Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, An toàn giao thông - Lớp 2

3. Tác giả:

Họ và tên: Phạm Thị Lập (nữ)

Ngày tháng/năm sinh: 03 / 3 / 1970

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học.

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh.

Điện thoại: 0984403577

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh.

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có ý thức vươn lên vận dụng kĩ năng sống trong việc học tập, sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 8 / 9 / 2017.

 

doc46 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít.
 - Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều.
 Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực tế của cuộc sống.
3.6. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Đây là một đề tài đơn giản, dễ áp dụng, mục đích rèn cho học sinh những kĩ năng sống thực chất nhằm phát huy tính tự giác, tính tích cực. Đặc biệt phát huy được năng lực sở trường của mỗi cá nhân học sinh. Góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường, của lớp, tạo cho học sinh thói quen sinh hoạt tập thể vui tươi, lành mạnh. Thông qua các môn học, giúp tình thầy trò xích lại gần nhau hơn, tạo cho các em sự tự tin, có cảm giác được chia sẻ và bày tỏ những điều em muốn nói. Đây cũng là đề tài giúp giáo viên có cơ hội nghiên cứu, tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn, đồng thời giáo dục được ý nghĩa các ngày chủ điểm trong năm, giúp các em tham gia học tập và sinh hoạt một cách hứng thú, nhiệt tình, sôi nổi. Đó chính là món quà tinh thần quý giá có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài, giúp các em phát triển và tiến bộ. 
Trong những năm gần đây, toàn ngành đã chú trọng đến công tác đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra. Một số giáo viên còn chú trọng vào việc trang bị kiến thức cho học sinh mà xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng thực hành cho học sinh. Còn một số quan điểm lệch lạc chỉ nên tập trung vào việc học các môn học chính thức trong chương trình mà xem nhẹ công tác giáo dục cho các em ý thức công dân, tinh thần đoàn kết và các kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều học sinh rụt rè, nhút nhát trước đám đông. Các em không thể trình bày được những ý kiến của mình trước tập thể. Có em còn không dám đứng trước lớp để trình bày một bài hát, kể một câu chuyện hoặc trình bày một vấn đề mà mình quan tâm. Tuy nhiên, không phải các em không biết, không phải các em không muốn, cũng không phải các em không thích mà nguyên nhân chính là các em chưa được chỉ dẫn, chưa được trải nghiệm, chưa được rèn luyện,Vấn đề được đặt ra là: Môn học nào giúp cho các em có được những trải nghiệm đó và ai là người đưa các em vào các hoạt động đó để các em rèn luyện ?
 Thực tế đã cho thấy, nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học tập các môn chính thức mà không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn đề nào đó. Và ngược lại nếu được tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động đó, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như vậy, có thể khẳng định rằng: Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát, rèn luyện cho các em tính mạnh dạn, sự tự tin. Qua các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên, An toàn giao thông. Người giáo viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp cho các em tham gia vào các hoạt động để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho mình. 
Như vậy, việc rèn kĩ năng sống thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung quan trọng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Rèn kĩ năng sống thông qua các môn học cần được tổ chức một cách thường xuyên, hiệu quả.
 	Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có tính khả thi sau:
4. Giải pháp, biện pháp
