Một số nét cơ bản của sinh hoạt sao nhi đồng
1. Các biểu trưng của sao:
+ Nếu tên sao là đức tính thì biểu trưng là hình ngôi sao 5 cánh ( đường kính 40cm X 40cm ) ở giữa ngôi sao có tên của sao.
+ Nếu tên của sao là một con vật gắn với một đức tính thì biểu trưng của sao là hình cách điệu con vật mà sao mang tên gắn với đức tính của sao ( đường kính 40cm X 40cm )
2. Chương trình sinh hoạt sao:
Sao nhi đồng sinh hoạt theo chương trình do Hội đồng Đội trung ương quy định mang tên CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN TNTP.
3. Kết nạp Đội:
Khi 9 tuổi và đủ điều kiện theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhi đồng sẽ được đội viên phụ trách sao giới thiệu, kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LỄ CÔNG NHẬN SAO NHI ĐỒNG, CHỌN ĐẶT TÊN SAO, BẦU TRƯỞNG SAO
1. Lễ công nhận sao nhi đồng:
Lễ công nhận sao nhi đồng được tiến hành đối với các em nhi đồng. Buổi lễ cần được chuẩn bị chu đáo, tiến hành vui tươi và gây ấn tượng tốt ở các em. Ngày công nhận cần được tiến hành sau vài tuần nhập học. Lễ công nhận sao nhi đồng do chi đội đỡ đầu tiến hành.
MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN CỦA SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Sao nhi đồng là gì? 1. Sao nhi đồng: Là một hình thức tập hợp nhi đồng từ 6 – 8 tuổi, để: + Giáo dục nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy. + Hướng dẫn nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể. + Xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ. + Phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh 2. Cách tổ chức sao + Từ 5 đến 10 em có thể hợp thành 1 sao ( trong sao không quá 15 em ) + Mỗi sao cử ra 1 trưởng sao để tập điều khiển công việc của sao ( không có cấp phó ).Trưởng sao có thể được bầu hoặc chỉ định theo hình thức luân phiên nhằm giúp nhi đồng làm quen với sinh hoạt tập thể và dần dần hình thành năng lực tự quản. + Sao nhi đồng lấy tên theo đức tính ( sao chăm chỉ, sao siêng năng, sao đoàn kết) hoặc có thể chọn tên một con vật gắn với một đức tính để rèn luyện ( Ong chăm chỉ, voi thật thà,kiến cần cù) + Một tuần đến hai tuần, sao nhi đồng sinh hoạt một lần trong trường hoặc trên địa bàn dân cư. + Các sao nhi đồng trong một lớp gọi là lớp nhi đồng. Lớp nhi đồng sinh hoạt một tháng một lần hoặc sinh hoạt sau buổi sinh hoạt các sao. 3. Phụ trách sao + Mỗi sao có một đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh phụ trách gọi là phụ trách sao. Phụ trách sao có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt và giúp nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. + Mỗi lớp nhi đồng có 1 chi đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là giáo viên chủ nhiệm hoặc đoàn viên do Đoàn cử ra. 4. Thời gian, thời lượng sinh hoạt sao - Sinh hoạt từng Sao riêng: 1 tháng từ 2-3 lần. Mỗi lần khoảng 30 phút - Ngoài ra, 1 tháng có một lần sinh hoạt lớp nhi đồng (sinh hoạt chung giữa các Sao để đánh giá thi đua giữa các Sao) Mỗi lần khoảng 40 – 45 phút * Chú ý: .