩ cho các em. IV. 2. Tính thuyết phục của đề tài. 2.1. Tìm hiểu về màu sắc, cách sử dụng màu sắc và một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ trang trí. 2.1.a Màu sắc và cách sử dụng màu sắc. - Ánh sáng giúp ta thấy được màu sắc. Ngược lại, trong bóng tối thì mọi vật đều không có màu. - Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi và trở nên có nghĩa hơn. Chúng ta thử hình dung thế giới này không có màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt biết nhường nào? - Màu sắc quanh ta rất phong phú và đa dạng. Quan sát thiên nhiên ta thấy màu sắc thay đổi và biến ảo khôn cùng của biển trời, mây nước, núi non...., sắc thái muôn màu muôn vẽ của cỏ cây, hoa, lá, chim, thú..., và mọi vật đều được điểm tô những màu sắc lôi cuốn, hấp dẫn. - Màu sắc trong thiên nhiên khi được tán sắc, chúng ta thấy hiện tượng gọi là quang phổ. Đó là sự phân tích màu sắc có trong ánh sáng thành 7 màu riêng biệt: Đỏ- Cam- Vàng- Lục- Lam- Chàm- Tím. đó là màu của ánh sáng. trong mĩ thuật chúng ta sử dụng màu vật chất, màu vật chất sẽ có các đặc điểm sau: Màu gốc (màu B1): gồm 3 màu: Đỏ Vàng Lam (Màu gốc còn được gọi là màu cơ bản, màu nguyên chất vì không thể dùng các màu khác để pha trộn ra màu gốc mà chỉ có thể dùng màu gốc để pha trộn ra các màu khác) Màu nhị hợp: 3 màu: Cam: Lục: Tím: (Màu nhị hợp là màu do hai màu cơ bản pha trộn với nhau mà thành) Màu bổ túc: 3 cặp Đỏ - Lục : Cam – Lam : Vàng – Tím : (Màu bổ túc là những cặp màu hỗ trợ nhau, khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, tạo cho nhau thên rực rỡ, tươi sáng) Các cặp màu tương phản: Đỏ - Vàng : Đỏ - Trắng : Vàng - Lục : Vàng - Lam : Lam - trắng : (Là những cặp màu khi đặt cạnh nhau sẽ có sự đối lập nhau về quang độ hay cụ thể hơn là về độh sáng của màu. Các màu trong cặp màu tương phản làm cho nhau rõ ràng, tách bạch, nổi bật) Màu trung tính: Vàng Tím (Hai màu này được cho là màu trung tính bởi khi nó đi cùng gam màu lạnh thì nó mang tính lanh, ngược lại khi đi cùng gam nóng thì lại mang tính nóng) Trắng và Đen không phải là màu (nó chỉ góp phần làm sáng hơn hoặc tối đi những màu khác theo ý của người sử dụng) - Màu sắc khi để riêng lẻ thì chưa bộc lộ hết giá trị của nó, chỉ khi phối hợp chúng mới nhau màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng: Hoặc tươi sáng, hoặc êm dịu, trầm ấm hay loè loẹt, xám xỉn. - Muốn có sự hài hoà khi dùng màu sắc phải nắm được quy luật hoà sắc. Đó chính là sự hoà hợp màu sắc khi phối hợp chúng với nhau. Có các loại hoà sắc như: * Hoà sắc đồng màu: * Hoà sắc nóng: * Hoà sắc lạnh: - Khi sử dụng màu cần lưu ý: * Nên sử dụng màu trung gian cho màu sắc dễ hoà hợp. * Muốn màu nào đó thêm rực rỡ thì đặt cạnh màu bổ túc của nó. * Phải có sự hài hoà giữa màu nóng và màu lạnh trong một bài vẽ. * Phân bố màu hợp lí trong toàn bài vẽ. - Khi vẽ màu cần tiến hành theo trình tự: + Vẽ từng màu vào các mãng đã định xong mới vẽ sang màu khác ở các mảng tiếp theo. Nên vẽ màu từ độ trung gian trước, trên cơ sở đó để điều chỉnh đậm nhạt. Cứ vẽ như vậy đến màu cuối cùng và hoàn thành bài vẽ. + Nhìn lại toàn bộ bài vẽ để đều chỉnh về đậm nhạt cho phù hợp. 2.1.b Một số nguyên tắc cơ bản trong vẽ trang trí. - Nguyên tắc tương phản: Là cách sử dụng các yếu tố có tính chất đối lập nhau nhằm lấy cái này để tôn cái kia lên. - Nguyên tắc cân đối trong trang trí: Đó là sự sắp xếp hài hoà, hợp lí giữa các mảng trong tổng thể. Không có