4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tất cả vì học sinh thân yêu, vì mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên những lớp trên. Học sinh tìm được niềm vui ở đó, tìm được sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động. Nơi các em được ươm mầm, được chăm sóc và yêu thương.
Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh, lòng tự hào dân tộc,... Phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc. Các tiết sinh hoạt tập thể, Hoạt động ngoại khóa còn với mục đích giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học toàn diện.
4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 a. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
 Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và học sinh; giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em qua phiếu thăm dò:
Tôi là ai? Tôi muốn gi?
Họ và tên: 
Học sinh lớp :.. 
Trường: 
Nam hay nữ: 
Ngày sinh:
Nơi sinh:..
Quê quán: 
Điều tôi thích nhất (sở thích):..
Muốn được kết bạn với (bạn):
 Tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Kết bạn” 
 * Cách chơi: Mỗi em chuẩn bị một phiếu rồi tự điền những điều nói về mình vào phiếu. Đọc phiếu của mình. Sau đó cho các bạn đọc phiếu của các bạn xem ai có sở thích giống mình thì đến gặp bạn đó và nói:” Chúng ta cùng kết bạn”. 
 * Qua hoạt động giúp cho các em hiểu biết thêm về ngày sinh, nơi sinh, quê quán,  của mình giới thiệu với bạn. Chú trọng rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như:
 - Kĩ năng nhận thức về bản thân.
 - Kĩ năng giao tiếp hòa nhập cuộc sống.
- Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Kĩ năng thuyết trình và nói trước bạn, trước tập thể lớp.
 * Đây là hoạt động giúp cô trò và các bạn học sinh hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng chính là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
 Tuần tiếp theo, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.
 b. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
 Muốn rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua các môn học có hiệu quả cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, mục tiêu các môn học của lớp 2, mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức các hiện tượng, sự vật với cuộc sống xung quanh hàng ngày. Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động học tập. Từ đó tìm ra phương pháp dạy học để giúp học sinh kết hợp kiến thức đã học vận dụng vào các hoạt động thực tế. 
 Để hình thành những kiến thức và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, An toàn giao thông, Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Ví dụ 1: Kĩ năng phục vụ, tự quản của học sinh
 Thông qua các môn học, mỗi khi các em viết bài, giáo viên luôn rèn cho các em tư thế ngồi viết đúng tư thế để các em biết giữ gìn đôi mắt sáng. Không bị cong vẹo cột sống. Nếu cúi quá gần, đọc viết nơi thiếu ánh sáng, xem ti vi, chơi điện tử nhiều sẽ làm cho đôi mắt bị cận thị.(Phụ lục 1) 
 Qua bài: "Ăn uống đầy đủ?” – Tự nhiên và xã hội
 Với bài học này tôi cho học khởi động để làm nóng bầu khí lớp học qua trò chơi “Mẹ đi chợ” 
Cách chơi: Lớp đứng thành dậy dưới sự điều khiển của quản trò.
Quản trò hô trước - Cả lớp đáp lại theo các cụm từ sau.
Quản trò hô: Mẹ đi chợ mua rau 
Lớp đáp: Rau xanh
Quản trò: Mẹ đi chợ mua cá
Lớp đáp: Nấu canh chua
Quản trò hô: Mẹ đi chợ mua cua
Lớp đáp: Cua kẹp
 Khi nghe hô cua kẹp nếu bạn nào không nhanh tay thì bị cua kẹp thì bạn đó phải chịu phạt.
 Trò chơi kết thúc: Quản trò hỏi:
+ Qua trò chơi các bạn thấy trò chơi có bằng một ly sữa chua không?
Lớp trả lời: Có 
Quản trò hỏi tiếp: Các bạn cảm giác như thế nào?
Lớp trả lời: Vừa vừa – Kha khá - Vui, khỏe.
 Lúc này khí thế lớp học nóng lên và rất hào hứng tôi mới cho lớp thảo luận nhóm với phiếu học tập theo thực đơn các bữa ăn trong một ngày.
Bữa ăn trong ngày
Tên các loại thức ăn, mước uống
M : Buổi sáng
Mì tôm, trứng ; bánh mì, nước lọc
Buổi .
.
Buổi .
.
Buổi .
.
 Nhóm trưởng phát phiếu cho từng nhóm thảo luận. Các nhóm trưởng điều khiển nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó đổi chéo nhau nhận xét kiểm tra kết quả, nhằm khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất, nước uống đầy đủ.(Phụ lục 2) 
