Một số kinh nghiệm dạy học phân môn Tập đọc Lớp 5

- Để chuẩn bị cho việc đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 – 35 cm, cổ và đầu thăng. Giáo viên phải giúp các em tự tin khi các em được thầy, cô gọi đọc, không hấp tấp đọc ngay.

- Khi đọc thành tiếng người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông của trẻ nen giáo viên phải coi trọng khâud chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Khi đọc thnh tiếng cc em phải tính đến người nghe. Gio vin cần cho cc em hiểu rằng cc em khơng phải đọc cho mình ring cho thầy nghe m phải đọc cho cc bạn cng nghe nn cần phải đọc đủ lớn cho tất cả những người ny nghe r. Nhưng như thế khơng cĩ nghĩa l phải qu to hoặc go ln. Để luyện cho cc em đọc “ lí nhí”, gio vin cần tập cho cc em đọc to chừng no trong lớp bạn xa nhất nghe r mới thơi. Gio vin nn cho học sinh đứng trn bảng để đối diện với người nghe, tư thế đọc phải đồng hồng, thoải mi, sch phải được mở rộng v cầm bằng hai tay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm dạy học phân môn Tập đọc Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g môn Tiếng Việt ở Tiểu học:
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học ( ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006/ QĐ – BGD&ĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là:
a/ Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( đọc, viết, nghe, nói ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
b/ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên,xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
c/ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Nội dung trên khẳng định: môn Tiếng Việt đối với giáo dục tiểu học không chỉ là một môn khoa học mà còn là một môn học công cụ. Học sinh tiểu học học tiếng Việt để sử dụng được tiếng Việt trong học tập các môn học khác, trong rèn luyện tư tưởng, tình cảm, trong hình thành nhân cách con người Việt Nam cũng như trong giao tiếp xã hội.
Nội dung trên cũng khẳng định: Học tiếng Việt phải hình thành và phát triển đầy đủ 4 kĩ năng sử dụng tiếng iệt: đoc, nói. nghe, viết. Trong đó đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. 
Đọc giúp con người hiểu biết, tiếp thu nền văn minh của loài người. Đọc giúp con người bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giúp con người có thể tự học cả đời.
Vì vậy, dạy đọc ở tiểu học rất cần thiết. Đọc giúp cho học sinh có công cụ học tập và giao tiếp. Đọc giúp học sinh phát triển tư duy, giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp
2/ Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị:
a. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của ban giám hiệu nhà trường.
- Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Có đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ ... 
b. Khó khăn.
- Là một giáo viên của một trường vùng sâu, địa bàn đi lại khó khăn, đối tượng học sinh không đồng đều. Qua 5 năm giảng dạy, dự giờ tôi nhận thấy trình độ đọc của học sinh chưa đồng đều, một số em đọc còn rất chậm, đọc sai, điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của các em. Nguyên nhân chủ yếu là các em còn phải giúp đỡ gia đình rất nhiều, việc học ở nhà ít được gia đình quan tâm, việc tiếp thu bài còn hạn chế.
Bên cạnh đó còn nguyên nhân nữa là do giáo viên: giáo viên chưa thực sự chú trọng trong quá trình giảng dạy, chưa hướng dẫn học sinh đọc đúng từ, đúng câu, đọc diễn cảm,Kết quả việc học tập đọc của học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em,Vì những lẽ trên, dạy đọc có một ý nghjĩa to lớn ở tiểu học. Nhận thức được tầm quan trọng của viêïc đọc cho học sinh, tôi đã tự tìm tòi, học hỏi với một số kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 5. Tôi mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ và biện pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5.
PHẦN THỨ HAI
II/ Giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
1. Các kiểu dạng bài tập dạy học tập đọc::
1.1 Bài tập luỵện đọc thành tiếng:
	* Bài tập luyện chính âm.
- Giáo viên đọc mẫu những từ ngữ, câu có chứa tiếng trong đó có âm học sinh hay đọc lẫn, yêu cầu học sinh đọc theo. Hoặc giáo viên không đọc mẫu, yêu cầu học sinh đọc từ ngữ, câu có chứa tiếng học sinh đọc hay mắc lỗi.
- Bài tập yêu cầu học sinh tìm từ ngữ, câu chứa nhiều tiếng dễ bị phát âm sai và đọc lên. Khi làm các bài tập này, học sinh được hình thành ý thức phòng ngừa lỗi, đồøng thời các em sẽ có ý thức “ tự cười mình” để phát âm chuẩn, có văn hoá.
* Bài tập luyện đọc đúng ngữ điệu.