mảng to quá phá vỡ khung hình định dạng ban đầu hay mảng nhỏ quá làm cho bố cục lỏng lẻo, vụn vặt. 2.2 Sự cảm thụ màu sắc trong phân môn vẽ trang trí của học sinh THCS phát triển qua từng khối lớp. 2.2.a. Đối với học sinh lớp 6: Các em bắt đầu tìm hiểu về sự đa dạng của màu sắc trong cuộc sống, hiểu về các màu cơ bản hay gặp, đồng thời biết được vai trò của màu sác trong trang trí. Giáo viên giới thiệu cơ bản về cách dùng màu và cách đặt các màu cạnh nhau trong một bài vẽ trang trí. Từ đó giúp học sinh ban đầu có được những ý thức cảm thụ về màu sắc. Sau khi học sinh có được những cảm thụ ban đầu về màu sắc, chúng ta cần hướng các em ý thức hơn đến các khái niệm về màu, cách pha màu đơn giản và cách sử dụng màu trong bài vẽ trang trí. Yêu cầu các em biết liên hệ trực tiếp với những màu sắc trong thiên nhiên nhằm hình thành và phát triển khả năng cảm thụ màu sắc của mình. Nhằm giúp đối tượng này có những cảm thụ tốt về màu sắc trong trang trí, giáo viên cần có những phương pháp sáng tạo, tích cực và linh động đối với lứa tuổi các em; ví dụ: dùng giấy bóng màu chồng lên nhau hay dùng lọ thuỷ tinh đựng nước màu pha trực tiếp cho các em quan sát, nhận biết về màu nhị hợp (Đỏ + Vàng = Cam; Đỏ + Lam = Tím; Vàng + Lam = Lục...). Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng tư liệu, bài vẽ, tranh ảnh hợp lý, đúng đối tượng và hướng dẫn học sinh vẽ màu theo đúng yêu cầu từng bài trang trí. 2.2.b. Đối với họch sinh lớp 7: Chương trình khối 7 giúp học sinh biết được sự phong phú khi sử dụng màu sắc trong một bài trang trí, từ dó cần sử dung màu sắc phù hợp với nội dung từng bài như màu sắc trang trí báo tường, màu sắc trang trí bìa lịch, màu sắc trong kẻ chữ trang trí hay trong trang trí lọ hoa... Ở học sinh lớp 7, chúng ta cần giúp các em căn bản lại những màu gốc (màu cơ bản), màu nhị hợp hay các màu bổ túc đã học ở lớp 6. Qua đó hướng dẫn các em hiểu rõ sự phong phú, hài hoà của màu sắc khi sử dụng vào bài vẽ. đồng thời giúp các em hiểu rõ sự hài hoà của màu sắc trong trang trí nói chung và trong trang trí ứng dụng nói riêng. Đối với đối tượng học sinh này, chúng ta cần đi sâu vào các bài trang trí ứng dụng, qua các bài trang trí ứng dụng trong chương trình, các em sẽ hiểu rõ hơn về cách trang trí ứng dụng phải như thế nào, màu sắc trong các bài trang trí ứng dụng phải phù hợp với thời gian., không gian và thích hợp với đối tượng cần trang trí. Ví dụ như trong trang trí đĩa tròn, màu sắc trong trang trí đĩa đựng thức ăn cần nhẹ nhàng, hài hoà. Còn màu sắc trong trang trí đĩa treo tường cần sử dụng màu phong phú phóng khoáng hơn. Hay màu sắc khi “kẻ chữ trang trí” cần rõ ràng, sử dụng một đến hai màu chứ không nhất thiết phải sử dụng nhiều màu, tránh loè loẹt trong bài kẻ chữ dẫn đến chưa phù hợp với yêu cầu bài trang trí. Để các em khối lớp này cảm thụ được màu sắc theo nội dung cần đạt, giáo viên phải lồng ghép các kiến thức màu sắc củ ở lớp sáu vào chương trình bài giảng. Đồng thời, sưu tầm và giới thiệu cho các em các bài vẽ trang trí ứng dụng, những đồ vật trang trí ứng dụng thực tế đẹp mắt. Qua đó, giúp các em biết phân tích quan hệ các màu sắc đặt cạnh nhau, quan hệ giữa các mảng chính, mảng phụ của bài vẽ... nhằm tạo tiền đề về khả năng hoà sắc, khả năng sử dụng gam màu chủ đạo trong một bài trang trí sau này. 2.2.c. Đối với học sinh lớp 8: Giáo viên cần giúp các em nâng cao về khả năng phân tích và cảm nhận màu sắc trong