 * Trong hoạt động này, tôi tập trung rèn các kĩ năng:
- Kĩ năng vận động 
 - Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
 Qua đó giúp các em hiểu rằng, ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh. Học sinh biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày như đánh răng trước khi đi ngủ, sau bữa ăn. Tự mặc quần áo ấm, đi tất, đội mũ khi trời rét. Tự giác thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Có ý thức bảo vệ môi trường. Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, cổng trường, lớp học. Vứt rác đúng nơi quy định. Khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt phát triển thể chất và trí tuệ. Từ đó rèn cho các em kĩ năng sống tự chăm sóc bản thân.
 Rèn kĩ năng tự bảo vệ bản thân qua bài Tập đọc “Bím tóc đuôi sam”. Cần báo cho thầy cô, bố mẹ khi bị người khác trêu trọc, khi bị người khác dụ dỗ. Các bạn gái không cho người khác tự ý sờ vào người. 
 Qua bài Phòng tránh té ngã khi ở trường - Tự nhiên và xã hội. Giáo viên cần hướng dẫn các em chơi các trò chơi có ích. Không chơi trò chơi nguy hiểm như trèo cây, không đánh nhau, không nghịch ổ điện, không tự ý bật công tắc điện, không trèo lên nan can, trượi cầu thang, xô đẩy nhau ở cầu thang 
 Ví dụ 2: Kĩ năng tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm
 Qua các buổi sinh hoạt lớp, giáo viên cần rèn cho các em sự tự tin, lòng tự trọng, tự chịu trách nhiệm, lòng tự trọng là cách mà một người nghĩ và tin rằng mình có năng lực và xứng đáng nhận được sự quý trọng và yêu thương của những người xung quanh. Nhìn chung lòng tự trọng khiến trẻ có cảm giác hài lòng phấn khởi, tự hào về bản thân mình, và đó là tiền đề thúc đẩy chúng đạt kết quả tốt hơn. Trẻ có lòng tự trọng thường là những người đứng ra giải quyết vấn đề, chứ không phải là người tạo ra vấn đề.
Khi một đứa trẻ cảm thấy nó luôn sống trong tình yêu thương chan chứa, nó sẽ học được cách yêu thương bản thân mình đúng nghĩa và sẽ muốn làm những việc tốt nhất cho bản thân. Chúng sẽ có khuynh hướng đặt ra mục tiêu cao, ý thức được giá trị của mình, có tinh thần dám nghĩ dám làm và không ngại việc có thể vấp phải sai lầm. Với thái độ Tôi sẽ làm được chúng có đủ tự tin để làm hết sức mình. 
 Ví dụ 3: Kĩ năng tự học, tự giải quyết vấn đề hiệu quả
 Qua bài Tập đọc Thời gian biểu (TV2 /trang 96), Gv yêu cầu mỗi em lập thời gian biểu của mình, cuối thời gian biểu có chữ kí của phụ huynh.
 Họ và tên: 
 Lớp 2A Trường tiểu học . 
Thời gian
Công việc
Sáng
6 giờ - 6 giờ 30
6 giờ 30 -10 giờ 15
Em ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng
Đến trường học bài
Trưa
10 giờ 30 – 11 giờ 30
11 giờ 30- 13 giờ 
Em rửa mặt, rửa chân tay, ăn trưa.
Đi ngủ trưa 
Chiều
16 giờ 30 – 17 giờ
Em cho gà ăn, quét nhà giúp mẹ
Tối
19 giờ 30 - 20 giờ 30
 20 giờ 30 – 21 giờ
Em học bài.
Vệ sinh cá nhân
 Với dạng bài tập này các em cần tự điền vào phiếu đúng thời gian và công việc của mình sao cho phù hợp với bản thân. Giáo viên là người theo rõi hỗ trợ kết hợp với phụ huynh xem các em thực hiện có đúng không. Sau đó các em tự trao đổi và tự đánh giá việc thực hiện thời gian biểu của mình như ngủ trưa ở trường, đi học đúng giờ.
 Hoạt động này giúp các em quản lý thời gian, các em biết tập trung sắp xếp công việc và giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Giờ ăn, giờ học, giờ ngủ, giờ làm giúp đỡ bố, mẹ, giờ chơi một cách hợp lí. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm.
         Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng làm chủ bản thân. góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân.
 Qua bài Tập đọc” Một trí khôn hơn trăm trí khôn”; “Quả tim khỉ”; “ Bác sĩ Sói”(Tiếng Việt 2- Tập 2). Gv cần rèn cho các em kĩ năng bình tĩnh giải quyết vấn đề khi gặp nguy hiểm.
 	Ngoài ra, các em biết quét lớp, nhặt rác, chăm sóc cây xanh, thân thiện với môi trường. góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. (Phụ lục 3)