- Đây cũng chính là những bài tập luyện đọc đúng, diễn cảm. Yêu cầu các em phải ngắt giọng đúng, đúng ngữ điệu câu. Đối với dạng bài tập này các em phải xác định những chỗ nhấn giọng, lên giọng, hạ giọng.
- Ngoài ra giáo viên còn có thể áp dụng bài tập giải thích giọng đọc. Ví dụ: “ Hãy gạch dưới những từ cần nhấn giọng khi đọc và giải thích vì sao nhấn giọng ở những từ đó” hoặc “ hãy đọc câu thơ lên và giải thích tại sao em đọc như vậy” ( nhanh, chậm, cao, thấp).
2. Bài tập luyện đọc hiểu:
2.1. Các dạng bài tập luyện đọc hiểu:
- Có nhiều cách phân loại hệ thống bài tập:
- Phân loại theo các bước lên lớp, ta có bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập, bài tập củng cố, bài tập kiểm tra đánh giá.
- Phân loại theo hình thức trảd lời miệng, bài tập trả lời viết, bài tậpdthưch hành đọc, bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: có dạng bài tập dành cho học sinh cả lớp làm, có bài tập dành cho nhóm học sinh, có bài tapạ dành cho cá nhân, cvcó bài tập dành cho học sinh yếu, khá, giỏi, trung bình.
3. Tổ chức dạy học tập đọc:
Năng lực đọc được cụ thể hoá thành các kĩ năng đọc chỉ được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chỉ khi nào học sinh thực hiêïn thành thạo hai hình thức này mới được xem là biết đọc.
3.1 Tổ chức dạy đọc thành tiếng.
- Để chuẩn bị cho việc đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 – 35 cm, cổ và đầu thăûng. Giáo viên phải giúp các em tự tin khi các em được thầy, cô gọi đọc, không hấp tấp đọc ngay.
- Khi đọc thành tiếng người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông của trẻ nen giáo viên phải coi trọng khâud chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em khơng phải đọc cho mình riêng cho thầy nghe mà phải đọc cho các bạn cùng nghe nên cần phải đọc đủ lớn cho tất cả những người này nghe rõ. Nhưng như thế khơng cĩ nghĩa là phải quá to hoặc gào lên. Để luyện cho các em đọc “ lí nhí”, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào trong lớp bạn xa nhất nghe rõ mới thơi. Giáo viên nên cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với người nghe, tư thế đọc phải đồng hồng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.
3.2 Luyện đọc đúng.
- Giáo viên phải rèn cho học sinh thể hiện chính xá các âm vị tiếng Việt. Ví dụ: cĩ ý thức phân biệt khơng đọc “ làm diệc”, “ cá gơ” mà phải đọc “ làm việc”, “ cá rơ”.
- Đọc đúng âm chính: cĩ ý thức phân biệt khơng đọc “ iu tin”, mà phải đọc là “ ưu tiên”.
- Đọc đúng âm cuối: ví dụ có ý thức không đọc: “ luông luông” mà phải đọc “ luôn luôn”.
- Đọc đúng các thanh: về thanh có các lỗi phát âm của địa phương thường lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã. 
Để thực hiện tốt trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tuỳ đối tượng học sinh giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương mình hay mắc lỗi để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước. Ví dụ; học sinh Nam Bộ chúng ta thường hay nói sai r/g,
Khi lên lớp giáo viên phải đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng cho các em đọc cá nhân từng tiếng, từ khó này. Với những câu mà các em đọc ngắt nghỉ không đúng chỗ cũng tiến hành như vậy. Cuối cùng luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn, bài.
3.3 Luyện đọc nhanh.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
3.4 luyện đọc diễn cảm.
	Chính nội dung cuả bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài mà ngựơc lại học sinh đưa ra sau khi học sinh hiểu sâu nội dung bài đọc và biét cách diễn đạt dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần tập cho học sinh như sau:
	- Tập lấy hơi và tập thở: biêùt thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc.
	- Rèn cường độ giọng đọc.
	- Luyện đọc chính âm.
	- Luyện đọc diễn cảm.
	+ Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy. Có thể đọc phân vai để sống lại nhân vật trong bài.
	+ Đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ nào trong cách đọc của giáo viên làm học sinh thích.
	- Luyện đọc cá nhân.
	4. Tổ chức dạy đọc thầm.
	- Đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng, nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập chung để hiểu nội dung điều mình đọc. Dạy đọc thầm là làm các việc sau:
	4.1 Chuẩn bị cho việc đọc thầm.
	Chuẩn bị cho việc đọc thầm cũng như chuẩn bị cho việc đọc thành tiếng.