bài, trang trí một cách có cơ sở khoa học. Ở khối lớp này, các em đã bắt đầu tiếp xúc với các bài trang trí ứng dụng mang tính chất cao hơn và sâu hơn. Những kiến thức nâng cao klhả năng tư duy sáng tạo trong các bài trang trí cho các em ở chương trình này thể hiện qua những tiết “Tạo dáng, trang trí” và “Vẽ tranh cổ động”. Đồng thời nội dung ở khối lớp này còn yêu cầu các em cần hiểu hơn về gam màu nóng, gam màu lạnh, sự hài hoà màu sắc trong bài vẽ trang trí. Ví dụ như màu trên quạt giấy cần nhẹ nhàng. Màu trên trang trí mặt nạ cần đối lập, rực rỡ. Màu trên tranh cổ động cần rõ ràng dứt khoát... Bên cạnh đó, trong chương trình lớp 8, mục đích yêu cầu không những cần các em biết sử dụng màu phù hợp mà cần các em biết cảm thụ về màu. Qua đó biết tư duy màu sắc cần sử dụng trong bài vẽ. Cụ thể như yêu cầu cần đạt được trong bài “vẽ tranh cổ động”, các em không những cần sử dụng màu sắc phù hợp đối với tranh cổ động mà cần phải có một tư duy sâu sắc khi đưa màu sắc vào bài vẽ của mình. Ví dụ như màu trắng, xanh thể hiện cho tự do, hoà bình. Màu vàng, đỏ thể hiện cho sự cảnh báo, cần chú ý. Màu đen hay xám xịt thể hiện cho sự chết chóc, nguy hiểm... Nhằm giúp đối tượng khối lớp này cảm thụ về màu sắc thích hợp trong các bài trang trí, gíáo viên cần sử dụng tư liệu, tranh ảnh phong phú và đa dạng. Cần có những buổi ngoại khoá thực tế giúp các em vừa biết cảm thụ vừa có tư duy về màu sắc trong trang trí (quan sát và phân tích trực tiếp các pa-nô, áp-phích cổ động ở địa phương). Giáo viên khi sử dụng các bài minh hoạ hay đồ dùng dạy học cần có gam màu chủ đạo, phân tích tầm quan trọng của gam màu chủ đạo trong bài trang trí và sự hỗ trợ độc đáo của những màu phụ nhằm tôn lên giá trị của màu chủ trong bài. Ngoài ra, giáo viên cần giúp các em kỉ thuật pha trộn màu đơn giản (màu bột, màu nước, sáp màu...) tại lớp. Khuyến khích các em tự tìm tòi, tư duy sáng tạo về cách pha trộn màu, cách đặt các màu cạnh nhau trong bài trang trí... nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển khả năng cảm thụ màu sắc của các em. 2.2.d. Đối với học sinh lớp 9: Đối tượng này yêu cầu khi cảm thụ màu sắc cần đi đôi với khả năng tư duy về màu. Đồng thời cần biết cơ bản về việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình khi sử dụng màu. Chương trình đặt ra với khối lớp này đòi hỏi các em cần xác định rõ vai trò của màu sắc đối với từng loại bài có trong sách giáo khoa. Ví dụ như: - Màu sắc trong trang trí túi xách, áo quần (thời trang) cần sự lựa chọn màu nền phù hợp với đối tượng sử dụng. (Trẻ em cần màu vui tươi, nhí nhảnh. Người lớn cần màu đứng đắn, thanh lịch. Người già cả cần màu nhả nhặn, tránh loè loẹt), phù hợp với thời tiết, khí hậu... (Mùa đông cần sử dụng gam màu nóng tạo cảm giác ấm áp, mùa hè cần sử dụng gam màu lạnh tạo cảm giác mát mẻ...). Cần biết kết hợp với màu của hoạ tiết trang trí đúng hiệu quả thẩm mĩ của áo quần hay túi xách. - Đối với màu sắc trong trang trí hội trường, ta cần hướng dẫn các em sử dụng màu có sự đối lập, tương phản rõ ràng. Song cũng tuỳ từng nội dung để có sự lựa chọn thích hợp. (Phong nền cho hội nghị, các cuộc họp cần nghiêm túc, tránh loè loẹt; Phong nền cho lễ hội, buổi biểu diễn văn nghệ cần nhẹ nhàng, bay bổng, du dương huyền ảo; Phong nền cho đám cưới cần vui tươi, rực rỡ hơn...). - Màu sắc trong biểu tượng cần ít màu và tươi sáng. Thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của nó. Có