(Tùy thuộc vào đặc trưng của từng Sao mà quy định thời gian, thời lượng khác nhau) 5. Nội dung, hình thức sinh hoạt sao + Nội dung: - Tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi xoay quanh các nội dung, chủ điểm của Chương trình dự bị đội viên: Kính yêu Bác Hồ, Con ngoan, Trò giỏi, Vệ sinh sạch sẽ, Yêu Sao và yêu Đội, Biết những điều cần thiết khi ra đường, Noi gương người tốt việc tốt Hoặc có thể dựa trên các chủ điểm tháng của nhà trường, của Đội trong từng năm cụ thể để xây dựng nội dung cho phù hợp. + Hình thức: - Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, lồng ghép giáo dục kiến thức, đạo đức, kĩ năng phù hợp với lứa tuổi: + múa, hát + đọc thơ, kể chuyên + chơi trò chơi + hái hoa dân chủ 6. Bài hát truyền thống, lời hứa nhi đồng + Bài hát chính thức: Nhanh bước nhanh bước nhanh nhi đồng – Sáng tác: Phong Nhã. + Bài hát dùng trong sinh hoạt sao: Sao Vui của em + Lời hứa nhi đồng: “Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ Chí Minh” CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ - Tham mưu lãnh đạo, lên kế hoạch, TKB sinh hoạt - Chọn lựa, bồi dưỡng phụ trách Sao - Phối hợp với các phụ trách nhi đồng, lập danh sách nhi đồng và lập Sao. - Tiến hành các Lễ của Sao: đặt tên Sao, bầu trưởng Sao, công nhận Sao, ra mắt phụ trách Sao.(có thể gộp lại, tiến hành 1 lần để đỡ mất nhiều thời gian) - Họp phụ trách Sao để chuẩn bị kế hoạch sinh hoạt trong tháng, quý. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT BUỔI SINH HOẠT SAO Bước 1: - Sao nhi đồng ổn định, nhi đồng chủ động chào PTS, PTS chào lại nhi đồng> Sao trưởng điểm số>Mỗi nhi đồng lần lượt báo cáo tình hình vừa qua với PTS (nội dung báo cáo bao gồm về học tập, vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân, tóc – tay...) Bước 2: - Hát bài hát truyền thống: Nhanh bước nhanh nhi đồng – ST: Phong Nhã Bài hát dùng trong sinh hoạt: Sao vui của em - Sáng tác: Lê Minh Cường. (có thể gộp chung với bước 7) Bước 3: Sao trưởng hoặc PTS kiểm tra vệ sinh cá nhân (bắt buộc phải khám tay xem sạch hay bẩn, tóc có gọn gàng, quần áo có sạch sẽ và đúng quý định không) Bước 4: Sau khi Sao nhi đồng báo cáo, PTS tuyên dương, nhắc nhở Bước 5: PTS triển khai nội dung cuộc sinh hoạt, có thể chọn một trong những nội dung sau: Kể chuyện lịch sử; Hát, múa; Trò chơi; Thủ công Bước 6: PTS củng cố kiến thức Bước 7: Đọc lời hứa nhi đồng Bước 8: PTS: - Tổng kết, dặn dò, chào hỏi ra về (lúc này PTS chào nhi đồng sau đó nhi đồng chào lại PTS) IV. CÁCH THỨC NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NHI ĐỒNG TRONG SINH HOẠT SAO - Luôn nhận xét, đánh giá theo hướng động viên, khuyến khích, tuyên dương - Lấy tập thể để nhắc nhở, giáo dục các nhân. PHIẾU ĐÁNH GIÁ Sao: Lớp: STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM DANH KẾT QUẢ NHI ĐỒNG RÈN LUYỆN GHI CHÚ HỌC TẬP NỀ NẾP VỆ SINH VIỆC LÀM TỐT V/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC NHI ĐỒNG 1. Các biểu trưng của sao: + Nếu tên sao là đức tính thì biểu trưng là hình ngôi sao 5 cánh ( đường kính 40cm X 40cm ) ở giữa ngôi sao có tên của sao. + Nếu tên của sao là một con vật gắn với một đức tính thì biểu trưng của sao là hình cách điệu con vật mà sao mang tên gắn với đức tính của sao ( đường kính 40cm X 40cm ) 2. Chương