	3.2 Tổ chức quá trình đọc thầm.
- Tổ chức quá trình đọc thầm, kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ đọc to đến đọc nhỏ, đến đọc mấp máy môi, đến đọc hoàn toàn bằng mắt.
3.3 Đọc hiểu.
Dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu: Kết quả là học sinh hiểu những gì đã được đọc. Giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương để chọn từ giải thích cho phù hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.
5. Các bước lên lớp của giờ Tập đọc lớp 5.
5.1 Chuẩn bị cho giờ dạy.
- Giáo viên đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Phải trả lời các câu hỏi và các câu trả lời này sẽ giúp giáo viên xác định đúng mục tiêu bài dạy, về kiến thức kĩ năng, phương pháp dạy bài tập đọc.	
+ Trong bài tập đọc học sinh thường mắc những lỗi nào về phát âm.
	+ Giọng điệu chung của bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì?
	+ Bạn cần đọc trong thời gian bao lâu? 
+ Những từ ngữ nào cần được dạy, những nội dung nào cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu?
	+ Những nội dung trên phải được kí hiệu lại trên bài đọc, trong sách học sinh.
	+ Những nội dung nào cần được xem là mục đích để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho giờ tập đọc, cần xem xét các hệ thống câu hỏi của học sinh để có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh.
	- Chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ dạy, ví dụ như đồ dùng trực quan ( tranh, ảnh, vật thật), bảng phụ có bài tập ghi sẵn, yêu cầu học phải làm trước một số bài tập.
	5.2. Tiến hành soạn giáo án.
	- Giáo án là bản thiết kế hoạch vạch ra mục tiêu của giờ dạy, dự tính các hoạt động của thầy- trò sẽ được làm trong giờ học. Giáo án sẽ cho thấy các mục tiêu về giờ học, các công việc chuẩn bị cho giờ học và các bước lên lớp.
	-Trong giáo án mục yêu cầu xác định mục tiêu của giờ dạy, những gì cần đạt tới học sinh. Mục này chỉ ra được học sinh phải đọc bài như thế nào và hiểu được nôi dung gì của bài. Mục chuẩn bị ghi lại những việc làm chuẩn bị cho giờ dạy.
	- Từ mục lên lớp có thể chia giáo án thành hai phần: công việc thầy ghi bên trái và công viêïc và dự tính kết quả của trò ghi bên phải.
	5.3. Các bước lên lớp giờ tập đọc.
	a) Kiểm tra bài cũ .
 	b) Giảng bài mới.
	- Giới thiệu bài mới : Có thể dùng tranh, ảnh ,đặt câu hỏi nêu vấn đềđể gây hứng thú học tập, tạo nhu cầu đọc ở học sinh .
	- Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu lần thứ nhất, phải đọc chuẩn, diễn cảm, giáo viên phải ổn định lớp tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và đọc thầm theo. Khi đọc cầm sách mở rộng đọc đủ lớn để tất cả học sinh trong lớp nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn.
	- Luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài: Việc đọc thành tiếng và tìm hiểu bài có thể chia thành hai bước:
	Bước 1: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn, bài theo cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. Với những từ ngữ khó đọc phải luyện tập đọc từ, đọc cụm từ, rồi mới luyện đọc cả câu. Đồng thời với đọc thành tiếng, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, phát hiện những từ quan trọng, những từ ngữ mới cần giải nghĩa, phát hiện các hình ảnh, các chi tiết có giá trị tiêu biểu, làm các bài tập để xác định cách đọc và thông hiểu nội dung, nắm nội dung chính của từng đoạn, cả bài sao cho việc đọc đúng sẽ giúp cho học sinh hiểu đúng và sự thông hiểu nội dung sẽ tạo ra cách đọc có chất lượng hơn. Có thể đọc theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.
	Bước 2: Tiếp tục luyện đọc với yêu cầu cao hơn, chủ yếu là luyện đọc đoạn, cả bài và hướng đến mục đích đọc hay, đọc diễn cảm. Ỏû bước hai này hình thức đọc chủ yếu là cá nhân
	Đọc củng cố: Yêu cầu học sinh đọc cá nhân cả bài hay một đoạn và trả lời câu hỏi để kiểm tra việc đọc thành tiếng và hiểu nội dung gắn với đoạn, bài vừa đọc. Giáo viên chú ý điều chỉnh, sửa chữa.
	Đọc nâng cao: Yêu cầu cá nhân học sinh đọc diễn cảm đoạn mà mình yêu thích, giải thích vì sao lại yêu thích đoạn đó. Học sinh tự lựa chọn đoạn văn đọc trả lời, giáo viên nhận xét, đánh giá. 