các loại biểu tượng chỉ cần sử dụng một màu nhưng vẫn mang lại giá trị thẩm mĩ cao đối với người xem. - Màu sắc trong bài phóng tranh, ảnh cần dựa trên cơ sở mẫu thật song không nhất thiết phải sử dụng đúng màu của tranh, ảnh (Trừ ảnh lãnh tụ). Cần khuyến khích các em tìm màu và cách vẽ màu phù hợp đối với từng loại bài tập. Muốn giúp các em khối lớp này lĩnh hội được kiến thức bài vẽ trang trí nhằm nâng cao khả năng cảm thụ về màu sắc, giáo viên cần sử dụng các tư liệu, bài vẽ thực tế phong phú và đa dạng. Cần sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức đối với các môn học khác nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của màu sắc và cách thể hiện tình cảm qua màu sắc. Ví dụ như trong môn Ngữ văn, bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến. Nếu đọc hiểu bài thơ, chúng ta có thể vẽ được một bức tranh và sử dụng màu sắc theo trạng thái cảm xúc riêng của mỗi người. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn, động viên để các em tìm được cho mình một gam màu chủ đạo riêng mang tính chất cá nhân. Hay còn gọi là “gu” màu riêng của mình trong bài trang trí. Từ đó, các em có thể phát triển khả năng cảm thụ, sử dụng màu sắc của mình lâu dài sau này. Qua sự phân tích về việc cảm thụ màu sắc theo từng khối lớp như trên. Là một người giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật cấp THCS nói chung và môm mĩ thuật ở trường THCS Đăk Hring nói riêng, tôi có kinh nghiệm của bản thân về việc dẫn dắt các em theo đúng hướng khi cảm thụ về màu sắc để sử dụng phù hợp trong bài vẽ trang trí như sau: - Trước tiên, ta phải bám theo yêu cầu của những bài vẽ trang trí trong phân khối chương trình của các khối lớp. Qua đó ta nhận thấy có sự thay đổi theo cấp độ tăng dần về kiến thức yêu cầu học sinh cần nắm được. Đối với học sinh khối 6, yêu cầu đơn giản chỉ cần các em hiểu được những màu cơ bản, cách pha màu đơn giản và nắm được sự đa dạng của màu sắc trong cuộc sống. Lên khối 7, các em được yêu cầu cao hơn về kĩ năng vẽ bài, làm quen với các bài trang trí ứng dụng đồng thời giúp các em hiểu sự hài hoà của các màu sắc trong trang trí và khả năng sử dụng màu. Trong chương trình kối 8, các em cần phải nâng cao việc sử dụng màu trong bài trang trí nói chung và bài trang trí ứng dụng nói riêng. Yêu cầu đặt ra cho các em là phải biết phân tích về màu sắc và ý nghĩa của màu sắc khi sử dụng chúng. Giúp các em biết về gam màu chủ đạo và tác dụng của gam màu chủ đạo trong bài vẽ trang trí. Ở lớp 9, kiến thức các em cần lĩnh hội là khả năng sử dụng màu khá nhuần nhuyễn, biết tư duy về màu khi sử dụng chúng trong bài vẽ. Biết nêu lên ý nghĩa và giá trị của màu sắc trong bài trang trí của mình. - Trên cơ sở đó, ta cần chú ý hướng dẫn về kiến thức màu sắc cho các em theo đúng đối tượng, đúng khối lớp. Có như vậy chúng ta mới giúp các em cảm thụ giá trị của màu sắc trong phân môn vẽ trang trí. Khi cảm thụ được màu sắc, các em mới nâng cao khả năng thẩm mĩ và phát huy việc vẽ màu trong các bài vẽ trang trí trong chương trình học cũng như trong các bài sáng tác. 2.3. Một số biện pháp lồng ghép nhằm giúp các em có ý thức hơn về việc cảm thụ màu sắc: Trong thiết kế bài giảng Mĩ thuật nói chung và bài vẽ trang trí nói riêng, giáo viên cần biết lồng ghép những kiến thức về màu sắc và đưa ra những câu hỏi nhằm kích thích việc tư duy về màu sắc cho các em. Ví dụ như: Trong bài trang trí: Mảng chính có màu vàng, nếu