Giáo án Tiết đọc thư viện tuần 20 lớp 3

1. Yêu cầu HS quan sát tranh trang bìa:

2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa:

+ Có thể cho cô và các bạn biết hôm nay lớp mình sẽ cùng đọc truyện gì không ?

+ Các em nhìn thấy những con vật gì ở trên trang bìa?

+ Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện?

2b.Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh.

 + Các em chơi trò chơi này bao giờ chưa?

2c. Đặt câu hỏi phỏng đoán:

+ Theo các em, điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện?

+ Theo các em, các nhân vật trong câu chuyện sẽ làm gì ?

3. Giới thiệu về sách: Câu chuyện Trốn ở đâu nào của tác giả Phạm Quang Phúc và cũng do tác giả vẽ tranh minh họa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết đọc thư viện tuần 20 lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN TUẦN 20
Lớp: 3
Thời gian: Tiết ... ngày ... tháng 1 năm 2016
Địa điểm: Tại phòng Thư viện
Hình thức: Cùng đọc
Hoạt động mở rộng: Trò chơi
Chuẩn bị trước tiết dạy
1. Chọn sách cho hoạt động cùng đọc: Tên sách: Trốn ở đâu nào
2. Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
3. Xác định 1-3 từ mới để giới thiệu với học sinh.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Giới thiệu
2-3 phút | Cả lớp
Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nhắc các em về các nội quy thư viện:
Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, cô sẽ lại cùng cả lớp thực hiện tiết Cùng đọc.
Trước khi đọc
 4-6 phút | Cả lớp
1. Yêu cầu HS quan sát tranh trang bìa:
2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa: 
+ Có thể cho cô và các bạn biết hôm nay lớp mình sẽ cùng đọc truyện gì không ? 
+ Các em nhìn thấy những con vật gì ở trên trang bìa?
+ Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện?
2b.Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh.
	+ Các em chơi trò chơi này bao giờ chưa? 
2c. Đặt câu hỏi phỏng đoán:
+ Theo các em, điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện?
+ Theo các em, các nhân vật trong câu chuyện sẽ làm gì ?
3. Giới thiệu về sách: Câu chuyện Trốn ở đâu nào của tác giả Phạm Quang Phúc và cũng do tác giả vẽ tranh minh họa.
4. Giới thiệu từ mới: Cô sẽ giới thiệu với các em một số từ sau có trong truyện
+ Tù xì: Một động tác như oản tù tì...
+ Lúp xúp: Mau với những bước ngắn.
+ Rúc mình: chui người vào....
Trong khi đọc lần 1
 5 phút | Cả lớp
1. Hướng dẫn HS vừa nghe GV đọc, vừa theo dõi nội dung trong sách.
2. GV đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. 
3. Dừng lại để đặt câu hỏi phỏng đoán: trang 7, 9. 21 và trang 23. 
- Theo em, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ?
Sau khi đọc lần 1
4-5 phút Cả lớp
1. Đặt câu hỏi để hỏi học sinh về những gì đã xảy ra trong câu chuyện: 
 + Câu chuyện này có những nhân vật nào?
 + Điều gì đã xảy ra khi Tê giác cùng các bạn tù xì ?
 + Điều gì đã xảy ra khi Tê giác bịt mắt? 
2. Đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện: 
 + Câu chuyện này xảy ra ở đâu? (Bên hồ nước, ở trong rừng.)
 + Có những con vật nào cùng chơi trốn tìm?
 + Tê Giác đã lần lượt tìm ra những bạn chơi nào? Các bạn ấy trốn ở đâu?
 + Câu chuyện kết thúc như thế nào ? 
3. Đặt câu hỏi tại sao: 
 + Tại sao Tê giác lại tìm mãi mới thấy Tắc Kè hoa?
Trong khi đọc lần 2
3-5 phút| Cả lớp
Mời học sinh cùng đọc và tham gia đọc với GV.
Đọc lần hai: Mời học sinh cùng đọc với giáo viên.
Mời học sinh đọc lại những từ, câu thú vị cùng với giáo viên. 
Mời học sinh làm những hành động, tạo âm thanh thú vị với giáo viên.
5. Sau khi đọc, cảm ơn học sinh đã tham gia đọc với giáo viên.
Hoạt động mở rộng (15 phút)
TRÒ CHƠI
Trước hoạt động
 5 phút Cả lớp
1. Chia nhóm học sinh.
2. Giải thích hoạt động: Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức Hoạt động mở rộng: Trò chơi
3. Hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động một cách có tổ chức
3.1. HDHS đến lấy những câu đố vui ở góc trò chơi.
3.2. Hướng dẫn học sinh cách chơi.
Trong hoạt động
 5 phút Nhóm
1. Di chuyển đến các nhóm để hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm. 
2. Khen ngợi, khuyến khích học sinh.
Sau hoạt động
 5 phút Cả lớp
1. Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm lớn một cách trật tự 
2. Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
3. Khen ngợi những nỗ lực của học sinh.
4. Kết thúc tiết học.

File đính kèm:

  • doctron_o_dau_nao.doc