Cuối cùng cho học sinh đọc lại cả bài và nêu ý chung của bài.
- Củng cố- Dặn dò: 
	Giáo viên nhận xét đánh giá chung về giờ học những ưu điểm, nhược điểm . Từ đó rút ra những điều cần lưu ý đối với học sinh những chỗ cần luyện tập thêm và dặn dò việc tự đọc ở nhà và chuẩn bị tốt cho bài học sau.
6. Cách trình bày bảng.
- Giáo viên phải chú ý cách trình bày bảng cần mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục học sinh. Việc ghi bảng phải phối hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học để đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất.
PHẦN THỨ BA
III/ Kết thúc vấn đề:
1. Kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc hướng dẫn cho học sinh đọc tốt, đọc đúng tôi nhận thấy phân môn Tập đọc là bộ môn thực hành phải có sự luyện tập thường xuyên hằng ngày. Tuy nhiên lứa tuổi các em còn nhỏ, lười biếng đọc bài vì khi đọc các em tập nhiều nên mỏi mắt, mỏi tay,với các biện pháp trên tôi đã đưa vào thực nghiệm và có nhiều tiến bộ hơn và kết quả đạt được như sau:
- Phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập phân môn Tập đọc.
- Gây được hứng thú trong giờ học tập, hoạt động của thầy trò diễn ra nhịp nhàng, nhiều học sinh đọc tốt hăng hái tham gia phát biểu ý kiến.
- Nắm chắc và hiểu rộng hơn nhiều kiến thức trong bài tập đọc, hiểu chính xác và nắm chắc nội dung của bài.
- Cả tiêùt học học sinh học rất say mê và tự giác cao, không khí học tập rất sôi nổi, nhiều học sinh tham gia đọc tốt trong giờ tập đọc.
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
30
Đầu năm
6
20%
9
30%
15
50%
Cuối năm
8
26%
10
33%
12
41%
2. Phổ biến ứng dụng và thực tiễn: Cho tất cả giáo viên dạy lớp 5.
3. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm và biện pháp của bản thân về “ Dạy phân môn Tập đọc lớp 5”. Vì thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp để cho sáng kiến này tiếp tục hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn trong những năm học tiếp theo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục toàn diện hiện nạy.
4. Một số ý kiến đề xuất:
Muốn cho việc dạy tập đọc cho học sinh được nâng cao, bản thân xin đề xuất như sau:
a. Đối với giáo viên:
Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề: yêu nghề mến trẻ, luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân qua trao đổi với đồng nghiệp.
Phải nắm bắt kịp thời trình độ đọc của học sinh trong từng giai đoạn.
Phân chia được đối tượng đọc của học sinh để có kế hoạch cụ thể trong việc luyện đọc cho học sinh. 
Giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm điều mà chính mình cũng không làm được.
Giáo viên có ý thức tự điều chỉnh, trau chuốt giọng đọc của mình để mình đọc đúng hơn, hay hơn.
Về kĩ thuâït giáo viên nên sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình. Máy ghi âm sẽ giúp giáo viên khách quan hóa, phát hiện ra các nhược điểm để tự điều chỉnh, sữa chữa. Tự quan sát cách đọc của mình, giáo viên sẽ dễ dàng dự tính được các lỗi đọc học sinh sẽ mắc phải.
b. Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề trong đó có môn Tiếng việt đưa ra các giải pháp để giáo viên trong toàn trường thảo luận. 
Hỗ trợ đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nói chung , môn Tiếng Việt nói riêng.
*Trên đây là những kinh nghiệm về “Dạy học tập đọc lớp 5”mà bản thân đúc kết được qua một 5 năm giảng dạy. 
 Trí Phải Tây, ngày 2 tháng 03 năm 2011
 Người thực hiện
Đỗ Tiến Dũng
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:.Dạy học phân môn Tập đọc lớp 5.
Tác giả: Đỗ Tiến Dũng
Trường tiểu học Trí Phải Tây
Phòng GD-DT
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
-Đặt vấn đề.
-Biện pháp.
-kết quả phổ biến ứng dụng.
-Tính khoa học.
-Tính sáng tạo.
............................
.............................
...............................
...............................
...............................
...............................
-Đặt vấn đề.
-Biện pháp.
-kết quả phổ biến ứng dụng.
-Tính khoa học.
-Tính sáng tạo
...........................
...........................
....

File đính kèm:

  • docSKKN_THI_GV_GIOI_TINH.doc
Giáo án liên quan