tư đưa mảng phụ có màu xanh nhạt vào liệu có hợp lí không? Hay: Trong bài thiết kế thời trang mùa hè, nếu ta sử dụng màu đỏ tươi làm gam màu chủ đạo thì có phù hợp không? Vì sao?... Từ đó, học sinh sẽ biết phân biệt, biết cách cảm thụ và nâng cao được kĩ năng vẽ màu trong bài vẽ trang trí. Một vấn đề nữa đặt ra nhằm giúp các em cảm thụ màu sắc tốt hơn bằng biện pháp gợi trí tò mò hay kính tích sự khao khát lĩnh hội kiến thức ở các em bằng các thí nghiệm khoa học vui. Ví dụ như: * Thí nghiệm 1: lấy hai mảnh giấy vàng đặt lên hai chiếc bìa, một bìa đỏ, một bìa lục. quan sát hai mảnh giấy vàng và rút ra kết luận về sự thay đổi. Ở đây ta thấy: Mảnh giấy vàng đặt trên chiếc bìa đỏ bị ngã sang lục, mảnh giấy vàng đặt ở bìa xanh ngả sang cam. KL: đó là sự tương tác qua lại giữa các màu. Nguyên nhân: Màu đỏ phát ra tia lục và ngược lại: Màu Lục phát ra tia đỏ. Bây giờ ta đặt Lục và Đỏ đứng cạnh nhau, bản thân Màu này sẽ phát ra tia màu của màu kia, khiến chúng tôn nhau lên. Thí nghiệm này giải thích về tính Bổ túc của các cặp màu bổ túc. * Thí nghiệm 2: Lấy 1 que tròn nhúng vào giấm (hay nước vắt ra từ quả chanh) rồi viết một từ lên tờ giấy trắng. Để tờ giấy khô hẳn sau đó hơ từ từ tờ giấy đó lên một ngọn lửa. Yêu cầu các em quan sát tờ giấy trước và sau khi hơ (Ta thấy chữ viết từ từ hiện lên trên tờ giấy trắng). * Thí nghiệm 3: Cho các em quan sát các hình vuông màu đen giống nhau đặt dày đặc lên trên một nền trắng. Ta xếp các hình vuông màu đen cách đều nhau bằng một khoảng hở nhỏ trên nền trắng đó. Khi quan sát, ta thấy ở giữa khoảng trắng của 4 hình vuông chụm lại với nhau như có một chấm màu xám nổi lên (thật sự là không có chấm xám nào cả). Đó chính là cách sắp xếp đánh lừa thị giác của con người. Như vậy, qua các thí nghiệm kích thích đó, học sinh vô tình đã gián tiếp quan tâm đến vấn đề "màu sắc" và phần nào đó ảnh hưởng tích cực đến việc cảm thụ màu sắc của các em (Ví dụ: ta yêu cầu các em về nhà làm lại thí nghiệm với tờ giấy màu khác ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3). Trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật, chúng ta cũng cần sưu tầm, nghiên cứu và tìm tòi về ý nghĩa của các màu sắc để giới thiệu lồng ghép vào bài giảng. Có như thế, các em mới dễ thể hiện cảm xúc của mình vào bài vẽ thông qua những màu mà các em sử dụng. Sau đây là ý nghĩa của một số màu sắc chúng ta thường hay gặp (Tư liệu sưu tầm từ Internet). * Màu đỏ: Là màu của lữa và máu, nó đi liền với sức mạnh, quyền lực và sự quyết tâm. Màu đỏ cũng là biểu tượng của sự đe doạ, nguy hiểm và chiến tranh. * Màu cam: Là màu được thụ hưởng từ sự mạnh mẽ của màu đỏ và sự hạnh phúc của màu vàng. Nó đi liền với sự vui tươi, nhẹ nhàng. Màu cam biểu trưng cho sự cố gắng, quyến rũ, hạnh phúc và sáng tạo. Đối với mắt người, màu cam mang lại cảm giác ấm nóng. * Màu vàng: Là màu của ánh nắng mặt trời ấm áp, nó cần là màu của sự thông thái, mạnh mẽ. Màu vàng làm tăng sự thích thú và khả năng hoạt động trí óc. Tuy nhiên màu vàng khi được sử dụng quá mức thì nó sẽ mang lại sự khó chịu và giận dữ. * Màu xanh lá cây: Là màu của thiên nhiên, nó tượng trưng cho sự phát triển, hoà thuận, tươi mát, màu mở. Màu xanh lá cây cần mang đến cảm xúc an toàn và có ý nghĩa là phát triển, hy vọng. * Màu xanh dương: Là màu của trời và biển, nó đi liền với cảm giác sâu thẳm, vững vàng và
File đính kèm:
- SKKN HO VIET cac bac cu cop ve chinh sua su dung thoai mai.doc