trình sinh hoạt sao: Sao nhi đồng sinh hoạt theo chương trình do Hội đồng Đội trung ương quy định mang tên CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN TNTP. 3. Kết nạp Đội: Khi 9 tuổi và đủ điều kiện theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhi đồng sẽ được đội viên phụ trách sao giới thiệu, kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LỄ CÔNG NHẬN SAO NHI ĐỒNG, CHỌN ĐẶT TÊN SAO, BẦU TRƯỞNG SAO 1. Lễ công nhận sao nhi đồng: Lễ công nhận sao nhi đồng được tiến hành đối với các em nhi đồng. Buổi lễ cần được chuẩn bị chu đáo, tiến hành vui tươi và gây ấn tượng tốt ở các em. Ngày công nhận cần được tiến hành sau vài tuần nhập học. Lễ công nhận sao nhi đồng do chi đội đỡ đầu tiến hành. a/ Công việc chuẩn bị: a1) Chọn đặt tên sao: Vệc chọn đặt tên sao có thể được tiến hành trước ngày lễ công nhận sao nhi đồng. Quá trình chọn đặt tên sao diễn ra như sau: * Tập họp toàn lớp nhi đồng ( có thể tổ chức theo lớp hoặc từng sao ) báo cáo sĩ số. * Hát bài hát truyền thống và đọc lời hứa. * Phụ trách sao nêu lý do chọn tên sao, gợi ý một số đức tính tốt. * PTS phân tích ý nghĩa của các đức tính tốt,hướng dẫn nhi đồng thảo luận, lựa chọn, biểu quyết chọn tên sao ( bằng cách giơ tay ) * Chọn đặt tên sao xong,PTS tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt tập thể ( múa, hát, trò chơi, kể chuyện a2) Chuẩn bị cho lễ công nhận sao nhi đồng: Chi đội đỡ đầu giúp nhi đồng chuẩn bị những công việc sau: * Tập nghi thức Đội ( xếp hàng, động tác nghiêm nghỉ ) * Tập một số bài hát nhi đồng như: Nhanh bước nhanh nhi đồng, Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Sao vui của em * Học thuộc lời hứa của nhi đồng. * Tập một số điệu múa, truyện kể, trò chơi * Chuẩn bị phòng sinh hoạt (phòng truyền thống hoặc phòng học) trang trí theo nghi thức Đội,có thể tổ chức ngoài trời nhưng đảm bảo việc trang trí cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, hoa, khăn bàn * Lập danh sách các sao, cử đội viên làm phụ trách sao * Chuẩn bị phù hiệu, biểu trưng của sao. * Mời đại biểu tham dự lễ (GVCN, TPT, các chi đội bạn) * Hướng dẫn các em nhi đồng về trang phục trong ngày lễ (gọn gàng, sạch đẹp) b) Diễn biến buổi lễ: ( BCH chi đội đỡ đầu điều hành buổi lễ ) * Ổn định tổ chức :Tập họp,điểm số, báo cáo, kiểm tra trang phục, vệ sinh, hướng dẫn các em vào chỗ ngồi ổn định tổ chức. * Chào cờ,tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. * Giới thiệu và ra mắt các sao nhi đồng, phụ trách sao :Chi đội trưởng đọc danh sách nhi đồng từng sao, hết danh sách 1 sao giới thiệu tên đội viên được cử làm phụ trách sao. Mời đại biểu lên gắn phù hiệu, trao biểu trưng cho sao, cho các em về chỗ, tiếp tục đọc danh sách các sao khác * Hát bài hát truyền thống (mọi người đứng dậy và cùng hát),đọc đồng thanh lời hứa của nhi đồng * Phụ trách lớp nhi đồng phát biểu động viên, căn dặn các em. * Kết thúc lễ: Chi đội trưởng tuyên bố kết thúc lễ,các phụ trách sao tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt tập thể. 2. Bầu trưởng sao nhi đồng: Sau khi đã chọn đặt tên và được công nhận sao nhi đồng , PTS hướng dẫn các em nhi đồng bầu