 Sắp xếp sách vở gọn gàng. Quản lí truyện, thường xuyên đọc truyện của Thư viện lớp mình, nâng cao tính kỉ luật. Xếp hàng thứ tự mượn truyện. Đọc xong xếp truyện ngay ngắn, gọn gàng.(Phụ lục 4) 
 Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
 Ngoài ra, bản thân còn chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học. Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các bài học sau:
 Ví dụ 4: Kĩ năng chấp hành tốt luật An toàn giao thông
 Bài: Đi bộ và qua đường an toàn
 Ở hoạt động này tôi gợi mở bằng một hệ thống câu hỏi: 
 Em thường đi cùng với ai khi đi trên đường? Khi đi bộ qua đường em phải đi ở đâu? ; Nếu đường không có vỉa hè thì đi thế nào?; Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không? Có leo trèo qua dải phân cách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao? ; Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?; Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra? ;... 
Giáo dục và rèn cho các em các kĩ năng sống phòng tránh các tai nạn trên đường như: Không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò,...vv. 
 Như vậy, các em có thể tự lập và xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. 
	 Một điều nữa theo bản thân cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá cũng là lối sống lành mạnh mà các em cần phải được đào tạo, vì thế bản thân tiếp tục áp dụng.
 c. Rèn kĩ năng sống qua hoạt động ngoại khóa có hiệu quả
 Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả bản thân còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp. 
 Như chúng ta đã biết, văn hóa văn nghệ là hoạt động có tính truyền thông mang lại hiệu quả rất cao trong việc chuyền tải các thông điệp giáo dục tới học sinh, nhằm xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường, tạo cuộc sống vui tươi, lành mạnh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động thẩm mĩ, hấp dẫn học mà chơi, chơi mà học. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã rèn cho các em kĩ năng mạnh dạn, tự tin, kĩ năng diễn xuất trên sân khấu, kĩ năng diễn đạt cảm xúc, kĩ năng làm chủ cảm xúc tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
(Phụ lục 5)
 Qua cuộc thi” Chúng em kể chuyện Bác Hồ” Giúp các em tự tin, thỏa sức hòa mình vào từng nhân vật. Từ vai Bác Hồ, Cô y tá, Em gái nhỏ.. trong câu chuyện “ Trước lúc Bác đi xa” làm bao khán giả rơi nước mắt. (Phụ lục 6)
Ngoài ra tôi còn dùng đèn chiếu phục vụ và giới thiệu cho học sinh về Biển đảo của quê hương” . Qua các hình ảnh chân thật giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước và các em biết giữ gìn và bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc, không để kẻ thù xâm phạm. (Phụ lục 7)
 	Một điều không thể thiếu được để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn chú ý đến công tác động viên, khen thưởng học sinh qua biện pháp sau:
 d. Động viên - Khen thưởng
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, bản thân đưa ra kế hoạch thông báo cho phụ huynh biết. Trao đổi với Ban chấp hành hội phụ huynh cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời, động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một lá cờ. Vì vậy, các em thi đua nhau “ Nói lời hay, làm việc tốt” và tuần nào cũng có rất nhiều em được cờ chiến thắng. 
 Mỗi học kì, bản thân tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều lá cờ được những phần quà nhỏ (bút chì, thước kẻ, truyện cổ tích, bút màu..). Các em rất vui và hãnh diện khi được nhận những món quà của cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất có giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức.
 e. Tăng cường thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống.
 Thông qua các hoạt động thực tiễn như sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân, sắp xếp truyện ở “ Thư viện lớp mình” gọn gàng, ngăn nắp 

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_2_thong_q.doc