trưởng sao: * Tập hợp, điểm số, báo cáo * PTS nêu lý do phải bầu trưởng sao,hướng dẫn các em phát biểu, thảo luận về tiêu chuẩn đối với trưởng sao và nhắc nhở các em đều phấn đấu rèn luyện theo những tiêu chuẩn đó. * PTS hướng dẫn để nhi đồng tự giới thiệu người làm trưởng sao ( PTS có thể gợi ý ) và biểu quyết. * Trưởng sao điều khiển sinh hoạt vui chơi. VII. SINH HOẠT LỚP NHI ĐỒNG + Sinh hoạt lớp nhi đồng là hình thức sinh hoạt, vui chơi chung của các sao trong 1 lớp, do BCH chi đội TNTP phụ trách lớp nhi đồng điều khiển. + Hoạt động lớp nhi đồng cần tổ chức gọn nhẹ, tạo cho các em sự thoải mái, hòa đồng trong tập thể. + Mỗi buổi sinh hoạt, BCH chi đội phải cử người ghi biên bản theo dõi các cuộc sinh hoạt lớp nhi đồng đầy đủ. GV phụ trách lớp nhi đồng cần ghi ý kiến nhận xét vào biên bản. a) Công tác chuẩn bị: Để buổi sinh hoạt mang lại hiệu quả cao, trước khi tổ chức sinh hoạt, BCH chi đội cần chuẩn bị những nội dung sau: - Xem lại toàn bộ biên bản sinh hoạt của các sao trong tháng, tổng hợp thành tích của các sao và các cá nhân xuất sắc. - Hội ý với PTS về nội dung chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng, bình chọn các sao, các cá nhân được biểu dương, khen thưởng trong tháng; thống nhất các tiết mục văn hóa, văn nghệ trong sinh hoạt. - Phân công người phụ trách từng nội dung cụ thể trong chương trình sinh hoạt: ghi biên bản, điều khiển chương trình,nhận xét hoạt động của các sao, phổ biến nội dung sinh hoạt tháng, phụ trách hoạt động vui chơi văn nghệ b) Chương trình sinh hoạt: b1) Ổn định tổ chức : - BCH chi đội cử đại diện tập họp nhi đồng theo từng sao.PTS sao tập họp sao của mình, chỉnh đốn đội ngũ, điểm số và báo cáo cho đại diện BCH chi đội theo nghi thức Đội. - Người điều khiển chương trình chỉnh đốn toàn đội ngũ, cho tất cả đứng nghiêm hát bài hát truyền thống,hô lời hứa của nhi đồng. b2) Nội dung sinh hoạt: + Nhận xét và phổ biến nội dung sinh họat tháng - Chi đội trưởng ( hoặc chi đội phó ) lên nhận xét họat động của các sao trong tháng.Biểu dương các sao và cá nhân có thành tích nổi bật. - Phổ biến ngắn gọn,cụ thể các công việc phải thực hiện trong tháng tới. Nêu yêu cầu chỉ tiêu cần đạt được. + Sinh họat vui chơi: sinh họat văn hóa, văn nghệ,TDTT, trò chơi thi đố b3) Kết thúc: - Nhắc lại những nội dung chính cần ghi nhớ, yêu cầu, chỉ tiêu cần đạt được trong tháng. - Nhận xét buổi sinh họat ( tinh thần, thái độ tham gia của các sao)- Hát tập thể. Chú ý:- Họat động cần bám sát chương trình dự bị rèn luyện đội viên, bảo đảm ôn luyện, khắc sâu những nội dung đã được học trước khi hướng dẫn các hđ mới. - Nội dung và hình thức phải vừa sức nhi đồng, gắn với họat động học tập văn hóa và các yêu cầu giáo dục của Đòan,Đội, địa phương. Phối hợp nhiều hình thức họat động: họat động tổng hợp, họat động theo chuyên đề, họat động cá nhân, họat động theo nhóm hoặc sao nhi đồng, họat động chung cả lớp nhi đồng - Có thể tổ chức ở ngòai trời hay trong phòng tùy theo họat động cụ thể. - Hoạt động cần gọn nhẹ, không cần sự chuẩn bị công phu, tốn kém, rườm rà. Cần tạo cho các sự thoải mái dễ hòa đồng.
File đính kèm:
- sinh_hoat_sao.doc